Powered by Techcity

Thủy điện Thác Bà, những phút giây nín thở

“Thành phố Hà Nội, các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, nhất là Yên Bái chuẩn bị phương án xấu nhất có thể xảy ra với hồ Thác Bà”.

Đây là một đoạn ngắn trong Công điện số 92/CĐ-TTg mà trực tiếp Thủ tướng Phạm Minh Chính ký gửi Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố liên quan chiều tối ngày 10/9.

Trước đó chỉ vài tiếng, khi Thủ tướng Phạm Minh Chính đang đi thị sát tình hình ngập lụt ở các tỉnh phía Bắc, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Công điện số 91/CĐ-TTg gửi riêng Bí thư, Chủ tịch UBND 3 tỉnh Lào Cai, Hà Giang và Yên Bái triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo đảm an toàn đập thủy điện Thác Bà.

Tất cả bắt nguồn từ diễn biến rất nhanh từ thượng nguồn sông Chảy, con sông lớn nhất cấp nước cho thủy điện Thác Bà, công trình năng lượng quan trọng được Liên Xô cũ giúp Việt Nam xây dựng từ năm 1971.

Thác Bà 1971 đối mặt cơn bão số 3 lịch sử 2024

Thủy điện Thác Bà nằm trên địa phận tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội 180km về phía Tây Bắc. Thời điểm được xây dựng là thủy điện lớn nhất cả nước, với lòng hồ có thể chứa 3,9 tỷ m3 nước.

Nguồn nước đổ vào hồ chủ yếu là sông Chảy, và một số sông ngòi nhỏ như ngòi Hanh, ngòi Cát…

Hồ thuỷ điện Thác Bà

Sông Chảy nhận nước từ rừng núi các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái. Nước hồ thì theo các tổ máy và cửa xả đập chính đổ xuống sông Chảy, theo dòng đi tiếp rồi hợp lưu với sông Lô ở địa phận huyện Đoan Hùng, Phú Thọ.

Từ đây, sông Lô xuôi xuống, cùng sông Đà từ vùng Tây Bắc hợp lưu vào sông Hồng đoạn ngã ba Bạch Hạc, Phú Thọ, cứ thế chảy về Hà Nội và các tỉnh đồng bằng trước khi đổ ra biển.

Vào thời ấy, các chuyên gia Liên Xô đã lấy lũ lịch sử từng có thể ghi nhận trên sông Chảy, lưu lượng hơn 4.000m3/s vào năm 1961, để thiết kế thủy điện Thác Bà. Theo đó, 3 cửa xả mặt cùng với các tổ máy được thiết kế với khả năng xả tối đa hơn 3.000m3/s.

Vậy nhưng bão số 3 đã gợi ý những yếu tố bất thường có tính lịch sử mới cho cả Bắc bộ rộng lớn, trong đó có Thác Bà nhỏ bé của Yên Bái.

Cơn bão có tên quốc tế YAGI trở thành siêu bão mạnh nhất 30 năm qua đi vào Biển Đông, và thậm chí là mạnh nhất trong 70 năm qua khi vượt qua đảo Hải Nam để rồi xuyên thẳng vào bờ biển Hải Phòng, Quảng Ninh, cắt qua Hải Dương, Hưng Yên rồi đánh vào Hà Nội, trước khi tan dần ở vùng Tây Bắc xa xôi.

Bão số 3 tan ngày 9/9 thì đồng thời các tỉnh Đông Bắc bộ phải đối mặt những trận mưa lớn, kéo dài kỷ lục. Rừng núi Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái đón một lượng mưa rất lớn, khiến nước đổ về hồ Thác Bà tăng liên tục.

Đến 9 giờ sáng 10/9, lưu lượng nước đổ về đạt mức lịch sử 5.600m3/s, cao hơn cả lũ lịch sử được sử dụng làm căn cứ thiết kế, và gần gấp đôi khả năng xả lũ của đập chính.

Nước trong hồ lên từng giờ với dự báo lúc ấy rất có thể sẽ sớm xảy ra một thảm họa, nếu không có giải pháp ứng phó kịp thời. Các đoàn công tác của Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương lập tức tới hiện trường, cùng chính quyền Yên Bái, các địa phương liên quan, và Công ty CP Thủy điện Thác Bà đánh giá tình hình.

Cuộc họp đột xuất của Thủ tướng và cuộc sơ tán chưa từng có

Trưa 10/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đang đi thị sát tình hình lũ lụt và công tác ứng phó tại tỉnh Bắc Giang, đã dừng lại để họp trực tuyến với điểm cầu Trụ sở Chính phủ, và các điểm cầu Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội.

Một trong những nội dung Thủ tướng nghe báo cáo là tình hình nghiêm trọng của thủy điện Thác Bà. Từ đó, những quyết định quan trọng ban đầu đã được đưa ra.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đang thị sát lũ lụt tại tỉnh Bắc Giang sáng 10/9 sau đó họp trực tuyến với điểm cầu Yên Bái và các tỉnh phía Bắc. Ảnh: Nhật Bắc

Tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký công điện triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo đảm an toàn đập thủy điện Thác Bà.

Các giải pháp kỹ thuật cũng được triển khai, trong đó chọn đập phụ số 4 của Thác Bà làm điểm lên phương án phá đập, chủ động giảm mực nước trong hồ khi có lệnh.

Ngoài ra, từ sáng cùng ngày, đã có dự lệnh về khả năng di dời khẩn cấp người và tài sản vùng có khả năng ngập do chủ động phá đập. Hệ thống chính trị cơ sở các huyện, thôn, xã liên quan của Yên Bái, thậm chí cả vùng Phú Thọ lân cận ngay lập tức vào cuộc thông báo cho người dân chuẩn bị.

Các tính toán cho thấy 3.186 hộ với hơn 11.279 nhân khẩu dân ở khu vực của 24 thôn, tổ dân phố thuộc các xã Vĩnh Kiên, Yên Bình, Hán Đà, Đại Minh, thị trấn Thác Bà của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái cần được di chuyển sang các khu vực cao và an toàn.

Sau kết luận phiên họp buổi trưa của Thủ tướng, từ 13 giờ chiều, lực lượng các cấp đã bắt đầu triển khai việc sơ tán.

Tinh thần vẫn là “bốn tại chỗ”: Vận động bà con đến ở nhà người thân, quen nằm ngoài vùng ảnh hưởng. Sau đó mới đến tập trung tại các trụ sở chính quyền, trường học, trạm xá. Thiếu nữa mới lán trại.

Bà con chấp hành rất tốt. Người còn của còn. Mỗi người với giấy tờ cá nhân mang theo đến nơi sơ tán, còn lại tài sản, nhà cửa bỏ đấy, trong sự yên tâm của tình cảm, trách nhiệm đồng bào và sự trông coi của lực lượng công an, quân đội.

Đến 17 giờ, mọi việc hoàn tất. Yên Bái đã sẵn sàng cho tình huống xấu nhất…

Những phút giây nghẹt thở

Thác Bà là hồ nhân tạo nằm giữa các dãy núi, đồi nhấp nhô. Để xây dựng công trình này, khoảng giữa khe, sông, suối khi xưa đã được chặn lại bằng các đập đất, trở thành các đập phụ cao 62m. Còn đập chính nằm chắn ngang sông Chảy, ở thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình.

Theo thiết kế, đây là hồ đa mục tiêu, cả phòng chống lũ, thủy lợi tưới tiêu, và sản xuất điện năng.

Vào mùa mưa bão, nhất là khi bắt đầu có tin về bão số 3, hồ Thác Bà đã được vận hành tối đa để giảm mực nước xuống sâu, thấp hơn cả mực nước dâng bình thường, sẵn sàng đón lũ.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của bão số 3, thời tiết cực đoan đã xuất hiện. Thậm chí mở hết 3 cửa xả lũ vẫn không kịp với lượng nước trên nguồn đổ về. Từ mực nước rất thấp đón lũ, hồ thủy điện này đầy lên nhanh chóng, bằng rồi vượt mực nước bình thường, và tiến nhanh lên mực nước 59,6m. Đây là mốc chuyển trạng thái sang khẩn cấp theo quy chế vận hành.

Đập phụ số 4 dài khoảng 50m ở khu vực xã Hán Đà được lựa chọn. Cùng với đó, việc di dời dân được triển khai trước một bước và hoàn tất. Nếu tình hình mưa lũ thượng nguồn không cải thiện, nước trong hồ lên mức 61m, thì sáng 11/9, việc không muốn nhất sẽ phải tiến hành…

Cả tối và đêm 10/9, cả Yên Bái nín thở.

Trên mạng xã hội, những người quan tâm và có hiểu biết về tình huống này đều thấp thỏm. 

