Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhƯớc tính thiệt hại do bão số 3 gây ra khoảng 40...

Ước tính thiệt hại do bão số 3 gây ra khoảng 40 nghìn tỷ đồng; tăng trưởng GDP cả năm có thể giảm 0,15%


Tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại. Tăng trưởng GDP Quý III của cả nước có thể giảm 0,35%; Quý IV giảm 0,22% so với kịch bản không có bão số 3. Ước tăng trưởng GDP cả năm có thể giảm 0,15% (so với kịch bản ước tăng trưởng có thể đạt 6,8-7%), theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nỗ lực sớm khắc phục hậu quả, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh

Sáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.

Tại Hội nghị, trình bày báo cáo về tình hình thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra và các giải pháp khắc phục hậu quả mưa bão, hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, bão số 3 là cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong 30 năm qua. Bão số 3 và hoàn lưu sau bão có phạm vi ảnh hưởng rất lớn, trải dài ở 26 tỉnh, thành phố ở toàn bộ miền Bắc và Thanh Hóa (chiếm trên 41% GDP và 40% dân số của cả nước), kết hợp với tình trạng xả lũ ở thượng nguồn một số con sông lớn, đã gây ra mưa lớn kéo dài, ngập lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất… diễn ra nghiêm trọng trên nhiều địa bàn.

Bão đã gây ra tình trạng mất điện, mất nước, mất thông tin liên lạc trên diện rộng cùng lúc, khiến công tác thông tin, liên lạc, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn càng trở nên khó khăn, nặng nề và thách thức hơn. Đến nay, một số địa phương vẫn còn tình trạng ngập lụt, hoặc có nguy cơ cao khiến cho thiệt hại còn có thể còn nặng nề hơn.

Tác động mạnh đến tăng trưởng GDP Quý III và Quý IV

Về ước tính tác động cụ thể của bão số 3 đến phát triển KT-XH, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy:

(1) Đến nay đã có 353 người chết, mất tích, khoảng 1.900 người bị thương và tác động sang chấn tâm lý nặng nề cho nhiều người dân tại khu vực thiên tai, nhất là trẻ em, người cao tuổi, đối tượng dễ bị tổn thương.

Các đại biểu dành phút mặc niệm tưởng nhớ các nạn nhân bị thiệt mạng do bão lũ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các đại biểu dành phút mặc niệm tưởng nhớ các nạn nhân bị thiệt mạng do bão lũ – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

(2) Gây thiệt hại lớn về tài sản của nhân dân và nhà nước tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Ước tính sơ bộ, chưa đầy đủ, thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40 nghìn tỷ đồng.

Trong đó, khoảng 257 nghìn căn nhà, 1.300 trường học và nhiều công trình hạ tầng bị sập đổ, hư hại; 305 sự cố đê điều, chủ yếu là các tuyến đê lớn từ cấp III trở lên; trên 262 nghìn ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, thiệt hại, gẫy đổ; 2.250 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi; gần 2,3 triệu gia súc, gia cầm bị chết và gần 310 nghìn cây xanh đô thị gẫy đổ.

(3) Tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại. Tăng trưởng GDP Quý III của cả nước có thể giảm 0,35%; Quý IV giảm 0,22% so với kịch bản không có bão số 3. Ước cả năm GDP có thể giảm 0,15% so với kịch bản ước tăng trưởng có thể đạt 6,8-7%. Trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản giảm 0,33%; công nghiệp và xây dựng giảm 0,05% và dịch vụ giảm 0,22%.

Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 của nhiều địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lào Cai… có thể giảm trên 0,5%. Nhiều tuyến đường bị ngập lụt, hư hại, khiến hoạt động lưu thông (nhất là đường bộ và đường sắt) bị đình trệ cục bộ.

Các trang trại, hộ trồng lúa, hoa màu…, hộ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tại hầu hết các địa bàn bị ảnh hưởng bởi bão số 3, cả ở khu vực ven biển, đô thị, giáp ranh đô thị, nông thôn, miền núi… là đối tượng chịu thiệt hại nặng nề nhất, cần nhiều nguồn lực, thời gian để tái đàn, tái vụ, tái sản xuất. Đặc biệt khi miền Bắc đang trong thời gian gieo trồng vụ mùa, chưa bước vào thời điểm thu hoạch.

Nhiều cơ sở du lịch, lưu trú bị hư hỏng, phải đóng cửa để sửa chữa. Do đó, miền Bắc sẽ bỏ lỡ mùa khách du lịch quốc tế (từ tháng 9/2024 đến tháng 4/2025) và cũng có thể không thu hút được khách trong nước, đặc biệt là các địa điểm du lịch trọng điểm như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Giang

Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, xây dựng cũng bị tác động của cơn bão, nhất là tác động gián tiếp khi bị mất điện, thông tin liên lạc, lao động và gia đình người lao động bị ảnh hưởng. Để hạn chế thiệt hại cho các doanh nghiệp, khắc phục thiệt hại, các địa phương đã nỗ lực, cố gắng sớm bảo đảm cung ứng đủ điện, nước, kết nối viễn thông để doanh nghiệp có thể tổ chức sản xuất trở lại ngay khi tình hình thời tiết thuận lợi hơn.

(4) Các vấn đề xã hội, nhất là y tế, giáo dục, môi trường, nước sạch nông thôn, nước sạch đô thị, lao động việc làm, đời sống người dân… cần đặc biệt được quan tâm, ưu tiên nguồn lực và triển khai nhanh sau bão, lũ lụt, không để phát sinh dịch bệnh, tránh gây tác động cộng hưởng đến đời sống người dân.

(5) Hệ thống kết cấu hạ tầng của các địa phương do ảnh hưởng của bão, nhiều nơi bị hư hại nghiêm trọng. Nhiều công trình hạ tầng thiết yếu, dân sinh về đường xá, cầu, cống, điện, cấp nước, thoát nước, viễn thông, thông tin, trường học… bị hư hại, cần sớm khắc phục.

Các công trình hạ tầng thủy lợi, đê kè, đập chứa nước của nhà máy thủy điện… bị thiệt hại, tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ khi tình hình bão lũ thời gian tới dự báo còn rất phức tạp.

(6) Xuất hiện nhiều thông tin xấu, không chính xác, gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong người dân, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống bão lũ và khắc phục thiệt hại sau bão. Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội xuất hiện một số yếu tố phức tạp, nhất là lừa đảo qua mạng.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo về tình hình thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra; các giải pháp khắc phục hậu quả mưa bão, hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo về tình hình thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra; các giải pháp khắc phục hậu quả mưa bão, hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh

Các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu

Thiệt hại do bão số 3 có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trong đó, chủ yếu là do siêu bão số 3 có cường độ mạnh, phạm vi lớn, tính chất phức tạp, chưa từng có tiền lệ; tình trạng mưa lớn kéo dài, xả lũ ở thượng nguồn một số con sông lớn. Nguyên nhân chủ quan là do một bộ phận người dân, doanh nghiệp tại một số nơi còn chủ quan, lơ là, chưa tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ chỉ đạo, hướng dẫn, cảnh báo của các cơ quan chức năng; kỹ năng ứng phó với thiên tai, bão lũ còn hạn chế; một số chính quyền cấp cơ sở còn thiếu trang thiết bị, triển khai chậm, lúng túng, chưa đáp ứng yêu cầu ứng phó trong các tình huống khẩn cấp; phối hợp thông tin trong một số thời điểm bị gián đoạn…

Tuy nhiên, nhờ sự lãnh đạo sát sao, kịp thời, quyết liệt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, chủ động, phản ứng kịp thời, hiệu quả, từ sớm, từ xa, trực tiếp trên hiện trường của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương; sự ủng hộ, đồng hành của người dân, cộng đồng doanh nghiệp… chúng ta đã hạn chế tối đa mức độ thiệt hại, nguy cơ có thể xảy ra và khẩn trương khắc phục hậu quả do bão số 3.

Để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất cần tập trung thực hiện 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như sau: (1) Bảo vệ tính mạng, an toàn, sức khỏe của Nhân dân; (2) Hỗ trợ khôi phục các hoạt động đời sống, xã hội để ổn định cuộc sống Nhân dân, nhất là tại các địa bàn bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bão lũ, ngập lụt, sạt lở đất; (3) Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp để khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh; (4) Chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với thiên tai, bão lũ, ngập lụt, sạt lở… trong thời gian tới; (5) Có các cơ chế, chính sách, giải pháp cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để triển khai các chính sách hỗ trợ.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, sơ bộ tại 20/26 tỉnh, thành phố, ước tính dư nợ bị ảnh hưởng là khoảng 80 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng 5% dư nợ trên địa bàn). Trong đó, riêng tại Quảng Ninh và Hải Phòng có khoảng 11,7 nghìn khách hàng bị ảnh hưởng với dư nợ khoảng 23,1 nghìn tỷ đồng.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/uoc-tinh-thiet-hai-do-bao-so-3-gay-ra-khoang-40-nghin-ty-dong-tang-truong-gdp-ca-nam-co-the-giam-015-155561.html

Cùng chủ đề

Thiệt hại do bão Helene ước tính lên tới 53 tỷ USD, luật cứu trợ của Mỹ đang được thông qua

(CLO) Các nhà lập pháp tại tiểu bang Bắc Carolina đã thông qua khoản chi viện trợ gần 900 triệu USD cho hoạt động cứu trợ thảm họa bão Helene, nhưng đây chỉ là con số sơ bộ vì dự luật cuối cùng vẫn đang được tính toán. ...

Hạn hán, thiên tai gây thiệt hại hơn 441 tỷ đồng ở Đắk Nông

Trong 9 tháng đầu năm 2024, lĩnh vực nông nghiệp Đắk Nông ghi nhận nhiều thành tựu nổi bật nhưng cũng đối mặt với những thách thức lớn do hạn hán và thiên tai. Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 5,21%, đứng thứ hai Tây Nguyên, tuy nhiên thiệt hại do...

Thông tin mới vụ cháy chùa Phổ Quang ở Phú Thọ

Ngày 24/10, lực lượng chức năng đã che toàn bộ khu vực xảy ra hỏa hoạn tại chùa Phổ Quang (Phú Thọ), đảm bảo phục vụ công tác điều tra. ...

Cháy chùa hơn 800 tuổi: Bộ Văn hóa yêu cầu khẩn cấp bảo vệ Bảo vật Quốc gia

Trước thông tin chùa Phổ Quang  có niên đại hơn 800 tuổi (xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) bị cháy, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã có công văn gửi Sở Văn hóa-Thể thao tỉnh Phú Thọ, đề nghị địa phương khẩn trương kiểm tra thực tế tại di tích, có ngay biện pháp bảo vệ Bảo vật Quốc gia - Bàn thờ Phật bằng đá.Ông Nguyễn...

Thầy thuốc trẻ lên vùng cao khám, phát thuốc miễn phí cho người dân vùng bão lũ

Việc tổ chức các chương trình tầm soát và chăm sóc sức khỏe cộng đồng sẽ giúp cán bộ y tế và người dân sớm ổn định, khắc phục hậu quả sau bão lũ, đồng thời tạo điều kiện cho người dân, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng.Chương...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thặng dư xuất nhập khẩu nông sản đạt 15,21 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản 10 tháng đầu năm 2024 đạt khoảng 51,74 tỷ USD. Thặng dư thương mại ngành này đạt mức tăng trưởng 62,2% so với năm ngoái.Theo báo cáo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng 10/2024 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng...

Gỡ khó cho chi thường xuyên

Theo Bộ Tài chính, dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2025 khoảng 2.548,9 nghìn tỷ đồng (đã bao gồm số sử dụng từ nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương còn dư đến hết năm 2024 chuyển sang để bố trí dự toán năm 2025 của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương). Xây dựng hành lang pháp lý...

Cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi để phát triển

Tại Diễn đàn Nhịp đập kinh tế Việt Nam 2024 với chủ đề "Định hướng tương lai: Điều chỉnh chiến lược và chính sách phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh quốc tế mới" do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đồng tổ chức ngày 1/11, các chuyên gia chỉ ra rằng cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi giúp nền...

Quảng Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP hơn 8%

Quảng Nam cần tập trung vào phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị hiện đại, đồng thời thúc đẩy môi trường khởi nghiệp sáng tạo và đảm bảo các điều kiện để doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ...Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Quảng Nam sở hữu nhiều lợi thế về địa lý và kinh tế, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội đại...

Vốn chính sách gieo sức sống mới vùng trung du Phú Thọ

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đạt được nhiều kết quả tích cực. Khi cả hệ thống chính trị cùng đồng lòng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã đến với từng thôn xóm, bản làng, từng ngày “thay da, đổi...

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

SCG tạm ngừng vận hành thương mại tổ hợp hóa dầu Long Sơn ở Việt Nam

Tổ hợp hóa dầu Long Sơn tạm dừng hoạt động thương mại và sẽ tái khởi động sản xuất khi thị trường phục hồi. Tổ hợp này cũng sẽ được đầu tư 700 triệu USD để nâng cấp, dùng được nguyên liệu có giá thành cạnh tranh hơn. ...

Sáng sớm, khách đến xuống tiền đặt cọc nhưng căn nhà được ‘chốt’ trước 10 phút

Anh H cho biết, hai vợ chồng anh được môi giới dẫn đi xem mấy căn nhà trong tầm tài chính và tiêu chí mà anh báo. Tuy nhiên, các căn khác vợ chồng anh đều không ưng vì mắc phải một số lỗi phong thủy: căn thì thóp hậu, căn thì cột điện cạnh nhà, căn nhà bị ngõ đâm thẳng vào nhà...Đến khi môi giới dẫn vợ chồng anh sang căn nhà 56m2, xây 5 tầng...

Nvidia ‘soán ngôi’ Intel trong chỉ số Dow Jones

Nvidia sẽ "soán ngôi" Intel trong chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones (DJIA) từ ngày 8-11 tới, theo thông báo công bố ngày 1-11 của Công ty S&P Dow Jones Indices. Đối với Intel, việc bị Nvidia "hất cẳng" từng là điều...

Tổ hợp hóa dầu Long Sơn hướng tới doanh thu 1,5 tỉ USD mỗi năm

Khi hoạt động ở công suất tối đa, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn (LSP) dự kiến đạt doanh thu 1,5 tỉ USD mỗi năm và đóng góp khoảng 150 triệu USD thuế giá trị gia tăng hằng năm cho ngân sách nhà nước.LSP có kế hoạch tăng cường sử dụng khí ethane nhập khẩu làm nguyên liệu, bên cạnh naphtha và...

Cùng chuyên mục

Giá cà phê: Mở mắt là thấy giảm

Nối tiếp 'lao dốc' của giá cà phê những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11 giá cà phê trong nước tiếp tục giảm. Từ 109.000 đồng/kg, cà phê rớt giá còn khoảng 106.000 đồng/kg. Ghi nhận thị trường, ngày 3-11 giá cà phê...

Tiểu thương ‘thiên đường hàng hiệu’ Saigon Square nhốn nháo đóng quầy né quản lý thị trường

Nghe nói cơ quan chức năng kiểm tra, hàng loạt tiểu thương tại Saigon Square (quận 1) nhốn nháo gọi nhau đóng cửa quầy sạp để đối phó. Lực lượng quản lý thị trường nói gì? "Về nguyên tắc, phải có người bán hàng...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích việc gần 164.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường

Gần 164.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong 9 tháng đầu năm 2024, đại biểu Quốc hội đề nghị phân tích, làm rõ tình hình. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đã thực hiện khảo sát và thấy các doanh nghiệp...

Người Thái nhận 13.000 tỉ đồng tiền cổ tức, khoản đầu tư vào bia Sài Gòn vẫn lỗ nặng?

Tổng số tiền cổ tức lũy kế ước nhận về của Thai Beverage sau 7 năm thâu tóm Sabeco khoảng 13.000 tỉ đồng. Dù vậy giới đầu tư vẫn đánh giá khoản đầu tư gần 5 tỉ USD ngày nào của tỉ phú Thái vào hãng bia Việt đang lỗ... ...

Con trai thứ hai tỉ phú Phạm Nhật Vượng làm CEO công ty vốn 200 tỉ

Ông Phạm Nhật Minh Hoàng, con trai của tỉ phú Phạm Nhật Vượng, làm tổng giám đốc của công ty chuyên dịch vụ cho thuê xe điện. Doanh nghiệp này có vốn điều lệ 200 tỉ đồng với 5 lao động. Dữ liệu trên...

Mới nhất

Giá cà phê: Mở mắt là thấy giảm

Nối tiếp 'lao dốc' của giá cà phê những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11 giá cà phê trong nước tiếp tục giảm. Từ 109.000 đồng/kg, cà phê rớt giá còn khoảng 106.000 đồng/kg. ...

Tiểu thương ‘thiên đường hàng hiệu’ Saigon Square nhốn nháo đóng quầy né quản lý thị trường

Nghe nói cơ quan chức năng kiểm tra, hàng loạt tiểu thương tại Saigon Square (quận 1) nhốn nháo gọi nhau đóng cửa quầy sạp để đối phó. Lực lượng quản lý thị trường nói gì? ...

Doanh nghiệp địa ốc tung chính sách hỗ trợ khách hàng vay mua nhà cuối năm

Lãi suất cho vay mua nhà được đánh giá đang ở ngưỡng thấp. Tuy nhiên, sau thời gian ưu đãi, lãi suất thả nổi sẽ tăng. Để khắc phục điều này, nhiều doanh nghiệp địa ốc tung chính sách hỗ trợ lãi suất để kích cầu khách hàng mua nhà. Doanh nghiệp địa ốc tung chính sách hỗ trợ khách...

Mới nhất