Trang chủNewsThế giớiUkraine đang ‘giành thế chủ động’ ở Biển Đen, IDF sắp ‘xóa...

Ukraine đang ‘giành thế chủ động’ ở Biển Đen, IDF sắp ‘xóa sổ’ Hamas ở Bắc Gaza?



Sôi động các cuộc gặp bên lề ở APEC; Nga bi quan về Ngoại trưởng Anh; Chủ tịch Trung Quốc cảnh báo về khu vực …là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida khẳng định tiếp tục xây dựng quan hệ vì lợi ích cơ bản của người dân hai nước. (Nguồn: AP)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tiếp xúc bên lề APEC 2023. (Nguồn: AP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

* Ukraine thiết lập đầu cầu ở bờ Đông sông Dnipro: Ngày 17/11, quân đội Ukraine cho biết lực lượng này đã tiến hành một loạt hoạt động thành công trên bờ phía Đông sông Dnipro ở khu vực Kherson, hiện do Nga đang kiểm soát và thiết lập một số đầu cầu ở đó. Trong tuyên bố trên Facebook, Thủy quân lục chiến Ukraine cho hay họ đang tiếp tục hoạt động ở bờ của con sông này ở Kherson.

Dnipro là con sông lớn thứ 4 châu Âu và tuyến giao thương quan trọng. Nơi đây đã trở thành một mặt trận quan trọng kể từ khi quân đội Ukraine tuyên bố đẩy lùi các lực lượng của Nga về bờ Tây con sông này hồi năm ngoái.

Trong một tin liên quan, phòng không Ukraine cho biết đã bắn hạ 9/10 máy bay không người lái (UAV) Nga trong đêm ở Mykolayiv và Odessa ở miền Nam, Zhytomyr ở miền Trung và vùng Khmelnytskyi ở miền Tây nước này. Ngoài ra, Nga cũng đã phóng một số tên lửa C-300 trong đêm ở khu vực Donetsk. (Reuters)

* Ukraine giành thế chủ động từ Nga ở Biển Đen: Ngày 16/11, viết trên Telegram, Tổng thống Volodymyr Zelensky nhấn mạnh: “Lần đầu tiên trên thế giới, ở Biển Đen, một đội phương tiện không người lái của hải quân Ukraine đã bắt đầu hoạt động. Chúng ta đã giành lại thế chủ động từ Nga ở vùng Biển Đen”.

Theo ông, từ những ngày đầu xung đột, Moscow đã phong tỏa các cảng ở Biển Đen, phá hủy cơ sở hạ tầng cảng biển và xuất khẩu ngũ cốc, gây gián đoạn thị trường lương thực toàn cầu. Song hiện Kiev đã dịch chuyển cán cân quyền lực.

Phát biểu trước đại diện Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Romania, và Moldova, các nước giáp Biển Đen, ông nêu rõ: “Chúng ta đã có thể chứng minh rằng sự hợp tác giữa các nước khu vực, với sự hỗ trợ của đối tác, có thể mang lại trạng thái ổn định cho thị trường lương thực thế giới… Chúng ta có thể cung cấp sự bảo vệ như vậy cho phần phía Tây của Biển Đen, nơi hiện cho phép các hành lang xuất khẩu hàng hải hoạt động. Danube có vai trò quan trọng đối với an ninh toàn cầu”. (Reuters)

* Italy và Ukraine bàn về viện trợ quân sự, sản xuất chung: Ngày 17/11, viết trên Facebook, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov nêu rõ: “Tôi đã có một cuộc điện đàm thực chất với Bộ trưởng Crosetto. Chúng tôi đã thảo luận về viện trợ quân sự cho Ukraine và hợp tác với các nhà sản xuất Italy để cùng sản xuất ở Ukraine”. Ông đánh giá cao vai trò của Italy trong củng cố sức mạnh của quân đội Ukraine. Trước đó, Rome cam kết sẽ tiếp tục ủng hộ Kiev. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Romania mở trung tâm huấn luyện phi công Ukraine lái chiến đấu cơ F-16 của Mỹ

* Israel sắp xóa sổ Hamas phía Bắc Dải Gaza: Ngày 17/1, Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ Israel (IDF), Tướng Herzi Halevi cho biết: “Chúng tôi sắp dỡ bỏ hệ thống quân sự của Hamas ở phía Bắc Dải Gaza. IDF sẽ tiếp tục hoạt động, tấn công các mục tiêu, loại bỏ có hệ thống các chỉ huy và thành viên cũng như cơ sở hạ tầng của Hamas”. Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant cho biết, IDF đang tiến gần đến việc kiểm soát hoàn toàn thành phố Gaza.

Trong một tin liên quan, người phát ngôn IDF, Chuẩn tướng Daniel Hagari cho biết, các đơn vị quân đội nước này đã phát hiện lối vào một đường hầm của Hamas ở Bệnh viện Al-Shifa tại dải Gaza. Theo đoạn phim của IDF, đường hầm nằm giữa các toàn nhà trong khuôn viên Bệnh viện Al-Shifa. Ngoài ra, theo ông Daniel Hagari, các đơn vị IDF cũng phát hiện một xe tải của Hamas chở vũ khí, giống như loại xe tải đã từng được sử dụng trong vụ tấn công vào Israel ngày 7/10.

Trước đó, ngày 14/11, IDF đã đột kích Bệnh viện Al-Shifa lớn nhất Dải Gaza. IDF cáo buộc Hamas đặt trung tâm chỉ huy chính đường hầm dưới bệnh viện này. (Jerusalem Post/Times of Israel)

* Israel không thể giảm thiểu thương vong cho dân thường ở Gaza: Ngày 16/11, trả lời phỏng vấn đài CBS News (Mỹ), Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói: “Bất kỳ cái chết nào của dân thường đều là thảm kịch. Hiện chúng tôi… đang làm tất cả những gì có thể để tránh gây thương vong cho dân thường”. Ông cũng cáo buộc Hamas đang “gây tổn hại cho chính dân thường của họ”.

Khi được hỏi về việc liệu Israel có đang gây thương vong cho hàng nghìn người Palestine để trả đũa cho cuộc tấn công hôm 7/10 của Hamas hay không, nhà lãnh đạo này nêu rõ: “Chúng tôi đã rải truyền đơn, chúng tôi gọi điện thoại cho người dân (ở Dải Gaza) và bảo họ rời đi. Hiện rất nhiều người đã rời đi”. Thủ tướng Israel khẳng định mục tiêu của IDF trong chiến dịch quân sự là hủy diệt Hamas.

Trước đó cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington và Nhà nước Do Thái đang tích cực tham vấn về bảo đảm an toàn cho dân thường ở Dải Gaza. Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết Washington cũng bày tỏ quan ngại với về hoàn cảnh của công dân Mỹ tại Bờ Tây, những người vốn không thể quá cảnh thông qua Israel. Ông hy vọng Nhà nước Do Thái sẽ hoàn toàn tuân thủ chương trình miễn thị thực. (CBS News/Reuters)

* WFP cảnh báo về hệ thống lương thực ở Dải Gaza: Ngày 16/11, Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên hợp quốc (LHQ) Cindy McCain xác nhận: “Nguồn cung cấp thực phẩm và nước uống thực tế không tồn tại ở Dải Gaza. Hiện chỉ một phần nhỏ những thứ cần thiết được vận chuyển qua biên giới.

Khi mùa Đông đang đến rất nhanh, những nơi trú ẩn không an toàn và quá đông đúc, cũng như tình trạng thiếu nước sạch, người dân đang phải đối mặt với nguy cơ chết đói. Hy vọng duy nhất là mở một lối đi an toàn khác cho hoạt động viện trợ nhân đạo tiếp cận để đưa thực phẩm vào Dải Gaza”.

Ngoài ra, tình trạng thiếu nhiên liệu cũng làm tê liệt hoạt động phân phối và nhân đạo, trong đó có công tác cung cấp hỗ trợ lương thực. Ngay cả khi xe tải đến từ Ai Cập và dỡ hàng hóa xuống Dải Gaza ngày 15/11, WFP vẫn không thể tiếp cận dân thường trú ẩn vì không đủ nhiên liệu cho phương tiện phân phối. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Xung đột Israel-Hamas: Cơ quan cứu trợ LHQ về người Palestine có nguy cơ dừng hoạt động; WFP lên tiếng về khủng hoảng lương thực

Đông Nam Á

* Mỹ-Campuchia hợp tác chống buôn người: Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết từ ngày 15 – 17/11, Đại sứ lưu động phụ trách Giám sát và Chống buôn bán người của Mỹ, bà Cindy Dyer đã tới Campuchia để làm việc với các bộ, nhanh, tổ chức phi chính phủ về nỗ lực chống nạn buôn người ở Campuchia và khu vực. Chuyến đi là cơ hội để chia sẻ thông tin và phối hợp trong nỗ lực chống buôn người.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Đại sứ Dyer gặp gỡ các quan chức Bộ Tư pháp, Bộ Lao động, Bộ Ngoại giao, Cảnh sát Quốc gia và Ủy ban Quốc gia về Chống buôn người (NCCT) của Campuchia để xây dựng quan hệ với Chính phủ mới. Qua đó, hai bên sẽ tăng cường phối hợp trong tương lai và ủng hộ tiến bộ trong các lĩnh vực quan trọng nhất, bao gồm điều tra và truy tố lừa đảo trên mạng.

Đại sứ Dyer cũng thảo luận với các tổ chức hoạt động chống buôn người. Các cuộc thảo luận tập trung vào những nỗ lực của Campuchia nhằm bảo vệ nạn nhân, bao gồm việc cung cấp sự hỗ trợ bảo vệ nạn nhân bị buôn bán và người di cư dễ bị tổn thương, nâng cao năng lực cho các nhà cung cấp dịch vụ này cũng như các quan chức Chính phủ để cải thiện việc xác định và giới thiệu nạn nhân. (Reuters)

* Trung Quốc sẽ tăng cường đầu tư vào Brunei: Ngày 16/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah tại San Francisco (Mỹ). Trong cuộc hội đàm, ông Tập nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ chào đón thêm hàng xuất khẩu từ Bandaseri Begawan, đề nghị nhiều doanh nghiệp trong nướcthành lập cơ sở ở quốc gia Đông Nam Á này và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực như an ninh lương thực. Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng cho rằng nước này và Brunei nên cùng nỗ lực để đạt được bước tiến tích cực trong việc cùng khai thác chung trên biển và cùng bảo vệ hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Ngoài ra, ông Tập Cận Bình còn nêu rõ, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Brunei và các thành viên khác thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để duy trì phương hướng hợp tác “đúng đắn” ở khu vực Đông Á. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
BRI mở ra một chương mới trong tình hữu nghị Trung Quốc-Campuchia

Đông Bắc Á

* Nhật Bản lo ngại về hoạt động quân sự của Trung Quốc: Ngày 16/11 (theo giờ địa phương) Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã hội đàm trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại San Francisco (Mỹ). Phát biểu với truyền thông trong nước sau hội đàm, Thủ tướng Kishida cho biết “đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc của Nhật Bản về hoạt động quân sự gia tăng của Trung Quốc gần nước này, kể cả sự hợp tác quân sự giữa Trung Quốc với Nga”.

Ngoài ra, ông Kishida nói: “Tôi đã nhấn mạnh một lần nữa tầm quan trọng đặc biệt của hòa bình và ổn định ở Eo biển Đài Loan đối với cộng đồng quốc tế, trong đó có Nhật Bản”.

Thủ tướng Kishida Fumio cũng lưu ý: “Đối với Biển Hoa Đông, tôi một lần nữa bày tỏ mối quan ngại sâu sắc của chúng tôi và kêu gọi lập tức dỡ bỏ các phao (của Trung Quốc) được đặt trong Vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản”. (AFP)

* Nhật, Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng hợp tác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Ngày 16/11, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống chủ nhà Joe Biden đã hội đàm tại San Francisco, một ngày sau Thượng đỉnh Mỹ-Trung. Hai bên nhất trí rằng hợp tác song phương ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là “quan trọng hơn bao giờ hết” khi nói tới Trung Quốc và Triều Tiên. Ông Kishida và ông Biden cũng nhất trí hợp tác để cải thiện tình hình nhân đạo ở Dải Gaza và hướng tới giải pháp hai nhà nước cho người Israel và người Palestine. (Kyodo)

* Lãnh đạo Trung-Hàn gặp gỡ bên lề APEC: Ngày 16/11 (theo giờ địa phương), Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chào hỏi bên lề Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Hai nhà lãnh đạo đã bắt tay và trao đổi ngắn gọn trước khi bắt đầu cuộc họp chính trong khuôn khổ APEC tại trung tâm Moscone ở San Francisco. (Mỹ).

Có nguồn tin nói rằng các cấp làm việc đang sắp xếp để hai nhà lãnh đạo cao nhất Trung-Hàn tiến hành gặp song phương, song hiện vẫn chưa có xác nhận chính thức. Nếu được tổ chức, đây sẽ là hội nghị thượng đỉnh thứ hai sau khi hai bên lần đầu gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Bali, Indonesia tháng 11/2022. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Nhật Bản cung cấp 4 tàu tuần tra cho Bangladesh theo khuôn khổ hợp tác quốc phòng OSA

* Nga bắt đầu cung cấp ngũ cốc miễn phí cho châu Phi: Ngày 17/11, viết trên Telegram, Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Dmitry Patrushev thông báo Moscow đã bắt đầu vận chuyển miễn phí số lượng ngũ cốc lên tới 200.000 tấn tới một số quốc gia châu Phi. Quan chức này nêu rõ hiện các tàu chở ngũ cốc hướng tới Burkina Faso và Somalia đã rời cảng Nga. Trong khi đó, các chuyến tàu chở thêm ngũ cốc tới Eritrea, Zimbabwe, Mali và Cộng hòa Trung Phi sẽ sớm ra khơi. (Reuters)

* Nga khó cải thiện quan hệ với Anh: Ngày 17/11, nhận định về việc ông David Cameron trở thành Ngoại trưởng Anh, Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ: “Xét từ thực tế là việc bổ nhiệm ông ấy làm người đứng đầu Bộ Ngoại giao sẽ không ảnh hưởng gì đến cách tiếp cận của chính phủ Bảo thủ Anh với mối quan hệ với Nga”.

Tuyên bố có đoạn: “Những phát biểu đầu tiên của tân ngoại trưởng Anh hoàn toàn xác nhận cam kết của ông đối với đường lối phá hoại trong các vấn đề song phương. Ý định của London là tiếp tục đi theo con đường leo thang và làm gia tăng căng thẳng quốc tế. Không có lý do gì để mong đợi những thay đổi tích cực trong đối thoại chính trị Nga-Anh và những hành động thiết thực của London”.

Trước đó, ngày 16/11, Ngoại trưởng Anh Cameron đã đến, gặp gỡ Tổng thống chủ nhà Volodymyr Zelensky, trước khi tiếp xúc người đồng cấp chủ nhà Dmytro Kuleba và Thủ tướng Denys Shmyhal.(Sputnik/TASS)

* Phần Lan bắt đầu đặt rào biên giới với Nga: Ngày 17/11, Lực lượng biên phòng nước này thông báo từ nửa đêm (theo giờ địa phương), họ sẽ triển khai các rào chắn tại các cửa khẩu biên giới với Nga, vốn đã được lên kế hoạch đóng lại.

Trước đó ngày 16/11, Chính phủ Phần Lan đã quyết định đóng 4/9 cửa khẩu biên giới với Nga, khi tình trạng người xin tị nạn tăng cao. Trong tuần này, hơn 200 người xin tị nạn đã tới Phần Lan. Helsinki cho rằng Moscow đang đẩy người di cư đến biên giới hai nước. Tuy nhiên, Moscow đã bác bỏ cáo buộc này. (TTXVN)

* Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Đức: Ngày 17/11, ông Recep Tayyip Erdogan đã bắt đầu chuyến thăm Berlin, hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà Olaf Scholz về tình hình Trung Đông. Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng những lời lẽ gay gắt chỉ trích Israel và bảo vệ Hamas, quan điểm trái ngược với Đức.

Về phần mình, họp báo hôm 14/11, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã gọi bình luận của ông Erdogan là “vô lý”, nhấn mạnh Israel là một quốc gia dân chủ. (Anadolu)

TIN LIÊN QUAN
Nga bày tỏ tiếc nuối trước động thái mới của Phần Lan

* Trung Quốc: Châu Á-Thái Bình Dương không nên rơi cuộc Chiến tranh Lạnh mới: Ngày 17/11, Bộ Ngoại giao nước này dẫn lời Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC ở San Francisco (Mỹ) nêu rõ: “Khu vực này không thể và không nên trở thành đấu trường cho cạnh tranh địa chính trị, càng không nên bị đẩy vào cuộc Chiến tranh Lạnh mới hoặc đối đầu phe phái”.

Theo ông, các nền kinh tế thành viên phải “tuân theo các chuẩn mực phù hợp trong quan hệ với nhau để duy trì sự thịnh vượng và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương thông qua đối thoại và hợp tác thay vì đối đầu và liên minh”. Ông Tập cũng kêu gọi khu vực “tiếp tục kiên định với chủ nghĩa khu vực cởi mở và thúc đẩy một Khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương”. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Nhật Bản đề xuất Trung Quốc bãi bỏ lệnh cấm đối với hải sản

* Syria bắn hạ tên lửa Israel gần Damascus: Ngày 17/11, Quân đội nước này thông báo đã bắn hạ các tên lửa của Nhà nước Do Thái từ Cao nguyên Golan về phía khu vực xung quanh thủ đô sáng cùng ngày. Theo đó, hầu hết các tên lửa của Israel đều bị đánh chặn. Tuy nhiên, một số tên lửa đã gây thiệt hại về vật chất.

Hiện IDF chưa đưa ra bình luận về thông tin trên. Hồi tuần trước, Nhà nước Do Thái cho hay, một tổ chức ở Syria đã tấn công bằng UAV vào một trường học ở thành phố Eilat miền Nam Israel, buộc họ phải có hành động đáp trả. (Reuters)





Nguồn

Cùng chủ đề

Đón lõng xe khách, giải cứu thiếu nữ 14 tuổi bị người lạ dụ dỗ bỏ nhà

Tin lời dụ dỗ của người lạ trên mạng xã hội, một thiếu nữ ở huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) liền bắt xe ra Bắc làm việc. Rất may bé gái này đã được người nhà, lực lượng CSGT phát hiện, kịp thời giải cứu. Ngày 7/12, Đội CSGT đường bộ số 2 thuộc Phòng CSGT, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, vừa phối hợp với một gia đình giải cứu thành công thiếu nữ bị người...

Một bên vẫn “nắm đằng chuôi”, Hamas “ngã ngửa” nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hezbollah đang được kỳ vọng là "tia hy vọng lóe lên từ vực thẳm' trong cuộc xung đột tại khu vực sau nhiều tháng leo thang. Tuy vậy, Israel vẫn đang ở thế chủ động trong mọi việc và vẫn còn nhiều việc phải làm để hiện thực hóa những cam kết của hai bên.

Tổng thống Mỹ Biden và ‘nước cờ cuối’ củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài ‘bậc thầy thương thuyết’

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông. Tuy nhiên, sẽ chỉ là "muối bỏ bể' với tình hình hiện tại, còn một khoảng trống chính sách rất lớn để Tổng thống đắc cử Donald Trump có cách tiếp cận mang bản sắc của riêng mình.

Đón ông Trump trở lại, Trung Quốc đã sẵn sàng mở kho “vũ khí trả đũa”, có một vấn đề khổng lồ “cứu” kinh...

Với nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump tại Nhà Trắng, thuế quan là một nỗi lo với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Trung Quốc. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có đủ khả năng ứng phó.

Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Thủ tướng Czech Petr Fiala coi quyết định của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) là "điều đáng tiếc".

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung Quốc tố Mỹ chính là mối đe dọa lớn nhất với an ninh toàn cầu

Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 21/12 đã lên án báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc về sự phát triển nhanh chóng của quân đội Trung Quốc, cho rằng chính Washington đang phát triển chiến lược quân sự ngày càng mang tính đối đầu và là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh toàn cầu.

Giá vàng nhẫn ‘vượt mặt’ vàng miếng, dự báo thời điểm chạm 3.000 USD/ounce, triển vọng 2025 lạc quan phơi phới

Giá vàng hôm nay 22/12/2024, giá vàng nhẫn tăng mạnh mẽ, vượt qua vàng miếng; thị trường thế giới xanh sàn. Ông Trump lãnh đạo nước Mỹ, nhu cầu tăng vọt từ các thị trường mới nổi và rủi ro địa chính trị đang dẫn dắt triển vọng giá vàng 2025.

Thủ tướng Ấn Độ khởi động chuyến thăm lịch sử đến Kuwait

“Tôi đến Kuwait trong sự chào đón nồng nhiệt.

Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật...

Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam Kendra Rinas nhấn mạnh, Việt Nam nằm trong số rất ít các nước có kế hoạch toàn quốc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Bài đọc nhiều

Báo chí thế giới dự đoán kết quả trận tuyển Việt Nam đụng độ Myanmar

(Dân trí) - Nhiều tờ báo trên thế giới đã đưa ra dự đoán khác nhau về kết quả trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Myanmar diễn ra trên sân Việt Trì (Phú Thọ) vào lúc 20h hôm nay (21/12). Vào lúc 20h hôm nay, đội tuyển Việt Nam sẽ bước vào trận đấu quyết định với Myanmar trên sân Việt Trì (Phú Thọ) ở lượt cuối bảng B AFF Cup 2024. Trước thềm trận đấu này, đội tuyển Việt...

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Rạn nứt ở Tây Phi

Hội nghị thượng đỉnh ECOWAS diễn ra trong bối cảnh khu vực chứng kiến nhiều chuyển biến sâu sắc, nhất là sau các cuộc đảo chính đưa chính quyền quân sự lên nắm quyền...

Ukraine tiếp tục dùng vũ khí Mỹ tấn công tầm xa, Nga trả đũa

Bộ Quốc phòng Nga ngày 20.12 tuyên bố đã tiến hành cuộc đáp trả đối với việc Ukraine sử dụng tên lửa do Mỹ và Anh cung cấp tấn công lãnh thổ Nga mới đây. ...

Cùng chuyên mục

OpenAI công bố mô hình AI suy luận o3

OpenAI - công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) được hỗ trợ bởi Microsoft (Mỹ) ngày 20.12 thông báo họ đang thử nghiệm các mô hình AI lý luận mới mang tên "o3" và "o3 mini". ...

Trung Quốc tố Mỹ chính là mối đe dọa lớn nhất với an ninh toàn cầu

Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 21/12 đã lên án báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc về sự phát triển nhanh chóng của quân đội Trung Quốc, cho rằng chính Washington đang phát triển chiến lược quân sự ngày càng mang tính đối đầu và là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh toàn cầu.

Thủ tướng Ấn Độ khởi động chuyến thăm lịch sử đến Kuwait

“Tôi đến Kuwait trong sự chào đón nồng nhiệt.

Tỷ phú Mỹ tiết lộ kế hoạch sẽ cải tổ ứng dụng TikTok

Tỷ phú Mỹ Frank McCourt - người được cho là sẽ mua lại TikTok sẽ thay đổi mô hình quảng cáo của công ty để người dùng có quyền kiểm soát các quảng cáo và loại nội dung mà họ muốn xem. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một đạo luật buộc ByteDance - công ty có trụ sở tại Trung Quốc, phải hoàn tất việc thoái...

Mới nhất

Vì sao mùa gió Bắc là mùa chật vật của nghề đánh cá biển ở Bà Rịa-Vũng Tàu, câu mực thất thu?

Mùa gió Bắc, mưa bão nhiều, trong khi giá hải sản đi xuống trong giai đoạn thấp điểm của du lịch nên nhiều ngư dân Bà Rịa-Vũng Tàu cho tàu nằm...

Giá vàng hôm nay 22/12/2024 giảm, trong nước ngược chiều đi lên

Giá vàng hôm nay 22/12/2024 trên thị trường thế giới kết thúc tuần giảm. Giá vàng nhẫn trong nước có thương hiệu điều chỉnh đi lên. Kết phiên 21/12, giá vàng miếng tại SJC đóng cửa ở mức 81,8-83,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), không đổi so với chốt phiên hôm trước. Giá vàng miếng tại Doji tăng 600...

Cứu 14 thuyền viên tàu hàng gặp nạn trên biển

Hiện sức khỏe các thuyền viên này đều ổn định. ...

Giá tiêu trong nước hôm nay giảm nhẹ

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 22/12/2024, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 22/12. Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 22/12/2024 như sau, giá...

Bài luận đặc biệt giúp nam sinh Hà Nội giành học bổng Mỹ hơn 7,5 tỷ đồng

Ví mình từng giống như “người ngoài hành tinh”, có thế giới nội tâm là một hành tinh xa lạ chưa ai đặt chân tới, Nam Khánh kể về hành trình thay đổi bản thân, nhờ đó góp phần chinh phục đại học khai phóng hàng đầu nước Mỹ. Trần Nam Khánh, học sinh lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT...

Mới nhất