Trang chủNewsNhân quyềnỨng dụng công nghệ mới trong chia sẻ dữ liệu địa không...

Ứng dụng công nghệ mới trong chia sẻ dữ liệu địa không gian


img_9246.jpg
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Tham dự Hội thảo có TS. Nguyễn Phi Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ; ông Dương Văn Hải, Phó Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam; bà Vũ Thị Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN, Bộ TN&MT; PGS.TS Trịnh Anh Cơ – Phó chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Trắc địa – Bản đồ – Viễn thám Việt Nam cùng đông đảo các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực đo đạc, bản đồ và viễn thám.

Hội thảo là diễn đàn quan trọng giúp các nhà khoa học, nhà quản lý giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, phổ biến các kết quả nghiên cứu, ứng dụng của công nghệ địa không gian và dữ liệu đo đạc bản đồ.

img_9257.jpg
TS. Nguyễn Phi Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Phi Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ cho rằng, ngày nay, công nghệ địa không gian với sự kết hợp các kỹ thuật tiên tiến được sử dụng để thu thập, phân tích và quản lý thông tin không gian của các đối tượng trên bề mặt trái đất đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ giải quyết các vấn đề có tính liên ngành, phục vụ công tác quản lý lãnh thổ, quản lý tài nguyên.

Đặc biệt, với sự phát triển của công nghệ thông tin truyền thông (ICT) kết hợp với việc thiết kế chế tạo hệ thống các thiết bị cảm biến, hình thành nên các hệ thống IoT thu nhận dữ liệu từ xa thời gian thực cho phép nhanh chóng thu nhận, cập nhật các dữ liệu liên quan để phục vụ quản lý tài nguyên môi trường, quy hoạch đô thị và ngăn ngừa, giảm thiểu các thiệt hại do thiên tai gây ra trong tình hình hiện nay.

Với vai trò quan trọng và hiệu quả cao trong ứng dụng thực tế, công nghệ địa không gian và dữ liệu đo đạc bản đồ cần được tiếp tục quan tâm đầu tư nghiên cứu và ứng dụng.

Theo Viện trưởng Nguyễn Phi Sơn, với mong muốn giới thiệu một số các kết quả nghiên cứu khoa học đã đạt được, một số phương hướng khoa học và công nghệ cần đẩy mạnh nhằm phát triển công tác đo đạc và bản đồ ở nước ta trong giai đoạn tiếp theo, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ tổ chức Hội thảo này.

“Tôi hy vọng, với sự có mặt của các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ đến từ các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học, Hội thảo là diễn đàn quan trọng giúp các đại biểu tham dự giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, phổ biến các kết quả nghiên cứu, ứng dụng của công nghệ địa không gian và dữ liệu đo đạc bản đồ trong các lĩnh vực quản lý môi trường, quy hoạch đô thị, quản lý tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với thiên tai, phục vụ tốt hơn sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam.” – TS. Nguyễn Phi Sơn nhấn mạnh.

img_9281.jpg
Quang cảnh Hội thảo

Tại Hội nghị, các chuyên gia, các nhà khoa học đã giới thiệu các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực trắc địa, bản đồ và viễn thám. Trong đó, một số đề tài được đánh giá mang tính chất định hướng cho việc phát triển công tác đo đạc và bản đồ ở nước ta trong giai đoạn tiếp theo, nhiều đề tài có ứng dụng thực tiễn cao, là thông tin dữ liệu đầu vào quan trọng phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần nâng cao dân trí.

img_9276.jpg
TS. Nguyễn Thanh Thủy, Trưởng phòng Khoa học, Đào tạo, Hợp tác quốc tế và Tạp chí, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ tham luận tại Hội thảo

Tham luận về nội dung tự động hóa trong cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ lớn: vấn đề về giải pháp, TS. Nguyễn Thanh Thủy, Trưởng phòng Khoa học, Đào tạo, Hợp tác quốc tế và Tạp chí, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ cho biết, quá trình phát triển kinh tế xã hội và sự vận động của tự nhiên làm thay đổi các đối tượng, hiện tượng địa lý một cách thường xuyên và liên tục. Điều này dẫn đến cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia không kịp cập nhật sẽ bị lạc hậu theo thời gian.

Để có một bộ dữ liệu nền tảng được cập nhật kịp thời, thống nhất, đồng bộ trên cả nước, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý tài nguyên và môi trường, phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao dân trí, TS. Nguyễn Thanh Thủy cho rằng, các giải pháp trong thành lập, cập nhật biến động cần phải từng bước tiến tới tự động hóa trong quy trình sản xuất.

Đặc biệt, trước sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ hiện đại trong thu nhận dữ liệu, thì các công nghệ xử lý, giải đoán và nhận dạng đối tượng địa lý dựa trên ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, dữ liệu lớn,.. đã có những nghiên cứu thành công mở ra những hướng đi phù hợp cho tự động hóa. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Thanh Thủy, vẫn còn nhiều vấn đề được cho là thách thức chung của phát triển công nghệ này ở các quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam cũng có những thách thức riêng cũng cần được nhận diện.

Để giải quyết được những thách thức đó, TS Nguyễn Thanh Thủy đề xuất cần xây dựng giải pháp tự động hóa các bước cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý như phát hiện thay đổi, thu thập và xử lý, tích hợp, cập nhật dữ liệu. Trong đó, một số giải pháp mang tính kỹ thuật được đề xuất như kết hợp dữ liệu đa nguồn gốc, áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng, thu nhận, xử lý, trích xuất dữ liệu sử dụng công nghệ AI và hệ thống thông tin địa lý tình nguyện (VGI). Bởi các đề xuất này giúp tăng tốc độ, độ chính xác, độ tin cậy và giảm chi phí cho cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý.

img_9284.jpg
Ông Dương Văn Hải, Phó Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam trao đổi kinh nghiệm tại Hội thảo

Cùng với đó, định hướng GeoAI là sự lựa chọn phù hợp cho lĩnh vực điều tra cơ bản và cung cấp dữ liệu nền tảng như lĩnh vực Đo đạc và Bản đồ. Việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống hỗ trợ tự động hóa cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý là hướng đi cần thiết và mang tính thời sự cao đối với Việt Nam, đặc biệt là với các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ thành lập, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỉ lệ lớn trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia.

Đồng quan điểm với TS Nguyễn Thanh Thủy trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, Ths. Nguyễn Văn Thảo, Hội trắc địa – Bản đồ – Viễn thám Việt Nam cho rằng, sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo (AI) và hệ thống thông tin địa lý (GIS), đặc biệt là GeoAI – sự kết hợp trí tuệ nhân tạo với dữ liệu địa lý hoặc không gian địa lý đang mở ra những khả năng to lớn, nâng cao năng suất và chất lượng công việc, đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của người dùng.

img_9323.jpg
Ths. Nguyễn Văn Thảo, Hội trắc địa – Bản đồ – Viễn thám Việt Nam chia sẻ về ứng dụng AI trong GIS

Trong đó, AI đang làm thay đổi việc phân tích dữ liệu không gian bằng cách cung cấp các công cụ và kỹ thuật tiên tiến để xử lý và phân tích một lượng lớn dữ liệu không gian, bao gồm thông tin về bề mặt Trái đất, như: ảnh viễn thám, ảnh hàng không và dữ liệu của GIS. Các thuật toán AI và kỹ thuật thị giác máy tính được sử dụng để phát hiện và trích xuất những đối tượng có ý nghĩa từ dữ liệu không gian. Những kỹ thuật này cho phép xử lý dữ liệu tự động, nhận dạng mẫu và phân tích nâng cao, cải thiện đáng kể hiệu quả và độ chính xác của việc phân tích dữ liệu không gian.

Đặc biệt, Ths. Nguyễn Văn Thảo cho rằng, việc sử dụng AI trong GIS là một hướng phát triển mới trong Cuộc cách mạng 4.0 mang lại các hiệu quả thiết thực, to lớn trong khoa học địa lý để nâng cao hiệu quả xử lý, phân tích dữ liệu và đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng, chính xác, mang lại lợi ích bền vững cho các tổ chức thương mại và chính phủ để thúc đẩy công cuộc đổi mới và duy trì sự phát triển bền vững của thế giới. Nghiên cứu việc sử dụng AI trong GIS tại Việt Nam cần được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu và thực hiện trong thời gian tới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hội thảo khoa học “80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ”

Sáng 19-12, Trường Sĩ quan Lục quân 2 tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ”. Chủ trì hội thảo có các đồng chí: PGS, TS Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II; Thiếu tướng, PGS, TS Đỗ Hoàng Ngân, Phó chính ủy Trường Sĩ quan Lục quân 2, Trưởng ban tổ chức hội thảo;...

[Ảnh] Hội thảo khoa học cấp quốc gia về Quân đội nhân dân Việt Nam

NDO - Sáng 14/12, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 -22/12/2024), Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề: “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng,...

Làm rõ lý luận và thực tiễn chủ trương dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng

Chiều 11/12, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Dân vận Trung ương, UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng theo tinh thần Đại hội XIII - Những vấn đề lý luận và thực tiễn". ...

Khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng về xây dựng QĐND Việt Nam

(NLĐO)- Đại tá Lê Thanh Bài cho biết Hội thảo khoa học cấp quốc gia sẽ làm rõ quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam ...

Hội thảo khoa học “Văn học nghệ thuật Đà Nẵng – 50 năm xây dựng và phát triển”

(NADS) - Sáng 5/12, tại Đà Nẵng, Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật thành phố Đà Nẵng đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Văn học, nghệ thuật Đà Nẵng - 50 năm xây dựng và phát triển”. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khẳng định vị thế trong thực hiện các dự án quan trọng của Ngành TN&MT

(TN&MT) - Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ban Quản lý dự án) diễn ra sáng ngày 20/12, tại Hà Nội. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc...

Thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi DA đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TPHCM

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1617/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh. ...

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, quyết liệt thi công hoàn thành 3.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2025

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 564/TB-VPCP ngày 19/12/2024 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 15 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. ...

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành cao tốc Cần Thơ

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 563/TB-VPCP ngày 19/12/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác và làm việc với các bộ, địa phương về tình hình triển khai dự án xây dựng đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và một số dự án giao thông trọng điểm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. ...

Bài đọc nhiều

Nhận diện thách thức, thúc đẩy các giải pháp bảo đảm quyền con người

Ngày 15/8, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2024 tại thành phố Thanh Hóa.

Gìn giữ ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng

Dân tộc Tày, Nùng chiếm phần lớn dân số toàn tỉnh Lạng Sơn và vì thế, văn hóa của nhóm người này được xem là tiêu biểu cho văn hóa xứ Lạng. Việc bảo tồn ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng là vấn đề quan trọng, được các cấp, ngành quan tâm.

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào cả về nội dung và phương thức?

Tăng cường tính sáng tạo trong tuyên truyền thông tin đối ngoại về quyền con người

Sáng 19/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’. Hội thảo do Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tổ chức nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn cùng Đại diện Văn phòng Thường...

Cùng chuyên mục

Hơn 107 tỷ đồng yêu thương trao những mùa Xuân cho trẻ em nghèo

Tại chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 18, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng của 60 đơn vị, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm 2025. Qua Chương trình này, bà Võ Thị Ánh Xuân mong muốn và tin tưởng các ban, bộ, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, gia đình, nhà trường và xã hội, những...

Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm “Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng” nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024.

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để “ai hiểu rồi thì yêu ta”

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, cần phải tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và báo chí nước ngoài trong lĩnh vực truyền thông đối ngoại nhằm đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam, qua đó thúc đẩy hình ảnh quốc gia, nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

PALS hỗ trợ Quảng Trị xây dựng 2 phòng học ở điểm trường Raman 2

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Quyết định số 3085/QĐ-UBND ngày 17/12/2024 phê duyệt dự án "Xây dựng 02 phòng học tại điểm lẻ thôn Raman 2, Trường mầm non Xy, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị" do tổ chức Pacific Links Foundation (PALS) tài trợ. Dự án có tổng vốn thực hiện là 1,25 tỷ đồng, trong đó: vốn viện trợ không hoàn lại 1 tỷ đồng; vốn đối ứng: ngân sách huyện Hướng...

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Với sự trợ giúp của cộng đồng, Hội và Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân, giúp họ có một mùa Xuân trọn vẹn hơn.

Mới nhất

WESET English Center đẩy mạnh hợp tác, phát triển kỹ năng tiếng Anh cho giới trẻ

Với sứ mệnh nâng cao năng lực ngoại ngữ của thanh niên Việt Nam, WESET English Center tích cực mở rộng hợp tác với các đơn vị uy tín để tổ chức các hoạt động thiết thực, ý nghĩa. WESET English Center (WESET) ký kết lần đầu cùng Đoàn Thanh niên Bộ Giáo dục và Đào tạo vào ngày 22/07/2023...

Hà Nội tạm dừng bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý và thi tuyển công chức

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội ban hành Văn bản số 4290/UBND-SNV ngày 19/12/2024 về việc tạm dừng việc tiếp nhận, tuyển dụng công chức; bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Trung ương và Ban Chỉ đạo của Thành ủy tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017...

THACO AGRI thúc đẩy hợp tác đầu tư tại tỉnh An Giang

Ngày 26/11, tại TP.HCM, Ủy ban nhân...

Hà Nội gặp mặt 13 đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 260 em dự thi ở 13 môn: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật (mỗi môn 20 học sinh), tăng 26 học...

Mới nhất

Yeah 1 tăng trần