Trang chủNewsNhân quyềnUN-Habitat cam kết tăng cường thể chế và nâng cao năng lực...

UN-Habitat cam kết tăng cường thể chế và nâng cao năng lực trong lĩnh vực đô thị của Việt Nam

Quy hoạch Hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 891/QĐ-TTg, ngày 22/8/2024.

Hôm nay, 3/10, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, đồng thời cung cấp thông tin, dữ liệu từ quy hoạch được duyệt.

Bộ Xây dựng chính thức công bố Quy hoạch Quy hoạch Hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 891/QĐ-TTg.
Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch Quy hoạch Hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào sáng nay, 3/10. (Nguồn: UN-Habitat)

Cụ thể, quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn đề cao quan điểm phát triển đô thị trở thành động lực nòng cốt trong phát triển kinh tế đất nước, phát triển hài hòa, đồng bộ, bền vững và tăng cường liên kết đô thị và nông thôn, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, bảo vệ môi trường và phát huy tiềm năng lợi thế về tự nhiên – sinh thái – văn hóa – xã hội – kinh tế của từng khu vực.

Quy hoạch cũng đã đề xuất phát triển hệ thống đô thị theo mô hình mạng lưới, cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, định hướng phát triển các vùng đô thị để tăng năng lực cạnh tranh của các vùng đô thị và của quốc gia trong bối cảnh phát triển toàn cầu. Đồng thời, đảm bảo khả năng ứng phó thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi cho toàn bộ hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia.

Với vai trò là cơ quan Liên hợp quốc về quy hoạch và phát triển đô thị, UN-Habitat nhận định Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn sẽ là công cụ chiến lược, góp phần thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia (Nghị quyết 81/2023/QH15) và triển khai Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị về phát triển đô thị bền vững đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Những quan điểm phát triển nêu trên trong Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn có tính tương đồng rất cao với các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), đặc biệt là SDG11 về Thành phố và cộng đồng bền vững mà Liên hợp quốc, các quốc gia thành viên và các đối tác phát triển đã cam kết và đang triển khai mạnh mẽ.

Đồng thời, các định hướng và mục tiêu phát triển được đề ra trong quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn cũng cho thấy sự phù hợp với nguyên tắc và lộ trình được đề ra trong Chương trình nghị sự đô thị mới (New Urban Agenda – NUA) mà UN-Habitat đang nỗ lực phối hợp triển khai.

Bên cạnh đó, UN-Habitat cũng nhận thấy để hệ thống đô thị phát triển bền vững hơn, Việt Nam cần lưu tâm tới việc điều chỉnh thể chế liên quan tới hệ thống phân loại đô thị – hiện đang là các tiêu chí cơ sở để định hình hệ thống đô thị quốc gia những năm tới – theo định hướng tích hợp, liên ngành và thực chứng, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng sống người dân đô thị, làm cơ sở cho hệ thống Giám sát và đánh giá phát triển đô thị hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Trong quá trình triển khai việc soạn thảo Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Xây dựng chủ trì, UN-Habitat đã phối hợp chặt chẽ cùng Cục Phát triển Đô thị để huy động nguồn lực từ dự án “Tăng cường thể chế và Nâng cao năng lực cho phát triển đô thị tại Việt Nam” (dự án ISCB) do Tổng cục Kinh tế liên bang Thụy Sỹ (SECO) tài trợ, để cung cấp một số hỗ trợ kỹ thuật, bao gồm nghiên cứu trường hợp điển hình, báo cáo phản biện và đề xuất chính sách nhằm tích hợp vào nội dung của báo cáo, hoàn thiện hơn quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, từ đó góp phần vào phát triển đô thị bền vững cho Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.

Trong thời gian tới, UN-Habitat sẽ tiếp tục đồng hành với Bộ Xây dựng, Cục Phát triển Đô thị và các đối tác trong và ngoài nước với các hoạt động cụ thể nhằm hỗ trợ hoàn thiện hệ thống chính sách, tăng cường thể chế và nâng cao năng lực trong lĩnh vực đô thị của Việt Nam.





Nguồn: https://baoquocte.vn/un-habitat-cam-ket-tang-cuong-the-che-va-nang-cao-nang-luc-trong-linh-vuc-do-thi-cua-viet-nam-288584.html

Cùng chủ đề

Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect 2024 với mục tiêu đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long - TP. Hồ Chí Minh với cả nước. Ngày 17/12, tại Đại học An Giang (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), diễn đàn Mekong Connect 2024 đã được khai mạc. Sự kiện năm nay thu hút sự quan tâm của các lãnh đạo trung ương, địa phương, chuyên gia kinh tế...

Phát triển bền vững – xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tiếp tục là xu hướng nổi trội của ngành dệt may năm 2025, điều này là áp lực nhưng cũng mang lại cơ hội với doanh nghiệp. Sức cạnh tranh cao Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam về đích với 44 tỷ USD, đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng may mặc. Đáng nói, trong chuỗi 12 tiêu chí cạnh tranh, có một...

Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT là hợp sức để mạnh hơn

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu sau hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT phải thể hiện tư duy đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, với tầm nhìn quản lý thống nhất, xuyên suốt, đồng bộ về kết cấu hạ tầng kỹ thuật của các lĩnh vực kinh tế, xã hội cả nước. ...

Doanh nghiệp “hút” ứng viên tiềm năng bằng hình ảnh thương hiệu

Một thương hiệu uy tín không chỉ khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường lao động, mà còn góp phần giữ chân nhân viên bằng việc tạo ra môi trường làm việc tích cực và bền vững. Doanh nghiệp “hút” ứng viên tiềm năng bằng hình ảnh thương hiệuMột thương hiệu uy tín không chỉ khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường lao động, mà còn góp phần giữ chân nhân viên bằng...

Doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng làm ăn tốt, riêng Vicem lỗ hơn 1.400 tỷ đồng

(Dân trí) - Tổng kết kinh doanh năm 2024, phần lớn các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng đều ghi nhận lợi nhuận. Riêng Vicem lỗ hơn 1.400 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng báo lãiTrong báo cáo tổng kết năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, Bộ Xây dựng cho biết, về tình hình kinh doanh sản xuất của các công ty thuộc Bộ Xây dựng, ghi nhận tổng giá trị sản xuất kinh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ukraine ngạc nhiên với ý tưởng của Belarus, hội nghị hòa bình thứ 2 liệu có tương lai?

Ngày 17/12, Bộ Ngoại giao Ukraine đã bác bỏ sáng kiến của Belarus để Minsk tham gia các cuộc hòa đàm Moscow-Kiev trong tương lai.

Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà...

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc liên quan đến Hoàng tử Anh, Hàn Quốc áp thêm trừng phạt Nga, Triều Tiên, EU cấp thêm 1 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến Syria, Iran bán đấu giá tàu chở dầu bị tịch thu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Giá vàng “chờ” tin Fed, loạt ngân hàng dự kiến “ra tay” với lãi suất, tương lai kim loại quý ra sao?

Giá vàng hôm nay 18/12/2024 ghi nhận thế giới giảm nhẹ chờ tin từ Fed, vàng nhẫn trong nước tăng ấn tượng. Trong dài hạn, hoạt động mua vào của ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục đóng vai trò là chất xúc tác tăng giá chính cho thị trường vàng.

Người trồng được hưởng lợi, thu nhập tốt, đề xuất xây dựng Bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 18/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 146.200 đồng/kg.

Trung Quốc bất bình mạnh mẽ với EU, khẳng định một điều về vấn đề cung cấp vũ khí

Ngày 17/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt nhắm vào các công ty quốc gia Đông Bắc Á trong gói trừng phạt thứ 15.

Bài đọc nhiều

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27

Baoquocte.vn. Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động.

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Cùng chuyên mục

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Tình trạng “ngủ đông”, “khựng” lại của các dự án và giấc mơ an cư

(LĐXH) - Số liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024 cả nước chỉ hoàn thành 21.000 căn nhà ở xã hội, tương ứng khoảng 16% so với kế hoạch 130.000 căn. Đây là một trong những chỉ tiêu đạt thấp nhất trong các nhiệm vụ được quan tâm, mặc dù lãnh đạo Chính phủ đã nhiều lần đốc thúc và chỉ đạo nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.Qua quan sát tại nhiều dự án ở...

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Mới nhất

Quân đội Việt Nam làm chủ công nghệ đóng tàu quân sự

Ngành đóng tàu quân sự của Việt Nam đã làm chủ công nghệ, sản xuất hàng loạt tàu quân sự cỡ lớn, hiện đại góp phần quan trọng trong việc quân đội bảo vệ đất nước. Hơn 10 năm trở lại đây, ngành đóng tàu quân sự của Việt Nam đã làm chủ công nghệ, sản xuất hàng loạt tàu...

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: ...

Tin tức sáng 18-12: Đề nghị tính toán nhóm mức lương của Vietlott và các công ty xổ số miền Nam

Một số tin tức đáng chú ý: Khối ngoại rút ròng gần 90.000 tỉ đồng trên thị trường chứng khoán Việt; Công ty chứng khoán thuộc 'họ' FLC thay kế toán trưởng 4 lần trong hơn 1 năm; Dịch sởi tại TP.HCM tiếp...

Lúc này mới đòi hỏi đức hy sinh, đang là tổng cục trưởng sẵn sàng làm cục trưởng

Khi đụng chạm đến lợi ích như lúc này mới đòi hỏi đức hy sinh của người đảng viên cộng sản, tính tiền phong gương mẫu của những người lãnh đạo. Đang là Tổng cục trưởng sẵn sàng trở thành một Cục trưởng, đang là cấp trưởng xuống làm cấp phó... Trong những ngày này đi đến đâu người ta cũng...

Mới nhất