Theo dữ liệu quan trắc của thủy điện Thác Bà, vào thời điểm 17h chiều 10/9, mực nước thượng lưu đã lên tới 59,62m. Cùng thời điểm, lưu lượng nước đổ về dù giảm so với con số kỷ lục lúc 9h sáng, nhưng vẫn là tới 4.450m3/s. Tất cả các tổ máy đều hoạt động và mở toàn bộ 3 cửa xả, cũng chỉ xả được hơn 3.003m3/s.

Đến 23h đêm, nước về có giảm một chút, còn 4.115m3/s, song năng lực xả không tối đa có vậy, nên mực nước hồ tăng lên 59,78…

Nhưng cũng vào giờ đó, các thông tin quan trắc khí tượng đầu nguồn trong hệ thống do Tổng cục Khí tượng thủy văn thuộc Bộ TNMT cho thấy mưa bắt đầu giảm mạnh.

Đến khoảng 11h sáng 11/9, lưu lượng nước đổ về hồ Thác Bà giảm còn 3.180 m3/s, tương đương với khả năng xả của đập chính. Trong cả đêm 10/9 cho đến trưa 11/9, nước hồ vẫn tăng, nhưng chậm lại, rồi dừng lại. Đến 13 giờ, lưu lượng nước về hồ còn 2.992m3/s đã thấp hơn lưu lượng xả cùng thời điểm, 3.005 m3/s. Mực nước hồ Thác Bà đã có thể giảm, dù còn chậm. Vậy là mốc quan trọng 61m có thể bảo vệ được…

Đồng chí Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo huyện Yên Bình kiểm tra lũ lụt. Tại đây, ông Tuấn nhấn mạnh việc rà soát chặt chẽ tất cả các hộ dân nằm trong vùng bị ngập do xả lũ thủy điện Thác Bà để kịp thời di dời đến nơi an toàn. Ảnh: Báo Yên Bái

Dự lệnh và động lệnh

Những ngày qua, khi tình hình căng thẳng, thành phố Yên Bái cùng các vùng thấp của tỉnh kẹp giữa hai dòng sông Hồng, sông Chảy chịu cảnh ngập sâu trước cơn lũ lịch sử.

Trước tình hình ấy, Bộ trưởng TN&MT Đỗ Đức Duy, vừa thôi nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái để nhận chức Bộ trưởng hôm cuối tháng 8, đã được Thủ tướng giao nhiệm vụ trở lại trực tiếp chỉ đạo phòng, chống lũ lụt, sạt lở đất hậu bão số 3.

Trở lại nơi đã gắn bó 7 năm, kể từ khi bất ngờ được điều động năm 2017, ông Duy cùng Chủ tịch UBND Yên Bái Trần Huy Tuấn đã phân công nhau người thì ở lại lo cho người dân các vùng ngập úng, người thì lên cắm ở Thác Bà, chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.

Nhưng trời đất đã ủng hộ để dự lệnh trên bàn Thủ tướng Phạm Minh Chính không trở thành động lệnh.

Và trưa 11/9, ông Tuấn đã có thể rút khỏi Thác Bà để trở về trụ sở tỉnh, tiếp tục giải quyết hậu quả lũ lụt, ngập úng.

Còn ông Duy đã có thể yên tâm trở về trụ sở Bộ TNMT để tiếp tục tổ chức triển khai Luật Đất đai với cả loạt nghị định là khung pháp lý quan trọng đang kỳ vọng tạo động lực mới cho nền kinh tế, trong giai đoạn đất nước đã và đang bước vào chuyển giao thế hệ lãnh đạo khi Đại hội XIV đang đến rất gần.

Hà Nội, Yên Bái cũng như các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc đến giờ đã khô ráo hơn. Theo dự kiến của lãnh đạo Yên Bái, theo dõi nốt đêm 11/9, nếu mọi việc tiếp tục tốt lên như thế, thì hơn 3.186 hộ với hơn 11.279 nhân khẩu có thể sớm trở về với ngôi nhà của mình ở 24 thôn, tổ dân phố của huyện Yên Bình.

Sau một vài ngày trải nghiệm cuộc sơ tán bất ngờ, họ sẽ trở lại cuộc sống bình thường, để rồi tất cả sẽ dần trở thành ký ức. Ký ức về những phút giây nín thở và để cảm nhận rõ hơn sự bé nhỏ của con người trước mẹ thiên nhiên, tháng 9/2024.

Vietnamnet.vn

Nguồn:https://vietnamnet.vn/thuy-dien-thac-ba-nhung-phut-giay-nin-tho-2321201.html

Cùng chủ đề

Chuyện “mò xác đáy bùn” tại Làng Nủ của người lính CSCĐ

10/9 – ngày thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, gần như bị “xóa sổ”. Ít nhất 58 người được xác định đã thiệt mạng, trong đó vẫn còn 9 người đang mất tích, bất chấp sự vào cuộc để tìm kiếm của hàng trăm cán bộ chiến sĩ hơn 2 tuần qua. Là một trong những đơn vị được huy động, Trung đoàn CSCĐ Thủ đô (E22, Bộ Tư lệnh CSCĐ Bộ Công an)...

Binh nhì Trung đoàn 98 bật khóc khi phải rời Làng Nủ

TPO – Trong khi cùng đồng đội giúp bà con thôn Làng Nủ kiếm tìm người thân sau trận lũ kinh hoàng, Binh nhì Thào Mí Lình – chiến sĩ Trung đoàn 98 thuộc Sư đoàn Bộ binh 316 bị đinh nhọn cắm sâu vào lòng bàn chân. Khi được chuyển đi bệnh viện, Thào Mí Lình đã khóc vì không ở lại được để giúp đồng bào. Dưới chân núi Con Voi, từ bao đời nay, bà con người dân...

TP Hồ Chí Minh tiếp tục chuyển 60 tấn hàng cứu trợ các tỉnh miền Bắc

Trong những ngày này, người dân TP Hồ Chí Minh cũng như mọi miền cả nước đang chung sức, đồng lòng hướng về đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng do thiên tai. Sáng 18/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Thành phố đã chuyển khoảng 60 tấn hàng hóa từ Ga Sóng Thần, Bình Dương đến các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang và  Bắc Kạn để cứu trợ cho...

Tình dân tộc, nghĩa đồng bào trong bão lũ

Nhường cơm sẻ áo Ngay sau khi cơn bão số 3 (bão Yagi) và hoàn lưu của bão tàn phá khủng khiếp miền Bắc nước ta, nhân dân tỉnh Đắk Lắk từ thành thị đến nông thôn và vùng biên giới, từ cụ già đến các em nhỏ… đã có những hành động thiết thực nhất hướng về bà con vùng bị ảnh hưởng của thiên tai. Các hoạt động như: Rang lạc, gói bánh tét, tổ chức đêm nhạc...

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị miễn giảm học phí, hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão số 3

Thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt các tỉnh phía Bắc đã chịu thiệt hại nặng nề về tài sản, tính mạng bởi cơn bão số 3 gây ra, trong đó có học sinh, sinh viên và gia đình học sinh, sinh viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao tinh thần tương thân, tương ái, tính chủ động trong việc huy động nguồn lực, chung tay cùng cả nước hỗ trợ đồng...

Cùng tác giả

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thăm, tặng quà đại biểu Quốc hội các khoá đã nghỉ hưu trên địa bàn tỉnh

Đồng chí Ma Thị Thúy tặng quà Tết cho bà Nguyễn Thị Lâm, ĐBQH các khoá VI, khoá VII, trú tại phường Phan Thiết (Tp Tuyên Quang). Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 22 đại biểu Quốc hội các khóa (từ khóa III đến khóa XV). Qua các nhiệm kỳ, các vị đại biểu Quốc hội tỉnh các khóa đã tham gia, đóng góp nhiều công sức, trí tuệ vào các hoạt động của Quốc hội và Đoàn đại...

Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc tại tỉnh

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Trị phát biểu tại buổi làm việc. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Thế Giang, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố. Tuyên Quang nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, có tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp...

Hỗ trợ 200 triệu đồng thực hiện đề án khuyến công địa phương

Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh nghiệm thu Đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến thực phẩm của hộ kinh doanh Lê Quang Hải, thôn 21, xã Kim Phú, thành phố Tuyên Quang. Các đề án gồm: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất gỗ ván ép của Công ty TNHH trà Phú Lâm, tổ 8, phường Mỹ Lâm, thành...

Ngày 12-1 thủy điện Tuyên Quang xả nước phục vụ sản xuất vụ xuân 2025

Ban quản lý khai thác công trình thủy lợi Hoàng Khai (Yên Sơn) kiểm tra trạm bơm để chuẩn bị cho việc bơm tích trữ nước phục vụ sản xuất. Đợt 1, bắt đầu từ 0h00’ ngày 12 đến hết ngày 16-1; đợt 2, bắt đầu từ 0h00’ ngày 8 đến hết ngày 14-2- 2025. Để đảm bảo nước phục vụ gieo cấy lúa vụ xuân 2025, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Ban quản lý, khai thác...

Đẩy mạnh thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, đẩy mạnh thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Ưu tiên bố trí vị trí làm việc, bàn quầy của Bộ phận “Một cửa” thuận lợi, khoa học, dễ giao dịch cơ sở vật chất, trang thiết...

Cùng chuyên mục

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thăm, tặng quà đại biểu Quốc hội các khoá đã nghỉ hưu trên địa bàn tỉnh

Đồng chí Ma Thị Thúy tặng quà Tết cho bà Nguyễn Thị Lâm, ĐBQH các khoá VI, khoá VII, trú tại phường Phan Thiết (Tp Tuyên Quang). Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 22 đại biểu Quốc hội các khóa (từ khóa III đến khóa XV). Qua các nhiệm kỳ, các vị đại biểu Quốc hội tỉnh các khóa đã tham gia, đóng góp nhiều công sức, trí tuệ vào các hoạt động của Quốc hội và Đoàn đại...

Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc tại tỉnh

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Trị phát biểu tại buổi làm việc. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Thế Giang, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố. Tuyên Quang nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, có tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp...

Đẩy mạnh thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, đẩy mạnh thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Ưu tiên bố trí vị trí làm việc, bàn quầy của Bộ phận “Một cửa” thuận lợi, khoa học, dễ giao dịch cơ sở vật chất, trang thiết...

Chuẩn bị tốt công tác bầu cử Trưởng thôn, tổ dân phố

Chuẩn bị chu đáo quy trình bầu cử Bám sát các Nghị định, Thông tư của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, UBND các huyện, thành phố đã ban hành kế hoạch triển khai công tác bầu cử Trưởng thôn, xóm, Tổ trưởng tổ dân phố nhiệm kỳ 2025 - 2027, đồng thời chỉ đạo 100% xã, phường, thị trấn xây dựng và ban hành kế hoạch bầu cử Trưởng thôn, xóm, Tổ trưởng tổ dân phố sát với tình...

Toàn tỉnh hoàn thành 2.449 Nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Các đại biểu dự hội nghị. Đồng chí Nguyễn Hưng Vượng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các Phó Chủ tịch dự và chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Hữu Hoan, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Lê Thị Thanh Trà, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Việt Phương, Uỷ viên BCH...

Phủ xanh, lan tỏa thông tin tích cực, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

    Các đại biểu dự hội nghị. Tham dự hội nghị có các đồng chí: Ma Thế Hồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; Nguyễn Hưng Vượng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Lê Thị Thanh Trà, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các cơ quan, đơn vị là thành viên Ban Chỉ đạo...

Quyết tâm, nỗ lực cao nhất triển khai thực hiện nhiệm vụ ngay từ những ngày đầu năm

Chiều 2/1, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 01/2025. Thành phần họp có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành viên UBND tỉnh. Dự họp có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; các Ban của HĐND tỉnh; Bí thư Thành ủy, Huyện ủy; Chủ tịch UBND huyện, thành phố và một số đơn vị thuộc tỉnh. Đồng...

Quyết liệt thực hiện nhiệm vụ ngay từ đầu năm

    Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Việt Hòa Thực hiện tốt nhiệm vụ thu chi ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công Báo cáo từ Sở Tài chính, thu ngân sách trên địa bàn đến 31-12-2024 đạt trên 4.348,1 tỷ đồng, đạt 112,6% dự toán HĐND tỉnh giao năm 2024. Trong đó, thu nội địa trên 4.039,8 tỷ đồng, đạt 106,3%. Chi ngân sách địa phương đến hết ngày 31-12 là trên 15.737,4 tỷ đồng, bằng 116,7% kế hoạch HĐND tỉnh...

Hội nghị lần thứ 3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chiều 2/1, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị lần thứ 3, Ủy ban MTTQ tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đồng chí Nguyễn Hưng Vượng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì Hội nghị; đồng chủ trì có các đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh. Quang cảnh hội nghị. Dự hội nghị có...

Hành trình khẳng định vị thế

Từ khi thành lập vào năm 2009, với tầm nhìn trở thành doanh nghiệp hàng đầu, Tập đoàn Ngân Tín đã không ngừng nỗ lực và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tập đoàn đã đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm như bất động sản, năng lượng xanh, kho cảng biển và kinh doanh xăng dầu. Với mục tiêu trở thành doanh nghiệp tỷ đô và niêm yết trên các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất