Trang chủChính trịNgoại giaoUkraine có thể vỡ nợ, viện trợ từ Mỹ và EU đang...

Ukraine có thể vỡ nợ, viện trợ từ Mỹ và EU đang được chi vào việc gì?

Năm thứ ba chìm trong cuộc xung đột quân sự với Nga, với tiềm năng kinh tế của Ukraine bị phá hủy và nợ chính phủ ngày càng gia tăng, câu hỏi đặt ra trong đầu người Ukraine và các đối tác của Kiev là liệu có thể xảy ra vỡ nợ hay không?

Ukraine có thể vỡ nợ, viện trợ từ Mỹ và EU đang được chi vào việc gì?. (Nguồn: cpapracticeadvisor.com)
Ukraine có thể vỡ nợ, viện trợ từ Mỹ và EU đang được chi vào việc gì? (Nguồn: cpapracticeadvisor.com)

Câu trả lời là không, hay ít nhất là chưa, cho đến lúc này.

Theo các nhà nghiên cứu của Trung tâm Wilson, một số bước có thể được thực hiện để tránh vỡ nợ, bao gồm cơ cấu lại một số khoản nợ và đàm phán lãi suất thấp hơn và thanh toán dịch vụ nợ thấp hơn. Nhưng kịch bản tốt nhất là chấm dứt cuộc xung đột Nga-Ukraine lại không nằm trong viễn cảnh trước mắt.

Trước xung đột quân sự với Nga, Ukraine có tình trạng nợ khá tốt, nợ chính phủ thấp chỉ 48,9% GDP vào cuối năm 2021. Lãi suất trả nợ bình quân khoảng 9%/năm đối với nợ trong nước và 4%/năm đối với nợ nước ngoài. Tổng chi phí trả nợ bằng 2,9% GDP.

Nhưng sự suy thoái của nền kinh tế Ukraine từ sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga, cùng với sự gia tăng đáng kể trong chi tiêu công, tăng từ 40% lên 75% GDP từ năm 2021 đến năm 2023, đã làm tăng đáng kể cả nợ trong và ngoài nước. Kết quả là đến cuối năm 2023, nợ công của nền kinh tế này đã ở mức 84,4% GDP.

Con số này thậm chí còn tồi tệ hơn nếu Mỹ không bổ sung ngân sách cho Ukraine với 22,85 tỷ USD dưới dạng tài trợ chứ không phải tín dụng trong năm 2022–2023.

Năm 2022, Ukraine đã đạt được thỏa thuận với các chủ nợ về việc hoãn thanh toán gốc và lãi trái phiếu châu Âu trong giai đoạn 2022–2023. Tuy nhiên, vào năm 2024, tình hình đã khác. Năm nay Ukraine không nhận được hỗ trợ tài trợ nào của phương Tây, trong khi đã đến lúc phải trả lãi cho trái phiếu châu Âu ba năm một lần cho giai đoạn 2022–2024.

Tình hình đã dẫn đến sự gia tăng chưa từng có trong chi trả nợ công lên tới 6,3% GDP, tương đương gần 12 tỷ USD vào năm 2024.

Và nợ công vào cuối năm nay sẽ đạt gần 100% GDP (khoảng 97,6%). Đồng thời, chính sách lãi suất cao của Ngân hàng quốc gia Ukraine có nghĩa là lãi suất trả nợ trong nước trung bình sẽ tăng từ 9 lên 13% trong hai năm.

Ukraine, sau khi ký chương trình 4 năm với IMF, hiện đang cơ cấu lại khoản nợ 10 tỷ USD (nợ phát sinh trước xung đột quân sự với lãi suất 2 hoặc 3%/năm) thành khoản tín dụng khác cũng của IMF trị giá 15,6 tỷ USD (chịu lãi suất khoảng 8,5%/năm).

Kết quả là, vào năm 2024, Kiev ngoài việc trả nợ gốc theo các chương trình cũ của IMF, sẽ phải trả khoảng 900 triệu USD tiền lãi để trả các khoản nợ khác.

Theo tính toán, Kiev đã nhận được khoản vay 5,4 tỷ USD từ IMF vào năm 2024, Ukraine sẽ cần tăng các khoản thanh toán dịch vụ nợ vào năm 2025 lên tới 1,1–1,2 tỷ USD.

Ngoài ra, còn có các chứng khoán liên kết GDP (một dạng trái phiếu lãi suất thả nổi có lãi suất gắn liền với tốc độ tăng trưởng của quốc gia) vào năm 2015 của Ukraine, có giá trị đến năm 2041. Năm 2015, Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk và Bộ trưởng Tài chính Yaresko đã ký một thỏa thuận với các chủ nợ nhằm giảm nhẹ số nợ để đổi lấy chứng khoán, những chứng khoán bắt buộc phải thanh toán nếu tăng trưởng kinh tế của Ukraine vượt quá 3% GDP, bắt đầu từ năm 2019.

Tăng trưởng càng lớn thì số tiền chi trả càng lớn. Trong điều kiện tái thiết sau xung đột quân sự với Nga, các khoản thanh toán cho các nghĩa vụ này có thể tới 1–2 tỷ USD mỗi năm hoặc hơn, với khối lượng chứng khoán danh nghĩa là 3,2 tỷ USD.

Vào năm 2023, nền kinh tế Ukraine tăng trưởng 5,3%, điều đó có nghĩa là vào năm 2025, Ukraine sẽ phải trả khoảng 700–800 triệu USD “thuế đánh vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Ukraine” cho các chủ nợ – một điều mà Bộ Tài chính đã tránh nhắc tới từ nhiều năm nay.

Vì vậy, khoảng một nửa viện trợ từ Mỹ và EU cho Ukraine vào năm 2024 sẽ hướng tới việc trả nợ cho các chủ nợ trong và ngoài Ukraine.

Để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, vào tháng 5 đến tháng 6/2024, Bộ Tài chính và các chủ nợ của Ukraine đã tổ chức các cuộc đàm phán về cơ cấu lại 20 tỷ USD khoản nợ (Trái phiếu châu Âu) và sửa đổi các chứng khoán liên kết với GDP. Nhưng cho đến nay, các cuộc đàm phán vẫn chưa mang lại bất kỳ quyết định chung nào.

Nếu việc tái cơ cấu nợ không thành công trước ngày 1/8/2024, Ukraine sẽ phải trả khoảng 3,75 tỷ USD trái phiếu châu Âu vào cuối năm 2024. Điều này có nghĩa là Ukraine sẽ vỡ nợ vào năm 2024?

Hiện tại, câu trả lời vẫn là không. Khoản thanh toán trái phiếu châu Âu trị giá 3,75 tỷ USD này đã được đưa vào ngân sách năm 2024 của Ukraine.

Tuy nhiên, rõ ràng là xung đột Nga-Ukraine càng kéo dài thì Ukraine càng bị đẩy đến gần bờ vực vỡ nợ. Đến năm 2025, nợ quốc gia dự kiến ​​sẽ vượt quá 100% GDP.





Nguồn: https://baoquocte.vn/ukraine-co-the-vo-no-vien-tro-tu-my-va-eu-dang-duoc-chi-vao-viec-gi-277976.html

Cùng chủ đề

NATO ‘mềm lòng’ với Nga, đẩy thế giới đến bờ vực chiến tranh toàn cầu

Một số diễn biến liên quan đến chiến sự Nga-Ukraine: NATO đẩy thế giới đến bờ vực chiến tranh toàn cầu Giáo sư người Na Uy Glenn Diesen cho rằng, NATO đang đẩy thế giới đến bờ vực của cuộc chiến tranh toàn cầu. “Khi NATO đưa thế giới đến bờ vực chiến tranh toàn cầu, ít nhất chúng ta nên có một cuộc thảo...

Công an lên tiếng về tin đồn bắt một lãnh đạo chi nhánh ngân hàng ở Hà Nội

Mới đây, mạng xã hội lan truyền tin đồn về việc lãnh đạo chi nhánh PGBank Phú Thụy, huyện Gia Lâm, Hà Nội, vỡ nợ, bị bắt. Thông tin này đã tác động tiêu cực đến dư luận xã hội, một số khách hàng đã tập trung về phòng giao dịch, chi nhánh ngân hàng PGBank trên địa bàn quận Long Biên, huyện Gia Lâm, để rút tiền gửi.Chiều 14/9, Công an TP Hà Nội khẳng định đây...

Quân đội NATO có mặt ở Ukraine; xung đột sẽ kết thúc theo điều kiện của Nga

Một số diễn biến liên quan đến chiến sự Nga-Ukraine: Quân đội NATO có mặt ở Ukraine Chuyên gia quân sự Nga Anatoly Matviychuk cho biết, các công ty quân sự tư nhân phương Tây (PMC) hiện diện ở Ukraine có thể là lực lượng ngụy trang của lực lượng chính quy của từng quốc gia NATO. “Ngày càng có nhiều thông tin cho rằng...

Mỹ nhắc lại quan điểm về cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine, Nga cảnh báo về chiến tranh trực tiếp với NATO

Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby ngày 13/9 khẳng định, Mỹ không có kế hoạch công bố bất kỳ chính sách mới nào về Ukraine và việc sử dụng tên lửa tầm xa tấn công lãnh thổ Nga. Moscow cảnh báo chiến tranh trực tiếp với NATO nếu cho phép Ukraine tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga.

Ukraine dọa “hậu quả tàn khốc” trong quan hệ với Iran, HĐBA họp khẩn về tình hình xung đột

Ngày 10/9, Ukraine tuyên bố họ có thể cắt đứt quan hệ với Iran nếu Nga sử dụng tên lửa đạn đạo do Tehran cung cấp để tấn công quốc gia Đông Âu này.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Lực mua từ các thị trường tăng, kỳ vọng tiêu nội địa cán mốc giá mới

Giá tiêu hôm nay 17/9/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 156.000 đồng/kg.

Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Nga tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tại Ukraine, Mỹ vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, Malaysia bắt gần 300 người nhập cư bất hợp pháp, Phó Thủ tướng Italy đối mặt án tù vì từ chối tàu di cư … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Những bước cần chuẩn bị trước khi nâng cấp iPhone lên hệ điều hành iOS 18

Trước khi nâng cấp chiếc iPhone của mình lên hệ điều hành iOS 18 mới, người dùng cần lưu ý một số điều sau đây để có thể tránh bất kỳ sự cố không mong muốn nào xảy ra.

“Thiện chí” của Ấn Độ

Một lô hàng nặng 35 tấn trị giá 1 triệu USD, gồm các mặt hàng viện trợ nhân đạo từ Ấn Độ đã được vận chuyển bằng chuyên cơ đến Hà Nội vào đêm qua, 15/9.

Bài đọc nhiều

Thị trường nội địa tăng liên tiếp trong 4 tuần, thế giới triển vọng tích cực

Giá tiêu hôm nay 16/9/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 – 156.000 đồng/kg.

Giá cà phê tăng “không điểm dừng”, thị trường đang mua quá mức, dự báo về một đợt điều chỉnh giá mạnh?

Hy vọng cắt giảm lãi suất của Fed khiến cho chỉ số đồng USD sụt giảm và thúc đẩy thị trường hàng hóa mua vào. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến các chuyên gia cảnh báo về lượng mua khống nhiều, thị trường vào vùng mua quá mức, do đó sẽ có đợt điều chỉnh giá xuống trước khi tăng trở lại.

Bão số 3 gây thiệt hại ước tính 40.000 tỷ đồng, tăng trưởng GRDP năm 2024 của nhiều địa phương có thể giảm trên...

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, cơn bão số 3 đã tác động toàn diện tới tình hình kinh tế - xã hội của nước ta.

Chuyên gia dự báo sốc về mức tăng trưởng kinh tế của đất nước đông dân nhất thế giới

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) Shaktikanta Das nhận định, quốc gia Nam Á này có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế bền vững lên đến 8% trong trung hạn.

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Cùng chuyên mục

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Lực mua từ các thị trường tăng, kỳ vọng tiêu nội địa cán mốc giá mới

Giá tiêu hôm nay 17/9/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 156.000 đồng/kg.

Tổng thống Argentina xử lý “bom nợ” bằng liệu pháp sốc

Ngày 15/9, Tổng thống Argentina Javier Milei trình bày dự thảo ngân sách năm 2025 trước Quốc hội, nhấn mạnh mục tiêu xóa bỏ thâm hụt tài chính lâu năm của quốc gia.

Hơn 300 doanh nghiệp đại diện cho 12 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Vietnam Cycle 2024

Triển lãm Quốc tế Xe hai bánh Việt Nam lần thứ 9 (Vietnam Cycle 2024) sẽ diễn ra từ 26-28/9 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC),TP. Hồ Chí Minh, quy tụ các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp Xe đạp – Xe điện và linh phụ kiện từ khắp nơi trên thế giới để hợp tác, tìm hiểu các xu hướng mới và khám phá hành trình cho tương lai xanh.

Áp thuế khủng lên xe điện Trung Quốc, lộ điểm yếu “chí mạng” của Mỹ, Bắc Kinh vẫn đang dẫn đầu

Sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden mạnh tay tăng thuế quan đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, một số mẫu xe vẫn rẻ hơn so với các xe điện của Mỹ. Điều này cho thấy những thách thức lớn mà xe điện của Mỹ đang phải đối mặt.

Mới nhất

Góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Petrovietnam kiến nghị nhiều vấn đề về điện khí và điện gió ngoài khơi

Góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Petrovietnam kiến nghị nhiều vấn đề về điện khí và điện gió ngoài khơi HĐTV Petrovietnam nghe báo cáo công tác góp ý xây dựng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) ngày 16/9 Các góp ý trọng tâm của Petrovietnam Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)...

Hoàn thành 9 cầu bộ hành kết nối tuyến metro số 1 vào tháng 10

Ngày 16/9, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) cho biết, nhà thầu SCC vừa hoàn tất triển khai lắp đặt nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng để kết nối vào nhà ga Thủ Đức (TP Thủ Đức) thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Theo MAUR, đến...

Mới nhất