Powered by Techcity

Trách nhiệm trong sinh hoạt chi bộ

 Phát huy tinh thần chủ động

Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Đề án số 16 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ giai đoạn 2020 – 2025 khẳng định, sau khi triển khai thực hiện Đề án, ý thức, trách nhiệm của đảng viên trong việc tham gia sinh hoạt chi bộ được nâng lên. Chi bộ đã thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, khơi dậy và phát huy tinh thần chủ động của đảng viên tham gia ý kiến đóng góp tại mỗi kỳ sinh hoạt chi bộ.

Công tác chuẩn bị cho mỗi kỳ sinh hoạt chi bộ được chuẩn bị kỹ lưỡng, tài liệu sinh hoạt chi bộ được chuyển đến các đảng viên trước kỳ sinh hoạt để đảng viên nghiên cứu nội dung, chuẩn bị ý kiến thảo luận. Các cấp ủy đã chú trọng tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng điều hành sinh hoạt chi bộ cho đội ngũ bí thư chi bộ, phó bí thư chi bộ.

Một cuộc sinh hoạt chi bộ mở rộng tại thôn Tân An, xã Đông Thọ (Sơn Dương).

Do đó, kỹ năng điều hành sinh hoạt chi bộ của bí thư chi bộ, phó bí thư chi bộ đã được nâng lên. Bí thư chi bộ đã nắm được các kỹ năng gợi mở, định hướng nội dung thảo luận có trọng tâm tại các kỳ sinh hoạt chi bộ. Do đó, ở nhiều nơi, nội dung thảo luận diễn ra sôi nổi, đảng viên đã tích cực, chủ động tham gia thảo luận nhiều ý kiến có chất lượng, quyết định về các nhiệm vụ, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ và tham gia ý kiến vào việc xây dựng nghị quyết, kết luận của chi bộ.

Các ý kiến đóng góp thảo luận về công tác lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội, giữ gìn an ninh trật tự đã có nhiều ý kiến của đảng viên tâm huyết, trách nhiệm, “hiến kế” với chi bộ những cách làm mới, sáng tạo để lãnh đạo đạt hiệu quả, nhất là trong công tác lãnh đạo vận động giải phóng mặt bằng, triển khai các cơ chế, chính sách, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, công tác giảm nghèo, an sinh xã hội…

Trong sinh hoạt chi bộ, nhiều nơi đảng viên đã thực hiện tốt tự phê bình và phê bình, “tự soi, tự sửa”, đấu tranh trực diện, thẳng thắn với các biểu hiện tự diễn biến, tự suy thoái về chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Vẫn còn ngại va chạm, lười nghiên cứu, nhận thức chưa đầy đủ

Vẫn còn một số nơi, trong mỗi kỳ sinh hoạt chi bộ, phần thảo luận còn trầm lắng, ít ý kiến hoặc chỉ tập trung vào một số đảng viên tích cực. Không ít đảng viên có tâm lý ngại phát biểu, ngại va chạm, dĩ hòa vi quý, chưa thể hiện rõ chính kiến của mình. Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Đề án số 16 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng chỉ rõ: ở một số chi bộ, tinh thần tự phê bình và phê bình vẫn còn hạn chế, chưa phát huy hết được vai trò, trách nhiệm của đảng viên, vì vậy tính đấu tranh và phê bình của đảng viên còn yếu, nhiều đảng viên né tránh, nể nang, không dám góp ý, phê bình đảng viên là cán bộ lãnh đạo.

Đồng chí Ngô Tiến Dũng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã, Bí thư Chi bộ thôn Cả, xã Tiến Bộ (Yên Sơn) chia sẻ: Trong phần thảo luận tại mỗi kỳ sinh hoạt chi bộ, là người điều hành, bí thư khá vất vả vì có ít đảng viên chủ động tham gia đóng góp ý kiến, trong khi đó để đạt đủ số điểm theo quy định thì cần có từ 5 ý kiến trở lên. Nguyên nhân là do vẫn còn nể nang vì mối quan hệ anh em, họ hàng mà ngại va chạm, ngại phê bình.

