Powered by Techcity

Thúc đẩy sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ: Vì một nền nông nghiệp bền vững


Tác động xấu từ phân bón vô cơ

Phân bón là vật tư quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, người nông dân trong tỉnh đã lạm dụng, sử dụng mất cân đối, không đúng kỹ thuật phân bón vô cơ gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường, sinh vật có ích, đe dọa đến sự phát triển bền vững  nông nghiệp.

Hàm Yên nổi danh cả nước với chất lượng, mẫu mã sản phẩm cam sành. Thay vì phát triển bền vững, cây cam sành đang rơi vào tình trạng báo động đỏ, diện tích sụt giảm nhanh chóng. Từ con số gần 8.000 ha, đến nay toàn huyện Hàm Yên chỉ còn khoảng gần 4.000 ha cam, trong đó 3.700 ha đang cho thu hoạch. Nhiều vườn cam có dấu hiệu kém phát triển, héo, chết dần nguy cơ tiếp tục suy giảm.

Ông Bùi Quang Trung, thôn 68, xã Yên Lâm đã gắn bó với nghề trồng cam hàng chục năm. Với 9 ha cam, mỗi năm vào vụ thu hoạch, ông Trung thu cả trăm triệu đồng. Nhưng đó là chuyện của nhiều năm trước, còn hiện tại gia đình ông đã không còn một gốc cam nào. Theo ông Trung 3 năm trở lại đây, cây cam xuất hiện tình trạng vàng lá, quả cam teo tóp sau đó lụi và chết dần. Điều ông Trung lo lắng hơn cả là, khi gây lại chu kỳ cây mới, cây cũng vàng lá, tiếp tục chết.

Cán bộ nông nghiệp hướng dẫn người dân tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi và ủ làm phân bón cho cây trồng.

Tìm nguyên nhân bệnh khiến cây cam chết dần, liên tục những năm gần đây, UBND huyện Hàm Yên đã mời Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, trường Đại học Tân Trào, Viện Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển)… khảo sát, phân tích và đánh giá.

Nguyên nhân được các kỹ sư nhận định, bên cạnh sâu, bệnh, thời tiết bất lợi thì cũng có cả nguyên nhân một thời gian dài, người trồng cam bón phân mất cân đối, lạm dụng phân bón vô cơ gây tình trạng đất không được bổ sung dinh dưỡng, chai cằn, rễ cây kém phát triển, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, dễ nhiễm sâu, bệnh hại.

Không riêng diện tích cam, nhiều diện tích đất canh tác bưởi, lúa và cây màu cũng đang bị bạc màu do lượng phân bón hữu cơ được bổ sung quá ít.

Bà Đỗ Thị Lộc, thôn Hưng Thịnh, xã Trường Sinh (Sơn Dương) chia sẻ: 5 sào ruộng, bãi bà vừa xuống giống đầu xuân hoàn toàn phải mua phân NPK để bón lót, bón thúc. Vẫn biết bón phân tổng hợp chỉ có tác dụng thời gian ngắn kèm theo cả hệ lụy là đất bị chai cằn, nhưng cũng không còn cách nào khác bởi gia đình không chăn nuôi nên nguồn phân chuồng bị hạn chế.

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng phân bón sử dụng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh ước khoảng 58 nghìn tấn phân bón vô cơ. Mức độ sử dụng phân bón vô cơ của người nông dân Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh nói chung cao hơn nhiều quốc gia và gấp ba lần trung bình của thế giới.

Tình trạng bón phân mất cân đối, không đúng kỹ thuật là nguyên nhân chính dẫn tới hiệu suất sử dụng phân bón thấp, chỉ đạt 40 – 45% đối với phân đạm, 25 – 30% đối với phân lân và 55 – 60% đối với phân kali. Điều này gây thất thoát kinh tế, làm ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước, tăng phát thải khí nhà kính và ảnh hưởng tới chất lượng nông sản. 

Hướng đến giảm phát thải

Việc chuyển đổi sử dụng phân bón vô cơ sang phân bón hữu cơ được coi là giải pháp tối ưu, tiến tới xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp an toàn, chất lượng, hiệu quả và bền vững.

Nhằm xây dựng nền nông nghiệp bền vững, có trách nhiệm, theo hướng tuần hoàn và tăng trưởng xanh, mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Đề án phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Theo Đề án, tầm nhìn đến 2050, phấn đấu Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ sử dụng phân bón hữu cơ cao trong khu vực, diện tích trồng trọt sử dụng phân bón hữu cơ chiếm 50%; 80% số tỉnh, thành phố xây dựng được mô hình sử dụng phân bón hữu cơ gắn với chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực, đặc sản có lợi thế của địa phương; 100% nguồn nguyên liệu sẵn có từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, rác thải sinh hoạt… được sử dụng làm phân bón hữu cơ trong cả quy mô nông hộ và sản xuất công nghiệp.

Tại tỉnh ta, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực khuyến khích các doanh nghiệp, HTX, người dân, sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất, tạo điều kiện để ngành phát triển bền vững nhất. Thực tế, trong những năm gần đây đã xuất hiện rất nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn. Mới đây nhất UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý sức khỏe đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững.

Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các huyện, thành phố, các sở ngành liên quan tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đối với sản xuất trồng trọt; phổ biến, hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật để bảo vệ, nâng cao sức khỏe đất gắn với quản lý dinh dưỡng cây trồng…

Hợp tác xã chăn nuôi Thành Lâm, thôn Lũng xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) đã tận dụng triệt để nguồn chất thải từ chăn nuôi, xử lý kỹ và tái đầu tư vào sản xuất. Ông Dương Văn Thành, Giám đốc Hợp tác xã cho biết: Đàn bò của HTX luôn ổn định trên 100 con, lượng chất thải rất lớn từ chăn nuôi được gom lại để nuôi trùn quế. Khi chất thải hoai mục sẽ được tái sử dụng làm phân bón cho diện tích ngô, cỏ voi.

Ông Dương Văn Thành khẳng định: Hơn 20 ha đất canh tác ngô, cỏ của các thành viên trong HTX luôn được bổ sung tối đa lượng phân hữu cơ nên đất rất tơi xốp, cây trồng phát triển khỏe mạnh, cho năng suất rất cao. Điển hình như vụ ngô đông vừa qua, năng suất cây ngô sinh khối đạt trên 2 tấn/sào, cao hơn hẳn so với diện tích không được bổ sung phân hữu cơ.

Lấy lại “sức khỏe” cho đất, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng cho sản phẩm cam sành, các thành viên Liên nhóm hữu cơ cam sành (viết tắt PGS) Hàm Yên đang giúp nhau thay đổi tư duy sản xuất, thay vì sử dụng phân bón vô cơ, các thành viên đã chuyển hướng sản xuất an toàn, theo tiêu chuẩn hữu cơ. Trong đó, tận dụng chất thải, nguồn phụ phẩm từ nông nghiệp, thậm chí là mua cá, đỗ tương, bột ngô để ngâm ủ, sản xuất phân bón hữu cơ chăm sóc cam.

Ông Hoàng Đức Hùng, Trưởng ban Marketing liên nhóm cho biết: Diện tích cam được bón, tưới bằng phân hữu cơ cây khỏe, cho quả sai, chất lượng quả ngon, ngọt. Mục tiêu trong tương lai của Hội nhóm cam sành PGS tiếp tục kết nạp thành viên, hướng dẫn kỹ thuật cho các chủ vườn mở rộng diện tích cam hữu cơ ra toàn huyện, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cam sành Hàm Yên – ông Hùng khẳng định.

Theo tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh hiện có trên 4.000 ha cây trồng được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ… Bao gồm các sản phẩm chè, cây ăn quả, cây lương thực…

Chủ tịch Hiệp hội hữu cơ Việt Nam Hà Phúc Mịch khẳng định: Các doanh nghiệp, chủ thể HTX, người nông dân Tuyên Quang đã nhận thức đúng, dần quay trở lại với sản xuất nông nghiệp thuận tự nhiên của cha, ông hay nói cách khác là sản xuất tuần hoàn, sản xuất hữu cơ đảm bảo cho nền sản xuất nông nghiệp bền vững nhất.



Nguồn: https://baotuyenquang.com.vn/thuc-day-san-xuat-su-dung-phan-bon-huu-co-vi-mot-nen-nong-nghiep-ben-vung-206619.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Đoàn ĐBQH tỉnh tham dự Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội

Đoàn ĐBQH tỉnh tham dự Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội. Tham dự phiên khai mạc có Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; các Phó Chủ tịch nước,Phó Thủ tướng Chính phủ,Phó Chủ tịch Quốc hội; các Ủy viên Trung ương Đảng,Ủy...

Chủ động kiểm kê tài sản công

Minh bạch, siết chặt kỷ luật tài chính Tỉnh đã thành lập các ban chỉ đạo từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Ngày 10-5-2024, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 89/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án Tổng kiểm kê tài sản công theo Quyết định số 213. Trong đó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị thành lập tổ kiểm kê tài sản công, rà soát số liệu, nguyên giá, giá trị còn lại, năm đưa...

Nâng cao vai trò Bí thư Chi bộ thôn, bản – Bài 2: Vẫn còn rào cản

>>Bài 1: Những người gánh 2 vai Chưa tròn vai Theo báo cáo của Sở Nội vụ, năm 2024, số người hoạt động không chuyên trách thôn, tổ dân phố (với 3 chức danh là bí thư chi bộ, trưởng thôn (tổ dân phố), trưởng ban Công tác mặt trận) toàn tỉnh có 4.031 người, số này có tới 3.170 người trình độ sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo. Qua đó cho thấy đội ngũ Bí thư chi bộ thôn chưa...

Cần đổi mới mạnh mẽ công tác ban hành các cơ chế, chính sách

Các đại biểu dự hội nghị. Tham dự hội nghị có các đồng chí: Nông Thị Bích Huệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh; Tạ Đức Tuyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Tuyên Quang; Nguyễn Thế Giang, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Năm 2024, HĐND các cấp đã có nhiều đổi mới, chất...

Triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước

Đảm bảo nguồn nước cung cấp cho hoạt động sản xuất. Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh; phòng, chống hạn hán mùa khô; chủ động bố trí kinh phí từ nguồn dự phòng ngân sách địa phương để triển khai...

Cùng chuyên mục

Chủ động kiểm kê tài sản công

Minh bạch, siết chặt kỷ luật tài chính Tỉnh đã thành lập các ban chỉ đạo từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Ngày 10-5-2024, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 89/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án Tổng kiểm kê tài sản công theo Quyết định số 213. Trong đó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị thành lập tổ kiểm kê tài sản công, rà soát số liệu, nguyên giá, giá trị còn lại, năm đưa...

Triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước

Đảm bảo nguồn nước cung cấp cho hoạt động sản xuất. Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh; phòng, chống hạn hán mùa khô; chủ động bố trí kinh phí từ nguồn dự phòng ngân sách địa phương để triển khai...

Thanh tra ngành Tài chính kiến nghị xử lý gần 14.000 tỷ đồng

Tối 10-2, Bộ Tài chính công bố tình hình thực hiện chương trình công tác tháng 1-2025 của Bộ. Trong tháng 1-2025, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị chuyên ngành thuộc Bộ đã thực hiện 10.231 cuộc thanh tra, kiểm tra tại đơn vị; kiểm tra 155.666 hồ sơ tại trụ sở cơ quan. Từ đó, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị đã kiến nghị xử lý tài chính 13.969.815 triệu đồng; trong đó, kiến...

Chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế năm 2025

Tạo động lực để phát triển Năm 2024 trong điều kiện khó khăn nhiều hơn thuận lợi, thử thách lớn hơn cơ hội, nhất là khi tỉnh phải trải qua cơn bão số 3 lịch sử,  Tuyên Quang đã nỗ lực hoàn thành và hoàn thành vượt mức cả 20/20 chỉ tiêu chủ yếu, kinh tế đạt mức tăng trưởng 9,04%, đây là mức tăng trưởng cao nhất của tỉnh trong 10 năm gần đây. Kết quả này cho thấy trong...

Vượt khó trên tuyến cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang

Gỡ vướng mặt bằng Theo báo cáo của Ban Quản lý đầu tư các công trình giao thông tỉnh, hiện nay, các địa phương đã bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công đạt 63,99/69,4 km toàn tuyến, đạt 92,2%, đến ngày 1-2, tổng sản lượng giải ngân công trình đạt 1.260,105/4.789,751 tỷ đồng, đạt khoảng 26,3% giá trị hợp đồng. Nguyên nhân là do vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng, gây khó khăn trong quá...

Nông dân tất bật “hồi sinh” đào sau Tết

Giai đoạn quan trọng  Sau khi được khách hàng thuê hoặc mua về chơi Tết, nhiều cây đào được trả lại vườn đào ở Nông Tiến để tiếp tục nuôi dưỡng, uốn thế cho mùa hoa tiếp theo. Công việc “hồi sinh” cây bắt đầu với công đoạn quan trọng như cắt tỉa cành, loại bỏ hoa và nụ còn sót lại, giúp cây tập trung dinh dưỡng vào thân. Đào cũng được bón phân, tưới nước đầy đủ, đặc...

Nhộn nhịp thị trường vàng ngày vía Thần Tài

Mẫu mã đa dạng Để phục vụ nhu cầu mua sắm vàng dịp đầu năm và trong ngày vía thần tài, các cửa hàng kinh doanh vàng bạc, đá quý trên địa bàn TP. Tuyên Quang như: Cửa hàng vàng bạc Tuấn Anh, Kim Dung, Minh Dung, Giang Sơn, PNJ… đều chủ động lượng lớn vàng và mẫu mã đa dạng. PNJ ra mắt bộ sưu tập Xuân - Thần Tài 2025 với hàng loạt thiết kế trang sức và...

Trao đổi công tác quản lý kỹ thuật vận hành lưới điện trung áp

Đại biểu dự hội thảo. Tới dự có lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực miền Bắc; lãnh đạo Điện lực các tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Công ty Thí nghiệm điện miền Bắc. Tại hội thảo, lãnh đạo Ban Kỹ thuật, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc báo cáo công tác triển khai quản lý sự cố lưới điện trung áp, tình hình sự cố năm 2025. Đồng thời, đại biểu đã dành thời...

25 chủ vườn đăng ký đạt chuẩn “Vườn mẫu nông thôn mới”

Vườn thanh long của ông Đỗ Văn Hưng, thôn 1 Minh Phú (Hàm Yên) rộng 7 ha đạt chuẩn Vườn mẫu nông thôn mới. Trong đó, huyện Sơn Dương có số lượng chủ vườn đăng ký nhiều nhất với 10 vườn; Chiêm Hóa và thành phố Tuyên Quang mỗi huyện, thành phố 5 vườn; huyện Yên Sơn, Na Hang mỗi huyện 2 vườn và huyện Hàm Yên 1 vườn.   5 tiêu chí để công nhận được vườn mẫu gồm: diện...

Công ty Điện lực Tuyên Quang hưởng ứng Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Ất Tỵ 2025

Cán bộ công nhân viên Công ty Điện lực Tuyên Quang tham gia hưởng ứng Tết Trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025. Tại buổi lễ, lãnh đạo Công ty Điện lực Tuyên Quang cùng cán bộ, công nhân ngành điện đã hưởng ứng Tết trồng cây năm 2025, đồng thời, kêu gọi toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty tích cực tham gia trồng cây tại khuôn viên trụ sở của các điện lực trực thuộc, nhằm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất