Powered by Techcity

Tổng Bí thư Trần Phú và những chỉ dẫn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

 

 Bản luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú dự thảo, tháng 10/1930.

(Ảnh: baotanglichsu.vn)

Đồng chí Trần Phú (1904 – 1931) là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta. Trọn cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và chói sáng, đồng chí đã có vai trò quan trọng trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Với cương vị Tổng Bí thư đầu tiên khi Đảng ta mới thành lập, đồng chí có vai trò hết sức đặc biệt trong công tác xây dựng Đảng. Mặc dù hy sinh khi tuổi đời còn trẻ nhưng những chỉ dẫn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng của đồng chí đã có những đóng góp to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, đặc biệt là thời kỳ Đảng mới ra đời.

Thứ nhất, xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận

Trần Phú sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, là người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh giàu truyền thống cách mạng. Trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, ngay từ khi còn là học sinh, cùng với việc dồn hết tâm trí cho học tập, trau dồi kiến thức, Trần Phú đã hăng hái tham gia “Hội Tu tiến” cùng giúp đỡ nhau học tập và hun đúc tinh thần yêu nước.

Với nhiệt huyết tuổi trẻ, khi là giáo viên tại Vinh (năm 1925), Trần Phú đã tiếp nhận những tư tưởng yêu nước và cách mạng của Nguyễn Ái Quốc được truyền bá qua sách, báo bí mật. Trần Phú đã tham gia sáng lập Hội Phục Việt (sau đổi tên là Hội Hưng Nam, Việt Nam Cách mạng Đảng, Tân Việt). Năm 1926, Trần Phú được Việt Nam Cách mạng Đảng cử sang Quảng Châu liên hệ với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với nòng cốt là Cộng sản đoàn do đồng chí Nguyễn Ái Quốc sáng lập và lãnh đạo để bàn việc thống nhất hai tổ chức.

Tại Quảng Châu, Trần Phú đã được tham gia lớp huấn luyện về lý luận chính trị, được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và cử vào Cộng sản đoàn, rồi được cử về nước hoạt động. Về nước, đồng chí Trần Phú đã tích cực cải tổ Việt Nam Cách mạng Đảng theo đường lối và tổ chức của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Bị bọn mật thám Pháp lùng sục ráo riết, do yêu cầu của tổ chức, Trần Phú đã trở lại Quảng Châu. Mùa xuân năm 1927, Trần Phú được Nguyễn Ái Quốc cử sang Liên Xô và học tại Trường Đại học Phương Đông. Tại đây Trần Phú được học tập, nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, lịch sử phong trào cộng sản và công nhân thế giới, tham gia hoạt động thực tiễn, trao đổi, thảo luận với các đồng chí cộng sản của các đảng anh em về những vấn đề cách mạng, dân tộc và thuộc địa. Trần Phú trở thành Bí thư chi bộ đầu tiên của Chi bộ những người cộng sản Việt Nam tại Trường Đại học Phương Đông. Sau 3 năm học tập và rèn luyện, Trần Phú trở thành một trong những thanh niên cách mạng Việt Nam được trang bị một cách căn bản lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, đã trưởng thành vượt bậc, đủ sức gánh vác những nhiệm vụ lớn lao của cách mạng Việt Nam.

Tháng 4/1930, khi đó Đảng ta – Đảng Cộng sản Việt Nam mới được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức cộng sản, Trần Phú được Quốc tế Cộng sản và Nguyễn Ái Quốc cử về nước hoạt động lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam với cương vị cán bộ chủ chốt của Đảng. Tháng 7/1930, Trần Phú được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. Vào thời điểm đó, mặc dù phong trào cách mạng trong nước ngày càng dâng cao, lực lượng cách mạng ngày càng lớn mạnh, nhưng vì Đảng Cộng sản mới được thành lập nên nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này là để Đảng Cộng sản hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình trước yêu cầu của phong trào cách mạng Đông Dương, đưa cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng thì công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức đang được đặt ra hết sức cấp bách. Nhiệm vụ nặng nề ấy đặt lên vai những người cộng sản trẻ tuổi Việt Nam, trong đó có Trần Phú.

Trở về nước, với nền tảng lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin được trang bị một cách căn bản, một nhãn quan cách mạng mới, với sự tin cậy của Quốc tế Cộng sản, của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú được giao nhiệm vụ xây dựng các văn kiện quan trọng trình Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trong đó quan trọng nhất là dự thảo Luận cương chính trị của Đảng. Để xây dựng Luận cương chính trị, Trần Phú đã trực tiếp đi khảo sát thực tiễn phong trào cách mạng và lực lượng cách mạng tại các tỉnh trọng điểm ở Bắc Bộ cả về công nghiệp và nông nghiệp tại Nam Định, Hải Phòng, Hòn Gai và Thái Bình. Trên cơ sở vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối Quốc tế Cộng sản, tư tưởng của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và tình hình thế giới, thực tiễn cách mạng Việt Nam, Trần Phú đã hoàn thành xuất sắc bản dự thảo Luận cương chính trị của Đảng. Tháng 10/1930, bản Luận cương chính trị đã được Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) thảo luận, góp ý và thông qua. Hội nghị cũng đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương và Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

Luận cương chính trị của Đảng năm 1930 do Trần Phú dự thảo là một văn kiện lý luận quan trọng của Đảng ta. Luận cương đã chỉ rõ mục đích, nhiệm vụ, tiến trình, lực lượng, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sức mạnh đoàn kết quốc tế vô sản của cách mạng Đông Dương. Dù còn một vài hạn chế, nhưng Luận cương đã góp phần khẳng định sự đúng đắn về đường lối của cách mạng Việt Nam mà Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng đã vạch ra để chỉ đạo phong trào cách mạng.

Cùng với đóng góp về mặt lý luận qua Luận cương chính trị năm 1930, với cương vị là Tổng Bí thư của Đảng, Trần Phú đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền của Đảng. Để tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị và tuyên truyền, Trần Phú đã thành lập Ban Tuyên truyền và giao cho một ủy viên Thường vụ làm Trưởng ban phụ trách thúc đẩy công tác này. Công tác tuyên truyền của Đảng là một bộ phận của công tác xây dựng Đảng về mặt lý luận, tư tưởng. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh đã góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, đồng chí cũng chủ trương cho xuất bản báo Cờ vô sản – Cơ quan tuyên truyền của Đảng và tờ Cộng sản (tiền thân của Tạp chí Cộng sản) – Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Đông Dương – nhằm tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Quốc tế Cộng sản, của Đảng Cộng sản Đông Dương, vận động quần chúng và xây dựng lực lượng cách mạng, thúc đẩy phong trào cách mạng.

Bên cạnh việc xây dựng lý luận cách mạng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, của Quốc tế Cộng sản và thực tiễn cách mạng Đông Dương, với cương vị là Tổng Bí thư, một trong những nhà lý luận chính trị hàng đầu của Đảng, Trần Phú tích cực đấu tranh và kiên quyết phê phán chống các tư tưởng cơ hội, cải lương, dao động, thỏa hiệp, hữu khuynh và cực đoan đang tồn tại trong Đảng, gây chia rẽ Đảng, kiên trì đấu tranh làm trong sạch Đảng, xây dựng Đảng thực sự là một tổ chức thống nhất, là đội tiền phong của giai cấp vô sản theo đúng tinh thần của Quốc tế Cộng sản, đúng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin.

 Khu di tích đồng chí Trần Phú tại Hà Tĩnh. (Ảnh: baotanglichsu.vn)

Thứ hai, xây dựng Đảng về mặt tổ chức

Cùng với công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận, Tổng Bí thư Trần Phú đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng về mặt tổ chức.

Trước hết, đồng chí chỉ rõ, quy tắc tổ chức của Đảng phải được thể hiện một cách sâu sắc như sau: Đảng Cộng sản Đông Dương là đảng của giai cấp vô sản nên phải gồm những công nhân tiên tiến nhất, lãnh đạo Đảng phải là những công nhân ưu tú nhất; mỗi đảng viên phải hăng hái hoạt động, tích cực, chủ động tham gia vào công việc của Đảng, phải tuân thủ nguyên tắc tổ chức đảng, phải tuyệt đối trung thành với lý tưởng cộng sản chủ nghĩa; Đảng phải được tổ chức theo kỷ luật sắt, mỗi vấn đề đều được mọi đảng viên tham gia thảo luận tự do, dân chủ nhưng khi đã quyết nghị thì phải thực hiện nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, nguyên tắc tối cao là lợi ích của Đảng, của nhân dân; Đảng tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, dĩ nhiên, đó là nguyên tắc căn bản, vấn đề tập trung dân chủ được thực hiện ra sao còn phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhằm mang lại thành công cho cách mạng; tổ chức đảng được xây dựng theo nơi làm việc của đảng viên, không theo nơi cư trú của đảng viên; Đảng thống nhất lãnh đạo mọi đoàn thể quần chúng nhân dân, không có sự lãnh đạo dẫn dắt của Đảng thì mọi phong trào của quần chúng, mọi phong trào cách mạng sẽ không có phương hướng chung, rời rạc và tất yếu sẽ dẫn đến tan rã. Đảng ta ngay từ đầu xác định, lãnh đạo các tổ chức quần chúng đấu tranh cách mạng chống thực dân và phong kiến là nhiệm vụ của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Hai là, đó là xây dựng sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng, xây dựng Đảng thực sự trở thành một khối thống nhất, vững mạnh về tổ chức. Sự khác biệt về quan niệm, tư tưởng, chủ trương trong Đảng vào thời điểm chuyển giao, hợp nhất, thống nhất các tổ chức cộng sản khác nhau ở Đông Dương khi đó là một tất yếu khách quan và có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Đồng chí Trần Phú chủ trương, một mặt, cố gắng bằng mọi biện pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, hết lòng xây dựng sự đoàn kết thống nhất ý chí, lập trường giai cấp trong Đảng; mặt khác, kiên quyết đấu tranh phê phán chống lại những tư tưởng xa rời các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối, chủ trương chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, nhằm tạo nên sự thống nhất, đoàn kết trong Đảng, tạo nên sức mạnh tổng hợp của tổ chức đảng.

Vào thời điểm Đảng ta mới thành lập còn hết sức non trẻ, thì rõ ràng đây là một yêu cầu sống còn của Đảng, là một chủ trương hết sức sáng suốt và đúng đắn. Trong thời điểm thực dân Pháp bằng nhiều thủ đoạn thâm độc khác nhau, một mặt, chúng thực hiện chính sách khủng bố “trắng” cực kỳ dã man, tàn bạo; mặt khác, chúng sử dụng các âm mưu đen tối nhằm mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo các phần tử cơ hội, phản bội phá vỡ nội bộ Đảng ta từ bên trong, nếu Đảng ta không xây dựng được sự đoàn kết nhất trí thực sự trong Đảng thì tổ chức sẽ bị tan vỡ, phong trào cách mạng sẽ bị dìm trong biển máu.

Ba là, công tác phát triển Đảng. Khi mới thành lập, toàn Đảng chỉ có 30 chi bộ với hơn 300 đảng viên, trong khoảng hơn một năm sau (tháng 3/1931), dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Trần Phú, không chỉ phong trào cách mạng ở nước ta bước vào một giai đoạn mới mang tính cao trào, mà công tác phát triển Đảng cũng bước vào một giai đoạn mới với nhiều thành tựu, số đảng viên đã nhanh chóng tăng lên 2.400 đồng chí và hoạt động trong 250 chi bộ. Đặc biệt, trong công tác phát triển đảng viên mới, mặc dù từ nhiều nguồn khác nhau, không phân biệt nguồn gốc, nhưng chủ trương thúc đẩy phát triển mạnh mẽ đảng viên mới trong giai cấp công nhân được ưu tiên. Ngoài ra, cũng đẩy mạnh chủ trương phát triển thành phần giai cấp công nhân trong các cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng.

Bốn là, xây dựng, kiện toàn hệ thống tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở. Đó là hệ thống chặt chẽ, thống nhất: Trung ương – Xứ ủy – Tỉnh ủy – Huyện ủy và chi bộ cơ sở. Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập từ sự hợp nhất các tổ chức cộng sản khác nhau, do đó mỗi tổ chức cộng sản vốn có cách tổ chức, hệ thống tổ chức khác nhau. Vấn đề xây dựng Đảng thành một tổ chức thống nhất theo hệ thống từ trên xuống chắc chắn sẽ tạo nên sự thống nhất, vững mạnh và sức mạnh của Đảng được tăng lên. Đây là lần đầu tiên hệ thống tổ chức của Đảng ta được kiện toàn, hoàn thiện, thống nhất. Đặc biệt, Tổng Bí thư Trần Phú đã chủ trương khôi phục, củng cố các Ban lãnh đạo Xứ ủy và nâng cao vai trò lãnh đạo của Xứ ủy đối với phong trào cách mạng của từng vùng, từng miền. Ngoài ra, đồng chí Trần Phú cũng đề cao chủ trương tăng cường xây dựng và củng cố các chi bộ nhà máy, các chi bộ của giai cấp công nhân.

Năm là, sớm xác định công tác xây dựng các tổ chức quần chúng nhân dân là xây dựng lực lượng cách mạng, một bộ phận quan trọng của công tác xây dựng Đảng, nên vấn đề này được Tổng Bí thư Trần Phú đặc biệt quan tâm. Đồng chí cùng Ban Thường vụ chỉ đạo kịp thời, nhanh chóng xây dựng, củng cố các tổ chức quần chúng quan trọng, những lực lượng quần chúng đông đảo và mạnh mẽ của cách mạng. Đó là: Công hội, Nông hội, Phụ nữ hội, Thanh niên hội, Sinh hội, Cứu tế hội,…

Tổng Bí thư Trần Phú trực tiếp đảm nhận trách nhiệm phụ trách Công hội đỏ. Công hội đỏ là tổ chức quần chúng rộng rãi của công nhân nhằm tập hợp lực lượng những người vô sản tích cực đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Quán triệt chủ trương chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, tăng cường phát triển Đảng trong giai cấp công nhân là ưu tiên hàng đầu, Tổng Bí thư Trần Phú đã đẩy mạnh hoạt động và vai trò của Công hội đỏ, thúc đẩy thành lập Ban Công vận Trung ương mà chính đồng chí trực tiếp làm Trưởng ban. Đây là một chủ trương kịp thời và đúng đắn nhằm tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng trong điều kiện một đất nước nửa thuộc địa, phong kiến, quần chúng tham gia đấu tranh cách mạng chủ yếu là giai cấp nông dân và các tầng lớp xã hội khác.

Thực hiện chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Tổng Bí thư Trần Phú lãnh đạo quyết liệt việc xây dựng và thành lập Cộng sản Thanh niên Đoàn. “Tổ chức ra Cộng sản Thanh niên Đoàn là một nhiệm vụ thâu phục một bộ phận quan trọng của vô sản giai cấp là một vấn đề cần kíp mà Đảng phải giải quyết”1. Bằng sự chỉ đạo cụ thể, quyết liệt của đồng chí Trần Phú và Ban lãnh đạo Đảng ta, Cộng sản Thanh niên Đoàn đã được thành lập, phát triển rộng khắp, mạnh mẽ và thực sự trở thành lực lượng cách mạng hùng hậu và tiên phong của Đảng. Đây là một tầm nhìn, một đóng góp vô cùng quan trọng của Tổng Bí thư Trần Phú đối với công tác xây dựng Đảng khi Đảng ta còn trong trứng nước.

Kiên quyết thúc đẩy thành lập, xây dựng và lãnh đạo các tổ chức quần chúng ngay từ khi Đảng mới thành lập nhằm tập hợp họ thành lực lượng cách mạng phản đế, phản phong là một tầm nhìn chiến lược, một chủ trương sáng suốt và đúng đắn của Tổng Bí thư Trần Phú và Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương. Lịch sử cách mạng Việt Nam gần một thế kỷ qua đã khẳng định điều đó.

Sáu là, với đường lối, chủ trương, chiến lược, sách lược đúng đắn, sáng tạo và kịp thời trong lãnh đạo thực tiễn phong trào đấu tranh cách mạng Đông Dương, trong xây dựng Đảng cả về tư tưởng, lý luận và tổ chức như nêu trên, chỉ một thời gian ngắn, Đảng Cộng sản Đông Dương đã trưởng thành vững mạnh, đã trở thành một chủ thể độc lập, tổ chức duy nhất lãnh đạo cách mạng, hoàn toàn đủ năng lực và điều kiện gánh vác nhiệm vụ lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản Đông Dương. Chính vì vậy, Đảng Cộng sản Đông Dương đã trở thành chi bộ độc lập trực tiếp trực thuộc Quốc tế Cộng sản, một bộ phận hữu cơ của phong trào cộng sản thế giới. Đây vừa là sự công nhận, khẳng định, vừa là sự tin cậy của Quốc tế Cộng sản đối với Đảng ta.

Mặc dù cuộc đời cách mạng ngắn ngủi, thời gian lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương không dài, nhưng với một trí tuệ siêu việt, một bầu nhiệt huyết cách mạng vô song, Tổng Bí thư Trần Phú đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong sự nghiệp cách mạng Đông Dương và Việt Nam. Những tư tưởng xuất sắc về xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận, về tổ chức mà đồng chí Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đề xuất và lãnh đạo thực hiện vào những năm 30 của thế kỷ XX, vẫn giữ nguyên tính thời sự và cách mạng.

________________

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 3, tr.91, 98-99

PGS, TS Lâm Quốc Tuấn, ThS Nguyễn Thị Phương Chi (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)

Nguồn

Cùng chủ đề

Đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền thành phố Tuyên Quang với MTTQ và nhân dân

Hội nghị đã được nghe thông báo tóm tắt kết quả nổi bật về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý III và 9 tháng năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo. Các đại biểu dự hội nghị. Tại hội nghị đã có 15 lượt ý kiến phát biểu của cán bộ, đảng viên và nhân dân đề xuất, kiến nghị tập trung vào các vấn đề: Công tác xây dựng...

Đoàn công tác Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm việc tại Tuyên Quang

Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Nông Thị Bích Huệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh; lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Uỷ ban MTTQ tỉnh, các sở, ngành, đoàn thể, Trường Chính trị tỉnh. Toàn cảnh buổi làm việc. Tại buổi làm việc, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Phan Xuân...

Phát huy vai trò của MTTQ trong xây dựng Đảng, chính quyền

Cầu nối giữa Dân với Đảng Xác định tham gia xây dựng Đảng, chính quyền là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của MTTQ, những năm qua, MTTQ các cấp trong tỉnh đã triển khai toàn diện, ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị. Trọng tâm là góp ý vào các dự thảo văn bản của Đảng, góp ý cho tổ chức đảng trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ,...

Bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng cho lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí

Tại Tuyên Quang,  dự hội nghị có lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh; đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí tỉnh; phóng viên, biên tập viên trực tiếp tuyên truyền về xây dựng Đảng các cơ quan báo chí, Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh, văn phòng đại diện, phóng viên thường trú tại địa phương. Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Tuyên...

Bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng cho lãnh đạo, phóng biên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí

Tại Tuyên Quang,  dự hội nghị có lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh; đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí tỉnh; phóng viên, biên tập viên trực tiếp tuyên truyền về xây dựng Đảng các cơ quan báo chí, Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh, văn phòng đại diện, phóng viên thường trú tại địa phương. Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Tuyên...

Cùng tác giả

Quyết tâm cao thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06

Các đại biểu dự cuộc họp tại điểm cầu Công an tỉnh Tuyên Quang. Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ chủ trì cuộc họp. Cuộc họp được tổ chức trực tiếp tại Hội trường Bộ Công an kết nối trực tuyến đến điểm cầu Công an cấp tỉnh trong cả nước. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư...

Đảng bộ xã Ninh Lai tổ chức đại hội điểm chi bộ

Dự Đại hội có đồng chí có đồng chí Mai Đức Thông, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Tuyên Quang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh. Đại biểu chụp ảnh lưu niệm với Ban Chấp hành Chi bộ Trường Tiểu học Ninh Lai khóa mới. Ảnh: Lý Thu Chi bộ trường Tiểu học Ninh Lai có 21 đảng viên. Nhiệm kỳ 2022 - 2025, Chi bộ đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu. Nhiệu kỳ...

Địa chỉ đặt vé pháo hoa Đà Nẵng 2025 được ủy quyền

DANAGO – một thương hiệu lữ hành top 1 có trụ sở tại Đà Nẵng, là nơi được rất nhiều du khách chọn để đặt vé pháo hoa DIFF 2025. Độc giả chỉ cần gọi đến hotline 0833.888.404 hoặc truy cập website “đặt vé pháo hoa Đà Nẵng” của họ. DANAGO là đơn vị lữ hành phân phối chính thức vé pháo hoa Đà Nẵng 2025. Đặt vé pháo hoa Đà Nẵng 2025 không chỉ là cơ hội chiêm ngưỡng những...

Tỉnh Tuyên Quang tiễn 1.388 tân binh lên đường nhập ngũ

Đồng chí Phạm Thị Minh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh dự lễ giao nhận quân năm 2025 tại huyện Chiêm Hóa. Ảnh: Quốc Việt Năm nay, toàn tỉnh có 1.388 tân binh nhập ngũ, tham gia nghĩa vụ quân sự và công an nhân dân, tăng 13 tân binh so với năm 2024. Trong đó, có 1.150 tân binh tham gia nghĩa vụ quân sự, 238 tân binh tham gia...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung dự lễ giao, nhận quân tại huyện Lâm Bình

Các đại biểu dự lễ giao nhận quân huyện Lâm Bình. Năm nay, huyện Lâm Bình có 106 người con ưu tú lên đường làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó 90 thanh niên làm nghĩa vụ Quân đội nhân dân, 16 thanh niên thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân, đảm bảo 100% chỉ tiêu được giao Quang cảnh lễ giao nhận quân tại huyện Lâm Bình. Để công tác tuyển quân năm 2025 đủ...

Cùng chuyên mục

Quyết tâm cao thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06

Các đại biểu dự cuộc họp tại điểm cầu Công an tỉnh Tuyên Quang. Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ chủ trì cuộc họp. Cuộc họp được tổ chức trực tiếp tại Hội trường Bộ Công an kết nối trực tuyến đến điểm cầu Công an cấp tỉnh trong cả nước. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư...

Đảng bộ xã Ninh Lai tổ chức đại hội điểm chi bộ

Dự Đại hội có đồng chí có đồng chí Mai Đức Thông, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Tuyên Quang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh. Đại biểu chụp ảnh lưu niệm với Ban Chấp hành Chi bộ Trường Tiểu học Ninh Lai khóa mới. Ảnh: Lý Thu Chi bộ trường Tiểu học Ninh Lai có 21 đảng viên. Nhiệm kỳ 2022 - 2025, Chi bộ đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu. Nhiệu kỳ...

Tỉnh Tuyên Quang tiễn 1.388 tân binh lên đường nhập ngũ

Đồng chí Phạm Thị Minh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh dự lễ giao nhận quân năm 2025 tại huyện Chiêm Hóa. Ảnh: Quốc Việt Năm nay, toàn tỉnh có 1.388 tân binh nhập ngũ, tham gia nghĩa vụ quân sự và công an nhân dân, tăng 13 tân binh so với năm 2024. Trong đó, có 1.150 tân binh tham gia nghĩa vụ quân sự, 238 tân binh tham gia...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung dự lễ giao, nhận quân tại huyện Lâm Bình

Các đại biểu dự lễ giao nhận quân huyện Lâm Bình. Năm nay, huyện Lâm Bình có 106 người con ưu tú lên đường làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó 90 thanh niên làm nghĩa vụ Quân đội nhân dân, 16 thanh niên thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân, đảm bảo 100% chỉ tiêu được giao Quang cảnh lễ giao nhận quân tại huyện Lâm Bình. Để công tác tuyển quân năm 2025 đủ...

Đoàn ĐBQH tỉnh thảo luận tổ vào một số dự án luật quan trọng

Đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì thảo luận. Đồng chí Hà Thị Nga, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công làm Tổ trưởng, chủ trì phiên họp tổ gồm ĐBQH các tỉnh Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre. Phát biểu tại phiên thảo...

Đoàn ĐBQH tỉnh tham dự Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội

Đoàn ĐBQH tỉnh tham dự Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội. Tham dự phiên khai mạc có Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; các Phó Chủ tịch nước,Phó Thủ tướng Chính phủ,Phó Chủ tịch Quốc hội; các Ủy viên Trung ương Đảng,Ủy...

Đồng chí Nguyễn Hưng Vượng kiểm tra công tác chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp và thực hiện xóa nhà tạm, nhà...

Ngày 11-2, đồng chí Nguyễn Hưng Vượng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp và tiến độ thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Lâm Bình. Cùng đi có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, huyện Lâm Bình. Đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ...

Nâng cao vai trò Bí thư Chi bộ thôn, bản – Bài 2: Vẫn còn rào cản

>>Bài 1: Những người gánh 2 vai Chưa tròn vai Theo báo cáo của Sở Nội vụ, năm 2024, số người hoạt động không chuyên trách thôn, tổ dân phố (với 3 chức danh là bí thư chi bộ, trưởng thôn (tổ dân phố), trưởng ban Công tác mặt trận) toàn tỉnh có 4.031 người, số này có tới 3.170 người trình độ sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo. Qua đó cho thấy đội ngũ Bí thư chi bộ thôn chưa...

Cần đổi mới mạnh mẽ công tác ban hành các cơ chế, chính sách

Các đại biểu dự hội nghị. Tham dự hội nghị có các đồng chí: Nông Thị Bích Huệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh; Tạ Đức Tuyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Tuyên Quang; Nguyễn Thế Giang, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Năm 2024, HĐND các cấp đã có nhiều đổi mới, chất...

Sơn Dương tích cực chuẩn bị đại hội điểm cấp huyện

Sẵn sàng cho đại hội điểm Thực hiện Kế hoạch số 578-KH/TU, ngày 10/1/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức đại hội điểm cấp xã, cấp huyện nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đảng bộ huyện Sơn Dương được lựa chọn Đại hội Đảng bộ cấp huyện. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Sơn Dương đã xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất