Powered by Techcity

Tọa đàm khoa học Văn học các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam từ sau năm 1975


PGS, TS Trần Khánh Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương; PGS, TS Nguyễn Đăng Điệp, nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Ủy viên Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương; TS Phạm Duy Hưng, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Tân Trào chủ trì buổi tọa đàm.

Các đại biểu dự buổi Tọa đàm khoa học.

Dự buổi Tọa đàm có PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương; các Ủy viên Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, cơ quan có liên quan của tỉnh Tuyên Quang.

Nhiều tham luận

Phát biểu đề dẫn tọa đàm, PGS, TS Nguyễn Đăng Điệp, nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Ủy viên Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương tập trung vào 4 đề dẫn lớn: Môi trường sáng tác cho các nhà văn, nhất là nhà văn người dân tộc thiểu số ở phía Bắc; vai trò hỗ trợ, khích lệ của Hội Văn học nghệ thuật các tỉnh, thành phố; một số đại học trong vùng như Hạ Long, Thái Nguyên, Tây Bắc, Hùng Vương, Tân Trào góp phần kết hợp giữa tri thức và sáng tạo; độ mở cho các nhà văn trong vùng giao lưu quốc tế…

Các phó giáo sư, tiến sỹ chủ trì buổi tọa đàm.

Tại buổi tọa đàm khoa học, các đại biểu nghe, thảo luận các chuyên đề: Văn học dân tộc thiểu số miền núi nửa thế kỷ tiếp nối và phát triển; Thực trạng văn học dân tộc thiểu số Tuyên Quang sau năm 1975; Định hướng sự phát triển của văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang từ sau năm 1975; Một vài cảm nhận về văn học các dân tộc thiểu số Tuyên Quang sau năm 1975; Văn học Tuyên Quang hình thành và phát triển; Văn học các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc từ sau 1975 đến nay: Thực trạng và tiếp nhận; Thực trạng sáng tác văn học bằng tiếng dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc hiện nay; Diện mạo văn học thiểu số phía Bắc từ sau 1975 đến nay; Các sáng tác của Y Phương trong dòng chảy văn chương các dân tộc thiểu số Việt Nam sau 1975; Tiếng thơ từ đại ngàn của các nữ dân tộc thiểu số phía Bắc đương đại; Vai trò của giáo dục trong bảo tồn và phát triển văn học dân tộc thiểu số trong thời đại ngày nay, nghiên cứu tại Trường Đại học Tân Trào; Mở rộng cơ hội phát triển văn học dân tộc thiểu số trong bối cảnh đa phương tiện, nhìn từ khu vực miền núi phía Bắc; Thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại với công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng Mông hiện nay.

Tạo điều kiện cho văn học dân tộc thiểu số thăng hoa

Tổng kết và bế mạc Tọa đàm, PGS,TS Trần Khành Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khẳng định, về chủ đề toạ đàm “Văn học các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam từ sau năm 1975”, đa số tham luận cho rằng văn học dân tộc thiểu số là “một bộ phận nằm trong dòng chảy của văn học Việt Nam bao gồm sáng tác của các tác giả người dân tộc thiểu số viết về dân tộc mình và những vấn đề của đời sống xã hội”.

Nhà thơ Dương Khâu Luông, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn trình bày tham luận.

Qua nội dung các tham luận và ý kiến phát biểu tại Toạ đàm cho thấy vấn đề văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và văn học các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam từ sau năm 1975 nói riêng được quan tâm, tiếp cận ở nhiều hướng, nhiều góc độ, nhiều phạm vi khác nhau ở cả thực tiễn văn học lẫn lý luận. Các ý kiến phát biểu cho rằng văn học các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam từ 1975 đến nay đạt được thành tựu đáng kể về đội ngũ và chất lượng nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật.

Tuy nhiên, các ý kiến cho rằng văn học các dân tộc thiểu số phía Bắc còn một số hạn chế như: Số lượng tác giả sáng tác bằng tiếng dân tộc thiểu số từ sau năm 1975 ngày càng ít. Đội ngũ nhà văn còn thưa mỏng và phân bố không đều; một số cây bút trẻ không sinh sống và làm việc ở nơi mình đã sinh ra nên sự gắn bó với văn hoá dân tộc bị mai một, không phản ánh được sâu sắc bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số.

Hiện nay có rất ít cây bút dân tộc thiểu số tạo nên những đột phá nghệ thuật. Mặc dù văn học các dân tộc thiểu số phía Bắc từ sau năm 1975 đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng nhưng chưa có những tác phẩm kết tinh vẻ đẹp ngôn ngữ của dân tộc, tạo ra những dấu ấn ngôn ngữ văn học của dân tộc một cách điêu luyện; hiện tượng sáng tác song ngữ gần đây đã có nhưng chưa nhiều; chưa có nhiều tác phẩm, chuyên đề văn học các dân tộc thiểu số được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông và giáo dục đại học.

Văn học các dân tộc thiểu số còn bó hẹp trong cộng đồng các dân tộc; công tác quảng bá còn hạn chế, văn học các dân tộc thiểu số chưa được lan toả để tăng sự tiếp nhận; thiếu sự giao lưu giữa văn học các dân tộc thiểu số với văn học của người Kinh và văn học các nước trên thế giới.

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương phát biểu tại buổi Tọa đàm.

Các ý kiến tham luận toạ đàm đã thống nhất cho rằng cần có định hướng, đề ra các giải pháp cần thiết như: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của văn học các dân tộc thiểu số đối với nền văn học Việt Nam, đối với việc bảo tồn, phát huy, phát triển những giá trị văn hoá dân tộc; có những chủ trương, chính sách, hoạch định chiến lược để phát triển, phát huy, bảo tồn văn học các dân tộc thiểu số hiện nay; đầu tư phát triển và phân bố đội ngũ nhà văn các dân tộc thiểu số hợp lý; chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ, khuyến khích tài năng, đặc biệt quan tâm đội ngũ nhà văn trẻ; không để tình trạng có địa bàn, có dân tộc thiểu số không có người sáng tác văn học.

Cùng với đó quan tâm thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động của các Hội văn học, nghệ thuật địa phương cả về vật chất lẫn tinh thần để các Hội thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ nhằm tạo môi trường đủ sức kích thích niềm đam mê và nuôi dưỡng nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhà văn các dân tộc thiểu số; thúc đẩy sự phát triển lớn mạnh của đội ngũ lý luận, phê bình văn học các dân tộc thiểu số.

Chú ý mối liên kết mật thiết giữa các Hội Văn học, nghệ thuật với các trường đại học ở khu vực phía Bắc; tăng cường vai trò đỡ đầu, quản lý và hỗ trợ hoạt động văn học của các cơ quan quản lý văn học, nghệ thuật địa phương nhằm tạo nên những cú huých và sự khích lệ hiệu quả đối với hoạt động sáng tạo và thưởng thức văn học các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Bên cạnh đó cần mở rộng giao lưu văn học giữa các tỉnh thành, địa phương và Trung ương, giao lưu văn học quốc tế, trong đó có giao lưu với văn học các dân tộc thiểu số với văn học của người Kinh, với văn học các nước; chú trọng những sáng tác song ngữ vì đó là cầu nối quan trọng để những sáng tác đến với đông đảo công chúng; tăng cường số lượng tác giả, tác phẩm, chuyên đề văn học các dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông và giáo dục đại học.

Đồng thời mở rộng cơ hội phát triển văn học dân tộc thiểu số trong bối cảnh đa phương tiện, tận dụng tối đa những lợi thế, ngăn chặn những tác động tiêu cực của thời đại công nghệ để gìn giữ, phát huy vốn văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số, khơi gợi niềm từ hào bản sắc dân tộc, đặc biệt là đối với những cây viết trẻ.



Nguồn: https://baotuyenquang.com.vn/toa-dam-khoa-hoc-van-hoc-cac-dan-toc-thieu-so-phia-bac-viet-nam-tu-sau-nam-1975!-194560.html

Cùng chủ đề

Cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang ‘lụt’ tiến độ, Bộ Giao thông nói gì?

TPO – Trước nguy cơ dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang đoạn qua tỉnh Tuyên Quang không kịp về đích theo kế hoạch, Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Tuyên Quang thực hiện nhiều biện pháp tăng tốc. Văn bản Bộ Giao thông vận tải (GTVT) gửi UBND tỉnh Tuyên Quang ngay sau khi Cục Đường cao tốc Việt Nam đánh giá tiến độ thi công cao tốc Tuyên Quang...

Chi cục Hải quan Tuyên Quang nỗ lực thu ngân sách

Cán bộ Chi cục Hải quan Tuyên Quang tập trung thực hiện các giải pháp giảm thủ tục hành chính nhằm thu hút doanh nghiệp đăng ký tờ khai tại đơn vị để tạo nguồn thu. Đến giữa tháng 11-2024, Chi cục Hải quan Tuyên Quang đã thu nộp ngân sách được hơn 45 tỷ đồng, đạt 73% dự toán được giao. Đồng chí Khổng Mạnh Cường, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Tuyên Quang cho biết, công tác...

Những kết quả toàn diện

Toàn tỉnh đã có 70/121 xã đạt chuẩn NTM Thực hiện Nghị quyết số 55/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, đến nay, toàn tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành bê tông hóa 901,08km đường giao thông nông thôn và đường nội đồng trong tổng số 1.080km của kế hoạch cả giai đoạn; xây dựng được 161/200 cây cầu của cả giai đoạn. Dự kiến hết năm 2024 đường thôn sẽ được bê tông hóa đạt trên 80%, đường nội đồng sẽ bê...

Chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất và hiệu quả – Bài cuối: Phát triển kinh tế số và thúc đẩy đổi...

>> Bài 1: Bắt kịp xu thế >> Bài 2: Xây dựng chính quyền số Đồng bộ giải pháp thúc đẩy kinh tế số Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác thu hút đầu tư, thu hút các doanh nghiệp công nghệ số, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử và sản xuất thông minh. Tuyên Quang đã sớm ký kết thỏa thuận hợp tác với...

Quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Nhà thầu huy động máy móc, thiết bị khẩn trương thi công tuyến đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn qua xã Tứ Quận (Yên Sơn). Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo người đứng đầu các các Sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, các chủ đầu tư xây dựng công trình, theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, chủ động rà soát, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và phối hợp chặt...

Cùng tác giả

Kích cầu tiêu dùng trên thương mại điện tử

Cơ hội từ mua sắm trực tuyến Với sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki, và các sàn TMĐT nhỏ hơn ở trong nước, người tiêu dùng tại Tuyên Quang có thể tiếp cận được hàng ngàn sản phẩm từ mọi nơi chỉ bằng vài cú click chuột. Điều này không chỉ đem lại sự tiện lợi cho người mua, mà còn mở rộng cơ hội bán hàng cho doanh nghiệp địa phương,...

Sơn Dương xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ

Thực hiện tốt công tác quy hoạch Ban Thường vụ Huyện ủy Sơn Dương luôn sát sao chỉ đạo các cơ quan đơn vị, các chi, đảng bộ cơ sở căn cứ vào các quy định, hướng dẫn chủ động rà soát, thực hiện công tác quy hoạch cán bộ đảm bảo về số lượng, hệ số cơ cấu 3 độ tuổi, nhất là quy hoạch cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy ở từng cấp. Việc thực hiện ở các...

Thêm một ông lớn xăng dầu bị rút phép sau nhiều tháng ôm tiền quỹ bình ổn

Công ty Trung Linh Phát bị thu hồi giấy phép – Ảnh: C.DŨNG Công ty TNHH Trung Linh Phát có trụ sở tại Ninh Bình, được cấp phép năm 2021. Đây là doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu hoạt động ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Theo quyết định được Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân ký ban hành, Bộ Công Thương thu hồi giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu với công...

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Việt Phương kiểm tra công trình làm giàu rừng tại Sơn Dương ​

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Việt Phương kiểm tra công trình làm giàu rừng tại cụm di tích Nà Nưa. Công trình làm giàu rừng có trồng bổ sung cây bản địa kết hợp làm giảm vật liệu cháy tại Cụm di tích Nà Nưa được phê duyệt tại quyết định số 435/QĐ-UBND, ngày 26/4/2024 của UBND tỉnh Tuyên Quang có quy mô 4,6 ha, với tổng kinh phí thực hiện trên 380 triệu đồng, gồm: xử...

Tổng kết và trao giải thưởng Cuộc thi “Ảnh Du lịch Tuyên Quang” năm 2024

Các đại biểu dự lễ tổng kết, trao giải. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã phát động, nhận tác phẩm dự thi từ ngày 24-5 đến hết ngày 25-8-2024 tại địa chỉ: http://anhdulichtuyenquang2024.com. Cuộc thi có quy mô cấp tỉnh, phát động rộng rãi tới tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước; người nước ngoài đang công tác, sinh sống, làm việc tại Việt Nam không giới hạn độ tuổi. Mỗi tác giả được tham gia tối...

Cùng chuyên mục

Tổng kết và trao giải thưởng Cuộc thi “Ảnh Du lịch Tuyên Quang” năm 2024

Các đại biểu dự lễ tổng kết, trao giải. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã phát động, nhận tác phẩm dự thi từ ngày 24-5 đến hết ngày 25-8-2024 tại địa chỉ: http://anhdulichtuyenquang2024.com. Cuộc thi có quy mô cấp tỉnh, phát động rộng rãi tới tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước; người nước ngoài đang công tác, sinh sống, làm việc tại Việt Nam không giới hạn độ tuổi. Mỗi tác giả được tham gia tối...

Tác giả Đinh Hải Ngọc giành giải khuyến khích Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương”

Tác phẩm ảnh bộ “Mô hình con nuôi biên phòng chắp cách ước mơ cho học sinh nghèo vùng cao” của tác giả Đinh Hải Ngọc giành giải khuyến khích. Cuộc thi được tổ chức 2 năm một lần với mục đích quảng bá vẻ đẹp tự nhiên nên thơ, hùng vĩ cũng như những nét văn hóa độc đáo của đồng bào vùng biên; khắc họa cuộc sống, lao động, sinh hoạt, rèn luyện chiến đấu của quân và dân...

Quan tâm, thực hiện tốt chính sách đối với nhà giáo

Nghề giáo là nhắc đến nghề được tôn trọng nhất trong mọi ngành nghề, “cao quý bậc nhất trong các nghề cao quý”. Đi kèm với nghề là bao nỗi vất vả, thăng trầm và gian truân, nhất là những thầy cô giáo đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo... Chính vì thế, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách đối với nhà giáo. Qua đó...

Tập trung khai thác, phát huy giá trị Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào là điểm đến hấp dẫn du khách

Chiều 19/11, đồng chí Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp cho ý kiến về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp liên quan trong thực hiện các nhiệm vụ tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào. Cùng dự có lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị liên quan; UBND huyện Sơn Dương; Công ty Cổ...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Việt Phương thăm, chúc mừng Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Văn Hiếu

Sáng 19-11, đồng chí Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến thăm, chúc mừng Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Văn Hiếu đã nghỉ chế độ tại tổ 4, phường Tân Hà (TP Tuyên Quang) nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Việt Phương tặng hoa chúc mừng Nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Hiếu nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày...

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn chúc mừng các nhà giáo tiêu biểu

Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng 19-11, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã thăm, chúc mừng Nhà giáo ưu tú Ngô Thục Lâm, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và Nhà giáo Phạm Kiêm Toàn, nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Tuyên Quang. Cùng đi có lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Văn phòng UBND tỉnh. Chủ tịch...

Khánh thành Trường THPT Chuyên Tuyên Quang tại địa điểm mới

Sáng 18-11, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ khánh thành Dự án Xây dựng Trường THPT Chuyên Tuyên Quang và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982-20-11-2024). Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các đại biểu dự buổi lễ. Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nông Thị Bích Huệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên...

Trường Đại học Tân Trào khai giảng năm học mới

Sáng 18-11, Trường Đại học Tân Trào long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024-2025; kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024); công bố quyết định và trao chứng nhận kiểm định cơ sở giáo dục; vinh danh tiến sỹ trường Đại học Tân Trào lần thứ VII. Dự lễ khai giảng có đồng chí Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Đồng chí Phó...

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Trang dự Ngày hội Đại đoàn kết tại thôn Thác Lường

Chiều 17-11, đồng chí Nguyễn Hồng Trang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy dự Ngày hội Đại đoàn kết tại thôn Thác Lường, xã Bình Xa (Hàm Yên). Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Trang dự Ngày hội Đại đoàn kết tại thôn Thác Lường. Thôn Thác Lường có 98 hộ với 400 nhân khẩu, gồm 6 dân tộc sinh sống. Năm qua, phát huy tinh...

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Ma Thế Hồng dự Ngày hội Đại đoàn kết tại thôn Thị

Sáng 17-11, Đồng chí Ma Thế Hồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Thị, xã Hùng Đức (Hàm Yên).  Đồng chí Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Ma Thế Hồng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Thị. Thôn Thị hiện có 106 hộ, với 416 nhân khẩu, trong đó trên 95% số hộ đạt Gia...

Tin nổi bật

Tin mới nhất