Powered by Techcity

Tuyên Quang viết tiếp trang sử hào hùng

Đã 78 năm trôi qua, niềm tự hào về những năm tháng vinh dự được bảo vệ Đảng, cách mạng, bảo vệ Bác Hồ; tự hào là điểm khởi nguồn cho việc ra đời Nhà nước của dân, do dân, vì dân không bao giờ tắt trong mỗi trái tim người dân vùng đất xứ Tuyên. Trong thanh âm của đất trời những ngày thu, lời tuyên thệ của Người trong ngày ra mắt Quốc dân Đại hội (17/8/1945) như còn vang vọng. Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và người dân Tuyên Quang đã đoàn kết, đồng lòng viết tiếp trang sử hào hùng và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.

“Bóng Người tỏa sáng nơi nơi”

“Đã có một thời Bác ở nơi đây, rừng phách bao quanh, hoa tím phủ đầy. Lán nứa đơn sơ, hai gian nhà nhỏ mà bóng Người tỏa sáng nơi nơi”… Đó là câu ca nói về Tân Trào – thuở ấy còn là Kim Long. Theo các cụ cao niên, vùng đất ấy vốn có địa thế giống như một con rồng cuộn mình từ núi Khau Nhì về đến thôn Tân Lập. Khi Bác Hồ về đây đã đặt tên mới cho thôn Cả là Tân Lập, với mong muốn người dân có một cuộc sống mới; xã Kim Long cũng được Người đổi tên thành Tân Trào.

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, người dân Tuyên Quang nỗ lực vươn lên trong cuộc sống - ẢNH THÀNH CÔNG
<em>Phát huy truyền thống quê hương cách mạng người dân Tuyên Quang nỗ lực vươn lên trong cuộc sống Ảnh Thành Công<em>

Thôn Tân Lập có núi chắn, sông ngăn xưa kia muốn vào thôn chỉ có một con đường duy nhất là từ Châu lỵ Sơn Dương đi qua nhiều khu rừng vào xã Thanh La vượt sông Phó Đáy mới vào được. Từ làng Tân Lập chỉ có một đường độc đạo vượt đèo De sang Định Hóa, Thái Nguyên. Bởi lẽ thế mà người dân nơi đây có câu vè: “Kim Long đất hiểm tứ bề/ Kẻ thù muốn chết thì về Kim Long”… Chính vì thế núi, sông hiểm trở, hội tủ đầy đủ yếu tố “gần nước, gần dân, xa quốc lộ, thuận đường tiến, tiện đường thoái” nên đến tháng 5.1945, trước những yêu cầu cấp bách của cách mạng, Bác Hồ quyết định rời Pác Bó, Cao Bằng về Tân Trào chọn nơi đây “trái tim Thủ đô khu giải phóng” và là trung tâm lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Tám.

Đã 78 năm trôi qua, những sự kiện lịch sử trọng đại của Cách mạng diễn ra nơi đây vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức. Trong những căn nhà sàn khang trang sạch sẽ được xây dựng theo lối kiến trúc mới ở làng Văn Hóa Tân Lập hôm nay, sẽ không khó để chúng tôi bắt gặp hình ảnh những lớp người cao niên ngồi say sưa kể cho con cháu hoặc du khách thập phương nghe những mẩu chuyện về Bác Hồ – về một cụ già dáng người mảnh dẻ, đôi mắt rất sáng, hiền từ. Thời đó, cả làng không ai biết Bác là ai, họ gọi Bác bằng tên thân mật là “ông Ké”.

Ghé thăm Đình Tân Trào – một di tích đặc biệt nổi tiếng để được đắm mình cảm niệm với không gian đầy ắp lịch sử, bởi đây chính là nơi Bác Hồ và Trung ương Đảng đã quyết định chọn để tổ chức Quốc dân Đại hội – sự kiện được ví như Hội nghị Diên Hồng thứ hai trong lịch sử nước ta. Theo các bậc cao niên, mặc dù chỉ mới đến đây trong thời gian ngắn, song Bác rất am hiểu phong tục của làng. Hàng năm, vào những ngày lễ chính của đình, chỉ những người có chức sắc của làng mới được phép lên trên sàn lửng để thắp hương và đặt đồ cúng tế. Đặc biệt, phía trước cửa đình có một phiến đá phẳng, hình tròn, nằm nổi ngay trên bề mặt cỏ ở sân trước cửa đình được người dân địa phương coi như là mâm thiêng, mâm trời để đặt đồ cúng tế các vị thần linh, thổ địa trước khi vào bên trong ngôi đình để làm lễ.

Hiểu được ý nghĩa của hòn đá thiêng đó nên ngay trong ngày ra mắt Quốc dân Đại hội (17/8/1945), Bác cùng với các đồng chí trong Ủy ban dân tộc giải phóng đã đứng ngay bên cạnh phiến đá thiêng đó để đọc lời tuyên thệ: “Chúng tôi là những người được Quốc dân đại biểu bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng để lãnh đạo cuộc cách mạng của Nhân dân. Trước lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc, chúng tôi nguyện kiên quyết lãnh đạo nhân dân tiến lên, ra sức chiến đấu chống quân thù, giành lại độc lập cho Tổ quốc. Dù phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, không lùi bước. Xin thề”. Cũng từ đây, lệnh tổng khởi nghĩa được truyền đi: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

Hưởng ứng lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hơn 20 triệu đồng bào cả nước đã nhất tề đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc. Để rồi trong sáng thu ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử trước gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào và toàn thể thế giới: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!

Đổi mới mạnh mẽ, vững bước vươn lên

Núi Hồng xanh thắm sau lưng Tân Trào đã rực rỡ sắc hoa xuân. Dòng suối Khuôn Pén hiền hòa đang miệt mài cấp nước cho cánh đồng vàng ươm mỗi mùa thu hoạch. Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Tân Trào đã đoàn kết, nỗ lực phát triển kinh tế, xây dựng quê hương. Từ năm 2014, Tân Trào đã trở thành xã đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Đến nay, 100% đường liên xã, trục chính của xã được nhựa hóa; 100% đường nội thôn, liên thôn được bê tông hóa; đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao, mức thu nhập bình quân đạt gần 53 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều giảm còn 11%…

Còn đối với xã Trung Sơn (Yên Sơn) là địa danh hai lần ghi dấu sự kiện Bác Hồ nghỉ lại trong hai chuyến công tác. Đây cũng chính là động lực cả hệ thống chính trị nỗ lực dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp. Trung Sơn trở thành địa phương tiêu biểu về triển khai trồng rừng hiệu quả theo tiêu chuẩn rừng bền vững FSC. Toàn xã hiện có hơn 3.700ha đất lâm nghiệp. Trong đó, diện tích rừng FSC gần 2.000ha. Nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ rừng, trở thành những triệu phú trồng rừng FSC. Bên cạnh phát triển kinh tế rừng, xã tích cực triển khai chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, định hướng cho bà con thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp, liên kết phát triển sản xuất, nhằm đem lại hiệu quả bền vững…

Về Tuyên Quang hôm nay, tận mắt chứng kiến, từ bản làng nông thôn, miền núi xa xôi đến phố phường thành thị, diện mạo đang từng ngày đổi thay. Từ một tỉnh thuần nông, xuất phát điểm kinh tế thấp, đến nay tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn duy trì từ 7 – 8%/năm. Tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 7,55%; đứng thứ 13 cả nước, đứng thứ 2 trong 14 tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Chẩu Văn Lâm nhấn mạnh: Tuyên Quang đang đứng trước những cơ hội mới, mở ra tương lai tươi sáng bằng nhiều chủ trương, chính sách lớn phù hợp, nhân dân đồng thuận hưởng ứng. Trong đó, có việc triển khai, xây dựng nhiều công trình, dự án có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh, như: Cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ; cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang… Nhiệm kỳ 2020-2025, với mục tiêu xây dựng tỉnh Tuyên Quang phát triển khá toàn diện, bền vững trong các tỉnh miền núi phía Bắc, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đang nỗ lực phấn đấu thi đua lao động sản xuất, tận dụng thời cơ, khai thác tiềm năng, nguồn lực, mở rộng liên kết, đổi mới mạnh mẽ và vững chắc, vượt qua mọi khó khăn, thách thức trong thời kỳ hội nhập để phát triển kinh tế nhanh và bền vững…

Thành phố đã lên đèn, từng dòng người đổ về Quảng trường Nguyễn Tất Thành ở trung tâm thành phố ngày một đông đúc. Mọi người đều hướng về tượng Bác, về Đền thờ Bác với tình cảm thật thiêng liêng. Tạm biệt vùng đất Xứ Tuyên, chúng tôi xuôi về Hà Nội với sự gửi gắm tình cảm của những người dân hồn hậu nơi đây qua những lời bài thơ Tố Hữu: Mình về với Bác đường xuôi/ Thưa giùm Việt Bắc khôn nguôi nhớ Người/ Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời/ Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!/ Nhớ Người những sáng tinh sương/ Ung dung yên ngựa trên đường suối reo/ Nhớ chân Người bước lên đèo/ Người đi rừng núi trông theo bóng Người…

Bách Hợp

Cùng chủ đề

Hơn 20.000 bộ quần áo mới đến với phụ nữ và trẻ em khó khăn dịp Tết Ất Tỵ 2025

Ngày 30-11, Ban Công tác phía Nam Hội LHPN Việt Nam tổ chức Lễ tiếp nhận quà chương trình “Tết yêu thương – Xuân Ất Tỵ” năm 2025. Đại diện Hội LHPN các địa phương tiếp nhận bảng tượng trưng quần áo mới từ đại diện Tổng công ty Cổ phần May Nhà Bè Chương trình năm nay hướng đến hỗ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại 7 tỉnh Thanh Hóa, Bắc Kạn, Lai Châu, Tuyên...

Tạo dựng thương hiệu du lịch vùng Đông Bắc

Sở hữu ba công viên địa chất toàn cầu UNESCO: Công viên địa chất Non nước Cao Bằng, Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), Công viên địa chất Lạng Sơn cùng Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và các địa danh văn hóa lịch sử như: Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào, khu di tích quốc gia...

Đại biểu Nguyễn Việt Hà góp ý Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Đại biểu Nguyễn Việt Hà góp ý kiến vào dự thảo Luật. Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Việt Hà, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Luật tại doanh nghiệp theo Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội. Góp ý một số nội dung cụ thể, đại biểu cho rằng, dự...

Toạ đàm thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang của dân tộc Mông

Các đồng chí: Nguyễn Hưng Vượng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Tăng Thị Dương, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì toạ đàm. Tham dự toạ đàm có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; các đại biểu tiêu biểu đại diện dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Hưng Vượng, Uỷ...

Thẩm tra báo cáo các cơ quan tư pháp trình tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh

Các đại biểu tại phiên họp thẩm tra. Ban Pháp chế HĐND tỉnh tổ chức phiên họp thẩm tra các báo cáo: Kết quả thực hiện công tác Toà án nhân dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025 ; công tác của ngành Kiểm sát Tuyên Quang năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025; công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính năm 2024; phương hướng, nhiệm...

Cùng tác giả

Mùa vàng đẹp như tranh vẽ giữa non nước Tuyên Quang

Mùa thu, xã Hồng Thái, huyện Na Hang, Tuyên Quang thu hút lượng lớn khách du lịch đến thăm cánh đồng đẹp như tranh vẽ, trải nghiệm nhiều lễ hội thú vị. Ruộng bậc thang ở Hồng Thái, xã vùng cao cách trung tâm huyện lị Na Hang hơn 50km. Ảnh: Trang Vũ Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, xã Hồng Thái là một trong những địa phương ở vùng núi non cao nhất tỉnh, khí hậu mát...

Bánh trứng kiến – hạt ngọc của núi rừng

Vào những ngày tháng 3, tháng 4 âm lịch hằng năm, người Tày ở vùng cao lại náo nức kéo nhau lên rừng để thu hoạch trứng kiến. Những hạt trứng kiến quý giá, trắng muốt, bóng loáng như những hạt ngọc nhỏ lấp lánh núi rừng là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây. Người dân thôn Bản Thàng, xã Phúc Yên tham gia làm bách trứng kiến trong Ngày hội Văn...

Hương vị bún Tày

Tuyên Quang có thức ngon nổi tiếng không kém phở Hà Nội, bún bò Huế, Hủ tiếu Sài Gòn… ấy là bún Tày. Bún Tày Bún Tày được đồng bào vùng cao làm thủ công và cầu kỳ. Khó nhất trong món này đó chính là làm bún... phải huy động mọi lực lượng trong nhà tham gia, từ giã bột, ép bún... Gạo được lựa chọn kỹ để giã thành bột khô, sau đem nhào với nước rồi nặn thành...

Đặc sản trám rừng

Núi rừng xứ Tuyên đang vào mùa trám. Loại quả này xuất hiện trong bữa cơm gia đình bình dị của người vùng cao với những món ngon dân dã, đậm đà như: xôi trám, hay trám kho thịt, kho cá. Cá kho trám. Trong văn hóa ẩm thực của người vùng cao, vị chua là một trong những vị ưa thích trong chế biến các món ăn. Trám có vị chua chua, chát nhẹ và ngọt đậm sau khi ăn...

Thực hành, sáng tạo và truyền dạy

Sau khi Thực hành then của người Tày, Nùng, Thái được UNESCO ghi danh, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung nghiên cứu vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách để hỗ trợ việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản này. Giữ vốn truyền thống Tuyên Quang là tỉnh đi đầu trong nghiên cứu lập hồ sơ Nghi lễ then đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật...

Cùng chuyên mục

Mùa vàng đẹp như tranh vẽ giữa non nước Tuyên Quang

Mùa thu, xã Hồng Thái, huyện Na Hang, Tuyên Quang thu hút lượng lớn khách du lịch đến thăm cánh đồng đẹp như tranh vẽ, trải nghiệm nhiều lễ hội thú vị. Ruộng bậc thang ở Hồng Thái, xã vùng cao cách trung tâm huyện lị Na Hang hơn 50km. Ảnh: Trang Vũ Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, xã Hồng Thái là một trong những địa phương ở vùng núi non cao nhất tỉnh, khí hậu mát...

Bánh trứng kiến – hạt ngọc của núi rừng

Vào những ngày tháng 3, tháng 4 âm lịch hằng năm, người Tày ở vùng cao lại náo nức kéo nhau lên rừng để thu hoạch trứng kiến. Những hạt trứng kiến quý giá, trắng muốt, bóng loáng như những hạt ngọc nhỏ lấp lánh núi rừng là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây. Người dân thôn Bản Thàng, xã Phúc Yên tham gia làm bách trứng kiến trong Ngày hội Văn...

Hương vị bún Tày

Tuyên Quang có thức ngon nổi tiếng không kém phở Hà Nội, bún bò Huế, Hủ tiếu Sài Gòn… ấy là bún Tày. Bún Tày Bún Tày được đồng bào vùng cao làm thủ công và cầu kỳ. Khó nhất trong món này đó chính là làm bún... phải huy động mọi lực lượng trong nhà tham gia, từ giã bột, ép bún... Gạo được lựa chọn kỹ để giã thành bột khô, sau đem nhào với nước rồi nặn thành...

Đặc sản trám rừng

Núi rừng xứ Tuyên đang vào mùa trám. Loại quả này xuất hiện trong bữa cơm gia đình bình dị của người vùng cao với những món ngon dân dã, đậm đà như: xôi trám, hay trám kho thịt, kho cá. Cá kho trám. Trong văn hóa ẩm thực của người vùng cao, vị chua là một trong những vị ưa thích trong chế biến các món ăn. Trám có vị chua chua, chát nhẹ và ngọt đậm sau khi ăn...

Thực hành, sáng tạo và truyền dạy

Sau khi Thực hành then của người Tày, Nùng, Thái được UNESCO ghi danh, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung nghiên cứu vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách để hỗ trợ việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản này. Giữ vốn truyền thống Tuyên Quang là tỉnh đi đầu trong nghiên cứu lập hồ sơ Nghi lễ then đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật...

Khuyến công Tuyên Quang chú trọng hỗ trợ “kép”

Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được triển khai theo hướng chú trọng hỗ trợ “kép”: vừa mở rộng sản xuất, vừa phát triển thị trường cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp. Nhiều cơ sở đã có sản phẩm xuất khẩu Những năm qua, chương trình khuyến công đã hỗ trợ hiệu quả các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến của tỉnh Tuyên Quang trong việc...

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội

Chiều 26/7, các đồng chí: Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang; Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh đã chủ trì Hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện Đề án số 02 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ...

Đoàn đại biểu tỉnh Tuyên Quang dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2023), sáng 26/7, Đoàn đại biểu Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và thành phố Tuyên Quang do đồng chí Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm các...

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Thị Kim Dung dự hội thảo của Hội LHPN Việt Nam

Sáng 25/7, đồng chí Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã tham dự Hội thảo “Phát huy vai trò đội ngũ cán bộ nữ và việc thực hiện chính sách đối với các nhóm phụ nữ đặc thù” khu vực miền Bắc. Hội thảo do Ban Tổ chức Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với tỉnh Yên Bái tổ chức. Tham dự hội thảo...

Thách thức trong xây dựng nông thôn mới nâng cao

Công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, nhiều địa phương sau khi về đích NTM tiếp tục phấn đấu xây dựng NTM nâng cao. Tuy nhiên để sớm hoàn thành mục tiêu rất cần sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, người dân và sự trợ lực từ Nhà nước. Theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 8-3-2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất