Powered by Techcity

Toàn lực để học sinh trở lại trường

NHỮNG THẦY TRÒ VĨNH VIỄN KHÔNG TRỞ LẠI

Ám ảnh nhất đến lúc này với ngành giáo dục cả nước, có lẽ vẫn là hình ảnh các cô giáo Trường mầm non số 1 Phúc Khánh, Làng Nủ (H.Bảo Yên, Lào Cai) bàng hoàng lần giở lại di vật của các con đến từ thôn Làng Nủ. Một lớp học mầm non có 18 trẻ thì chỉ sau một ngày, 9 em đã vĩnh viễn không thể trở lại trường sau khi lũ rút. Với người làm thầy, làm cô, không có nỗi đau nào lớn hơn thế.

Toàn lực để học sinh trở lại trường - Ảnh 1.

Các tỉnh Lào Cai, Yên Bái tập trung nguồn lực dọn dẹp trường học sau lũ để đón học sinh trở lại trường

Nhìn danh sách mang tên “Học sinh (HS) bị lũ cuốn” do Trường tiểu học – THCS số 1 Phúc Khánh (H.Bảo Yên) tổng hợp, bất cứ ai cũng đau lòng khi con số lên tới 20 em ở mọi khối lớp của một trường. Cuối danh sách ấy có ghi chú: “HS bôi vàng là bị thương, bôi đỏ là đã mất”. Đau lòng hơn là số HS “bôi đỏ” lên tới 13 em, chỉ còn lại 7 HS được “bôi vàng”.

Tại Bát Xát, thống kê ban đầu của Phòng GD-ĐT huyện về số giáo viên (GV) và HS lâm vào cảnh khó khăn cần giúp đỡ cũng lên tới hàng trăm trường hợp. Trong đó cũng có những cái tên HS “bôi đỏ” với dòng ghi chú: “đã mất” hoặc “đã mất cả nhà”…

Toàn lực để học sinh trở lại trường - Ảnh 2.

Các tỉnh Lào Cai, Yên Bái tập trung dọn dẹp trường học sau lũ để đón học sinh

Cơn bão số 3 đã để lại hậu quả nặng nề cho ngành giáo dục tỉnh Lào Cai. Bà Dương Bích Nguyệt, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Lào Cai, cho biết toàn tỉnh hiện có 35 HS thiệt mạng và mất tích, 15 em bị thương do bão lũ. H.Bảo Yên nhiều nhất với 25 HS thiệt mạng, trong đó 23 em từ thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh.

Theo thông tin của Sở GD-ĐT Yên Bái, toàn tỉnh có 2 GV, 8 HS thiệt mạng, 2 HS bị thương do mưa bão; tại Cao Bằng, có 2 GV và 7 HS thiệt mạng, 1 HS bị thương; tại Lạng Sơn cũng mất đi 2 HS vì lũ lụt… Tại nhiều địa phương, các trường vẫn “đứt” liên lạc với HS và gia đình các em nên chưa rõ ngày trở lại lớp.

“Rất đau xót. Chúng tôi đang cố gắng làm tốt công tác ổn định tâm lý cho GV, phụ huynh, đảm bảo không ảnh hưởng tỷ lệ chuyên cần”, ông Bùi Minh Tuân, Trưởng Phòng GD-ĐT H.Bảo Yên, chia sẻ.

Toàn lực để học sinh trở lại trường - Ảnh 3.

Các tỉnh Lào Cai, Yên Bái tập trung dọn dẹp trường học sau lũ để đón học sinh

ẢNH: TRƯỜNG TH-THCS MINH CHUẨN (YÊN BÁI) CUNG CẤP

Với nhiều nhà trường, dù không mất HS nào nhưng nỗi lo các em không trở lại trường vẫn canh cánh trong lòng các thầy cô khi các em bỗng chốc trở thành mồ côi cha, mẹ hoặc gia đình trắng tay sau bão lũ lịch sử. Em Nguyễn Văn Hành, HS lớp 12 Trường THPT số 1 H.Bảo Yên (Lào Cai), là một trong những người may mắn sống sót sau trận lũ san phẳng Làng Nủ nhưng mẹ em đã bị lũ cuốn mất, cha em đã qua đời cuối năm 2023. Nằm điều trị trong bệnh viện với những vết thương chằng chịt trên cơ thể, chỉ còn lại một mình trên đời, em rối bời bởi suy nghĩ sẽ phải nghỉ học để đi làm kiếm sống. GV chủ nhiệm và các thầy cô trong trường thay nhau cắt cử chăm sóc Hành, động viên để em gượng dậy từng chút một.

Toàn lực để học sinh trở lại trường - Ảnh 4.

Trường học còn ngổn ngang sau lũ, đồ dùng học tập, sách vở bị hư hỏng nặng

Cô Nguyễn Thị Hồng, Phó hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ với Thanh Niên, lo nhất là HS ở những nơi quá khó khăn sẽ không đi học trở lại nữa, đến nay mới chỉ liên lạc được với khoảng 80% số HS do mất sóng điện thoại. Bởi vậy, theo cô Hồng, sắp tới nhà trường sẽ tăng số HS được ăn ở ký túc xá để những em mồ côi, mất nhà cửa sẽ được chăm sóc tốt hơn. Những HS như em Hành rất cần được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, cộng đồng vì em cần được học để tốt nghiệp THPT và có thể học nghề, học ĐH…

MẤT TOÀN BỘ SÁCH VỞ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

Dù vậy, các thầy cô cũng cho rằng với nhiều HS và GV trải qua trận bão lũ lịch sử vừa qua, việc còn đầy đủ cha mẹ, thầy trò khi trở lại trường đã là may mắn. Với tinh thần tương thân, tương ái của nước ta, chắc chắn các em và nhà trường sẽ được chia sẻ, hỗ trợ. Việc cần làm trước mắt là đảm bảo điều kiện tối thiểu cho các em trở lại trường.

Toàn lực để học sinh trở lại trường - Ảnh 5.

Trường học còn ngổn ngang sau lũ, đồ dùng học tập, sách vở bị hư hỏng nặng

Cô Nguyễn Thị Hồng cho biết những ngày qua nhà trường dốc toàn lực để dọn dẹp trường lớp. Ký túc xá dành cho hàng trăm HS của trường bị thiệt hại nặng nề nhất khi những vật dụng thiết yếu phục vụ ăn ở của các em hầu như không còn lại gì. Nhiều GV trong trường có nhà bị lũ lụt chưa kịp dọn dẹp nhưng vẫn đến trường khắc phục hậu quả, đón HS. Trong đó, cô Đào Thị Thanh Thủy, GV chủ nhiệm lớp 12A9, nhà ngập sâu nhưng ưu tiên dành thời gian đến bệnh viện chăm sóc HS lớp mình vì em không còn ai ruột thịt. Ngoài thời gian ấy thì cô đến trường dọn lũ, cố gắng để ngày 18.9 đón các em trở lại. “Nghỉ học lâu quá, chúng tôi lo nhiều em bỏ học mất”, cô Hồng nhắc lại.

Toàn lực để học sinh trở lại trường - Ảnh 6.

Trường học còn ngổn ngang sau lũ, đồ dùng học tập, sách vở bị hư hỏng nặng

Tương tự, Trường THCS số 1 Phố Ràng (H.Bảo Yên, Lào Cai) cũng là một trong những trường thiệt hại nặng nề nhất về cơ sở vật chất trên địa bàn huyện. Cô Phạm Hoàng Ngọc Huế, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết dự kiến cuối tuần này mới có thể tập trung HS và đầu tuần sau tổ chức dạy học được. Lý do là trường còn ngổn ngang bùn đất, nhiều hạng mục hư hại chưa thống kê, tu sửa kịp. Quan trọng hơn là có tới gần 500/617 HS của trường bị ngập nhà cửa và mất toàn bộ sách vở, đồ dùng học tập, hơn 100 HS ở các xã bị cô lập vẫn chưa liên lạc được nên chưa biết tình trạng của các em thế nào, đường đi đến trường ra sao…

ĐẢM BẢO ĐIỀU KIỆN, AN TOÀN CHO HS TRỞ LẠI

Sở GD-ĐT Lào Cai cho biết ngày 16.9 sẽ có 521 trường học tổ chức dạy học trở lại, 77 trường chưa tổ chức dạy học (chiếm 12,87%). 5 địa phương có 100% trường học tổ chức dạy học bình thường từ đầu tuần là TP.Lào Cai, TX.Sa Pa và các huyện: Văn Bàn, Bảo Thắng, Mường Khương. Tại H.Bảo Yên, nơi ám ảnh đau thương của Làng Nủ, theo ông Bùi Minh Tuân, do HS, GV chịu ảnh hưởng nặng nề, trường học khó khăn, giao thông chia cắt giữa các khu vực nên dự kiến mới có 30 trường học của H.Bảo Yên cho HS đi học trở lại từ ngày 16.9, 43 đơn vị trường học còn lại dự kiến sẽ tổ chức học tập cho HS từ ngày 23.9.

Toàn lực để học sinh trở lại trường - Ảnh 7.

Trường học còn ngổn ngang sau lũ, đồ dùng học tập, sách vở bị hư hỏng nặng

ẢNH: TRƯỜNG TH- THCS MINH CHUẨN (YÊN BÁI) CUNG CẤP

Phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Vũ Thị Hiền Hạnh chia sẻ ngay sau khi nước rút, tỉnh Yên Bái đã huy động tối đa lực lượng trên địa bàn tỉnh và lực lượng hỗ trợ với số lượng khoảng 104.000 người để khắc phục bão lũ. Đến thời điểm này, đa số các trường bị ngập lụt đã huy động, phối hợp với các lực lượng trong và ngoài ngành để dọn dẹp vệ sinh, về cơ bản đã sạch sẽ. Tuy nhiên, việc dọn dẹp, vệ sinh ở một số trường thuộc TP.Yên Bái gặp nhiều khó khăn do mất điện, thiếu nguồn nước, thiếu các thiết bị chuyên dụng. Nhiều trường bị sạt taluy, sụt lún công trình, sạt lở tường rào chưa được khắc phục, hiện các trường đã báo cáo chính quyền, các cấp quản lý để đánh giá và có phương án xử lý.

Toàn lực để học sinh trở lại trường - Ảnh 8.

Trường học còn ngổn ngang sau lũ, đồ dùng học tập, sách vở bị hư hỏng nặng

ẢNH: TRƯỜNG TH- THCS MINH CHUẨN (YÊN BÁI) CUNG CẤP

Tính đến hết tuần vừa qua, toàn tỉnh Yên Bái có 152/442 trường từ mầm non đến phổ thông tổ chức đón HS đến trường và tổ chức các hoạt động giáo dục, đạt 35%. Bà Hạnh thông tin cố gắng ngày 16.9 sẽ đưa HS đi học để đảm bảo thời gian năm học. Trường nào rất nặng dự kiến sẽ cho HS đi học từ ngày 18.9.

Theo thống kê, toàn H.Lục Yên có 3 trường học bị ngập lụt; 19 trường bị sạt lở đất, đổ tường rào, thấm dột. Trong đó, Trường tiểu học – THCS Minh Chuẩn bị ảnh hưởng nhiều nhất, nước ngập phòng học, đồ dùng dạy học, thư viện, bếp ăn, nhà vệ sinh, khu tập thể bán trú, nhà để xe, hệ thống điện toàn trường chìm trong bùn nước hoặc bị lũ cuốn trôi. Nước đã rút vài ngày nhưng từ sân trường, lớp học đến bàn ghế phủ bùn dày đặc. Bà Đinh Thị Giang, Phó trưởng Phòng GD-ĐT H.Lục Yên, cho biết: “Hiện tại, công tác triển khai khắc phục đang được toàn ngành giáo dục huyện khẩn trương thực hiện với quyết tâm cao nhất nhưng cũng đảm bảo an toàn mới cho HS quay trở lại lớp”.

Toàn lực để học sinh trở lại trường - Ảnh 9.

Các cô lấy ảnh chân dung của những em thiệt mạng do lũ cuốn để dán lên đồ vật của các em ở Trường mầm non Phúc Khánh (Lào Cai)

Bà Nguyễn Ngọc Thư, Giám đốc Sở GD-ĐT Cao Bằng, cho biết có 10/519 cơ sở giáo dục vẫn chưa tổ chức học trở lại được do nước sông suối còn cao và đường sạt lở, chia cắt. Hiện nay, chưa liên lạc được với gần 700 HS do mất sóng điện thoại. Nhiều em không thể đến trường do địa hình chia cắt.

Sở GD-ĐT Tuyên Quang cho biết từ ngày 16.9, 455/456 trường cho HS đi học trở lại. Riêng Trường PTDT nội trú Chiêm Hóa phải lùi lại 1 tuần để sửa chữa, khắc phục hệ thống điện, nước, nhà bếp và ký túc xá của HS do bị ngập sâu dài ngày. Sở GD-ĐT Lạng Sơn thông tin đến ngày 15.9, 650/650 trường trên địa bàn tỉnh đã sẵn sàng để quay trở lại học bình thường…

Bộ GD-ĐT đề nghị quan tâm đầu tiên đến tinh thần HS, GV

Tại cuộc họp của Chính phủ về khắc phục hậu quả bão lũ sáng 15.9, ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, phát biểu: “Một số trường học tại Lào Cai, Yên Bái chịu thiệt hại nặng. Tính đến ngày 16.9, với sự nỗ lực của các địa phương, sự cố gắng của các thầy cô giáo, hàng nghìn trường học mở cửa trở lại. Tuy nhiên, ngày 16.9 vẫn còn 99 trường và điểm trường chưa thể đón HS. Theo tính toán của Lào Cai thì dù đến ngày 23.9 vẫn còn khoảng 17 trường và điểm trường việc khôi phục lại không khả thi. Do đó, Bộ GD-ĐT kiến nghị với Chính phủ cân đối ngân sách của T.Ư để hỗ trợ cho các trường ở Lào Cai và Yên Bái, trước mắt là dựng tạm để HS có chỗ học tập và sau đó là xây dựng lại trường.

Cuối tuần qua, khi đến thăm và động viên, tặng quà hỗ trợ thầy trò của hai địa phương ảnh hưởng nặng nề nhất của lũ lụt là Lào Cai và Yên Bái, bà Nguyễn Thị Kim Chi, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, nêu nhiều việc cần phải làm để khắc hậu quả của ngành giáo dục sau lũ, trong đó bà Chi bày tỏ mong muốn và lưu ý Sở GD-ĐT và các nhà trường quan tâm đầu tiên tới việc ổn định tinh thần, tư tưởng, động viên tinh thần HS, GV, phụ huynh.

Với việc chuẩn bị tái thiết dạy và học, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi nhấn mạnh: “Cố gắng hết mức để sớm trở lại dạy và học nhưng sẽ không cố khi GV, HS không đảm bảo đủ điều kiện an toàn. Những nơi chưa an toàn chưa cho HS đi học. Dù bão lũ đã qua nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ mưa giông, sạt lở nên cần nhắc nhở, giáo dục HS đến nơi an toàn”.

Ấm áp tình thầy trò trong cơn lũ dữ

Còn rất nhiều câu chuyện ấm áp, đáng cảm phục về tình thầy trò trong cơn lũ dữ. Ông Lưu Hoàng Anh, Phó hiệu trưởng Trường PTDT nội trú THCS – THPT huyện Si Ma Cai, cho biết: “Dù được cho nghỉ học nhưng do địa bàn chia cắt, có gần 100 HS ở lại trường tiếp tục sinh hoạt, học tập trong đợt mưa lũ. Do bị ảnh hưởng bởi mưa bão, việc mua bán thực phẩm phục vụ nấu ăn gặp khó khăn, nguồn điện lưới, nước sinh hoạt khan hiếm, nhưng chúng tôi luôn nỗ lực hết sức để chăm lo cho HS ở lại trường trong lúc mưa lũ. Rất may mắn trong khó khăn chúng tôi cũng nhận được sự hỗ trợ từ các cấp, ngành, địa phương và các nhà hảo tâm”.

Sạt lở khiến dãy nhà xe và 16 phòng ở bán trú của Trường THCS – THPT Bát Xát tại xã Mường Hum đổ sập nhưng may mắn trước đó 2 tiếng lãnh đạo nhà trường sớm dự đoán tình hình, phối hợp với công an xã khẩn cấp di chuyển toàn bộ 131 HS bán trú và 11 GV, nhân viên đến nơi an toàn. Tại hai điểm ở tạm, các thầy, cô chia thành các tổ trực, nấu ăn, quản lý, nhắc nhở HS không di chuyển trên các tuyến đường bị sạt lở, tránh những mối nguy hiểm xảy ra…

Nguồn: https://thanhnien.vn/toan-luc-de-hoc-sinh-tro-lai-truong-185240916003139757.htm

Cùng chủ đề

Khôi phục lại nghề nuôi trồng thủy sản

Khởi nghiệp lại Hơn 1 tháng nay, anh Đỗ Anh Việt, phường Tân Quang (TP Tuyên Quang) cùng tốp thợ sắt làm lại hệ thống lồng nuôi cá. Anh Việt tâm sự: Trận lũ lịch sử vừa qua đã cuốn sạch tài sản của gia đình, 2 lồng bị vùi lấp, cuốn trôi, những lồng còn sót lại cũng bị lũ quật nát, không thể tái sử dụng. Theo lời anh Việt, từ đời ông, cha, đến anh sinh kế...

Quỹ Chung một tấm lòng hỗ trợ Tuyên Quang 5,9 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão số 3

Đồng chí Nguyễn Hưng Vượng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh phát biểu tại lễ tiếp nhận ủng hộ. Dự buổi tiếp nhận có đồng chí Nguyễn Hưng Vượng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh. Tổng Giám đốc Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh Cao Anh Minh cho biết: Trước thông...

Chương trình “Vì đàn em thân yêu” hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Trong 1,5 ngày, đoàn công tác đã thực hiện trao tặng 203 suất học bổng cho các em học sinh có gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ, trao tặng kinh phí tu sửa trường học...

Hỗ trợ cao nhất, tái thiết nhanh nhất vùng bão lũ

Lời tòa soạn: Bão số 3 Yagi với cường độ mạnh nhất 30 năm qua trên Biển Đông và 70 năm qua trên đất liền đã để lại những hậu quả rất nghiêm trọng về người, tài sản, sinh kế và tâm lý người dân. Giữa những ngày bão lũ triền miên, cả hệ thống chính trị và toàn dân đã hướng về đồng bào bị thiệt hại với tinh thần “tập trung hỗ trợ cao nhất, nhanh nhất, kịp thời...

Thành phố Tuyên Quang phục hồi sau lũ

Sự vào cuộc quyết liệt Trong đợt lũ lụt vừa qua, thành phố có trên 13.600 hộ dân bị ảnh hưởng, nhiều vùng dân cư bị ngập sâu trong nước. Ngay sau khi nước rút, đồng chí Tạ Đức Tuyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy đã chủ trì cuộc họp bàn tăng cường các giải pháp thu gom rác thải sau lụt bão. Các đồng chí lãnh đạo thành phố đã trực tiếp kiểm tra,...

Cùng tác giả

Trường Cao đẳng Nghề kỹ thuật – công nghệ Tuyên Quang có Phó Hiệu trưởng mới

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Việt Phương trao Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang đối với đồng chí Đinh Việt Cường. Đồng chí Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự và trao quyết định. Dự hội nghị có lãnh đạo Sở Nội vụ; lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, người lao...

Các hoạt động Tuần Văn hóa

Powered by © 2020 Báo Tuyên Quang Online - Cơ quan chủ quản: Tỉnh uỷ tỉnh Tuyên QuangGiấy phép hoạt động báo điện tử số 140/GP-BTTTT cấp ngày 17/03/2022Trụ sở tòa soạn: Đường 17/8, Phường Phan Thiết, Thành phố Tuyên QuangĐiện thoại: 0207.3822820 - 0207.3817155 / Fax: 0207.3822821 - Email: [email protected]ổng Biên tập: Mai Đức Thông; Phó Tổng Biên tập: Ngô Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Hoài Yên Nguồn: https://baotuyenquang.com.vn/cac-hoat-dong-tuan-van-hoa-du-lich-tinh-hoa-binh-nam-2024!-201710.html

Tổng Biên tập Báo Tuyên Quang Mai Đức Thông dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Đại Phú

Đồng chí Tổng Biên tập Báo Tuyên Quang Mai Đức Thông tặng quà của tỉnh cho nhân dân thôn Hiệp Trung. Thôn Hiệp Trung có 104 hộ, 401 nhân khẩu với 6 dân tộc: Cao Lan, Mông, Dao, Tày, Sán Dìu, Kinh cùng sinh sống. Những năm qua, nhân dân thôn đã chung sức, đồng lòng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết; tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô...

Chuẩn bị chu đáo cho đại hội Đảng các cấp trong Công an nhân dân nhiệm kỳ 2025-2030

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Công an tỉnh Tuyên Quang. Tại hội nghị, các đại biểu đã được báo cáo viên của Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Cục Tổ chức Cán bộ (Bộ Công an) truyền đạt, thông tin những nội dung cơ bản của Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030, tiến tới Đại hội...

Cải cách hành chính công tác Đảng

Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh quán triệt các văn bản của Trung ương và kế hoạch của tỉnh về tổ chức Đại hội Đảng các cấp. Cải cách hành chính trong các cơ quan Đảng được Tuyên Quang xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện nhiệm vụ kép “Vừa nâng cao chất lượng, tinh thần phục vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa đổi mới toàn diện về nội dung, phương...

Cùng chuyên mục

Trường Cao đẳng Nghề kỹ thuật – công nghệ Tuyên Quang có Phó Hiệu trưởng mới

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Việt Phương trao Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang đối với đồng chí Đinh Việt Cường. Đồng chí Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự và trao quyết định. Dự hội nghị có lãnh đạo Sở Nội vụ; lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, người lao...

Tổng Biên tập Báo Tuyên Quang Mai Đức Thông dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Đại Phú

Đồng chí Tổng Biên tập Báo Tuyên Quang Mai Đức Thông tặng quà của tỉnh cho nhân dân thôn Hiệp Trung. Thôn Hiệp Trung có 104 hộ, 401 nhân khẩu với 6 dân tộc: Cao Lan, Mông, Dao, Tày, Sán Dìu, Kinh cùng sinh sống. Những năm qua, nhân dân thôn đã chung sức, đồng lòng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết; tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô...

Chuẩn bị chu đáo cho đại hội Đảng các cấp trong Công an nhân dân nhiệm kỳ 2025-2030

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Công an tỉnh Tuyên Quang. Tại hội nghị, các đại biểu đã được báo cáo viên của Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Cục Tổ chức Cán bộ (Bộ Công an) truyền đạt, thông tin những nội dung cơ bản của Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030, tiến tới Đại hội...

Cải cách hành chính công tác Đảng

Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh quán triệt các văn bản của Trung ương và kế hoạch của tỉnh về tổ chức Đại hội Đảng các cấp. Cải cách hành chính trong các cơ quan Đảng được Tuyên Quang xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện nhiệm vụ kép “Vừa nâng cao chất lượng, tinh thần phục vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa đổi mới toàn diện về nội dung, phương...

ĐBQH Âu Thị Mai chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển sản xuất vùng...

Tiếp tục phiên chất vấn đối với nhóm vấn đề lĩnh vực Ngân hàng, Y tế, Thông tin và Truyền thông trong ngày 11-11, đại biểu Âu Thị Mai, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đại biểu Âu Thị Mai nêu câu hỏi chất vấn. Đại biểu...

Yên Sơn (Tuyên Quang): Công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên

Vận dụng phù hợp các giải pháp Tính đến tháng 10/2024, huyện Yên Sơn có 1.852 hộ thoát nghèo, đạt 123% so với chỉ tiêu tỉnh giao. Để đạt được kết quả này, huyện Yên Sơn xác định mục tiêu giảm nghèo chính là nhiệm vụ, chỉ tiêu tập trung trong quá trình chỉ đạo điều hành của các cấp ủy, chính quyền địa phương và cả hệ thống chính trị. Cùng với đó, huyện đã tập trung huy động nhiều nguồn...

Phát động thi đua đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 60 năm Báo Tuyên Quang xuất bản số báo đầu tiên, 95 năm Ngày...

Đồng chí Mai Đức Thông, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Tuyên Quang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh dự lễ phát động. Dự lễ phát động có đồng chí Mai Đức Thông, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Tuyên Quang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh; các đồng chí trong Ban Biên tập Báo Tuyên Quang; Thường trực Hội Nhà báo tỉnh, cùng đông đảo cán bộ, phóng viên, biên tập...

Hành trình nông dân đến doanh nhân của một phụ nữ dân tộc Tày

Từ thức quà quý ngày lễ, Tết… Là người con dân tộc Tày sinh ra, lớn lên ở thôn Đồng Cỏm, xã Bình Xa, huyện Hàm Yên, chị Nông Thị Lịch am hiểu bản sắc văn hoá dân tộc mình. Chị bảo, với người Tày nơi đây, vịt là con vật thiêng, được người Tày quý trọng, được lựa chọn làm quà biếu ngày lễ, Tết. Đặc biệt vào rằm tháng Bảy – lễ “Pây tái”, con gái và con...

Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Ma Thị Thúy chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chính sách...

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, sáng 11-11, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn các thành viên Chính phủ về các lĩnh vực: Ngân hàng, Y tế, Thông tin và Truyền thông.  Đồng chí Ma Thị Thúy nêu nội chất vấn. Tham gia chất vấn, đại biểu Ma Thị Thúy, Phó Trưởng Đoàn đại...

Bí thư Thành ủy Tạ Đức Tuyên dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư tổ 15, phường An...

Bí thư Thành ủy Tạ Đức Tuyên tặng hoa và quà cho đại diện Tổ dân phố 15. Khu dân cư tổ 15 có 226 hộ, 852 nhân khẩu. Có 7 dân tộc anh em cùng chung sống. Kinh tế của người dân trong tổ ổn định, mức sống khá trở lên chiếm khoảng 70%; không có hộ nghèo. Năm 2024, còn 1 hộ cận nghèo. Trong đợt mưa bão số 3 vừa qua, người dân trong tổ đã đoàn kết, tích cực tham...

Tin nổi bật

Tin mới nhất