Trang chủNewsThời sựỨng dụng khoa học và công nghệ, tạo đà phát triển bền...

Ứng dụng khoa học và công nghệ, tạo đà phát triển bền vững


Đây là chia sẻ của ông Trần Minh – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

Là Bộ kinh tế đa ngành, quản lý nhiều lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất luôn được Bộ Công Thương coi trọng. Ông có thể khái quát về những đóng góp của KH&CN cho sự phát triển của ngành Công Thương thời gian qua?

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) được xác định là đột phát chiến lược trong thực hiện các mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới. Các kết quả nghiên cứu KH&CN đã được ứng dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực của Bộ Công Thương, mang lại hiệu quả tích cực cho các doanh nghiệp.

ông Trần Minh - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương)
Ông Trần Minh – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương)

Ví dụ, trong lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí, nhiều công nghệ mới, tiên tiến nhất trong lĩnh vực dầu khí của thế giới đã được áp dụng, đem lại sự phát triển mạnh mẽ cho ngành. Không những ứng dụng và làm chủ được công nghệ hiện đại trên thế giới, cùng với các đơn vị nghiên cứu, tư vấn có năng lực trong nước, nhiều doanh nghiệp dầu khí Việt Nam đã nghiên cứu, chế tạo và triển khai thành công những công trình mang lại hiệu quả kinh tế và ý nghĩa mang tầm khu vực và thế giới.

Trong lĩnh vực năng lượng điện, các doanh nghiệp đã đặc biệt chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị thông qua nhập khẩu, làm chủ công nghệ mới, tiên tiến của nước ngoài để phục vụ phát triển nguồn điện, lưới điện, hệ thống điều khiển – điều độ – thông tin – viễn thông điện lực trong nước. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã hoàn thành việc triển khai nhiều chương trình/dự án đầu tư, ứng dụng đổi mới công nghệ hiện đại, giúp việc vận hành hệ thống điện của Việt Nam tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trên thế giới…

Hay trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản, việc nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ đã góp phần tăng sản lượng than toàn ngành bình quân 9,4%/năm; đặc biệt, tỷ lệ khai thác bằng cơ giới tăng vượt bậc, từ 3,3% năm 2010 lên 13,1% năm 2018. Trong khai thác hầm lò, mức độ cơ giới hóa và hiện đại hóa được nâng cao thông qua việc ứng dụng các công nghệ mới: Sử dụng vì chống tiên tiến giá khung, giá xích, giàn chống tự hành; khấu than bằng máy khấu, máy bào; đào lò bằng máy khoan tự hành kết hợp với xúc bốc, máy đào lò liên hợp, các loại vì neo bê tông cốt thép, bê tông phun, neo chất dẻo, neo cáp trong đào và chống giữ đường lò.

Trong lĩnh vực hóa dược, việc nghiên cứu và ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực công nghiệp hóa dược đã mang lại những giá trị thiết thực với nhiều kết quả nghiên cứu được thương mại hóa, cho sản phẩm có chất lượng tương đương hàng nhập khẩu và giá cả cạnh tranh. Một số sản phẩm điển hình được thương mại hóa từ kết quả nghiên cứu khoa học như: Viên nang mềm Cebraton có tác dụng hoạt huyết dưỡng não (được sản xuất và thương mại hóa bởi Công ty Traphaco); sản phẩm thuốc an thần ASAKOYA điều trị mất ngủ (Công ty Dược phẩm Mediplantex); chế phẩm phòng chống khối u từ cây hoàn ngọc; sản phẩm dầu gấc (Công ty Vimedimex)…

Trong lĩnh vực công nghệ sinh học, Bộ Công Thương đã đạt được nhiều thành công trong việc triển khai các nhiệm vụ, dự án KH&CN nhằm thúc đẩy việc ứng dụng các công nghệ vi sinh, công nghệ enzyme, protein để phát triển ngành công nghiệp chế biến. Nhiều sản phẩm mới có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh (giảm khoảng 60 – 70%) so với giá sản phẩm nhập ngoại cùng loại, dần chiếm lĩnh được thị trường tiêu dùng Việt Nam. Thành công từ các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trong giai đoạn vừa qua là tiền đề quan trọng để Đảng và Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh và phát triển ngành công nghiệp sinh học…

Hoạt động nghiên cứu khoa học đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn phục vụ quá trình hoàn thiện các định hướng, chính sách phát triển ngành Công Thương. Xin ông chia sẻ cụ thể hơn về vấn đề này?

Trong 73 năm phát triển của ngành, đặc biệt từ giai đoạn thống nhất đất nước tới nay, chính sách phát triển kinh tế nói chung và của ngành Công Thương nói riêng đã có nhiều thay đổi nhằm phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị của đất nước cũng như yêu cầu tất yếu trong phát triển kinh tế – xã hội gắn với mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong đó, nghiên cứu khoa học với vai trò cung cấp luận cứ khoa học, thực tiễn đã góp phần quan trọng trong quá trình định hướng phát triển và ban hành các chính sách, tạo ra các bước phát triển có tính đột phá trong cả tất cả ngành, lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại nội địa, xuất nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế.

Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của Viện Công nghiệp Thực phẩm (Bộ Công Thương)
Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của Viện Công nghiệp Thực phẩm (Bộ Công Thương)

Nhiều vấn đề mới, có tác động sâu, rộng tới phát triển ngành đều nhanh chóng được đưa vào nội dung nghiên cứu khoa học, luận cứ rõ ràng cho những chủ trương, chính sách mà Bộ và Chính phủ đưa ra, trở thành các quyết sách lớn, góp phần tạo cú hích cho mục tiêu tăng trưởng bền vững của ngành.

Chẳng hạn như, chính sách về nội địa hóa của các sản phẩm công nghiệp khởi điểm từ những năm 2000, đã trở thành tiền đề cho việc hoàn thiện hệ thống chính sách, khung khổ pháp lý tương đối đầy đủ và toàn diện phục vụ việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ hiện nay; nghiên cứu chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong bối cảnh và thách thức về bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên trong các ngành công nghiệp.

Đây cũng là căn cứ quan trọng hình thành nên các chính sách, pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, góp phần quan trọng cho quá trình chuyển đổi từ mục tiêu tăng trưởng sang phát triển bền vững; nghiên cứu chính sách nhằm hỗ trợ quá trình đàm phán, tham gia các Hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương, hỗ trợ chính sách mở cửa và tham gia vào thị trường toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam…

Trong 10 năm trở lại đây, với vai trò và đóng góp ngày một nhiều hơn của KH&CN, đặc biệt trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Bộ Công Thương cũng đã chủ động tiến hành nghiên cứu, điều tra, khảo sát và tích cực phối hợp với các cơ quan của Đảng và Chính phủ như Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương cung cấp những cơ sở thực tiễn phong phú và sinh động, một số luận điểm lý luận phục vụ công tác xây dựng các chính sách và chủ trương lớn của Đảng về chiến lược phát triển của ngành cũng như định hướng phát triển khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

Để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN&ĐMST, đặc biệt là hoạt động KH&CN của khu vực doanh nghiệp, ông có kiến nghị gì về mặt cơ chế chính sách cần tháo gỡ?

Chính sách phát triển KH&CN mặc dù đã có những tác động tích cực tới hoạt động KH&CN trong giai đoạn vừa qua, nhưng thực tiễn triển khai đã phát sinh nhiều điểm chưa phù hợp, cần lựa chọn tiếp cận mới một cách phù hợp, xây dựng các chính sách có tính khả thi, đột phá, giải quyết những khâu theo chốt có ý nghĩa quyết định. Hiện nay, Luật KH&CN năm 2013 đang được xem xét sửa đổi. Tôi cho rằng có một số vấn đề quan trọng cần được đưa vào xem xét và sớm có điều chỉnh phù hợp.

Cụ thể, Luật KH&CN cần chuyển mạnh từ tập trung vào quản lý sang tạo ra hành lang để phát triển, khuyến khích, huy động sự tham gia, đóng góp của tất cả các cá nhân, tổ chức, thành phần trong xã hội, đưa nước ta trở thành một quốc gia phát triển dựa trên KHCN&ĐMST; hạn chế các quy định chỉ phục vụ mục tiêu quản lý, gây cản trở cho việc triển khai các hoạt động KHCN&ĐMST; về bản chất, đây vốn là nhu cầu và yêu cầu nội tại của tất cả các tổ chức, nền sản xuất và toàn xã hội.

Thay đổi cơ bản quan điểm và tư duy tiếp cận đối với các sản phẩm KH&CN nói riêng, hoạt động KH&CN nói chung; nhận diện và lồng ghép trong các quy định pháp luật hiện hành những đặc trưng, đặc thù của sản phẩm, hoạt động, lao động trong lĩnh vực KH&CN là vấn đề có tính mấu chốt để giải quyết nhiều vướng mắc hiện tại liên quan tới triển khai Luật KH&CN.

Nhiều quy định hiện tại như: Khoán chi tới sản phẩm cuối cùng, xử lý tài sản hình thành từ các nhiệm vụ KH&CN, dự toán ngân sách đối với nhiệm vụ KH&CN… đang vướng mắc, thậm chí không thể triển khai do quan niệm cho rằng các sản phẩm và hoạt động KH&CN cũng tương tự như các sản phẩm, hoạt động kinh tế – xã hội khác.

Mở rộng phạm vi của hoạt động KH&CN, phù hợp với trình độ công nghệ và khả năng hấp thụ công nghệ của nền sản xuất trong nước: Hoạt động KH&CN hiện nay bị giới hạn bởi một số định nghĩa trong Luật KH&CN, chưa phản ánh đầy đủ và đa dạng hoạt động KH&CN trên thực tế; một số nội hàm có tính chất quyết định tới hiệu quả của hoạt động KH&CN bị bỏ qua hoặc chưa được làm rõ khiến các cơ chế, chính sách thực thi thiếu hoặc không có hiệu quả.

Chính sách KH&CN trong thời gian tới cần ưu tiên tập trung vào đối tượng là doanh nghiệp, từ đó đẩy mạnh triển khai các hoạt động KHCN&ĐMST gắn với doanh nghiệp. Cụ thể, cần đổi mới cơ chế tài chính và đầu tư cho KHCN&ĐMST của doanh nghiệp, hình thành nhóm chính sách cho đối tượng là doanh nghiệp; ưu tiên nguồn đầu tư của nhà nước để triển khai các chương trình KH&CN nghiên cứu ứng dụng, các chương trình hỗ trợ về ĐMST của doanh nghiệp; ưu tiên phát triển hệ thống các tổ chức KH&CN công lập ứng dụng cho các ngành, lĩnh vực…

Xin cảm ơn ông!





Nguồn: https://congthuong.vn/nganh-cong-thuong-ung-dung-khoa-hoc-va-cong-nghe-tao-da-phat-trien-ben-vung-320726.html

Cùng chủ đề

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung năm 2024

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung năm 2024 là sự kiện thể hiện mục tiêu, quyết tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học-công nghệ lớn của cả nước theo tinh thần Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Sự kiện còn là dịp để tham vấn cơ chế chính sách cho hoạt động đầu tư khởi nghiệp...

Cập nhật thông tin các hoạt động ủng hộ, hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào vùng lũ của ngành Công Thương

Hà Nội: Xe máy bất ngờ bốc cháy trơ khung trên đường Tam Trinh ...

CẬP NHẬT LIÊN TỤC ủng hộ khắc phục hậu quả bão lụt của ngành Công Thương

Hà Nội: Xe máy bất ngờ bốc cháy trơ khung trên đường Tam Trinh ...

Trường đại học Thái Bình Dương có hiệu trưởng mới

Sáng 14-9, tại lễ khai giảng năm học 2024 - 2025, Trường đại học Thái Bình Dương công bố quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng đối với GS.TS Đào Văn Đông.Sau khi được bổ nhiệm, GS.TS Đào Văn Đông bày tỏ quyết tâm xây dựng thương hiệu Trường đại học Thái Bình Dương vươn tầm khu vực và quốc tế."Tôi xem đây là một...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Liệu có đợt điều chỉnh giá xuống trước khi tăng trở lại?

Giá cà phê thế giới rạng sáng ngày 17/9/2024, lúc 4 giờ 20 phút được cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn giao dịch trên thế giới, là kênh duy nhất ở Việt Nam cập nhật liên tục liên kết với các sàn giao dịch trên thế giới)....

Giá dầu thế giới đồng loạt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 17/9/2024 Ghi nhận trên Oilprice lúc 5h ngày 17/9/2024 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 70,50 USD/thùng, tăng 2,10% (tương đương tăng 1,44 USD/thùng). Giá dầu WTI trên thị trường thế giới rạng sáng 17/9 (theo giờ Việt Nam) ...

Thông tin mới nhất về nghi phạm trong vụ ám sát ông Trump

Tờ New York Times đưa tin, Ryan Wesley Routh, người mà bị bắt giữ trong vụ âm mưu ám sát ông Trump, từng lên tiếng về việc hối lộ các quan chức, làm giả hộ chiếu và sử dụng máy bay quân sự Mỹ để đưa quân đội Afghanistan đến Ukraine phục vụ trong lực lượng vũ trang nước này. Video cảnh sát Mỹ truy đuổi bắt...

Ổn định nguồn cung ứng các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, bình ổn thị trường sau bão

Chiều ngày 16/9, ông Hoàng Trọng Hiền, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng cho biết, thực hiện Văn bản chỉ đạo của Bộ Công Thương và Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, bình ổn thị trường sau bão số 3 Yagi. Sở Công Thương tỉnh Lâm...

Hơn 300 doanh nghiệp tham gia giao thương, hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực thể thao

Cầu nối thương mại cho doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thể thao Vietnam Sport Show: Kết nối kinh doanh cho doanh nghiệp thể thao Triển lãm Quốc tế Thể thao và Giải trí ngoài trời Việt Nam (Vietnam Sport Show 2024) quy tụ hơn 400 gian hàng của hơn 300 doanh nghiệp đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ: Đài...

Bài đọc nhiều

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông – triển lãm về quyền con người tại...

Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp – cầu nối thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa

Ngày 13/09, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp (CCV) đã diễn ra chương trình “Ngày Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I”, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về xây dựng văn hóa kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình "Ngày Văn hóa Doanh...

Thủ tướng ôm chặt cậu bé mất bố vì lũ dữ, chia sẻ về 6 “điểm tựa Việt Nam”

(Dân trí) - Câu chuyện cậu bé 8 tuổi mất bố vì bão lũ khiến Thủ tướng xúc động, ôm chặt động viên. Chia sẻ 6 "điểm tựa Việt Nam", ông tin rằng những điểm tựa ấy sẽ giúp đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Tối 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại chương trình truyền hình trực tiếp  "Điểm tựa Việt Nam" do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức. Chương trình...

Cần đưa quan điểm mới của Tổng Bí thư về chuyển đổi số vào văn kiện Đại hội 14

Cần quán triệt sâu sắc những quan điểm mới đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm về chuyển đổi số trong văn kiện Đại hội 14 tới đây để chuyển đổi số thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Nhân dịp Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết quan...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sáu điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử thách

Tối 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Chương trình truyền hình đặc biệt “Điểm tựa Việt Nam” do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1, hướng đến người dân vùng lũ lụt, sạt lở đất phải gánh chịu hậu quả do bão số 3 (Yagi) gây ra nhằm lan tỏa tình cảm, sự sẻ chia với những mất mát của nhân dân do hậu quả của bão lũ,...

Cùng chuyên mục

Báo Pháp làm phim giới thiệu du lịch Việt Nam đầy màu sắc ấn tượng

Trang báo Le Figaro của Pháp vừa ra mắt bộ phim tài liệu "Toàn cảnh Việt Nam: Bữa tiệc của các giác quan", giới thiệu về đất nước và con người nơi đây. Với hình ảnh và âm thanh sống động, phản ánh nhiều khía cạnh của cuộc sống thường nhật, bộ phim dài hơn 52 phút của đạo diễn Eric Bacos đưa người xem vào hành trình khám phá Việt Nam. Ảnh chụp màn hình Bacos dẫn dắt người xem đi...

‘Siêu dự án’ đường bộ 136.000 tỷ ở TPHCM sắp trình Quốc hội có quy mô thế nào?

UBND TPHCM vừa có văn bản khẩn báo cáo Bộ Kế hoạch - Đầu tư xem xét, phối hợp với Bộ Giao thông - Vận tải sớm báo cáo, tham mưu Thủ tướng về hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4. Đây là dự án đường bộ lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ từ trước đến nay, có tầm quan trọng đặc biệt trong việc kết...

Du lịch Việt ‘chạm ngõ’ Hollywood

Du lịch Việt sẽ có cuộc 'chạm ngõ' Hollywood qua chương trình Xúc tiến du lịch - điện ảnh với chủ đề Việt Nam - Điểm đến mới của điện ảnh thế giới. Giao lưu văn hóa và công nghiệp điện ảnh Với ông Marc E.Knapper, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, công nghiệp điện ảnh là một chủ đề quan trọng vì quê ông ở Los Angeles - nơi có "kinh đô điện ảnh" Hollywood hùng mạnh. Tại họp báo...

Hôm nay áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông, mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới

Dự báo hôm nay (17-9), áp thấp nhiệt đới vượt qua đảo Luzon (Philippines), đi vào Biển Đông và có thể mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới. Dự báo vị trí và hướng di chuyển áp thấp nhiệt đới lúc 1h sáng 17-9 - Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 1h sáng nay áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), sức gió mạnh nhất vùng gần...

Bản tin Mặt trận sáng 17/9

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ 1.035 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại do bão lũNgày 16/9, thông tin từ UBTƯ MTTQ Việt Nam cho biết, tính đến 17h00 hôm nay,...

Mới nhất

Liệu có đợt điều chỉnh giá xuống trước khi tăng trở lại?

Giá cà phê thế giới rạng sáng ngày 17/9/2024, lúc 4 giờ 20 phút được cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn giao dịch trên thế giới, là...

Hôm nay áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông, mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới

Dự báo hôm nay (17-9), áp thấp nhiệt đới vượt qua đảo Luzon (Philippines), đi vào Biển Đông và có thể mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới. Dự báo vị trí và hướng di chuyển áp thấp nhiệt đới lúc 1h sáng 17-9 - Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 1h...

Bạo lực chính trị phủ bóng bầu cử Mỹ

Cựu tổng thống Donald Trump, người đang là ứng viên bên Đảng Cộng hòa cho cuộc bầu cử Mỹ đầu tháng 11 tới, vừa thoát khỏi một âm mưu ám sát tại sân golf của ông ở Palm Beach, bang California. Ryan W. Routh, người mà truyền thông Mỹ cho là nghi phạm trong âm mưu ám sát ông Trump,...

Tin tức sáng 17-9: Công bố danh sách chi hơn 1.000 tỉ đồng cứu trợ đồng bào bị bão lũ

Một số tin tức đáng chú ý: Công bố danh sách chi hơn 1.000 tỉ đồng cứu trợ đồng bào bị bão lũ; Yêu cầu Bến Tre đảm bảo cung cấp cát cho công trình giao thông trọng điểm... Thủ tướng Phạm Minh Chính hỏi thăm, động viên người dân khi ông tới hiện trường vụ sạt lở ở Làng...

Đối thoại với Triều Tiên như đèn trước gió, Mỹ mong đợi “luồng sinh khí mới” từ một “sứ giả” Bắc Âu

Việc Thụy Điển vừa tái lập phái bộ ngoại giao tại Triều Tiên sau thời gian gián đoạn vì Covid-19 đã nhen nhóm lên hy vọng cho Mỹ về một sức sống mới cho đối thoại với quốc gia Đông Bắc Á này.

Mới nhất