Trang chủNewsNhân quyềnUN Women - ‘Bạn đồng hành’ cùng Việt Nam kiến tạo đổi...

UN Women – ‘Bạn đồng hành’ cùng Việt Nam kiến tạo đổi thay


“Với phương pháp tiếp cận đa chiều, UN Women nhấn mạnh cam kết trong việc tạo ra một xã hội Việt Nam bình đẳng và bao trùm hơn”, bà Caroline T. Nyamayemombe, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Lan Phương tiếp  bà Caroline T. Nyamayemombe, ngày 8/8/2023. (Nguồn: Hội LHPN Việt Nam)
Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Lan Phương tiếp bà Caroline T. Nyamayemombe, ngày 8/8/2023. (Nguồn: Hội LHPN Việt Nam)

Việt Nam là một trong những quốc gia hoàn thành sớm nhất Mục tiêu thiên niên kỷ về bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ. Việt Nam cũng đang nỗ lực thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, trong đó có thúc đẩy bình đẳng giới. Bà đánh giá như thế nào về những nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giới trong những năm gần đây?

Chính phủ Việt Nam đã duy trì đà tăng tốc trong việc thúc đẩy bình đẳng giới. Kể từ khi thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), chúng ta đã thấy xếp hạng của Việt Nam trên thế giới về bình đẳng giới tăng từ vị trí 83 lên 72 trên tổng số 146 quốc gia (số liệu năm 2023 về chỉ số Khoảng cách Giới tính toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới). Những cải thiện của Việt Nam được thể hiện qua bốn điểm:

Thứ nhất, Việt Nam tiếp tục củng cố chính sách và pháp luật về bình đẳng giới, ví dụ như Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (2017), Chiến lược và Chương trình quốc gia về Chống bạo lực giới (2021-2030), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi (2022), Luật Lao động sửa đổi (2019) và gần đây là Kế hoạch Hành động quốc gia về Phụ nữ, hòa bình và an ninh.

Thứ hai là sự tham gia vào chính trị của phụ nữ. Trong cuộc bầu cử năm 2021, tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội đã tăng lên 30% – cao nhất kể từ năm 1976, cao hơn cả trung bình toàn cầu là 25%.

Thứ ba là sự tham gia lao động của phụ nữ gần bằng với nam giới (72% cho phụ nữ so với 82% cho nam giới).

Thứ tư, Việt Nam vượt qua mục tiêu đặt ra về sự tham gia của phụ nữ trong đóng góp vào các hoạt động duy trì hòa bình.

Gần đây, Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ với Chương trình Phụ nữ, hòa bình và an ninh của Liên hợp quốc. Bà đánh giá như thế nào về nỗ lực này của Việt Nam?

Việt Nam kiên định ủng hộ hợp tác đa phương và đã chứng minh điều này qua vai trò là một thành viên của Liên hợp quốc và ASEAN.

Ngày 24/1, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 101/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, hòa bình và an ninh giai đoạn 2024-2030. Cột mốc này không chỉ chứng tỏ sự công nhận về vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc đạt được hòa bình bền vững mà còn là sự khẳng định về cam kết kiên định của Việt Nam trong việc thúc đẩy nguyên tắc bình đẳng giới trên toàn cầu. Điều này phản ánh mối quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa Việt Nam với cộng đồng quốc tế, tạo điều kiện cho một cách tiếp cận hòa bình và an ninh mạnh mẽ hơn, mang tính bao dung tính đến vấn đề giới.

Việc các nữ quân nhân Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình mang lại góc nhìn đa dạng và thể hiện các kỹ năng vô cùng quý giá trước mỗi nhiệm vụ.

Tôi đã có cơ hội gặp gỡ ba nữ sĩ quan tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam và tôi đã được truyền cảm hứng bởi câu chuyện về sự dũng cảm và sự kiên cường của họ. Tôi cũng ngưỡng mộ trước cách họ dễ dàng tạo mối liên kết với những người ở châu Phi khi họ thực thi nhiệm vụ ở Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan. Việc xây dựng lòng tin từ phụ nữ sẽ góp phần kiến tạo hòa bình tại các các quốc gia này.

