Trang chủChính trịNgoại giaoUkraine khóa van khí đốt Nga sang châu Âu, một quốc gia...

Ukraine khóa van khí đốt Nga sang châu Âu, một quốc gia vẫn ‘có đấm’ dùng ‘mánh khóe’, liệu có được ‘ăn xôi’?

Việc vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine tới châu Âu đã dừng lại sau khi hợp đồng giữa Naftogaz và Gazprom chấm dứt. Điều gì có thể xảy ra đối với những khách hàng mua năng lượng của Moscow?

Ukraine dừng vận chuyển khí đốt của Nga sang EU và Moldova. (Nguồn: Getty Images)
Ukraine dừng vận chuyển khí đốt của Nga sang EU và Moldova. (Nguồn: Getty Images)

Ngày 1/1/2025, dữ liệu của nhà điều hành đường ống GTS (Ukraine) đã xác nhận rằng, nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên từ Nga qua Ukraine tới các nước châu Âu và Moldova đã dừng lại. Vào lúc 7h theo giờ Kiev, các vòi đã bị khóa tại cả biên giới Nga với Ukraine và tại biên giới Ukraine với Slovakia. Do đó, hợp đồng vận chuyển 5 năm giữa Naftogaz của Ukraine và Gazprom của Nga, được ký vào ngày 30/12/2019 chính thức hết hạn.

Đây là hợp đồng trung chuyển thương mại thứ hai trong lịch sử quan hệ Ukraine-Nga, sau hợp đồng kéo dài 11 năm (2009-2019) được ký vào năm 2008. Thời điểm năm 2009, đối với EU, vấn đề nguồn cung khí đốt cực kỳ cấp bách, vì sự phụ thuộc rất lớn của khối vào năng lượng của Nga.

Mỗi năm, có hơn 100 tỷ mét khối khí đốt Nga được quá cảnh qua Ukraine đến EU. Gần đây, lượng khí đốt quá cảnh đạt hơn 15 tỷ mét khối/năm và chỉ chiếm 5% tổng lượng khí đốt tiêu thụ tại liên minh 27 quốc gia thành viên.

Hợp đồng quá cảnh năm 2019 được lập thành một thỏa thuận riêng. Trước đó, từ cuối 2015, Ukraine không mua khí đốt từ Nga.

Slovakia và Hungary tiếp tục nuôi hy vọng

Việc chấm dứt thỏa thuận quá cảnh khí đốt không phải là điều bất ngờ đối với bất kỳ ai. Hơn một năm trước, Ukraine tuyên bố rằng, hợp đồng sẽ không được gia hạn.

Vào tháng 12/2023, ông Oleksii Chernyshov, cựu Giám đốc của Naftogaz, là một trong những người đầu tiên nói như vậy trong một cuộc phỏng vấn với báo chí. EU đã chuẩn bị cho việc nguồn cung cấp khí đốt từ Nga bị cắt giảm kể từ năm 2022 khi khối này quyết định thoát khỏi hoàn toàn sự phụ thuộc vào dầu khí của Moscow vào năm 2027.

Cựu Ủy viên châu Âu về năng lượng Kadri Simson đã nhiều lần nói về sự sẵn sàng của EU trong việc dừng quá cảnh khí đốt. Người kế nhiệm bà, ông Dan Jørgensen, cũng có quan điểm tương tự.

“Trong 100 ngày đầu tiên, tôi sẽ trình bày một kế hoạch về cách đẩy nhanh việc chấm dứt sự phụ thuộc của chúng ta vào khí đốt của Nga trước năm 2027”, ông nói trước khi nhậm chức vào ngày 1/12 vừa qua.

Nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), một giải pháp thay thế cho khí đốt của Nga, cho EU đã tăng đáng kể trong những năm gần đây nhờ hàng từ Mỹ và Na Uy. Gần đây, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã đề xuất với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump rằng Washington nên tăng nguồn cung cấp LNG hơn nữa cho EU.

Hầu hết các nước EU đã tìm được phương án thay thế cho Gazprom của Nga, trong đó có Áo và Italy. Tuy nhiên, nguồn cung cấp khí đốt cho Áo đã bị cắt theo sáng kiến ​​của chính Gazprom cách đây một tháng rưỡi.

Ngay cả Hungary, quốc gia đã nêu vấn đề tiếp tục quá cảnh tại các cuộc họp song phương vào đầu năm 2024, cũng đã tìm được một tuyến đường thay thế qua Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Budapest vẫn hy vọng quá cảnh qua Ukraine vì đây là tuyến đường rẻ hơn.

Tới tận ngày 30/12/2024, một ngày trước khi thỏa thuận quá cảnh kết thúc, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán vẫn cho biết, các cuộc đàm phán với Nga và Ukraine về việc duy trì hợp đồng đang diễn ra. Ông nói: “Chúng tôi hiện đang thử một ‘mánh khóe’… bằng cách nào đó khiến khí đốt, khi vào lãnh thổ Ukraine, không còn là của Nga nữa, mà đã thuộc về người mua”.

Không rõ Thủ tướng Orbán đang ám chỉ đến “mánh khóe” nào, có lẽ ông đề cập việc áp dụng cho khí đốt theo chương trình Hungary đã sử dụng khi cung cấp dầu qua Ukraine. Theo đó, bản chất là dầu của Nga nhưng được một công ty Hungary mua tại biên giới và nhập vào Ukraine như một sản phẩm của Hungary. Và bây giờ Budapest muốn làm như vậy với khí đốt. Tuy nhiên, lựa chọn này được cho là sẽ không hiệu quả đối với Kiev.

Trong bối cảnh Hungary và Slovakia mong muốn tìm ra một lựa chọn phù hợp để bảo tồn lượng khí đốt quá cảnh trên thị trường năng lượng châu Âu, người ta nói rằng Budapest đã quyết định tham gia vào một trong những công ty sản xuất của Nga để khí đốt sẽ được coi là của Hungary khi quá cảnh qua Ukraine. “Vẫn chưa rõ điều này có đúng hay không, nhưng bản thân ý tưởng này khá sáng tạo”, một nguồn tin có liên hệ trong thị trường năng lượng EU cho biết.

Ngay cả khi đúng là Hungary đang theo hướng trên, thì khả năng thực hiện được “mánh khóe” như vậy cũng không cao.

Trong khi đó, Slovakia hiện đang là nước tích cực nhất khi vẫn đang cố gắng đạt được mục tiêu của mình và buộc Ukraine phải đồng ý quá cảnh khí đốt. Bratislava đã cân nhắc lựa chọn mua khí đốt từ Azerbaijan thông qua việc giao hàng qua Nga và Ukraine.

Tuy nhiên, Baku không dư thừa sản lượng để bán, vì vậy, khí đốt sẽ phải mua từ Nga. Các cuộc tham vấn về một chương trình cung cấp mới kéo dài khá lâu. Ukraine thậm chí còn đưa ra tầm nhìn về vấn đề này – bơm khí đốt vào kho lưu trữ và sau đó tái xuất khẩu. Mặc dù vậy, không có lựa chọn nào được công nhận là thực tế.

Nguồn cung cấp khí đốt từ Azerbaijan sẽ liên quan đến việc mua khí đốt từ Nga và Ukraine không có ý định tiếp tục gia hạn thỏa thuận. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đích thân thảo luận với Thủ tướng Slovakia Robert Fico vào ngày 19/12.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) tiếp đón Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại Điện Kremlin hôm 22/12. (Nguồn: AFP)
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) tiếp đón Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại Điện Kremlin hôm 22/12. (Nguồn: AFP)

Chỉ vài ngày sau, ông Fico bay đến Moscow để thảo luận về vấn đề khí đốt với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Sau đó, ông đưa ra tối hậu thư, nói rằng nếu quá cảnh khí đốt bị dừng lại, Bratislava sẽ ngừng cung cấp điện cho Ukraine.

Tuy nhiên, nếu Slovakia từ chối Ukraine, thì các đối tác khác như Ba Lan, Hungary và Romania sẽ có thể tăng nguồn cung điện. Nếu Hungary cũng tham gia tối hậu thư của Slovakia, Ukraine sẽ có lý do chính thức để trả đũa nguồn cung cấp dầu cho các nhà máy lọc dầu ở hai quốc gia này, vốn vẫn tiếp tục chảy qua đường ống Druzhba.

Về phần mình, EC đã nói rõ rằng không ủng hộ mong muốn bảo vệ thỏa thuận quá cảnh của Slovakia. Việc dừng quá cảnh qua Ukraine vào ngày 1/1/2025 là một tình huống đã được dự đoán trước và EU đã sẵn sàng cho điều đó.

Điều gì sẽ đến với Ukraine, EU và Moldova?

Sau khi quá trình vận chuyển quá cảnh hoàn tất, sẽ không có ai dừng hoạt động của hệ thống vận chuyển khí đốt của Ukraine. Đường ống tiếp tục đóng vai trò phân phối khí đốt trong nước và là cơ sở lưu trữ khí đốt bổ sung. Vai trò của GTS rất quan trọng đối với việc cung cấp khí đốt từ các cơ sở lưu trữ ngầm nằm ở phía Tây Ukraine đến các khu vực miền Trung và miền Đông đất nước.

Tuy nhiên, hệ thống này sẽ cần thêm kinh phí để duy trì và hoạt động. Vì mục đích này, giá cước vận chuyển khí đốt cho người tiêu dùng trong nước đã được tăng lên.

Ông Volodymyr Omelchenko, Giám đốc chương trình năng lượng tại Trung tâm Razumkov cho biết, việc tăng giá sẽ không ảnh hưởng đến người dân mà chỉ dành cho doanh nghiệp. Nhưng ngay cả đối với họ, mức tăng thuế quan cũng không đáng kể.

Quan chức trên lưu ý rằng, hậu quả tiêu cực của việc chấm dứt quá cảnh có thể là tình trạng thiếu khí đốt ở Ukraine vào cuối mùa Đông, tuy nhiên, ông không dự đoán bất kỳ vấn đề nào đối với châu Âu. Các cơ sở lưu trữ khí đốt ở lục địa này đã gần đầy vào đầu mùa rét năm 2024.

Hầu như tất cả các nước EU đã tìm ra những cách thay thế để tự cung cấp nguồn năng lượng. Ông Omelchenko cho biết, Slovakia cuối cùng cũng có thể tự tìm được khí đốt cho mình khi chính phủ đã xây dựng một gói hợp đồng.

Tuy nhiên, Moldova có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu điện. Cho đến nay, nhà máy điện nhà nước Moldova, vốn hoạt động nhờ khí đốt của Nga, đã dự trữ than và dầu. Chisinau cũng dự trữ khí đốt trong nhiều tháng và hy vọng Romania sẽ giúp cung cấp điện.

Đối với triển vọng của hệ thống vận chuyển khí đốt của Ukraine, khá khó để đưa ra bất kỳ dự đoán nào. Nhưng trong mọi trường hợp, vẫn còn quá sớm để loại bỏ. Hệ thống GTS đã và vẫn là một tuyến cung cấp khí đốt khá có lợi nhuận, và trong tương lai, hệ thống này có thể được sử dụng trở lại.





Nguồn: https://baoquocte.vn/ukraine-khoa-van-khi-dot-nga-sang-chau-au-mot-quoc-gia-van-co-dam-dung-manh-khoe-lieu-co-duoc-an-xoi-299419.html

Cùng chủ đề

Nông dân Hà Tĩnh lắp ‘mắt thần’ bảo vệ Mai vàng đón Tết

TPO - Để cây mai vàng nở đúng dịp Tết Nguyên đán, búp đều, đẹp, nông dân Hà Tĩnh đã sớm tuốt lá, bổ sung dinh dưỡng cho cây và lắp camera giám sát để tránh bị kẻ gian phá hoại. Những ngày này, người dân “thủ phủ” trồng mai vàng xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh (Hà Tinh) đang tất bật chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng cho cây nhằm giúp cây mai bung nở đẹp nhất vào...

Giá vàng nhẫn vọt tăng hơn 1 triệu, lên 85 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn hôm nay (2/1) tăng mạnh, có nhiều thương hiệu đắt thêm hơn 1 triệu đồng mỗi lượng sau 1 đêm. Giá vàng nhẫn trong nước đã lên mốc 85 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đầu giờ sáng nay nâng giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ lên mức 83,3-84,6 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 1,1 triệu đồng mỗi lượng ở chiều mua vào và đắt hơn 600 nghìn đồng...

Linh vật ở đường hoa Nguyễn Huệ Tết 2025: công phu tạo hình ‘nàng Tỵ’ không lạnh lùng

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025 năm nay sử dụng một khối lượng lớn nền hoa, ước tính tổng cộng lên đến 109.000 giỏ hoa các loại. Thời gian thi công từ 7h ngày 9-1 đến 12h ngày 27-1. Tâm điểm dồn vào linh vật rắn. Đường hoa năm nay có khoảng 90 tạo hình linh vật rắn được thể hiện với đa dạng sắc thái và hình dáng, đa phần tập trung sau cổng chào đường hoa Đường...

Agribank tặng thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam

Ngày 01/01/2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã tặng thưởng Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam 1 tỷ đồng sau thành tích giành quyền vào trận chung kết Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2024. Tại Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024, Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam đã có hành trình thuyết phục với sự đoàn kết, bền bỉ, phong độ ổn định của cả...

Fitch Ratings nâng mức triển vọng tín dụng dài hạn của ACB từ ‘ổn định’ lên ‘tích cực’

Tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế Fitch Ratings vừa công bố về việc nâng mức triển vọng tín dụng dài hạn bằng ngoại tệ (Long-term Issuer Default Rating - IDR) của ACB từ mức "ổn định" lên "tích cực", đồng thời giữ nguyên mức xếp hạng "BB-". Fitch cũng giữ nguyên xếp hạng khả năng thanh toán (Viability Rating - VR) ở mức "BB-", xếp hạng hỗ trợ của Chính phủ (Government Support Rating - GSR) ở mức...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu ngồi vào "ghế nóng' Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có trong tay những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ là hoa hồng.

Lộ diện 9 thành viên đối tác mới của BRICS, có hai nước Đông Nam Á

Brazil chính thức đảm nhận vị trí Chủ tịch luân phiên Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) từ ngày 1/1.

Đàm phán bế tắc, Israel dọa phát động tấn công chưa từng có

Các cuộc thảo luận nhằm đảm bảo một thỏa thuận ngừng bắn và thả con tin tại Gaza vẫn tiếp tục bế tắc.

Sự kiện lịch sử giữa Nga và Ukraine, người giàu tiếp tục kiếm bộn tiền, BRICS thêm quốc gia đối tác

Các công ty công nghệ lớn tiếp tục kiếm bộn tiền, sự kiện lịch sử giữa Nga và Ukraine liên quan khí đốt, Mỹ liên tục vượt qua những dự đoán về sự suy giảm, Đức bi quan, BRICS thêm quốc gia đối tác… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1 ghi nhận USD tiếp tục duy trì đà tăng trước đó, báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh trong bối cảnh tâm lý thị trường trở nên thận trọng.

Bài đọc nhiều

Năm 2024 ăn nên làm ra của các tỷ phú thế giới, hé lộ lĩnh vực làm túi tiền “phình to”

Tổng giá trị tài sản ròng của 500 người giàu nhất thế giới đã vượt 10.000 tỷ USD, đánh dấu một năm 2024 túi tiền của các tỷ phú tiếp tục phình to, bất chấp tình hình kinh tế thế giới không thực sự lạc quan.

Nga vừa ngừng bơm khí đốt qua Ukraine, châu Âu đã đón tin xấu, Kiev có bước đi khiến ngành công nghiệp “đau đớn”

Ngay đầu tiên của năm 2025, hợp đồng trung chuyển khí đốt giữa Nga và Ukraine chính thức hết hạn. Diễn biến này báo hiệu sự kết thúc của tuyến cung cấp khí đốt lâu đời nhất từ Nga đến châu Âu.

Một quốc gia Đông Nam Á sẽ chính thức là đối tác BRICS từ đầu năm 2025

Ngày 30/12, Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết nước này sẽ trở thành đối tác chính thức của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) từ ngày 1/1/2025.

Hội nghị tổng kết, kiểm điểm, đánh giá công tác của Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao năm 2024

Vào ngày 28 và 30/12, Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị tổng kết, kiểm điểm và đánh giá đối với tập thể và cá nhân thành viên Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao năm 2024.

“Ngọn hải đăng” trong thế giới phân mảnh đang cần được tiếp lửa

Vai trò của WTO sẽ dần bị mai một nếu không thay đổi cơ chế vận hành và cải cách mà trong đó, đối thoại chính sách nhằm xây dựng một bộ nguyên tắc có tính thích ứng cao là điều cấp thiết.

Cùng chuyên mục

Lộ diện 9 thành viên đối tác mới của BRICS, có hai nước Đông Nam Á

Brazil chính thức đảm nhận vị trí Chủ tịch luân phiên Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) từ ngày 1/1.

Sự kiện lịch sử giữa Nga và Ukraine, người giàu tiếp tục kiếm bộn tiền, BRICS thêm quốc gia đối tác

Các công ty công nghệ lớn tiếp tục kiếm bộn tiền, sự kiện lịch sử giữa Nga và Ukraine liên quan khí đốt, Mỹ liên tục vượt qua những dự đoán về sự suy giảm, Đức bi quan, BRICS thêm quốc gia đối tác… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Giá vàng “chói lóa” ngày đầu năm, thị trường có động lực chính, vẫn “rón rén” chờ ông Trump

Giá vàng hôm nay 2/1/2025 thị trường thế giới bứt phá ngay trong phiên đầu Năm mới, phủ sắc xanh trên sàn giao dịch Kitco. Chuyên gia nhận định, giá vàng sẽ tăng trong nửa đầu năm 2025 nhưng không quá đột biến như năm 2024.

Giá tăng gần 3 lần từ thời điểm chạm đáy, nông dân phấn khởi, nhiều kỳ vọng vào vụ mùa 2025 bội thu

Giá tiêu hôm nay 2/1/2025 tại thị trường trong nước nhích nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 - 147.000 đồng/kg.

“Ngọn hải đăng” trong thế giới phân mảnh đang cần được tiếp lửa

Vai trò của WTO sẽ dần bị mai một nếu không thay đổi cơ chế vận hành và cải cách mà trong đó, đối thoại chính sách nhằm xây dựng một bộ nguyên tắc có tính thích ứng cao là điều cấp thiết.

Mới nhất

Giá trị toàn cầu của di tích Mỹ Sơn

Khu đền tháp Chăm Mỹ Sơn là di sản văn hóa thế giới thuộc địa bàn xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam (thường gọi là Thánh địa Mỹ Sơn). Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng kín có địa thế núi non hùng vĩ. Nơi đây, với hơn 70 công trình kiến trúc đền...

Đảo Điệp Sơn Khánh Hòa

HappyVietnam

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà thăm, chúc Tết đồng bào các dân tộc huyện Nậm Pồ và Mường Nhé, tỉnh...

Để kịp thời động viên, hỗ trợ đồng bào các dân tộc chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, đầm ấm, ngày 01/01/2025, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà dẫn đầu Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã đến thăm, chúc Tết các tập thể có thành tích, đóng góp...

Sản phẩm OCOP đón mùa vụ quan trọng nhất trong năm

Nhiều năm qua, không ít sản phẩm OCOP của Lào Cai được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn để sử dụng và làm quà biếu, tặng trong dịp tết Nguyên đán. Vì vậy, thời điểm này trở thành mùa vụ quan trọng nhất trong năm đối với nhiều chủ thể OCOP. Vào dịp tết Nguyên đán, sản lượng tiêu...

Mới nhất

Thánh địa Mỹ Sơn

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp