Trang chủChính trịNgoại giaoUkraine quyết ‘tuyệt tình’ khí đốt Nga, vứt bỏ 800 triệu USD...

Ukraine quyết ‘tuyệt tình’ khí đốt Nga, vứt bỏ 800 triệu USD vì đã có kế hoạch riêng với EU

Ukraine đã chính thức mở mạng lưới dẫn khí đốt cho các nhà sản xuất khí sinh học trong nước, nhằm cho phép xuất khẩu sang châu Âu.

Hé lộ lý do Ukraine ‘tuyệt tình’ Nga, quyết nói chuyện riêng với EU về khí đốt
Ukraine quyết ‘tuyệt tình’ khí đốt Nga, vứt bỏ 800 triệu USD vì đã có kế hoạch riêng với EU. (Nguồn: ubn.news)

Ukraine có thể khởi động “chiến dịch” xuất khẩu khí đốt sinh học sang châu Âu vào tháng 11 tới, sau khi tích trữ đủ lượng trong các cơ sở lưu trữ, đào tạo nhân sự bài bản và điều chỉnh luật nhằm mở đường cho hoạt động xuất khẩu. Các giao dịch thử nghiệm đầu tiên dự kiến ​​diễn ra ngay trong tháng 9 này.

Tuyên bố trên do Chủ tịch HĐQT Hiệp hội Năng lượng sinh học Ukraine Georgii Geletukha thông tin qua bài phân tích gửi đến truyền thông Ukraine.

Dọn đường cho “chiến dịch mới”

Theo thông tin từ Nhà điều hành truyền tải khí đốt Nhà nước Ukraine (GTSOU), chính phủ nước này đã chính thức hóa các thủ tục xuất khẩu khí sinh học. Tuy nhiên, họ vẫn duy trì lệnh cấm xuất khẩu khí đốt tự nhiên sản xuất trong nước, được đưa ra ngay sau khi Nga khởi động chiến dịch quân sự tại Ukraine, dù các nhà sản xuất độc lập cho rằng, lệnh cấm này hạn chế các khoản đầu tư mới vào lĩnh vực năng lượng.

Khí sinh học — còn được gọi là khí metan sinh học — được tạo ra khi vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ thành metan, carbon dioxide và các loại khí khác.

Các nhà phân tích châu Âu tin rằng, Ukraine, với khoảng 33 triệu ha đất nông nghiệp, có thể trở thành nhà cung cấp nhiên liệu chính cho Đức và các quốc gia khác thuộc Liên minh châu Âu (EU), thay thế cho việc nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga qua hệ thống đường ống dẫn khí mà EU đã cam kết sẽ loại bỏ vào năm 2027.

Theo DW, Nhóm vận động hành lang ngành công nghiệp khí đốt và hydro Zukunft Gas ước tính, Ukraine có thể sản xuất 22 tỷ m3 khí sinh học mỗi năm từ ngô ủ chua, sản phẩm phụ hữu cơ của quá trình thu hoạch ngô.

Chủ tịch HĐQT Hiệp hội Năng lượng sinh học Ukraine Georgii Geletukha cho biết, Ukrane hiện có 7 nhà máy khí sinh học, dự kiến ​​sẽ đi vào hoạt động trước cuối năm 2024. Hai trong số đó sản xuất khí sinh học hóa lỏng và không cần kết nối với hệ thống truyền khí. Trong khi, 5 nhà máy sẽ được kết nối với mạng lưới khí đốt: 1 – với GTSOU và 4 – với mạng lưới phân phối.

Ông Geletukha cho biết thêm, “2 trong số các nhà máy sẽ được kết nối với mạng lưới phân phối là những nhà máy được chuẩn bị tốt nhất, đồng thời các doanh nghiệp này đã ký hợp đồng kết nối”. Ngoài ra, luật xuất khẩu khí sinh học quy định khí phải được bơm vào các cơ sở lưu trữ trước trong một tháng. Vì lý do này, các nhà sản xuất khí sinh học Ukraine phải học cách làm việc với nền tảng GTSOU, cũng như nghiên cứu các cơ chế thị trường khí đốt cho chính hoạt động xuất khẩu của mình.

“Tôi nghĩ sẽ cần một thời gian nữa. Sau đó, các nhà sản xuất khí sinh học sẽ bơm khí trong một tháng. Vào tháng 11, một số trong số các nhà máy sẽ tích lũy được lô khí sinh học cần thiết và sẽ sẵn sàng xuất khẩu”, Chủ tịch HĐQT Hiệp hội năng lượng sinh học Ukraine Geletukha kỳ vọng.

Theo ước tính của ông Georgii Geletukh, khi cả 7 nhà máy khí sinh học dự kiến ​​sẽ đi vào hoạt động ổn định, Ukraine có thể sản xuất 111 triệu m3 khí mỗi năm. Hai nhà máy sẵn sàng đi vào hoạt động sớm nhất có thể sản xuất tổng cộng 6 triệu m3 khí sinh học mỗi năm.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho biết, vẫn còn quá sớm để đưa ra dự đoán cho năm 2025 về sự phát triển của ngành sản xuất khí sinh học Ukraine, vì các nhà đầu tư tiềm năng sẽ còn phải chờ đợi kết quả của các hoạt động xuất khẩu đầu tiên này.

Trước đó, nhóm nghiên cứu DiXi Group của Ukraine, cho rằng nước này có thể sản xuất khoảng 21,8 tỷ m3 biogas và/hoặc khí sinh học mỗi năm.

Để chính thức “dọn đường” cho các lô khí sinh học xuất khẩu, hồi tháng 3, Quốc hội Ukraine đã thông qua dự thảo luật số 9456 về “Kiểm soát Hải quan và thông quan đối với khí sinh học được vận chuyển qua đường ống vượt qua biên giới của Ukraine”.

Sẵn sàng loại Moscow khỏi mạng lưới

Mới đây nhất, ngày 9/9, Bộ Tài chính Ukraine đã chính thức công bố Sắc lệnh 380 ngày 1/8/2024, trong đó đưa ra những thay đổi đáng kể đối với quy định về thủ tục thông quan khí sinh học qua đường ống. Lệnh cấm xuất khẩu khí sinh học đã hoàn toàn được gỡ bỏ, từ nay trở đi, các nhà sản xuất khí sinh học Ukraine sẽ có thể xuất khẩu khí sinh học sang EU qua hệ thống truyền tải khí đốt của Ukraine, thông qua các điểm kết nối liên bang với 4 quốc gia thuộc EU.

Ngoài ra, các nhà sản xuất khí sinh học Ukraine sẽ không phải lo liên kết trực tiếp giữa các nhà máy khí sinh học của họ với hệ thống truyền tải mà có thể kết nối ngay với các mạng lưới phân phối.

Theo các sửa đổi được thông qua, các điều khoản và biểu thuế đối với việc kết nối, vận chuyển và xuất khẩu của hệ thống truyền tải khí đốt của Ukraine đối với các nhà sản xuất khí sinh học tương tự như đối với các nhà sản xuất khí đốt tự nhiên.

Theo các nhà phân tích của nền tảng thông tin pháp lý toàn cầu Lexology, loại khí sinh học tinh khiết tương ứng với khí tự nhiên về đặc tính và có thể được sử dụng trong cùng lĩnh vực như nhiên liệu sưởi ấm, phát điện và vận tải. Điều quan trọng là nó có thể được tích hợp vào cơ sở hạ tầng khí đốt hiện có mà không phải trả thêm chi phí cho các mạng lưới mới, khiến nguồn tài nguyên này không chỉ có lợi nhuận mà còn có thể được sử dụng rộng rãi.

Đánh giá của các chuyên gia Lexology cho thấy, khả năng xuất khẩu khí sinh học của Ukraine sang EU có một số lợi thế. Thứ nhất, với nguồn tài nguyên nông nghiệp dồi dào, Ukraine có vị thế tốt để đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu năng lượng tái tạo của châu Âu thông qua sản xuất khí sinh học.

Lợi thế thứ hai phải kể đến là quan hệ Đối tác chiến lược Ukraine-EU được thiết lập vào tháng 2/2023, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khí tái tạo, góp phần vào sự hội nhập sâu hơn của Ukraine vào thị trường năng lượng EU. Quan hệ này cũng góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững ở các vùng nông thôn rộng lớn của Ukraine bằng cách tạo ra các cơ hội thu nhập bền vững.

Ngoài ra, khí sinh học có thể thay thế khí tự nhiên, củng cố sự độc lập về năng lượng của Ukraine và EU bằng cách giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu từ Nga.

Trước chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, mỗi năm, gần 150 tỉ m3 khí đốt tự nhiên của Moscow đi qua hàng nghìn km đường ống ngầm do Liên Xô xây dựng ở Ukraine để đi vào châu Âu.

Sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, các quốc gia thuộc EU giảm dần phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga. Đến nay, lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu từ Nga vào châu Âu đã giảm hơn 90%.

Cuối năm nay, thoả thuận vận chuyển khí đốt 5 năm giữa Ukraine và Nga được ký vào năm 2019 sẽ hết hạn. Đây là thỏa thuận thương mại và chính trị duy nhất còn lại giữa Moscow và Kiev. Theo tính toán, Nga có thể thiệt hại 6,5 tỷ USD/năm theo giá hiện tại. Đây là động lực mạnh mẽ để các nhà xuất khẩu khí đốt Nga đàm phán gia hạn thỏa thuận.

Tuy nhiên, khi các nhà xuất khẩu khí đốt Nga sẵn sàng kéo dài thoả thuận vận chuyển, thì phía Kiev tuyên bố cứng rắn rằng, đã sẵn sàng loại Moscow khỏi mạng lưới vận chuyển khí đốt của họ, quyết không gia hạn thỏa thuận để cắt đứt dòng tiền chảy vào Điện Kremlin.

Tất nhiên, tổn thất với phía Nga về doanh thu không nhỏ, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế nước này liên tiếp gặp khó khăn hơn do các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Nhưng về phía Kiev, việc không gia hạn thoả thuận không chỉ làm ảnh hưởng đến vị thế là một đường ống dẫn khí đáng tin cậy, mà còn khiến nước này mất khoảng 800 triệu USD/năm tiền phí vận chuyển, trong lúc nguồn thu eo hẹp do xung đột quân sự kéo dài.

Giáo sư quan hệ quốc tế Margarita Balmaceda tại Đại học Seton Hall (Mỹ) cho rằng, nền kinh tế Ukraine có thể bị thiệt hại nhiều nhất. Kiev có thể mất nguồn tiền để duy trì cơ sở hạ tầng năng lượng và vị thế là kênh dẫn năng lượng với giá cả phải chăng cho các đồng minh phương Tây. Nhưng dường như Kiev đã có những tính toán mới, sẵn sàng đối mặt với thiệt hại trước, để thực hiện một kế hoạch lâu dài hơn.





Nguồn: https://baoquocte.vn/ukraine-quyet-tuyet-tinh-khi-dot-nga-vut-bo-800-trieu-usd-vi-da-co-ke-hoach-rieng-voi-eu-287037.html

Cùng chủ đề

Công ty Áo được bồi thường, có khả năng “tạm biệt” khí đốt Nga, giá ở châu Âu tăng phi mã

Giá khí đốt chuẩn tại châu Âu đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 vào ngày 14/11.

EU lần đầu tiên dùng ngân sách mua sắm vũ khí chung, ưu tiên cho Ukraine

Liên minh châu Âu (EU) vừa có bước tiến lịch sử khi lần đầu tiên sử dụng ngân sách của khối để tài trợ cho việc mua sắm vũ khí chung giữa các nước thành viên, với phần lớn nguồn cung cấp được ưu tiên dành cho Ukraine.

Đức “tuyệt tình” với khí đốt Nga; Moscow sẵn sàng bán hàng cho châu Âu nhưng phải được Kiev nhất trí

Ngày 14/11, tờ Financial Times đưa tin, Đức đã ra chỉ thị yêu cầu các cảng khí đốt do nhà nước quản lý không được tiếp nhận bất kỳ lô khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nào có nguồn gốc từ Nga.

Người đứng đầu ngành ngoại giao và an ninh EU đến Kiev bàn chuyện gì hậu bầu cử Mỹ?

Ngày 9/11, quan chức cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell đã tới thủ đô Kiev của Ukraine trong chuyến thăm cuối cùng trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao của EU.

Chứng khoán Mỹ rực xanh sau chiến thắng của ông Trump, xuất khẩu LNG Nga đạt kỷ lục, EU siết thuế VAT

Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống, dự báo thời điểm nhu cầu dầu toàn cầu đạt đỉnh, khí đốt Nga sang EU và Moldova qua Ukraine vẫn tăng, xuất khẩu của Trung Quốc ghi nhận tín hiệu tích cực… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển vọng đối thoại Nga-Mỹ đơn giản là không tồn tại?

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 15/11 cho rằng vẫn tồn tại “hy vọng khiêm tốn” về khả năng nối lại đối thoại Nga-Mỹ sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, bởi vì trong thời điểm hiện tại, triển vọng đối thoại song phương đơn giản là không tồn tại.

Microsoft sẽ dừng hỗ trợ Mail và Calendar vào cuối năm nay

Microsoft sẽ dừng hỗ trợ hai ứng dụng Mail và Calendar của Windows 11 sau ngày 31/12. Người dùng sẽ phải chuyển sang ứng dụng Outlook trên web.

Google tiếp tục mang tin vui đến cho người dùng Android

Gã khổng lồ tìm kiếm Google vừa bổ sung hai tính năng bảo mật mới cho Android, nhằm tăng cường bảo vệ người dùng khỏi những cuộc gọi lừa đảo và ứng dụng độc hại.

Apple sửa lỗi khó chịu trong ứng dụng Ảnh

Người dùng iPhone đã có thể "thở phào nhẹ nhõm" khi Apple cuối cùng cũng chịu khắc phục lỗi giao diện xem video khó chịu trên ứng dụng Ảnh.

Ba nước Đông Nam Á đã trở thành quốc gia đối tác BRICS

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksandr Pankin ngày 15/11 xác nhận ba nước Đông Nam Á, gồm Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã trở thành đối tác của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).

Bài đọc nhiều

Ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Bitcoin được cấp ‘nhiên liệu tên lửa’, thị trường tiền điện tử nóng hầm hập

Hậu bầu cử Mỹ 2024, đợt tăng giá trên toàn thị trường đối với các loại tài sản rủi ro tiếp tục diễn ra mạnh mẽ kể từ sau chiến thắng cách biệt của cựu Tổng thống Donald Trump, với cổ phiếu, Bitcoin và nhiều loại tiền điện tử khác lập mức cao kỷ lục mới.

Người dân và đại lý hạn chế bán ra, dự báo sản lượng và giá hạt tiêu vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 13/11/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Giá vàng “bốc hơi dữ dội”, vắng khách mua, Việt Nam và thế giới cùng… đau đầu

Giá vàng hôm nay 13/11/2024 mất mốc 2.600 USD/ounce, giảm xuống mức thấp nhất gần hai tháng khi đồng USD mạnh lên. Nhà đầu tư quan tâm đến thị trường nhiên liệu và cổ phiếu, kết quả, tiền chảy vào kim loại quý rất ít.

Acecook Việt Nam – Câu chuyện 50 năm đầu tư và thành công tại Việt Nam

30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam (1993 -2023), Acecook Việt Nam – một thành viên của Tập đoàn Acecook Nhật Bản, đã không ngừng lớn mạnh, vươn lên trở thành nhà sản xuất mì ăn liền hàng đầu tại Việt Nam. Thành công của doanh nghiệp đến từ việc tạo ra sự giao thoa giữa Nhật Bản và Việt Nam trong chiến lược sản phẩm và quá trình quản trị doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Nhật Bản thay đổi chiến lược tuyển dụng

Thị trường lao động Nhật Bản đang chứng kiến một cuộc chiến giành nhân tài ngày càng gay gắt, đặc biệt trong bối cảnh thiếu hụt lao động trong nhiều lĩnh vực, nhất là dịch vụ.

Cùng chuyên mục

Ba nước Đông Nam Á đã trở thành quốc gia đối tác BRICS

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksandr Pankin ngày 15/11 xác nhận ba nước Đông Nam Á, gồm Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã trở thành đối tác của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).

Thị trường trong nước chịu áp lực, dự báo tình hình xuất khẩu tiêu Việt cuối năm

Giá tiêu hôm nay 16/11/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 137.500 – 138.000 đồng/kg.

Giá vàng “suy yếu dần”, thị trường lùi bước trước chính sách của ông Trump, chuyên gia dự đoán đường đi tiếp theo?

Giá vàng hôm nay 16/11/2024: Giá vàng thế giới bị đẩy xuống dưới vùng hỗ trợ trung hạn, xu hướng tăng đã bị phá vỡ và có thể mất một thời gian để các yếu tố kinh tế vĩ mô khơi dậy lại đợt tăng mới. Giá vàng trong nước "bật dậy" sau nhiều phiên rớt thảm, tuy nhiên mức chênh lệch mua và bán có thể khiến nhà đầu tư đối diện nguy cơ thua lỗ?

Công ty Áo được bồi thường, có khả năng “tạm biệt” khí đốt Nga, giá ở châu Âu tăng phi mã

Giá khí đốt chuẩn tại châu Âu đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 vào ngày 14/11.

Hà Nội, tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) tăng cường hợp tác, hữu nghị

Cùng tham dự có Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà, Trưởng Ban tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền.  Thay mặt lãnh đạo TP, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh bày tỏ cảm động trước tình cảm mà ngài Thống đốc dành cho Việt Nam và Thủ đô Hà Nội và gửi lời chúc Đoàn có chuyến công tác thành công...

Mới nhất

Vì sao số ca mắc sởi tại TP.HCM tăng cao thời gian qua?

Di biến động dân cư và việc bỏ sót trẻ chưa tiêm tại trường học là một trong những nguyên nhân gia tăng số ca mắc sởi tại TP.HCM. Di biến động dân cư và việc bỏ sót trẻ chưa tiêm tại trường học là một trong những nguyên nhân gia tăng số ca mắc sởi tại TP.HCM. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường dự Hội nghị G20 tại Brazil

1h ngày 16/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica. Chuyến công tác đến Brazil và Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân theo lời mời của...

‘Trong kỷ nguyên mới, mọi người dân Việt Nam đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc’

Theo ông Lại Xuân Môn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban tuyên giáo Trung ương, trong kỷ nguyên mới, mọi người dân Việt Nam đều được phát triển toàn diện, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, văn minh. Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản...

Hai thầy cô gen Z của Học viện Ngân hàng là nhà giáo trẻ tiêu biểu

Cùng thuộc thế hệ Z, cả Nhật Minh và Hương Trà đều xem đó là lợi thế giúp mình dễ dàng kết nối, thấu hiểu tâm tư, thu hút học trò vào bài giảng. Cô Lê Thị Hương Trà (SN 1998) và thầy Nguyễn Nhật Minh (SN 1997) đang công tác tại Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng, Học...

Mới nhất