Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcỦng hộ phân quyền công nhận giáo sư

Ủng hộ phân quyền công nhận giáo sư


Ủng hộ phân quyền công nhận giáo sư- Ảnh 1.

Hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM, bìa phải) trao quyết định bổ nhiệm GS và tặng hoa chúc mừng cho GS.TS Nguyễn Hữu Lộc (giữa) – Ảnh: ĐHBK

Tại buổi làm việc với Đại học Quốc gia TP.HCM hôm 5-8, ông Lê Huy Nam – vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương – cho biết: “Vừa rồi Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức tọa đàm về vấn đề xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS). Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương nhận thấy rằng đây là đề xuất quan trọng, mang tính đột phá nhằm thúc đẩy thực hiện hai nghị quyết 24 và 45”.

Thí điểm để thu hút nhân tài

Tại buổi làm việc trên, đại diện Đại học Quốc gia TP.HCM cho rằng nghị quyết 45-NQ/TƯ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền theo hướng tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học trong việc bổ nhiệm các chức danh khoa học… Đại học Quốc gia TP.HCM cần quyền chủ động hơn trong việc công nhận và bổ nhiệm GS, PGS trong nội bộ, từ đó thu hút đội ngũ trí thức, đặc biệt người trẻ từ nước ngoài về làm việc.

Hơn nữa, Đại học Quốc gia TP.HCM có đặc thù là tổ hợp các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, có người đứng đầu do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Đồng thời, Đại học Quốc gia TP.HCM có hệ thống các đơn vị chuyên môn hỗ trợ liên kết chặt chẽ với nhau nên đủ năng lực triển khai thực hiện.

Theo PGS.TS Vũ Hải Quân – giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM, vừa qua đại học này đã trình Thủ tướng chương trình thực hiện nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, Đại học Quốc gia TP.HCM kiến nghị Thủ tướng một số chính sách vượt trội để đạt được mục tiêu trở thành đại học trong nhóm hàng đầu châu Á, trong đó có đề xuất cho phép Đại học Quốc gia TP.HCM thí điểm xét công nhận, bổ nhiệm các chức danh GS, PGS và trợ lý GS.

“Việc thí điểm này gắn liền với các chính sách thu hút, bồi dưỡng và phát triển nhân tài, tức các nhà khoa học trẻ và nhà khoa học đầu ngành để phát triển các chương trình đào tạo và nghiên cứu mới, phục vụ cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Nếu không có cơ chế đột phá này chúng ta rất khó tuyển dụng được các nhà khoa học trẻ, nhà khoa học đầu ngành về công tác tại Đại học Quốc gia TP.HCM”, ông Quân nhấn mạnh.

Nhiều chuyên gia, nhà khoa học đồng tình, ủng hộ đề xuất thí điểm giao Đại học Quốc gia TP.HCM xét công nhận và bổ nhiệm GS, PGS - Ảnh: chụp màn hình

Nhiều chuyên gia, nhà khoa học đồng tình, ủng hộ đề xuất thí điểm giao Đại học Quốc gia TP.HCM xét công nhận và bổ nhiệm GS, PGS – Ảnh: chụp màn hình

Chức danh giáo sư, phó giáo sư gắn với trường đại học

Theo PGS.TS Phan Thanh Bình – nguyên thành viên hội đồng GS liên ngành hóa học – công nghệ thực phẩm, quy trình tuyển chọn, công nhận, bổ nhiệm GS, PGS rất khác nhau giữa các nước.

Hiện nay trên thế giới, cơ bản có hai phương thức để tuyển chọn, bổ nhiệm GS, PGS: 1. Trường đại học tự quyết định việc tuyển chọn bổ nhiệm GS, PGS theo yêu cầu cụ thể của đơn vị. 2. Trường triển khai quy trình tuyển chọn GS, PGS theo chỉ tiêu phân bổ, vị trí yêu cầu, tiêu chuẩn quốc gia, đề xuất Chính phủ bổ nhiệm. Đa số các trường đại học trên thế giới theo phương thức 1 và có sự giám sát của hệ thống quản lý nhà nước.

Ông Bình phân tích Luật Giáo dục đại học hiện hành quy định công tác tổ chức nhân sự, đội ngũ của cơ sở giáo dục đào tạo do nhà trường tự chủ. Khi tự xét, bổ nhiệm GS, PGS, các trường sẽ bám sát chiến lược phát triển khoa học… Việc này sẽ khắc phục tình trạng những chuyên ngành có nhiều GS, PGS và ngược lại.

Chức danh GS, PGS là theo nhà trường cụ thể, khi một giảng viên chuyển từ đơn vị này sang đơn vị khác sẽ được xem xét bổ nhiệm lại theo đơn vị mới. Điều này giúp GS, PGS gắn bó với đơn vị hơn, đồng thời yêu cầu giảng viên quan tâm tích lũy những thành tích khoa học cá nhân thực sự để có thể được công nhận, góp phần tạo uy tín khoa học cho đơn vị.

“GS, PGS là chức danh của cơ sở giáo dục đại học nên cần chuyển giao việc xét, công nhận về cho cơ sở thực hiện theo quy chuẩn chung. Hội đồng GS nhà nước – Bộ GD-ĐT sẽ ban hành quy chuẩn, quy định, quy trình; giám sát, xử lý các trường hợp vi phạm, khiếu kiện trong quá trình xét, công nhận GS, PGS của các cơ sở. Tiêu chuẩn GS, PGS của cơ sở đào tạo không thấp hơn tiêu chuẩn của hội đồng GS nhà nước”, ông Bình kiến nghị.

Cần nghiên cứu giao nhiệm vụ xét, bổ nhiệm GS, PGS về các cơ sở đào tạo. Trong giai đoạn đầu, có thể giao thí điểm với một số đơn vị đào tạo mạnh, uy tín, có đội ngũ GS, PGS nhiều như hai Đại học quốc gia và các đại học.

PGS.TS Phan Thanh Bình

Đảm bảo công minh thì nên làm

GS.TS Đặng Lương Mô, GS danh dự Đại học Hosel (Tokyo, Nhật Bản), cho biết hiện nay việc hội đồng của nhà nước phong PGS, GS chỉ còn ở một số nước. Ở rất nhiều nước, nhà nước đã ủy nhiệm việc này cho các trường đại học với các tiêu chí rõ ràng.

Danh xưng GS khi ra khỏi đại học (hoặc về hưu, hoặc chuyển công tác) thì không còn nữa; trường hợp này nếu có xưng thì chỉ là nguyên GS hoặc cựu GS. Chỉ khi nào đại học phong cho danh hiệu GS danh dự thì danh hiệu này mới là danh hiệu suốt đời.

“Ở các nước tiên tiến, GS các trường đại học công hay trường đại học tư đều có giải thưởng lớn, kể cả giải Nobel, điều đó chứng tỏ GS của họ rất xứng đáng.

Ở nhiều đại học, số đông là ở Mỹ, để đảm bảo “quyền uy” của chức danh GS và tính minh bạch, người ta còn tham chiếu kết quả nhận xét về ứng viên GS, PGS bởi những GS nước khác có tên tuổi về chuyên ngành chung với ứng viên. Nghĩa là người ta đòi hỏi ứng viên phải có thêm “thư tiến cử” (reference letter) của những GS có tiếng tăm đó.

Tôi nghĩ hiện nay Việt Nam đã hội nhập quốc tế, việc gì quốc tế làm được thì ta cũng có thể làm được, nhưng đây là vấn đề khá tế nhị. Khi nào mình thấy đảm bảo được sự công minh, chính xác trong đánh giá năng lực giảng viên để phong danh hiệu xứng đáng thì nên làm”, GS Mô nói.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, nguyên hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, nhận định ở nước ta xét công nhận GS, PGS theo hai cấp: cấp cơ sở và cấp nhà nước, còn việc bổ nhiệm đã giao cho các trường.

Hệ thống xét như vậy thiết lập những tiêu chuẩn chung và quy định về chất lượng cho tất cả ứng viên trong cả nước thông qua hội đồng ngành bao gồm các nhà khoa học uy tín nhất được giới thiệu từ các trường đại học.

“Nếu xét riêng thì Đại học Quốc gia TP.HCM có thể điều chỉnh tiêu chí dựa trên nhu cầu và mục tiêu đặc thù của họ, cho phép tự chủ hơn trong việc quyết định ai là GS, PGS giúp các trường phát triển theo định hướng chuyên môn và nghiên cứu riêng.

Đại học Quốc gia TP.HCM có thể thí điểm các tiêu chí xét duyệt khác nhau để thúc đẩy sự đổi mới trong giảng dạy và nghiên cứu mà không bị ràng buộc bởi các quy định cứng nhắc của cấp nhà nước”, ông Dũng nhận định.

Theo thông lệ quốc tế

Theo đề xuất của Đại học Quốc gia TP.HCM, cơ chế này sẽ thí điểm trong 5 năm và áp dụng trong phạm vi nội bộ đại học này. Khi rời Đại học Quốc gia TP.HCM, các nhà khoa học sẽ không còn chức danh GS, PGS.

Về tiêu chuẩn GS, PGS thì bám theo quyết định 37 nhưng linh động hơn và bổ sung một số yêu cầu theo thông lệ quốc tế như: đóng góp về tài chính cho đơn vị, về chính sách cho cộng đồng; tham gia các mạng lưới khoa học trong nước và quốc tế.

* GS.TSKH Bùi Văn Ga (chủ tịch hội đồng GS liên ngành cơ khí – động lực):

Xét tiêu chuẩn cao hơn thì rất hoan nghênh

Nếu Đại học Quốc gia TP.HCM hay đơn vị nào đó muốn xét tiêu chuẩn cao hơn thì rất hoan nghênh. Nhưng trước hết phải đảm bảo các tiêu chuẩn tối thiểu mà Hội đồng GS nhà nước hiện đang áp dụng. Vì trên thực tế hiện nay rất khó giải thích với xã hội GS, PGS chỉ có giá trị ở một trường xác định.

Như vậy, trong đề xuất cơ chế đặc thù cho Đại học Quốc gia TP.HCM xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh GS, PGS, thì trước hết phải quy định các ứng viên đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn hiện hành của Hội đồng GS nhà nước và bổ sung các tiêu chuẩn khác theo đặc thù riêng của đơn vị. Nếu đạt được tiêu chuẩn công khai, minh bạch thì xét ở đâu cũng sẽ có kết quả như nhau.



Nguồn: https://tuoitre.vn/ung-ho-phan-quyen-cong-nhan-giao-su-20240808082220608.htm

Cùng chủ đề

2 nữ giảng viên Học viện Cảnh sát Nhân dân nhận quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư

Học viện Cảnh sát Nhân dân vừa công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư ngành Khoa học An ninh năm 2024, trong đó có 2 nữ giảng viên đạt chuẩn chức danh...

Giáo sư ‘khai sinh’ AI lần đầu sang Việt Nam chia sẻ về đạo đức AI

Giáo sư Yoshua Bengio, một trong những nhà khoa học đặt nền tảng cho sự phát triển của tri tuệ nhân tạo (AI) đã có buổi chia sẻ về “An toàn AI” trong khuôn khổ hội thảo công nghệ cấp cao “AI an toàn - Định hình đổi mới có trách nhiệm” chiều 5/12...

Đề xuất hỗ trợ giáo sư về dạy ở Đại học Hải Phòng 500 triệu đồng

Hải Phòng dự kiến hỗ trợ một lần đối với giảng viên là giáo sư (trong nước, ngoài thành phố) 500 triệu đồng, phó giáo sư 400 triệu đồng, tiến sĩ 300 triệu đồng khi về công tác giảng dạy tại Đại học Hải Phòng. ...

Đại học Huế có 5 tân phó giáo sư dưới 40 tuổi

Đại học Huế vừa có 21 nhà giáo và 1 giảng viên thỉnh giảng được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư, trong đó có 5 tân phó giáo sư dưới 40 tuổi. ...

Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới

Theo công bố chính thức, hai nhà khoa học Việt Nam mới được bầu là viện sĩ Viên Hàn lâm Khoa học Thế giới gồm Thiếu tướng, GS.TS, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Thế Hoàng và GS.TS, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Thanh Mai. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tin tức sáng 21-12: Vốn ngoại đổ mạnh vào bất động sản Việt Nam; Cả nước giảm 9 huyện, 563 xã

Một số tin tức đáng chú ý: Vốn ngoại đổ mạnh vào bất động sản Việt Nam; Cả nước giảm 9 huyện, 563 xã và nhiều tổ chức, đơn vị; Điều chỉnh giao thông trung tâm TP.HCM, tạm ngưng đào đường Tết dương lịch 2025... ...

Tổ hợp tên lửa do Việt Nam sản xuất trưng bày tại triển lãm quốc phòng mạnh cỡ nào?

Một trong những khí tài quân sự hiện đại do chính Việt Nam nghiên cứu và sản xuất được trưng bày khu vực ngoài trời Triển lãm quốc phòng quốc tế chính là tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn. ...

Từ vụ VF8 dừng chạy Xanh SM: Dùng ô tô sang chạy taxi làm giảm giá trị xe?

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ dừng sử dụng dòng xe VinFast VF8 chạy taxi Xanh SM. Nhiều ý kiến tranh luận câu chuyện đưa dòng xe định vị hạng sang vào dịch vụ taxi cao cấp làm ảnh hưởng đến giá trị xe. ...

Chi phí tăng, nông dân miền Tây trồng hoa Tết lo lắng

Hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nhiều nhà vườn ở tỉnh Kiên Giang, An Giang đang tất bật chăm sóc hoa Tết chuẩn bị một vụ hoa xuân rực rỡ, nhưng cùng với đó cũng là những nỗi lo. ...

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Người bị bệnh ung thư, sao còn bắt đi xin giấy chuyển viện?

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho hay Luật Bảo hiểm y tế mới quy định trong một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... người bệnh được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu. Chiều 20-12,...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Học sinh làm vải sinh học từ vỏ quýt

Đó là hai bạn Nguyễn Thiện Nhân (lớp 11A3) và Huỳnh Ngọc Hân (lớp 11A1). Sản phẩm đạt giải nhất cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp năm học 2023-2024 do Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp tổ chức.Nguyễn Thiện Nhân cho biết gia đình vốn thuần nông nên luôn trăn trở tận dụng phế phẩm nông nghiệp để làm ra sản phẩm có...

Cùng chuyên mục

Người trẻ “kiệt sức” vì vỏ bọc hoàn hảo

Ngày nay, việc nhiều người trẻ đang nỗ lực xây dựng cho mình một "vỏ bọc hoàn hảo" khá phổ biến. Họ "biến" mình thành người thành công, hạnh phúc và được ngưỡng mộ. Tuy nhiên, sống trong...

Từ năm 2025, điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học

(ĐCSVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) điều chỉnh giảm quy định diện tích bình quân tối thiểu cho một học sinh ở khu vực đô thị loại III trở lên, chỉ còn 6-8m2 (tùy từng cấp học), thay vì 8-10m2 như quy định hiện hành. Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật...

Cần lan tỏa nhận thức làm tiến sĩ không chỉ lấy học vị

Theo GS Vũ Hà Văn, đóng góp lớn nhất hiện nay của Quỹ Đổi mới sáng tạo VINGROUP không chỉ là tài trợ hơn 900 tỉ đồng cho khoa học Việt Nam mà lan tỏa nhận thức làm tiến sĩ không chỉ lấy...

Đánh giá kết quả triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018

(ĐCSVN) - Nhiều chuyên gia giáo dục ghi nhận những nỗ lực và kết quả mà ngành giáo dục đã đạt được trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đồng thời đề nghị cần tiếp tục công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, nhất là phụ huynh và học sinh để hiểu rõ về tính ưu việt, vượt trội, sự cần thiết thực hiện Chương trình. Ngày 20/12, Hội Cựu giáo chức cơ quan Bộ...

Chuyên gia luật đề xuất giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước

Theo các chuyên gia, với mục tiêu đánh giá công tâm, xem xét việc kiểm soát quyền lực nhà nước đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Để phân công quyền lực nhà nước phù...

Mới nhất

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại huyện Ninh Sơn

Ngày 20/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại UBND huyện Ninh Sơn. Được ủy quyền của Chủ...

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang tiêu thụ quá nhiều muối

Muối giúp cơ thể duy trì cân bằng chất lỏng bên trong và ngoài tế bào, được gọi là cân bằng nội môi...

Phát hiện thêm lợi ích bất ngờ của vài tách cà phê mỗi ngày

Nhiều người mắc chứng rung nhĩ - tình trạng rối loạn nhịp tim, thường tránh cà phê. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới...

TYM đạt 2 giải thưởng trong Liên hoan phim cộng đồng Quốc tế

Tổ chức Tài chính vi mô Tình Thương (TYM), Hội LHPN Việt Nam, vừa ghi dấu mốc ấn...

Nữ sinh chuyên Sư phạm đạt điểm tuyệt đối 1.600 SAT chỉ sau 3 tháng ôn

(Dân trí) - Phạm Đỗ Thái An, lớp 12 chuyên Sinh, Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm, vừa nhận kết quả điểm SAT tuyệt đối 1.600 vào tối 20/12. 7h tối, khi đang cùng bạn bè đến thăm thầy chủ nhiệm ốm, Phạm Đỗ Thái An nhận kết quả SAT qua email. Nhìn thấy số điểm 1.600 hiện lên,...

Mới nhất