Khi thế giới đứng trước nhiều bất ổn, Tổng thư ký Liên hợp quốc đã kêu gọi có nhiều phụ nữ lãnh đạo ở trung tâm của các cuộc đàm phán hòa bình và các nỗ lực xây dựng hòa bình hơn. Hành động của Việt Nam đang cho thấy sự phù hợp với lời kêu gọi này.

Bộ Ngoại giao và UN Women phối hợp tổ chức Hội thảo tham vấn quốc gia về xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về phụ nữ, hòa bình và an ninh tại Hà Nội vào ngày 6/11/2023. (Nguồn: TTXVN)
Bộ Ngoại giao và UN Women phối hợp tổ chức Hội thảo tham vấn quốc gia về xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về phụ nữ, hòa bình và an ninh tại Hà Nội vào ngày 6/11/2023. (Nguồn: TTXVN)

Đồng hành cùng Việt Nam trong các bước nhằm đảm bảo quyền lợi của phụ nữ và trẻ em gái, xin bà chia sẻ các dự án chính mà UN Women đang triển khai tại Việt Nam và ý nghĩa của những dự án này?

Là cơ quan hàng đầu của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và thúc đẩy quyền lợi của phụ nữ, UN Women đã làm việc tại Việt Nam trong 14 năm qua. Hợp tác cùng Chính phủ Việt Nam, UN Women tin tưởng Việt Nam đạt được tầm nhìn trở thành một quốc gia thu nhập cao vào năm 2045 và với lượng phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đồng thời loại bỏ sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái, thúc đẩy quyền lợi của phụ nữ và khuyến khích bình đẳng giới.

Chiến lược của UN Women cho giai đoạn 2022-2026 hoàn toàn phù hợp với Khung hợp tác Việt Nam – Liên hợp quốc (2022-2026) dựa trên ba ưu tiên: Sự chuyển đổi kinh tế bền vững và nhạy cảm về giới; cải thiện năng lực quản trị, tăng cường pháp luật, bảo vệ và tôn trọng quyền con người, bình đẳng giới, bảo vệ con người trước mọi hình thức bạo lực và phân biệt đối xử theo tiêu chuẩn quốc tế; biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai và xây dựng khả năng chống chọi, khuyến khích kinh tế tuần hoàn, cung cấp năng lượng sạch, tái tạo và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên tự nhiên.

UN Women hợp tác với các bộ, ngành, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp tư nhân và đối tác hợp tác phát triển. Chương trình của UN Women tại Việt Nam bao gồm:

Một là, đánh giá quốc gia về việc thực thi Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), Cương lĩnh và hành động Bắc Kinh từ khía cạnh bình đẳng giới và cập nhật luật bình đẳng giới.

Hai là, việc đạt được Kế hoạch Hành động quốc gia đầu tiên (NAP) về Phụ nữ, hòa bình và an ninh đã cho thấy nỗ lực không ngừng nghỉ của UN Women tại Việt Nam. UN Women đã hỗ trợ Việt Nam tận tình trong quá trình hoạch định NAP và đạt được cột mốc quan trọng này. UN Women sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam để tiến xa hơn trong việc thực hiện NAP.

Ba là, truy vết bạo lực giới bằng cách cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ những người bị nạn, đảm bảo sự phù hợp với các tiêu chuẩn toàn cầu và cam kết không để lại ai phía sau.

Bốn là, nâng cao quyền kinh tế của phụ nữ và vai trò lãnh đạo của họ trong giảm thiểu rủi ro do thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. UN Women tư vấn về việc lập kế hoạch phù hợp và phân bổ nguồn lực cho việc thúc đẩy bình đẳng giới ở cấp quốc gia.

Ngoài ra, UN Women tổ chức các chiến dịch truyền thông và hoạt động nhằm giảm thiểu định kiến về giới với mục tiêu là tăng cường sức mạnh cho tất cả các cá nhân, bất kể giới tính để họ phát huy tối đa năng lực của mình. Với phương pháp tiếp cận đa chiều, UN nhấn mạnh cam kết trong việc tạo ra một xã hội Việt Nam bình đẳng và bao trùm hơn.

“Cùng nhau, khi chúng ta đầu tư vào bản thân và tận dụng lãnh đạo của mình, chúng ta sẽ thúc đẩy sự tiến bộ không chỉ cho phụ nữ mà còn cho cả đất nước”.

Nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày quốc tế Phụ nữ (8/3), bà muốn gửi gắm thông điệp gì đến phụ nữ Việt Nam?

Nhân dịp đặc biệt này, tôi muốn gửi lời chúc tốt đẹp tới từng người. Đây là dịp để tôn vinh sức mạnh tuyệt vời, sự kiên cường và những thành tựu đáng kinh ngạc của mỗi các bạn.

Chủ đề của Ngày 8/3 năm nay là “Đầu tư vào phụ nữ – Thúc đẩy sự tiến bộ” với khát vọng chung về một tương lai tươi sáng hơn. Vì vậy, tôi mong rằng các bạn thấu hiểu những thông điệp sau:

Hãy cam kết đầu tư vào bản thân: Cho dù đó là việc tiếp tục theo học, khám phá kỹ năng mới, hãy tạo điều kiện cho bản thân phát triển. Sự phát triển của bạn không chỉ nâng cao tiềm năng của chính mình mà còn đóng góp vào tiến bộ chung của cộng đồng.

Sử dụng năng lực lãnh đạo của bạn để tạo ra sự thay đổi: Phụ nữ có sức mạnh để thúc đẩy sự thay đổi tích cực. Tôi khuyến khích bạn tận dụng kỹ năng lãnh đạo của mình để kích hoạt sự thay đổi tại gia đình, nơi làm việc và xã hội. Phân tích của chúng tôi đã chứng minh rằng khi có nhiều phụ nữ lãnh đạo hơn, các công ty phát triển và xã hội tiến bộ. Năng lực lãnh đạo của bạn chính là động lực cho sự tiến bộ.

Cùng nhau, khi chúng ta đầu tư vào bản thân và tận dụng năng lực lãnh đạo của mình, chúng ta sẽ thúc đẩy sự tiến bộ không chỉ cho phụ nữ mà còn cho cả đất nước. Chúc mừng Ngày quốc tế Phụ nữ!

Xin cảm ơn bà!





Nguồn

Cùng chủ đề

Lễ trao giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới năm 2024 vinh danh 24 tác phẩm xuất sắc nhất

(CLO) Tại Lễ trao giải, 24 tác phẩm báo chí xuất sắc nhất của các tác giả/nhóm tác giả thuộc 04 thể loại báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình được vinh danh và 03 tập thể cơ quan báo chí, truyền thông có nhiều bài gửi dự...

“Địa chỉ tin cậy cộng đồng” – Điểm tựa của phụ nữ và trẻ em vùng biên giới Đức Cơ

Mô hình “Địa chỉ tin cậy cộng đồng” của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã kịp thời giúp đỡ chị em phụ nữ bị bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng biên giới; hòa giải các mâu thuẫn trong hôn nhân, tuyên truyền pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.Theo...

Tập đoàn TH tọa đàm về vai trò của nam giới trong thúc đẩy bình đẳng giới

Hơn 200 cán bộ nhân viên các công ty thuộc Tập đoàn TH tại Nghệ An vừa tham gia tọa đàm “Nam giới tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới” để cùng lắng nghe, thảo luận về vai trò của nam giới trong thúc đẩy bình đẳng giới từ gia đình tới nơi làm việc và trong cộng đồng. Ngày 11/12, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) phối hợp cùng Tập đoàn TH và Diễn đàn Kết nối nam giới...

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì ở tỉnh Điện Biên

Người Hà Nhì tạo ra nét độc đáo riêng cho trang phục truyền thống của dân tộc mình, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/net-dep-van-hoa-trong-trang-phuc-cua-phu-nu-ha-nhi-o-tinh-dien-bien-post999929.vnp

Phụ kiện ‘bảo bối’ của quý cô hiện đại gọi tên giày cao gót

Giày cao gót không chỉ giúp tôn dáng mà còn mang lại sự quyến rũ và thanh lịch....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

BIDV triển khai dịch vụ xác thực khách hàng điện tử qua VNeID trên SmartBanking

Sự phối hợp chặt chẽ giữa BIDV và Bộ Công an là minh chứng sống động cho mục tiêu đưa dữ liệu dân cư vào cuộc sống, là bước tiến lớn, không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

Ca sĩ Bạch Trà mang ‘Giọng hò thương nhớ’ trình diễn trên sân khấu quê nhà

Ngày hội các dân tộc Việt Nam được diễn ra tại Quảng Trị, giọng ca trữ tình Trần Bạch Trà đã có dịp mang “Giọng hò thương nhớ” trình diễn trên sân khấu quê nhà, trong một không gian nghệ thuật đậm chất văn hóa của Lễ khai mạc. Ca sĩ Bạch Trà. Sinh ra và lớn lên trong...

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Tổng thống Ukraine thừa nhận điều cay đắng, Quốc vương Campuchia đến Trung Quốc, Mỹ sẽ đặt vũ khí hạt nhân chiến thuật ở...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Viết tiếp câu chuyện thành công về một ASEAN tự cường và kết nối

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp tổng kết liên bộ, ngành về hợp tác ASEAN và sự tham gia của Việt Nam năm 2024 và phương hướng năm 2025.

Bài đọc nhiều

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 và ý nghĩa đối thúc đẩy và bảo vệ...

Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27

Baoquocte.vn. Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động.

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Cùng chuyên mục

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề trọng tâm: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường bình đẳng giới trong chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải...

IOM ấn tượng trước những nỗ lực của Việt Nam trong quản trị di cư

Ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM). Hội nghị nhằm mục đích rà soát tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính...

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 và ý nghĩa đối thúc đẩy và bảo vệ...

Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Mới nhất

Vĩnh Phúc trao giải cuộc thi viết về lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng

(CLO) Chiều 18/12/2024, Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức trao giải Cuộc thi báo chí với chủ đề...

Dấu ấn công nghệ từ bàn tay người trẻ tại “ngày hội lớn” của thanh niên

NDO - Trong khuôn khổ Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX tại Hà Nội từ ngày 16 đến 18/12, đã diễn ra Triển lãm “Thanh niên Việt Nam - Tự tin bước vào kỷ nguyên mới” với hàng loạt công trình, phát minh tiêu biểu của tuổi...

Chỗ cấp tập thi công, nơi dở dang ‘đứt đoạn’

TPO - Trong khi các dự án hậu cần nghề cá, đê kè chống lũ ở Hà Tĩnh đang cấp tập hoàn thành xây dựng như tiến độ đề ra thì một số dự án như nâng cấp quốc lộ 8C, đường bao quanh cụm công nghiệp Lộc Hà vẫn  vướng mắc mặt bằng, chờ tháo gỡ. 18/12/2024 | 20:33...

Bộ Y tế cam kết cắt giảm thủ tục cấp phép dược phẩm

Lãnh đạo Bộ Y tế cam kết tiếp tục cắt giảm và đơn giản thủ tục hành chính, dứt khoát không được thêm...

Hà Nội – TP.HCM lọt top 10 chặng bay bận rộn nhất thế giới, đường bay châu Âu ‘vắng bóng’

Chặng bay nội địa giữa Hà Nội (HAN) và TP.HCM (SGN) tiếp tục lọt top 10 đường bay nội địa bận rộn nhất thế giới năm 2024. ...

Mới nhất