Trang chủNewsThế giớiUkraine có thể từng lỡ cơ hội mở đợt phản công quyết...

Ukraine có thể từng lỡ cơ hội mở đợt phản công quyết định


Tư lệnh Ukraine muốn mở đợt phản công lớn cuối năm 2022, khi Nga chưa củng cố được trận địa, nhằm giáng đòn quyết định, nhưng bị Mỹ ngăn cản.

Chiến dịch phản công quy mô lớn mà Ukraine phát động vào đầu tháng 6/2023 đã thất bại, khi lực lượng nước này chỉ giành lại vài ngôi làng với tổn thất đáng kể về nhân lực và phương tiện chiến đấu, trong khi không thể cắt đứt hành lang trên bộ từ bán đảo Crimea đến miền tây nước Nga.

Trong cuốn sách “Kẻ thù của chúng ta sẽ biến mất”, Yaroslav Trofimov, nhà báo về mảng đối ngoại của Wall Street Journal, tiết lộ quân đội Ukraine từng muốn tận dụng thành quả trong đợt phản công chớp nhoáng mùa thu năm 2022 để mở một chiến dịch mới mang tính quyết định nhằm cắt đôi hàng lang trên bộ của Nga. Nếu chiến dịch này được tiến hành, nó nhiều khả năng đã tạo ra cục diện rất khác cho chiến trường Ukraine.

Đại tướng Valery Zaluzhny, tư lệnh quân đội Urkaine, cuối năm 2022 muốn mở đợt phản công với các mũi thọc sâu tại tỉnh Zaporizhzhia, hướng ra biển Azov. Trong các cuộc thảo luận với đối tác phương Tây, cả tướng Zaluzhny và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đều ủng hộ mũi tiến công về bờ biển Azov.

Họ cho rằng chiến dịch này sẽ có cơ hội thành công rất cao, bởi lực lượng Nga khi đó vừa hứng chịu loạt thất bại liên tiếp ở Kharkov cũng như mặt trận miền đông, phải liên tục rút quân và chưa kịp thiết lập phòng tuyến Surovikin với bãi mìn, chướng ngại vật và công sự dày đặc.





Thiết giáp Ukraine tại tỉnh Zaporizhzhia tháng 6/2023. Ảnh: BQP Ukraine

Thiết giáp Ukraine tại tỉnh Zaporizhzhia tháng 6/2023. Ảnh: BQP Ukraine

Kế hoạch này khi đó được đánh giá là một canh bạc lớn. Mũi tiến công của Ukraine cần thọc đủ sâu và đủ rộng để ngăn lực lượng Nga phản kích, đánh tạt sườn các đơn vị đang tiến công. Nhưng nếu thành công, Ukraine có thể tận dụng tối đa động lực sau những thất bại nặng nề của Nga trên chiến tuyến.

Các quan chức Ukraine khi đó không đưa ra nhiều yêu cầu lớn với phía Mỹ để tiến hành đợt phản công này. Tướng Zaluzhny ước tính lực lượng Ukraine chỉ cần thêm 90 khẩu pháo và lượng đạn đủ cho đợt tiến công.

Dù rất khó đánh giá được số vũ khí này có đủ hay không, Ukraine nếu tập hợp được một lực lượng tác chiến đủ mạnh có thể giành lại nhiều vùng lãnh thổ bằng chiến dịch thọc sâu đó, như những gì họ đã làm tại tỉnh Kharkov.

Tình hình tại Zaporizhzhia cuối năm 2022 được đánh giá là đã chín muồi cho đợt phản công quy mô lớn của Ukraine. Không giống tỉnh Kherson, nơi sông Dnieper chia lãnh thổ thành hai, tỉnh Zaporizhzhia không có những chướng ngại vật tự nhiên chia cắt như vậy, cho phép lực lượng phản công Ukraine có thể tiến xa hơn một cách nhanh chóng.

Nhưng kế hoạch này vấp phải sự hoài nghi từ giới chức Mỹ, bởi quân đội Ukraine lúc đó chưa thể hiện được năng lực tiến công quy mô lớn nào.

Một số quan chức Mỹ lo ngại việc Ukraine tiến quân đến khu vực ven biển Azov, trải dài từ Berdyansk tới Melitopol, có thể tạo ra những lỗ hổng trên chiến tuyến. Nhiều người còn hoàn nghi khả năng phối hợp tác chiến giữa các lữ đoàn Ukraine để tiến công hiệu quả.

Dưới góc nhìn của các tướng lĩnh và chính trị gia Mỹ, kế hoạch phản công mà Ukraine đề xuất tiềm ẩn nguy cơ “gây ra thảm họa”. Nếu đợt phản công thất bại, Ukraine có thể hứng chịu tổn thất chiến lược, khiến Nga chiếm phần còn lại của tỉnh Zaporizhzhia và thậm chí cả tỉnh Dnipro lân cận.

Với sự hoài nghi này, thay vì ủng hộ chiến dịch táo bạo mà Kiev đề xuất, Mỹ muốn Ukraine tập trung vào mục tiêu khác cho đợt phản công là Kherson. Đây được đánh giá là lựa chọn an toàn hơn, mức độ rủi ro nếu chiến dịch tấn công thất bại cũng thấp hơn.

Kherson là đô thị lớn đầu tiên và duy nhất của Ukraine mà Nga kiểm soát sau khi chiến sự bùng phát tháng 2/2022. Thành phố nằm ở bờ tây sông Dnieper và lực lượng Nga đồn trú tại đây phụ thuộc hoàn toàn vào các cây cầu bắc qua sông để duy trì nguồn tiếp tế.





Cục diện chiến sự Nga - Ukraine. Đồ họa: WP

Cục diện chiến sự Nga – Ukraine. Đồ họa: WP

“Lý do chúng tôi muốn họ tấn công vào Kherson vì Ukraine không có binh lực đã qua huấn luyện để tiến về phía nam. Họ có thể theo đuổi mục tiêu vượt quá khả năng tại miền nam và bị đánh bại”, một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc cho biết.

Tướng Zaluzhny không đồng tình với đánh giá này của Mỹ. Các trợ lý cho biết tướng Zaluzhny giải thích quân đội “phải tấn công ở những nơi cần thiết, không phải ở những nơi có thể”.

Theo nhà báo Trofimov, tướng Zaluzhny sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao để mở chiến dịch phản công ở Zaporizhzhia, bởi nó có thể mang lại hiệu quả lớn và góp phần định đoạt cục diện chiến sự ngay trong năm 2022. Tuy nhiên, do Mỹ kiểm soát phần lớn viện trợ quân sự cho Ukraine, lập luận của tướng Zaluzhny đã không thay đổi được tình hình.

Ukraine sau đó dồn nguồn lực tấn công về phía thành phố Kherson. Quân đội Ukraine dễ dàng tập kích các cây cầu bắc qua sông Dnieper, cản trở nghiêm trọng tuyến tiếp tế và uy hiếp lực lượng Nga đồn trú ở thành phố Kherson.

Cuối cùng, trước sức ép liên tục của các đơn vị Ukraine, Nga phải rút khỏi Kherson, lui về bờ đông sông Dnieper để củng cố phòng tuyến. Sau khi quân đội Ukraine giành lại Kherson, đà tiến của họ cũng chững lại do vấp phải trở ngại từ sông Dnieper.

Lầu Năm Góc tháng 11/2022 ca ngợi việc Ukraine tái kiểm soát thành phố Kherson sau chiến dịch tấn công chớp nhoáng ở tỉnh Kharkov là “thành tựu quan trọng”. Quân đội Mỹ cho rằng đây là “kết quả ấn tượng, cho thấy Ukraine không chỉ dựa vào may mắn để cản bước quân đội Nga”.

Quân đội Ukraine sau đó phải chờ hơn 6 tháng mới mở các mũi tiến công ở tỉnh Zaporizhzhia, muộn hơn rất nhiều so với kế hoạch ban đầu mà ông Zaluzhny đề ra.

Lần này, lực lượng Nga đã chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Ukraine tung ra chiến trường nhiều lữ đoàn huấn luyện theo chiến thuật NATO, sử dụng tăng thiết giáp và phương tiện chiến đấu do phương Tây viện trợ. Tuy nhiên, đợt phản công bị phòng tuyến kiên cố của Nga chặn lại.

Năng lực của phòng tuyến được Nga thiết lập trong những tháng cuối năm 2022, đầu năm 2023 là một trong những lý do chính khiến chiến dịch phản công quy mô lớn của Ukraine thất bại. Các chuyên gia phương Tây cho rằng nếu Ukraine tấn công sớm hơn, phòng tuyến của Nga không rộng và kiên cố đến vậy.





Binh sĩ Ukraine đứng trên xe tăng Leopard 2A6 tại tỉnh Zaporizhzhia tháng 6/2023. Ảnh: BQP Ukraine

Binh sĩ Ukraine đứng trên xe tăng Leopard 2A6 tại tỉnh Zaporizhzhia tháng 6/2023. Ảnh: BQP Ukraine

Sau những tổn thất về nhân sự và phương tiện chiến đấu, Ukraine buộc phải từ bỏ một số chiến thuật kiểu NATO, không sử dụng thiết giáp hạng nặng và cho binh sĩ tiến chậm theo các nhóm nhỏ với pháo binh yểm trợ để tấn công phòng tuyến Nga. Chiến thuật này không thể tạo nên bất cứ thay đổi lớn nào trên chiến trường.

Trong lúc Ukraine phải chuyển sang thế phòng thủ trong mùa đông, nhiều chuyên gia chỉ trích cách tiếp cận của phương Tây đối với cách lực lượng nước này tác chiến. “Tôi đồng ý với những lời phê bình rằng trong suốt cuộc chiến, Mỹ đã quá bảo thủ và không tạo điều kiện cho Ukraine đạt thành công trên chiến trường”, George Barros, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh ở Mỹ, nhận định.

Theo ông Barros, cách nhìn nhận của giới tướng lĩnh và lãnh đạo chính trị Mỹ đã khiến một số cơ hội của Ukraine bị đóng sập, đặc biệt là sự chậm trễ trong chuyển giao các khí tài hạng nặng.

“Mỹ đã trì hoãn chuyển xe tăng M1 Abrams, tên lửa ATACMS và tiêm kích F-16 cho Ukraine”, Barros nói. “Chúng chỉ đến tay Ukraine vào cuối năm 2023, đầu năm 2024, trong khi thời điểm họ cần chúng nhất là vào năm 2022”.

Nguyễn Tiến (Theo BI, Reuters, AFP)




Source link

Cùng chủ đề

Ukraine tuyên bố đánh chìm tàu ngầm 300 triệu USD của Nga

Ukraine cho biết đã đánh chìm một tàu ngầm của Hạm đội Biển Đen của Nga và làm hư hại một số hệ thống phòng không S-400 được đánh giá cao tại Crimea. Theo Báo Business Insider, trong một tuyên bố trên Telegram, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết, tàu ngầm lớp Kilo Rostov-on-Don đã bị tấn công tại cảng Sevastopol. "Chiếc tàu đã chìm ngay...

Chỉ đạo “nóng” của Bộ trưởng Quốc phòng Nga về tình hình Biển Đen

Bộ Quốc phòng Nga hôm 28/6 cho biết, Mỹ đang tăng cường các hoạt động với máy bay không người lái (UAV/drone) chiến lược trên Biển Đen, nói rằng chúng “tiến hành các hoạt động tình báo và nhắm mục tiêu vào các loại vũ khí chính xác do các nước phương Tây cung cấp cho quân đội Ukraine để tấn công vào các cơ sở của Nga”. “Điều này nhấn mạnh sự tham gia ngày càng tăng...

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Nga lên tiếng sau vụ tấn công ở Crimea

Đây là cuộc trò chuyện đầu tiên giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và tân Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov, người thay thế ông Sergei Shoigu vào tháng 5. Hai bên đã đưa ra những tường thuật rất khác nhau trong cuộc trò chuyện. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Nvidia ‘lật đổ’ Apple để trở thành công ty có giá trị nhất thế giới

Hôm 25.10, Nvidia đã 'soán ngôi' Apple để giành danh hiệu công ty có giá trị nhất thế giới với vốn hóa thị trường lên đến 3.530 tỉ USD. ...

Trung Quốc đang đóng một tàu sân bay mới, khác thường?

Trung Quốc dường như đang đóng một tàu sân bay mới và khác thường, khiến giới chuyên gia tò mò, theo CNN. ...

Quan chức tình báo phương Tây nói lính Triều Tiên đã vào Ukraine

Một nhóm nhỏ binh sĩ CHDCND Triều Tiên được cho là đã có mặt tại Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói lực lượng Kyiv có quyền tấn công trong trường hợp đó. ...

Tăng thuế, ‘thắt lưng buộc bụng’, thông qua dự toán ngân sách chiến tranh năm 2025

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gọi đây là “nguồn ngân sách quan trọng, đầy thách thức nhưng cần thiết trong một năm chiến tranh”.

Cùng chuyên mục

Quân đội Trung Quốc mô phỏng tình huống chiến đấu cơ tàng hình xuất kích từ Nhật

Quân đội Trung Quốc đã mô phỏng cuộc tấn công Thượng Hải để xem máy bay chiến đấu từ Nhật Bản có thể đến gần đến mức nào, theo South China Morning Post hôm nay 3.11. ...

Cuộc đua vô cùng sít sao, 7 bang “chiến trường” bất phân thắng bại

Theo các kết quả thăm dò dư luận công bố ngày 1/11, ông Donald Trump và bà Kamala Harris cách biệt rất ít, chỉ dưới 2% ở bất kỳ bang nào trong 7 bang "chiến trường".

Mỹ-Nhật-Hàn tập trận chung với máy bay ném bom hạng nặng, thể hiện khả năng “áp đảo”

Ngày 3/11, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tiến hành tập trận không quân chung với sự tham gia của loại máy bay ném bom hạng nặng B-1B ở khu vực phía Nam Bán đảo Triều Tiên.

Mỹ điều máy bay ném bom tập trận với Hàn

Quân đội Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã tiến hành một cuộc tập trận không quân chung hôm nay 3.11 với sự tham gia của máy bay ném bom B-1B. ...

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.

Mới nhất

Google vượt trội trong "cuộc chiến đám mây"

Trong quý 3 vừa qua, doanh thu từ dịch vụ đám mây của Google, bao gồm cả cơ sở hạ tầng và đăng ký phần mềm, đã tăng 35% so với cùng kỳ năm trước, đạt 11,35 tỷ USD. Trong tuần này, Google đã vượt qua các đối thủ về tăng trưởng;...

Gần 64 tỷ đồng đầu tư xây dựng bãi đỗ xe khu vực sườn núi Phương Mai

TPO - Bãi đỗ xe khu vực sườn núi Phương Mai với diện tích 1,2ha, được triển khai tại xã Nhơn Lý và xã Nhơn Hội, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. TPO - Bãi đỗ xe khu vực sườn núi Phương Mai với diện tích 1,2ha, được triển khai tại xã Nhơn Lý và xã Nhơn...

Hiện thực hóa ”giấc mơ” trung tâm logistics của Đà Nẵng

Hội tụ nhiều lợi thế về logistics, nhưng chỉ đến khi Trung ương đồng ý thành lập Khu thương mại tự do, thì mục tiêu trở thành trung tâm logistics của TP. Đà Nẵng mới trở nên rõ ràng. Xây dựng Khu thương mại tự do: Hiện thực hóa ”giấc mơ” trung tâm logistics của Đà NẵngHội tụ nhiều lợi...

Các doanh nhân chia sẻ chặng đường khởi nghiệp đầy cảm hứng tới sinh viên

Tại workshop "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương - Tư duy toàn cầu" ngày 3/11, nhiều doanh nhân chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp từ nhiều góc nhìn, giúp sinh viên có thể rút ra bài học nếu có ý định khởi nghiệp.

Chung cư gần đường sắt Cát Linh

So với năm 2021, các chung cư gần đường sắt Cát Linh - Hà Đông tăng giá 100 - 120%. Nhiều dự án khi xưa thuộc phân khúc trung cấp, nhưng nay đã có giá lên đến 55 - 70 triệu đồng/m2, đắt ngang chung cư cao cấp mới. Chung cư gần đường sắt Cát Linh - Hà Đông tăng...

Mới nhất