Còn theo đồng chí Hoàng Minh Thảo, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Tiến Bộ, có những ý kiến tham gia sinh hoạt chi bộ về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế chưa thực sự có chất lượng, năng lực của đảng viên còn hạn chế nên dẫn tới công tác lãnh đạo triển khai thực hiện một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một số thôn chưa thực sự hiệu quả, bền vững. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện sinh hoạt chi bộ chuyên đề của Đảng ủy xã Tiến Bộ cũng nêu rõ đảng viên trẻ ít tham gia phát biểu ý kiến, một số nơi chưa khơi dậy được tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ, còn nể nang, ngại va chạm.

Từ sinh hoạt Chi bộ thôn Gia, xã Tiến Bộ bàn giải pháp vận động Nhân dân hiến đất xây cầu, đến nay chiếc cầu đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Theo đồng chí Trần Giang Tuyên, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Yên Sơn, thực tế đi dự sinh hoạt tại các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở của đồng chí cho thấy, vẫn còn rất ít ý kiến đóng góp của đảng viên về các giải pháp lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội hoặc đóng góp vào các chương trình, kế hoạch, nghị quyết.

Đồng chí Ma Thị Tuyết, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Làng Ngõa, xã Xuân Quang (Chiêm Hóa) cho biết, trong sinh hoạt chi bộ, các ý kiến tham gia thảo luận vẫn chỉ tập trung vào một số gương mặt quen thuộc, một số đảng viên vẫn còn ngại phát biểu, e dè, chưa thể hiện rõ quan điểm, chính kiến của mình. Đối với những đảng viên này, ban chi ủy thực hiện phân công nhiệm vụ cụ thể, giao việc tại mỗi kỳ sinh hoạt để kỳ sinh hoạt tiếp theo sẽ định hướng, gợi mở để các đảng viên này đóng góp ý kiến.

Theo báo cáo đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án số 16 của một số cấp ủy cơ sở, đảng viên tự nhận diện trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm chiếm tỷ lệ nhiều hơn các biểu hiện tự nhận diện khác.

Nói về tình trạng này, đồng chí Phạm Kiên Cường, Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy cho rằng, có 3 nguyên nhân chính dẫn tới việc đảng viên ít tham gia đóng góp ý kiến tại kỳ sinh hoạt chi bộ ở một số nơi. Nguyên nhân thứ nhất là đảng viên lười nghiên cứu, học tập nghị quyết, các tài liệu, văn bản liên quan đến nội dung sinh hoạt chi bộ, nghiên cứu chưa sâu về nội dung sinh hoạt chi bộ, thiếu trách nhiệm trong xây dựng tham gia ý kiến với chi bộ. Nguyên nhân thứ hai là còn có đảng viên mang tâm lý sợ sệt, góp ý thì sợ sai, sợ người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị. Nguyên nhân thứ ba là do chính nhận thức của đảng viên chưa đầy đủ về việc tham gia ý kiến đóng góp với chi bộ, về nội dung chi bộ bàn bạc, thảo luận.

Điều hành dân chủ, cởi mở kết hợp phát huy trách nhiệm từng cá nhân

Đồng chí Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phạm Kiên Cường đưa ra giải pháp, chi bộ cần phải làm tốt công tác chuẩn bị tài liệu, các văn bản liên quan chuyển sớm đến đảng viên để đảng viên nghiên cứu, kèm với định hướng, gợi ý thảo luận về những nhiệm vụ trọng tâm, những vấn đề mới, khó cần tập trung lãnh đạo. Bên cạnh đó, vai trò của người chủ trì kỳ sinh hoạt chi bộ cũng rất quan trọng. Người chủ trì cần phải tạo ra không khí dân chủ, cởi mở, chân thành trên tinh thần xây dựng. Cấp ủy tổ chức đảng cũng phải tuyên truyền làm cho đảng viên nhận thức được vai trò lãnh đạo của mình trong tập thể lãnh đạo. 

Những năm trước đây, việc một số đảng viên ngại ý kiến, còn nể nang, né tránh hoặc biết mà không nói cũng đã diễn ra ở Chi bộ trường Tiểu học Vinh Quang, xã Vinh Quang (Chiêm Hóa). Nhưng hiện nay, tại mỗi kỳ sinh hoạt chi bộ, các đảng viên tại đây đều hăng hái tham gia ý kiến mà không chờ đến khi phải chỉ định. Đồng chí Nguyễn Thị Thu Huyền, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, không phải lúc nào người lãnh đạo cũng đưa ra kế hoạch hay ý kiến sát, đúng.

Khi cán bộ cấp dưới góp ý dù thuận chiều hay trái chiều thì người điều hành buổi sinh hoạt chi bộ cần lắng nghe, bởi chính cấp dưới là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ. Do đó,  đối với những ý kiến góp ý của đảng viên xác đáng, phù hợp thì bí thư chi bộ cần phải tiếp thu, giải đáp, động viên, khuyến khích. Bên cạnh đó cũng cần kịp thời chấn chỉnh đối với những ý kiến thiếu tính xây dựng. Đây cũng là bí quyết để chị Huyền khắc phục hạn chế trong sinh hoạt của chi bộ những năm trước đây.

Theo đồng chí Ngụy Văn Thận, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, chi bộ cơ sở là hạt nhân chính trị của Đảng, do đó đóng góp ý kiến trong sinh hoạt chi bộ vừa là yêu cầu vừa là trách nhiệm của mỗi đảng viên. Để có những ý kiến chất lượng, trước hết mỗi đảng viên phải nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mình trong chi bộ, tránh tình trạng sinh hoạt chi bộ chỉ để có mặt.

Đảng viên phải không ngừng học tập, nâng cao hiểu biết, kiến thức về mọi mặt, am hiểu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương, nắm chắc về chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, lĩnh vực của từng đảng viên.

Có như vậy, mới tạ.o ra sự chuyển biến rõ rệt trong sinh hoạt chi bộ, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của mỗi chi bộ.

                                                                                                                                                                              Thủy Châu


Đồng chí Trần Việt Hùng

Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh

Điều hành dân chủ, cởi mở

Trong điều hành sinh hoạt chi bộ, Bí thư chi bộ phải điều hành thật dân chủ, cởi mở, phát huy trí tuệ từng đảng viên; chuẩn bị những nội dung chính, những nội dung cần làm rõ, những giải pháp chủ yếu, quan trọng để đảng viên thảo luận; gợi ý để đảng viên thể hiện chính kiến của mình, mạnh dạn, dám nói những băn khoăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Bí thư chi bộ là người định hướng thảo luận vào các nội dung khó khăn vướng mắc cần tập trung; tóm tắt khái quát ý kiến phát biểu của đảng viên và kết luận những vấn đề lớn, quan trọng mà chi bộ đã thống nhất để biểu quyết đưa vào nghị quyết, kết luận của chi bộ; phân công nhiệm vụ cụ thể cho đảng viên thực hiện… Một buổi sinh hoạt chi bộ có đạt kết quả tốt hay không,

 phụ thuộc phần lớn vào điều hành của bí thư chi bộ.


Đồng chí Vương Kim Thành

Bí thư Chi bộ tổ dân phố 6, Đảng bộ phường Tân Hà (TP Tuyên Quang)

Đổi mới sinh hoạt chi bộ

Chi bộ tổ dân phố 6, phường Tân Hà (TP Tuyên Quang) có 31 đảng viên, định kỳ sinh hoạt vào mùng 6 hàng tháng. Trước mỗi kỳ sinh hoạt, chi ủy chuẩn bị kỹ nội dung, ngắn gọn, rõ ràng; tập trung bàn để lãnh đạo và giải quyết những vấn đề cụ thể, thiết thực, nhất là những vấn đề bức xúc, tồn đọng trong tổ.

Trong các buổi sinh hoạt chi bộ, ngoài các nội dung sinh hoạt theo quy định của Điều lệ Đảng, Chi bộ thôn dành nhiều thời gian để thảo luận nội dung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho Nhân dân. Bên cạnh đó, chi bộ kiểm điểm sâu sắc những gì đã làm được, những gì còn tồn tại tháng trước và hướng khắc phục trong tháng tới. Để tạo sự đoàn kết, thống nhất trong chi bộ, tất cả các nhiệm vụ đều được đưa ra bàn bạc, được đảng viên đóng góp ý kiến, thảo luận trên nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt chi bộ.  


Bà Nguyễn Thị Dân

Chi Bộ thôn 2, Đảng bộ xã Thái Bình (Yên Sơn)

Chủ động nghiên cứu để tham gia ý kiến

Với trách nhiệm của đảng viên, trước mỗi kỳ sinh hoạt tôi thường chủ động nghiên cứu các văn bản, nghị quyết, bản tin nội bộ của cấp ủy cấp trên. Trên cơ sở đó, tôi đọc kỹ báo cáo của chi bộ để tham gia ý kiến đóng góp làm sáng tỏ những việc làm được, chưa làm được, hiến kế những giải pháp tốt nhất trong việc thực hiện. Là chi bộ nông thôn, ngoài những nhiệm vụ chung, tôi đặc biệt quan tâm đến việc phát triển kinh tế, xây dựng gia đình văn hóa, giữ gìn vệ sinh… Rất mừng là những ý kiến đóng góp của bản thân đã được chi bộ tiếp thu đưa vào nhiệm vụ thực hiện.    


Ông Lương Văn Giáp

Thôn Cả, xã Minh Thanh (Sơn Dương)

Cần gương mẫu từ mỗi kỳ sinh hoạt

Tôi nghĩ, muốn chi bộ Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, thì không ai khác ngoài các đảng viên của chi bộ đó phải nỗ lực thực hiện. Đặc biệt, các đảng viên phải thể hiện rõ tính chiến đấu, mà biểu hiện rõ nhất là đóng góp ý kiến xây dựng Đảng ngay trong các buổi sinh hoạt chi bộ, thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Đối với bản thân thì thẳng thắn tự phê bình, dám thừa nhận các thiếu sót, sai lầm, mạnh dạn sửa chữa các khuyết điểm, hạn chế. Đối với đồng chí, đồng đội thì dũng cảm và có trách nhiệm trong việc phê bình, chỉ ra hạn chế và giải pháp khắc phục.

Mỗi một ý kiến đóng góp tốt, chi bộ sẽ xây dựng được kế hoạch, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đúng đắn. Từ đó, góp phần xây dựng quê hương mình ngày càng phát triển, phồn vinh.

Nguồn

Cùng chủ đề

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ: Xây dựng nền móng vững chắc từ cơ sở – Bài cuối: Nâng cao năng lực...

>> Bài 1: Chi bộ yếu vì sinh hoạt “thiếu” >> Bài 2: Sinh hoạt tốt, chi bộ mạnh Nội dung sinh hoạt “đúng”, “trúng” Qua thực hiện Đề án, đa số các chi bộ đã thực hiện đầy đủ, có chất lượng các nội dung trong sinh hoạt chi bộ theo quy định và hướng dẫn của Ban Tổ chức Tỉnh ủy. Bí thư chi bộ đã chủ động, có trách nhiệm hơn trong việc chuẩn bị nội dung sinh hoạt để...

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ xây dựng nền móng vững chắc từ cơ sở – Bài 2: Sinh hoạt tốt, chi...

Bài 1: Chi bộ yếu vì sinh hoạt “thiếu” Phân công cấp ủy viên, cán bộ phụ trách, dự sinh hoạt chi bộ Một trong những giải pháp quan trọng được Đề án 16 đưa ra đó là “Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy viên, công chức trong dự sinh hoạt với chi bộ và trách nhiệm của cán bộ, công chức xã sinh hoạt tại chi bộ thôn, tổ dân phố”.  Theo đồng chí Phùng Thị Tuyết Mai,...

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ: Xây dựng nền móng vững chắc từ cơ sở

Bài 1: Chi bộ yếu vì sinh hoạt “thiếu” Sinh hoạt chi bộ là hình thức hoạt động và phương thức lãnh đạo chủ yếu có tính quyết định sức mạnh của chi bộ, thể hiện rõ vai trò, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ở đơn vị, tác động trực tiếp đến quá trình lãnh đạo của Đảng và quá trình nhận thức của mỗi đảng viên. Nếu chất lượng sinh hoạt chi bộ thấp thì...

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Ma Thị Thúy dự sinh hoạt chi bộ tại xã Tân Mỹ (Chiêm Hóa)

Đồng chí Ma Thị Thúy phát biểu tại buổi sinh hoạt chi bộ. Chi bộ Trường Tiểu học Tân Mỹ có 36 đảng viên. Qua đánh giá của chi bộ, trong tháng 7-2024, tình hình tư tưởng của đảng viên, viên chức ổn định, tin tưởng và chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Chi bộ đã quan tâm, thực hiện quán triệt và triển khai các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy cấp trên đến...

Đồng chí Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Ma Thế Hồng dự sinh hoạt chi bộ ở Minh Dân

Đồng chí Ma Thế Hồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh dự sinh hoạt Chi bộ thôn Đồng Tâm Chi bộ Đồng Tâm có 23 đảng viên, miễn sinh hoạt tạm thời 3 đồng chí. Sau khi dự sinh hoạt định kỳ tháng 6-2024 của Chi bộ Đồng Tâm, đồng chí Trưởng Ban Tổ chức biểu dương chi bộ thôn có nội dung...

Cùng tác giả

Nhận diện thực trạng kinh tế – xã hội theo điều tra phiếu xã: Thúc đẩy hoạt động chế biến nông, lâm sản (Bài...

“Điểm nghẽn” để phát triển Vùng đồng bào DTTS và miền núi nước ta, có nhiều tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu phù hợp với nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Với việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, đã đem lại những kết quả tích cực góp phần nâng cao đời sống người dân; sản...

20 gian hàng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Trung Sơn

Các đại biểu cắt băng khai mạc phiên chợ. Chương trình có quy mô 20 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có kế hoạch mở rộng kinh doanh, sản xuất trên địa bàn tỉnh. Các gian hàng tham gia trưng bày, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm tại phiên chợ là các sản phẩm nông sản đặc hữu, các sản...

Hơn 20.000 bộ quần áo mới đến với phụ nữ và trẻ em khó khăn dịp Tết Ất Tỵ 2025

Ngày 30-11, Ban Công tác phía Nam Hội LHPN Việt Nam tổ chức Lễ tiếp nhận quà chương trình “Tết yêu thương – Xuân Ất Tỵ” năm 2025. Đại diện Hội LHPN các địa phương tiếp nhận bảng tượng trưng quần áo mới từ đại diện Tổng công ty Cổ phần May Nhà Bè Chương trình năm nay hướng đến hỗ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại 7 tỉnh Thanh Hóa, Bắc Kạn, Lai Châu, Tuyên...

Tạo dựng thương hiệu du lịch vùng Đông Bắc

Sở hữu ba công viên địa chất toàn cầu UNESCO: Công viên địa chất Non nước Cao Bằng, Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), Công viên địa chất Lạng Sơn cùng Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và các địa danh văn hóa lịch sử như: Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào, khu di tích quốc gia...

Đại biểu Nguyễn Việt Hà góp ý Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Đại biểu Nguyễn Việt Hà góp ý kiến vào dự thảo Luật. Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Việt Hà, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Luật tại doanh nghiệp theo Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội. Góp ý một số nội dung cụ thể, đại biểu cho rằng, dự...

Cùng chuyên mục

Nhận diện thực trạng kinh tế – xã hội theo điều tra phiếu xã: Thúc đẩy hoạt động chế biến nông, lâm sản (Bài...

“Điểm nghẽn” để phát triển Vùng đồng bào DTTS và miền núi nước ta, có nhiều tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu phù hợp với nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Với việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, đã đem lại những kết quả tích cực góp phần nâng cao đời sống người dân; sản...

Hơn 20.000 bộ quần áo mới đến với phụ nữ và trẻ em khó khăn dịp Tết Ất Tỵ 2025

Ngày 30-11, Ban Công tác phía Nam Hội LHPN Việt Nam tổ chức Lễ tiếp nhận quà chương trình “Tết yêu thương – Xuân Ất Tỵ” năm 2025. Đại diện Hội LHPN các địa phương tiếp nhận bảng tượng trưng quần áo mới từ đại diện Tổng công ty Cổ phần May Nhà Bè Chương trình năm nay hướng đến hỗ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại 7 tỉnh Thanh Hóa, Bắc Kạn, Lai Châu, Tuyên...

Tạo dựng thương hiệu du lịch vùng Đông Bắc

Sở hữu ba công viên địa chất toàn cầu UNESCO: Công viên địa chất Non nước Cao Bằng, Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), Công viên địa chất Lạng Sơn cùng Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và các địa danh văn hóa lịch sử như: Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào, khu di tích quốc gia...

Đại biểu Nguyễn Việt Hà góp ý Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Đại biểu Nguyễn Việt Hà góp ý kiến vào dự thảo Luật. Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Việt Hà, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Luật tại doanh nghiệp theo Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội. Góp ý một số nội dung cụ thể, đại biểu cho rằng, dự...

Toạ đàm thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang của dân tộc Mông

Các đồng chí: Nguyễn Hưng Vượng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Tăng Thị Dương, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì toạ đàm. Tham dự toạ đàm có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; các đại biểu tiêu biểu đại diện dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Hưng Vượng, Uỷ...

Thẩm tra báo cáo các cơ quan tư pháp trình tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh

Các đại biểu tại phiên họp thẩm tra. Ban Pháp chế HĐND tỉnh tổ chức phiên họp thẩm tra các báo cáo: Kết quả thực hiện công tác Toà án nhân dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025 ; công tác của ngành Kiểm sát Tuyên Quang năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025; công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính năm 2024; phương hướng, nhiệm...

Diễn đàn Điều phối lần 2: Thu hút nguồn vốn ODA và vay ưu đãi cho vùng đồng bào DTTS và miền núi 2026...

Nâng cao năng lực thể chế Tham gia diễn đàn có đại diện các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; đại diện UBND các tỉnh: Hòa Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái; 11 nhà tài trợ quốc tế. Diễn đàn là hoạt động thuộc Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Nâng cao năng lực thể chế để thực hiện Đề án tổng...

Công tác cán bộ nữ – những bài học quan trọng

Bài cuối: Bài học nâng cao ý thức về bình đẳng giới Phát huy lợi thế quyền lực mềm     Ở Tuyên Quang, nhiều nữ lãnh đạo ở cơ sở đã dùng những kỹ năng mềm dẻo vốn có của mình, không ngại khó khăn để hòa nhập vào đời sống của Nhân dân, chia sẻ, thấu hiểu, cảm hóa, vận động Nhân dân thực hiện theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Một trong những phụ nữ...

Tuyên Quang: Xây dựng văn hóa công vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới

Xây dựng văn hóa công vụ là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cải cách nền hành chính nhà nước theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, liêm chính, phục vụ Nhân dân. Tại Tuyên Quang, việc xây dựng văn hóa công vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đã được tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện, từ đó góp phần cải thiện, nâng cao hiệu...

Thẩm tra các dự thảo nghị quyết lĩnh vực kinh tế, ngân sách

Sáng 29-11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức họp thẩm tra các dự thảo nghị quyết trình kỳ họp thường lệ cuối năm. Dự họp có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Phạm Thị Minh Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.  Các đại biểu dự họp. Tại cuộc họp, các đại biểu thẩm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất