Trang chủChính trịNgoại giaoUkraine cắt hợp đồng khí đốt với Nga

Ukraine cắt hợp đồng khí đốt với Nga

Việc Ukraine mạnh tay cắt đứt hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga sẽ khiến cả ba gặp khó. Thế nhưng, vì lý do gì Kiev vẫn kiên quyết giữ “lằn ranh đỏ”?

(Nguồn: Reuters)
Ukraine tuyên bố không gia hạn hợp đồng vận chuyển khí đốt Nga khi hợp đồng hết hạn vào cuối năm 2024. (Nguồn: Reuters)

Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Slovakia Robert Fico hôm 7/10 tại Kiev, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal tuyên bố, nước này sẽ không gia hạn hợp đồng vận chuyển khí đốt Nga khi hợp đồng hết hạn vào cuối năm 2024.

Theo Thủ tướng Shmyhal, mục tiêu chiến lược của đất nước là áp đặt lệnh trừng phạt đối với khí đốt Nga, tước đi lợi nhuận của Điện Kremlin từ việc bán mặt hàng này.

“Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước châu Âu từ bỏ hoàn toàn dầu khí của Nga. Chúng tôi hiểu sự phụ thuộc của một số quốc gia vào các nguồn tài nguyên như vậy. Nhưng chúng tôi tin tưởng vào sự đa dạng hóa các nguồn cung”, ông Shmyhal nhấn mạnh.

Hồi tháng 12/2019, công ty năng lượng nhà nước Naftogaz của Ukraine và tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã ký thỏa thuận vận chuyển khí đốt. Theo hợp đồng này, Ukraine sẽ vận chuyển 40 tỷ m3 khí đốt của Nga mỗi năm trong giai đoạn 2021-2024. Đây là hợp đồng thương mại duy nhất còn sót lại giữa hai nước và sẽ hết hạn vào cuối năm 2024.

“Cơn đau đầu” của EU

Nguồn cung cấp khí đốt của Nga tới châu Âu qua Ukraine tương đối nhỏ. Nga đã vận chuyển khoảng 15 tỷ m3 (bcm) khí đốt qua Ukraine vào năm 2023 – chỉ bằng 8% lượng khí đốt cao điểm của Điện Kremlin tới châu lục qua các tuyến đường khác nhau trong năm 2018-2019.

Moscow đã dành nửa thế kỷ để xây dựng thị phần khí đốt ở châu Âu. Tuy nhiên, đất nước đã mất thị phần vào tay các đối thủ như Na Uy, Mỹ và Qatar kể từ khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine năm 2022. Kể từ thời điểm đó đến nay, Liên minh châu Âu (EU) đã mạnh tay cắt giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Nga vận chuyển khí đốt tới châu Âu qua đường ống Urengoy-Pomary-Uzhgorod. Khí đốt sẽ được vận chuyển từ Siberia qua thị trấn Sudzha – hiện nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng quân sự Ukraine – ở vùng Kursk của Nga. Sau đó, khí đốt tiếp tục chảy qua Ukraine đến Slovakia.

Tại Slovakia, đường ống dẫn khí đốt chia thành các nhánh đi đến Czech và Áo.

Tính đến thời điểm hiện tại, Áo vẫn nhận phần lớn khí đốt qua Ukraine, trong khi Nga chiếm khoảng 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu của Hungary.

Trong khi đó, Slovakia mua khoảng 3 bcm từ gã khổng lồ năng lượng Gazprom của Nga mỗi năm, cũng chiếm khoảng 2/3 nhu cầu của nước này. Còn Czech gần như đã cắt giảm hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt từ Moscow vào năm ngoái.

Giá khí đốt của khối 27 thành viên đã tăng mạnh vào năm 2022, lên mức cao kỷ lục, khi Moscow cắt giảm nguồn cung tới châu Âu để đáp trả các lệnh trừng phạt liên quan chiến dịch quân sự đặc biệt. Theo các quan chức và thương nhân tại EU, đợt tăng giá này sẽ không lặp lại nếu hợp đồng quá cảnh Nga-Ukraine hết hạn bởi khối lượng khí đốt chảy qua châu Âu khá khiêm tốn và khu vực cũng đã có sự chuẩn bị.

Dù vậy, một số nhà quan sát nhận thấy, dù khối lượng vận chuyển khí đốt Nga tới châu Âu qua Ukraine không lớn nhưng vẫn là một “cơn đau đầu” đối với khu vực. Nhiều thành viên như Pháp, Đức tuyên bố sẽ không mua khí đốt của Nga nữa nhưng với Slovakia, Hungary và Áo – những nước có quan hệ chặt chẽ hơn với Moscow – vấn đề không đơn giản như vậy.

Các quốc gia vẫn nhận khí đốt của Nga cho rằng, đây là loại nhiên liệu phù hợp “túi tiền” nhất.

James Hill, giám đốc điều hành của MCF Energy (Canada) khẳng định, đây là động thái táo bạo của Ukraine nhưng nó cũng đặt ra thách thức đáng kể với châu Âu. Nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu “có thể gặp rủi ro”.

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cũng nhận thấy, việc Ukraine chấm dứt quá cảnh sẽ buộc châu Âu phải phụ thuộc nhiều hơn vào các kho dự trữ và các nguồn cung thay thế, chủ yếu là khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), làm tăng nhu cầu bổ sung dự trữ.

'Từ mặt' Nga, EU tính kế dài hạn, 'vua khí đốt' Tây Âu nhập cuộc chơi. (Nguồn: Reuters)
Giá khí đốt của EU đã tăng mạnh vào năm 2022, lên mức cao kỷ lục, khi Nga cắt giảm nguồn cung tới châu Âu để đáp trả các lệnh trừng phạt liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt. (Nguồn: Reuters)

Đòn giáng mạnh với Nga?

Theo tính toán của Reuters, Nga kiếm được hơn 3 tỷ USD từ việc bán khí đốt qua Ukraine dựa trên giá khí đốt trung bình là 200 USD/1.000 m3.

Ông James Hil cũng cho hay, nếu Kiev quyết định cắt đứt hợp đồng thương mại cuối cùng với Moscow, Gazprom sẽ mất gần 7 tỷ USD doanh thu từ hợp đồng này. Đây là một đòn giáng mạnh đối với đất nước.

Trong khi đó, hồi tháng 8/2024, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tiết lộ, đất nước đã có những kế hoạch để đối phó với việc dòng chảy khí đốt bị ngừng khi hợp đồng không được gia hạn.

“Nếu Ukraine quyết định không gia hạn thỏa thuận trung chuyển khí đốt, điều này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của người tiêu dùng châu Âu, những người vẫn sẵn sàng mua nhiều khí đốt Nga với cả phải chăng, rẻ hơn khí đốt từ các nguồn khác, đặc biệt từ Mỹ”, ông Dmitry Peskov khẳng định.

Phía Moscow cũng tuyên bố sẵn sàng gia hạn thỏa thuận quá cảnh nhưng Kiev nhiều lần khẳng định sẽ không làm điều đó.

Ukraine vững “lằn ranh đỏ”

Với Ukraine, hãng tin Bloomberg cho rằng, một thực tế cay đắng đối với Kiev là không ai cần gia hạn hợp đồng quá cảnh khí đốt nhiều như chính họ.

Về mặt tài chính, theo ước tính của Mykhailo Svyshcho, một nhà phân tích của ExPro Consulting có trụ sở tại Kiev, Ukraine có nguy cơ mất tới 800 triệu USD mỗi năm từ phí vận chuyển.

Hãng tin AFP thì cho biết, mặc dù rất muốn duy trì mạng lưới này, nhưng Ukraine cũng đang kiên trì giữ vững “lằn ranh đỏ” với Nga.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nhiều lần tuyên bố sẽ loại trừ Nga khỏi mạng lưới vận chuyển của đất nước để cắt đứt dòng tiền chảy vào Điện Kremlin. Thay vào đó, Kiev đang tìm kiếm các nhà cung cấp khác.

Đất nước đã tổ chức các cuộc đàm phán vận chuyển với Azerbaijan – quốc gia hiện đang cung cấp khí đốt cho 8 nước ở châu Âu. Nhưng đến hiện tại, chưa có đề xuất cụ thể nào từ các nhà giao dịch để thảo luận”.

Trên thực tế, cho dù có một hợp đồng mới thì sản lượng khí đốt của Azerbaijan cũng không đủ để thay thế hoàn toàn khí đốt Nga trong ngắn hạn.

Trong bối cảnh nguồn cung và cầu năng lượng thế giới vẫn cân bằng chặt chẽ, việc mất tuyến đường qua Ukraine gần như chắc chắn có nguy cơ gây ra sự biến động trên thị trường châu Âu. Liệu trong những tháng còn lại của năm, Ukraine có “quay xe” để tránh những khó khăn cho chính đất nước này, châu Âu và cả Nga?





Nguồn: https://baoquocte.vn/ukraine-cat-hop-dong-khi-dot-voi-nga-con-dau-dau-moi-cua-chau-au-kiev-co-that-su-muon-dieu-nay-289389.html

Cùng chủ đề

Tranh chấp thương mại Trung Quốc-EU thêm leo thang, Bắc Kinh chính thức “ra tay”, Pháp lập tức lên tiếng

Ngày 8/10, Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), đánh dấu bước leo thang mới trong tranh chấp thương mại giữa hai bên.

Ukraine “thẳng tay” cắt thỏa thuận thương mại cuối cùng với Nga, châu Âu “chịu trận”

Ngày 7/10, Thủ tướng Ukraine Denis Shmygal tuyên bố, nước này sẽ không gia hạn thỏa thuận vận chuyển khí đốt với Nga khi hết hạn vào cuối năm 2024.

EU chuẩn bị ‘vũ khí mới’ nhằm vào Nga vì lý do gây bất ổn khắp trời Tây

Liên minh châu Âu (EU) lại vừa thông qua loạt đòn trừng phạt mới đối với Nga, do các cuộc tấn công hỗn hợp và hành vi phá hoại gần đây trên khắp châu Âu. Loạt đòn trừng phạt này dự kiến sẽ được chính thức phê duyệt và công bố vào tuần tới, theo một nguồn tin từ EU.

Dự đoán mới nhất của Phó Thủ tướng Nga về nhu cầu khí đốt toàn cầu

Nhu cầu khí đốt toàn cầu có thể tăng 39% vào năm 2050 lên 5.700 tỷ m3, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết trong một bài đăng dành riêng cho tạp chí Energy Policy của Nga – một ấn phẩm chuyên đánh giá các...

Châu Âu muốn “tự bảo vệ mình”, sắp “ra đòn” quyết định, yêu cầu Bắc Kinh cam kết một điều

Ngày 4/10, Pháp, Hy Lạp, Italy và Ba Lan sẽ bỏ phiếu ủng hộ mức thuế lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu (EV) được sản xuất tại Trung Quốc.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mỹ là đồng minh duy nhất hỗ trợ đáng kể trong việc bảo vệ sự tự do của chúng tôi

Ngày 9/10, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã đưa ra quan điểm về mối quan hệ của nước này với Trung Quốc, cũng như tầm nhìn về thống nhất Bán đảo Triều Tiên.

Apple tiếp tục đối mặt với ‘cơn ác mộng’ rò rỉ sản phẩm

Sau 14 năm kể từ lúc Apple đối mặt với "cơn ác mộng" rò rỉ sản phẩm tồi tệ nhất khi chiếc iPhone 4 lộ diện trước giờ ra mắt với lý do khó chấp nhận, dường như “Táo khuyết” đang một lần nữa gặp sự cố tương tự.

Sau gói kích thích kinh tế “khủng”, Trung Quốc bùng nổ chi tiêu dịp “Tuần lễ vàng”

Các hộ gia đình Trung Quốc đã chi tiêu mạnh tay hơn trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh diễn ra từ 1-7/10 - "Tuần lễ vàng" cho ngành du lịch - dịch vụ khi ghi nhận mức doanh thu tăng đáng kể tại nhiều lĩnh vực, từ du lịch cho đến dịch vụ ăn uống, nhà ở...

Thông tin mới về Apple Ring khiến các iFan thất vọng

Bất chấp nhiều đồn đoán và một lượng lớn bằng sáng chế liên quan đến Apple Ring, thông tin mới nhất về chiếc nhẫn thông minh này có thể khiến các iFan thất vọng.

Israel ‘lục đục nội bộ’ giữa chiến sự, Thủ tướng chặn đường để đợi tin ông Biden, Bộ trưởng Quốc phòng phải hủy chuyến...

Ngày 8/10, Phó thư ký báo chí Bộ Quốc phòng Mỹ Sabrina Singh cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant đã hủy chuyến thăm tới Lầu Năm Góc.

Bài đọc nhiều

Một nước châu Mỹ chính thức đề nghị tham gia BRICS

Ngày 7/10, Vụ trưởng Vụ các vấn đề song phương của Bộ Ngoại giao Cuba Carlos Pereira cho biết, nước này chính thức đề nghị tham gia Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) với tư cách là quốc gia đối tác.

Quốc gia EU đầu tiên có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Nhận lời mời của Tổng thống Emmanual Macron, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiến hành thăm chính thức tới Pháp từ 06 - 07/10/2024. Sau Lễ đón trọng thể trưa ngày 7/10 (giờ địa phương) tại Điện Elysée, Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Emmanuel Macron.  Tổng thống Macron nhấn mạnh đây là chuyến thăm chính thức Pháp đầu tiên của Nguyên thủ quốc gia Việt...

“Việt Nam có vai trò quan trọng trong thực hiện tầm nhìn phát triển của ASEAN”

"Việt Nam có vai trò quan trọng trong thực hiện tầm nhìn phát triển của ASEAN". Đây là khẳng định của Đại sứ Khamphao Ernthavanh trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan. Nhận lời mời của Thủ tướng Lào, Chủ tịch ASEAN 2024 Sonexay Siphandone, Thủ  tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần...

Định hình hợp tác Việt Nam

Ngày 7/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) trao đổi về những xu thế phát triển mới, định hình “kỷ nguyên thông minh”, sự phát triển, triển vọng của Việt Nam trong kỷ nguyên mới và quan hệ hợp tác Việt Nam - WEF. Vui mừng chào đón Giáo sư Schwab và cộng sự tại Việt Nam, Thủ tướng...

Giá cà phê “đỏ rực” đầu tuần, robusta rơi khỏi mốc 5.000 USD; hàng Việt vào vụ mới, thị trường sẽ thế nào?

Không hề giảm như dự báo, tính chung trong 11 tháng đầu niên vụ 2023-2024 (tháng 10/2023 đến tháng 8/2024), xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 125,67 triệu bao, theo ICO.

Cùng chuyên mục

Sau gói kích thích kinh tế “khủng”, Trung Quốc bùng nổ chi tiêu dịp “Tuần lễ vàng”

Các hộ gia đình Trung Quốc đã chi tiêu mạnh tay hơn trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh diễn ra từ 1-7/10 - "Tuần lễ vàng" cho ngành du lịch - dịch vụ khi ghi nhận mức doanh thu tăng đáng kể tại nhiều lĩnh vực, từ du lịch cho đến dịch vụ ăn uống, nhà ở...

Kinh tế Mỹ đón nhiều tin vui, thâm hụt thương mại giảm mạnh

Mới đây, Ngân hàng Goldman Sachs dự báo khả năng suy thoái của kinh tế Mỹ trong 12 tháng tới là 15%, giảm 5% so với trước đó.

Tranh chấp thương mại Trung Quốc-EU thêm leo thang, Bắc Kinh chính thức “ra tay”, Pháp lập tức lên tiếng

Ngày 8/10, Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), đánh dấu bước leo thang mới trong tranh chấp thương mại giữa hai bên.

Giá vàng SJC phi mã, tái lập đỉnh lịch sử, “cơn khát” của Trung Quốc sớm trở lại

Giá vàng hôm nay 9/10/2024 ghi nhận vàng SJC tăng vọt lên mức 85 triệu đồng/lượng, lập đỉnh giá mới, thế giới không có nhiều biến động. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) cho biết đã tạm dừng việc mua ròng vàng dự trữ trong 5 tháng liên tiếp.

Tiêu Việt xuất khẩu tăng giá mạnh, nhận định lý do đẩy thị trường neo cao

Giá tiêu hôm nay 9/10/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.000 đồng/kg.

Mới nhất

Công ty cấp nước lớn nhất nước Mỹ bị tấn công mạng

Trong một tuyên bố, American Water cho biết đã phát hiện “hoạt động trái phép” trong mạng lưới và hệ thống máy tính vào ngày 3/10 và xác định đây là “kết quả của một sự cố an ninh mạng”. Hôm 8/10, công ty cấp nước lớn nhất Mỹ phải đóng cửa cổng dịch vụ khách hàng và chức...

Phát hiện hơn 1.500 chiếc áo, váy nghi giả nhãn hiệu Zara, Mango

Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương vừa thông tin, vào rạng sáng 9/10, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Phú Yên phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế và Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Phú Yên tiến hành kiểm tra xe ô tô tải BKS 89H-06356 đang lưu thông...

Bộ Công Thương cầu thị và trách nhiệm trong xây dựng chính sách kinh doanh xăng dầu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu tiến dần hơn đến cơ chế thị trường Luật sư Bùi Văn Thành: Bộ Công Thương rất nỗ lực trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu Trong Dự...

Giá xăng dầu dự báo đồng loạt tăng vào kỳ điều hành ngày mai 10/10/2024

Giá xăng dầu hôm nay ngày 3/10/2024: Giá xăng giảm về dưới 20.000 đồng/lít; giá dầu cũng giảm Giá xăng dầu hôm nay ngày 9/10/2024: Giá dầu thô giảm 4% Ngày mai (10/10) là đến kỳ điều hành giá bán lẻ xăng dầu...

Chiêm ngưỡng hơn 500 cổ vật hiếm qua các thời kỳ ‘Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố’

09/10/2024 | 07:52 TPO - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, bảo tàng Hà Nội phối hợp với Hội Cổ vật...

Mới nhất