Trang chủDi sảnUNESCO 'bật đèn xanh' khôi phục điện Kính Thiên

UNESCO ‘bật đèn xanh’ khôi phục điện Kính Thiên

Thông tin từ Ấn Độ cho biết UNESCO thông qua Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, tiến tới khôi phục không gian và chính điện Kính Thiên.

Tòa nhà Cục Tác chiến sẽ không còn ?

Ngày 24.7, tại Trung tâm hội nghị Bharat Mandapam (thủ đô New Delhi, Ấn Độ), UNESCO đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, đồng thuận với các nội dung đề xuất của VN về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Việc được thông qua Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã mở ra việc khơi thông trục hoàng đạo, tiến tới khôi phục không gian và chính điện Kính Thiên.

UNESCO 'bật đèn xanh' khôi phục điện Kính Thiên- Ảnh 1.

Điện Kính Thiên theo tư liệu của người Pháp. TL

Việc khơi thông trục hoàng đạo này đã được bàn luận trong nhiều năm, gắn liền với việc về tòa nhà Cục Tác chiến. Đây là tòa nhà hai tầng, nơi trước đây Cục Tác chiến (Bộ Quốc phòng) làm việc. Khu nhà có mặt trong hồ sơ di sản UNESCO của Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Tòa nhà nằm trên trục hoàng đạo của khu di sản và có ý kiến cho rằng sẽ phải có thay đổi với tòa nhà để có thể có một trục được khơi thông, từ đó khôi phục không gian và chính điện Kính Thiên. Cũng phải nói thêm, Hà Nội theo đuổi mục tiêu phục dựng điện Kính Thiên nhiều năm nay. Mới đây, theo Nghị quyết số 21 ngày 23.9.2021 và Nghị quyết số 28 ngày 28.12.2022 của HĐND TP.Hà Nội, TP sẽ chi 1.800 tỉ đồng thực hiện dự án phục dựng điện Kính Thiên.

Cách ứng xử với tòa nhà Cục Tác chiến khi phục dựng điện Kính Thiên cũng đã được tính toán qua nhiều năm. Hồi 2012, khi bàn thảo để đạt tới sự liền mạch trục trung tâm từ Đoan Môn tới điện Kính Thiên, nhiều nhà khoa học được tham khảo ý kiến đã chọn cách di dời tòa nhà Cục Tác chiến sang chỗ khác. Một phương án trong số đó do PGS-TS Phan Ý Thuận (Trường ĐH Xây dựng Hà Nội) đưa ra đã đề xuất một tòa nhà khác sẽ bị hạ giải để lấy chỗ di chuyển nhà Cục Tác chiến đến đó. Tòa nhà bị hạ giải là nhà cấp 4 nằm trong danh mục tháo dỡ của dự án tháo dỡ 58 nhà không có giá trị lịch sử trong Thành cổ Hà Nội. Kết quả khảo sát năm 2007 cho thấy đây không phải là di tích lịch sử và không có giá trị sử dụng. Tuy nhiên, phương án này được cho là khó thực hiện về mặt kỹ thuật.

Chậm lại để nghiên cứu

Là một nhà nghiên cứu gắn bó với Hoàng thành Thăng Long từ khi mới khai quật, PGS-TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học VN, cho biết hiện tại khai quật đã mang đến nhiều tư liệu về khu di sản. Chẳng hạn, cuộc khai quật năm 2022 phát hiện trên 70 cấu kiện kiến trúc gỗ sơn son thếp vàng 9999 của một kiến trúc gỗ cao tầng thời Lê sơ. Cuộc khai quật cũng phát hiện hệ thống ngói rồng tráng men xanh, men vàng được thể hiện thành một con rồng chạm nổi độc đáo chỉ có ở Thăng Long, chỉ có ở VN. Thẻ đồng “Cung nữ xuất mãi bài” là thẻ cấp cho cung nữ được phép ra vào nội cung để mua bán, cũng cho thấy một phần đời sống của cung cấm Thăng Long thế kỷ 15. PGS-TS Tống Trung Tín cho biết các nhà khoa học đã đi được 60% quãng đường nhận thức phục dựng điện Kính Thiên.

UNESCO 'bật đèn xanh' khôi phục điện Kính Thiên- Ảnh 2.

Phục dựng hình thái kiến trúc điện Kính Thiên – VIỆN NGHIÊN CỨU KINH THÀNH

Từ năm 2012, khi đặt ra vấn đề phục dựng điện Kính Thiên, các nhà nghiên cứu cũng đặt ra một vấn đề khác là phục dựng dần các sinh hoạt tại điện này. Một phiếu lấy ý kiến khi đó có nội dung đề xuất: “Phục dựng điện Kính Thiên trong hoàng thành nhất thiết phải đặt trong chương trình tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của một di sản văn hóa thế giới”. Chính vì thế, nhiều người đã nhắc tới Hội đèn Quảng Chiếu. Với sự xuất hiện của một kiến trúc tâm linh tại khu vực Vườn hồng Hoàng thành Thăng Long hồi 2014, các nhà khoa học càng có lý do để nói đến lễ hội này. GS Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa VN, khi đó còn cho rằng kiến trúc này liên quan đến đài và đèn Quảng Chiếu trong Hội đèn Quảng Chiếu. Tuy nhiên cho tới nay, vẫn chưa có thêm bước tiến mới nào để phục dựng lễ hội Phật giáo này.

Các nghiên cứu của PGS-TS Bùi Minh Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh thành, gần đây được công bố cũng đưa ra một số hình dung về điện Kính Thiên. Theo đó, dựa vào nghiên cứu so sánh với kiến trúc ở Trung Quốc, Nhật Bản, cộng thêm tư liệu khảo cổ học, ông Trí đưa ra các mô hình điện Kính Thiên thời Lê và Lý. Mặc dù vậy, PGS-TS Trí vẫn chia sẻ: “Tôi không có nhã ý dùng kết quả nghiên cứu này để phục dựng điện Kính Thiên” với lý do một mô hình được làm kỹ lưỡng còn đem lại hình dung và cảm xúc tốt hơn với công chúng.

Trên nền kết quả nghiên cứu như vậy, dù có “đèn xanh” từ UNESCO với việc khôi phục không gian điện Kính Thiên, việc phục dựng này vẫn nên được nghiên cứu thêm. Chúng ta không quên việc dựng lại Lam Kinh đã bị phản đối ra sao, đã phải ẩn vào chữ “phỏng dựng” do nhiều chi tiết thiếu cơ sở khoa học thế nào. Với Hoàng thành Thăng Long và điện Kính Thiên, càng cần thận trọng.

Nguồn: https://thanhnien.vn/unesco-bat-den-xanh-khoi-phuc-dien-kinh-thien-185240725233354051.htm

Cùng chủ đề

Thành Nhà Hồ – Di sản văn hóa thế giới giữa lòng xứ Thanh

Thành Nhà Hồ tọa lạc tại huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hóa), là một kiến trúc thành đá kỳ vĩ, độc đáo, có một không hai của khu vực Đông Á và Đông Nam Á cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Với những giá trị nổi bật và khác biệt, tháng 6-2011, UNESCO công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới.   Thành Nhà Hồ - Di sản văn hóa thế giới Công trình vĩ đại...

Để UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản

(PLVN) - Ngày 12/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có danh mục Tri thức dân gian - Tri thức may, mặc áo dài Huế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là bước đi quan trọng để xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản văn...

Ấn tượng kỳ Festival “Dòng chảy di sản”

Tối 30/11, hàng nghìn người dân và du khách đã đổ về Khu du lịch Thung Nham dự lễ bế mạc Festival Ninh Bình lần thứ III với chủ đề "Dòng chảy di sản". Lễ bế mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề Dòng chảy di sản tối 30/11, với chương trình nghệ thuật Í a Fest đặc sắc đã thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương. Ông Tống Quang Thìn - Phó Chủ tịch Thường...

Thừa Thiên Huế bàn giải pháp phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh, kinh tế số

(Tổ Quốc) - "Huế có lợi thế vượt trội trong việc phát triển kinh tế xanh, kinh tế số lấy di sản văn hóa làm nền tảng", nhận định này được ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đưa ra tại Diễn đàn...

Huế phát triển kinh tế xanh, kinh tế số trên nền tảng di sản

Phát triển kinh tế từ giá trị di sản mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử. Việc phát triển kinh tế xanh, kinh tế số là cơ hội để Huế tối ưu hóa giá trị cảnh quan và sinh thái… ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Biden cảnh báo kế hoạch kinh tế của ông Trump sẽ là ‘thảm họa’

Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo những lập trường kinh tế và thuế quan của Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể gây hậu quả cho người dân Mỹ. ...

Huế và vùng ngoại ô

Bài đọc nhiều

Thành Nhà Hồ – Di sản văn hóa thế giới giữa lòng xứ Thanh

Thành Nhà Hồ tọa lạc tại huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hóa), là một kiến trúc thành đá kỳ vĩ, độc đáo, có một không hai của khu vực Đông Á và Đông Nam Á cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Với những giá trị nổi bật và khác biệt, tháng 6-2011, UNESCO công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới.   Thành Nhà Hồ - Di sản văn hóa thế giới Công trình vĩ đại...

Di sản và lễ hội làm nên bản sắc độc đáo Hạ Long

Thành phố Hạ Long, nơi sở hữu kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, đang quyết tâm gia nhập Mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO. Tại Hội nghị tham vấn “Xây dựng mô hình thành phố học tập toàn cầu” ngày 28/11, lãnh đạo thành phố tái khẳng định quyết tâm mạnh mẽ, định vị Hạ Long như một thành phố học tập có bản sắc riêng biệt, nơi giao thoa giữa di...

Để UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản

(PLVN) - Ngày 12/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có danh mục Tri thức dân gian - Tri thức may, mặc áo dài Huế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là bước đi quan trọng để xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản văn...

Phát huy giá trị di sản ‘Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt’

Ngày 7/12, tại Phủ Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (Nam Định), Hội Bảo vệ và phát huy di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Nam Định tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kì 2024-2027. Một tiết mục thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Hội Nhiệm kỳ 2024-2027 gồm 15 người; Nghệ nhân Ưu tú Trần Thị Huệ được...

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn

Ngày 3/12, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng Đoàn công tác đã đến thăm và chúc mừng Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn nhân kỷ niệm 25 năm Khu đền tháp Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999 - 4/12/2024). Phó Chủ tịch Quốc hội...

Cùng chuyên mục

Phát hiện hồ nước bí ẩn ‘treo’ lơ lửng trong hang Thung

Một hồ nước bí ẩn nằm cao hơn hệ thống sông ngầm khoảng 15m vừa được phát hiện trong nhánh phụ của hang Thung (Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng). Hồ nước bí ẩn "treo" lơ lửng trong hang Thung, thuộc hệ thống hang động ở hung Thoòng vừa được phát hiện - Ảnh: L.DŨNG Ngày 10-5, ông Lê Lưu Dũng, giám đốc Công ty TNHH Junglee Boss (Phong Nha, Bố Trạch, Quảng Bình) cho biết nhóm khảo sát...

Phát huy vai trò, giá trị của Di sản Tràng An trong xây dựng đô thị di sản thiên niên kỷ

Theo Quyết định 218/QĐ-TTg ngày 04/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch chung tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, thì đến năm 2050, Ninh Bình sẽ là thành phố trực thuộc trung ương văn minh, hiện đại, thông minh có bản sắc riêng, ngang tầm các đô thị di sản, thành phố sáng tạo trên thế giới.   Những người lái đò tại khu du lịch Tam Cốc – Bích Động thuộc Quần thể danh...

Thành Nhà Hồ – Di sản văn hóa thế giới giữa lòng xứ Thanh

Thành Nhà Hồ tọa lạc tại huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hóa), là một kiến trúc thành đá kỳ vĩ, độc đáo, có một không hai của khu vực Đông Á và Đông Nam Á cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Với những giá trị nổi bật và khác biệt, tháng 6-2011, UNESCO công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới.   Thành Nhà Hồ - Di sản văn hóa thế giới Công trình vĩ đại...

Di sản và lễ hội làm nên bản sắc độc đáo Hạ Long

Thành phố Hạ Long, nơi sở hữu kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, đang quyết tâm gia nhập Mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO. Tại Hội nghị tham vấn “Xây dựng mô hình thành phố học tập toàn cầu” ngày 28/11, lãnh đạo thành phố tái khẳng định quyết tâm mạnh mẽ, định vị Hạ Long như một thành phố học tập có bản sắc riêng biệt, nơi giao thoa giữa di...

Trải nghiệm trạm tương tác thông minh tại di sản cố đô Huế nâng tầm du lịch

Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã triển khai thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh kết nối, để tạo thêm trải nghiệm mới cho du khách khi tham quan các điểm di sản cố đô. Ngày 5.12, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết đã triển khai thử nghiệm mạng lưới các trạm tương tác thông minh - TapQuest ứng dụng công nghệ, để tăng trải nghiệm cho du...

Mới nhất

Tặng xe đạp, hỗ trợ học sinh khó khăn ở Lâm Đồng

Chương trình "Hành trình Sức khỏe xanh" do Hội Doanh nhân trẻ TP HCM vừa tổ chức đã diễn ra tại xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương,...

7 trực thăng diễn tập kéo cờ Tổ quốc cho lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng

(Dân trí) - Tại lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, 7 trực thăng của Trung đoàn Không quân 916 (Quân chủng PK-KQ) sẽ bay biểu diễn kéo cờ Tổ quốc, cờ triển lãm qua khán đài sân bay Gia Lâm. Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ 2 (năm 2024) sẽ...

Phát hiện ung thư nhờ đọc về nhân vật trên báo

Antonia quyết tâm đi kiểm tra lại sức khỏe và phát hiện bị ung thư sau khi đọc về một nhân vật có tình trạng tương tự mình. ...

Quảng Trị – Savannakhet chung tay vì an ninh biên giới và phát triển

Ngày 10/12, tại tỉnh Savannakhet (Lào) diễn ra cuộc hội đàm thường niên công tác biên giới giữa hai tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) - Savannakhet (Lào) năm 2024. Tham dự hội đàm có Quyền Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo công tác biên giới Việt Nam - Lào tỉnh Hà Sỹ Đồng;...

VRG nhận giấy chứng nhận đầu tư dự án KCN gần 500 ha tại Tây Ninh

(NLĐO) – KCN Hiệp Thạnh giai đoạn 1 (Tây Ninh) do VRG đầu tư có quy mô sử dụng đất hơn 495 ha, tổng vốn đầu tư...

Mới nhất