Powered by Techcity

Tháo gỡ mọi khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xây dựng vươn lên phát triển


 

Ông Nguyễn Quốc Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) phát biểu ý kiến tại buổi làm việc. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Tại cuộc làm việc, đại diện lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp đã kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành nhiều giải pháp tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn, doanh nghiệp xây dựng trong nước vươn lên phát triển mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, nhất là đủ khả năng đảm đương các dự án trọng điểm quốc gia.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) nêu rõ, các nhà thầu đang đối mặt khó khăn, trong đó có cơ chế đặc thù giao nhà thầu quản lý khai thác các mỏ vật liệu xây dựng. Một số nhà thầu vẫn vướng mắc liên quan thủ tục cấp phép mở mỏ, quy hoạch, xác định trữ lượng thực tế. Thí dụ mỏ đó gấp đôi nhu cầu của doanh nghiệp xây dựng nhưng chủ mỏ yêu cầu doanh nghiệp phải mua toàn bộ, vậy sản lượng dư thừa thì doanh nghiệp không biết phải làm gì. Do đó cần giao địa phương có cơ chế cụ thể đền bù giải phóng mặt bằng các mỏ. Ông kiến nghị cần thay bằng có đơn giá định mức tổng hợp thay thế cho các đơn giá chi tiết mà suốt ngày chúng ta phải “đuổi theo để quản lý”, xây dựng các định mức chuyên ngành. Về cơ chế vận dụng cần có sự linh hoạt, sát thực tế, tránh thiệt thòi cho các nhà thầu…

Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đèo Cả Hồ Minh Hoàng cho biết, Tập đoàn đã và đang là nhà đầu tư, tổng thầu thi công 12/29 dự án công trình trọng điểm quốc gia, bao gồm cả dự án đầu tư công và dự án đầu tư theo phương thức PPP. Trong quá trình thực hiện có một số vướng mắc cần tháo gỡ về cơ chế, chính sách, quy định pháp luật, cụ thể như sau: Dự án Cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh, nhà đầu tư, nhà thầu đã ứng gần 350 tỷ để tổ chức thi công, hỗ trợ địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng, vốn ngân sách Nhà nước đã giải ngân 300 tỷ đồng, vốn tín dụng đã được thu xếp nhưng không thể giải ngân do dự án chưa được phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư khi tăng vốn ngân sách nhà nước lên 70% (mặc dù Quốc hội đã thống nhất từ tháng 11/2023). Tỉnh Cao Bằng đã giải trình Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định liên ngành, báo cáo Thủ tướng Chính phủ nhiều văn bản, chỉ đạo qua lại nhưng đến nay vẫn chưa xác định thời gian phê duyệt chủ trương đầu tư. Đối với dự án này, Tập đoàn kiến nghị có ý kiến chỉ đạo các bên làm sao để phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đèo Cả Hồ Minh Hoàng phát biểu ý kiến tại cuộc làm việc (Ảnh: TRẦN HẢI).

Tại Dự án Cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn: với phương pháp cải tiến trong thi công đào hầm hệ Đèo Cả, nhà thầu có cơ sở để hoàn thành dự án trong 12/2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thay vì vượt tiến độ 8 tháng, có thể vượt tiến độ 12 tháng nếu như trước đó tỉnh Quảng Ngãi quyết tâm trong công tác giải phóng mặt bằng, cấp mỏ vật liệu, các thủ tục về đất rừng Tập đoàn kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát luật nông nghiệp, luật đất đai và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn liên quan cho phép cơ chế đối với công trình đặc thù hầm, các công trình tạm, đường công vụ tiếp cận hầm được triển khai mà không chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.

Đối với dự án Cao tốc Hà Giang-Tuyên Quang: công tác phân chia gói thầu không phù hợp, 22 cầu trên chiều dài 77km của dự án được chia thành 1 gói, nhà thầu thi công cầu không có đường tiếp cận, đường công vụ do phụ thuộc gói thầu thi công đường làm phát sinh chi phí, ảnh hưởng tiến độ dự án; việc phân chia gói thầu này trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong khi tiến độ thi công cầu phụ thuộc tiến độ phần đường… Do đó, để đáp ứng tiến độ theo yêu cầu, cần điều chỉnh biện pháp thi công, bổ sung các đường công vụ tiếp cận hoặc kéo dài thời gian thực hiện.

Đối với dự án Cao tốc Tân Phú-Bảo Lộc, tỷ lệ vốn ngân sách Nhà nước tham gia thấp, khoảng 36%, vốn vay rất lớn (khoảng gần 9.877 tỷ), dự án lại không được áp dụng cơ chế chia sẻ giảm doanh thu (vướng Nghị định 35/2021/NĐ-CP) dẫn đến dự án chưa phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi. Nếu áp dụng phương án vay vốn tín dụng của Nhà nước để bù đắp thì vướng Nghị định 78/2023/NĐ-CP (yêu cầu vốn chủ sở hữu khác với Luật PPP). Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có chỉ đạo giải quyết nhưng việc sửa Nghị định sẽ kéo dài thời gian từ 6 tháng đến 1 năm.

Đèo Cả cũng kiến nghị: hệ thống định mức đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 09 của Bộ Xây dựng; đã kịp thời ban hành hướng dẫn xác định giá vật liệu tại mỏ theo cơ chế đặc thù (đặc biệt đây là lần đầu tiên được áp dụng và chưa có tiền lệ từ trước). Tuy nhiên, vẫn còn thiếu một số định mức về hầm (đường bộ, đường sắt,…) cần tiếp tục rà soát, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh bảo đảm tính đúng, tính đủ phù hợp với biện pháp thi công hiện nay. Trong vai trò là nhà đầu tư, Đèo Cả nhận thấy việc xác định giá trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt phải phù hợp giá thị trường và tiêu chuẩn kỹ thuật dự án. Tuy nhiên, trong quá trình hậu kiểm hiện nay còn có “quan điểm” yêu cầu tính toán lại và lấy giá thấp nhất (thí dụ: giá xi măng có thương hiệu, ổn định, chất lượng thì giá cao; còn một số xi măng địa phương giá thấp,…).

Để các doanh nghiệp Việt Nam sớm tự chủ trong việc đầu tư, sản xuất, thi công các công trình đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật cao (đường sắt, metro, giao thông thông minh, thành phố thông minh, …), Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ: tổ chức để các doanh nghiệp Việt Nam tham quan, học tập, nghiên cứu mô hình của doanh nghiệp và các trường đào tạo (cao đẳng, đại học) nước ngoài đã có kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự. Qua đó, để tự tổ chức đào tạo cho doanh nghiệp, nhằm chuẩn bị cho việc cùng tham gia thi công, tiếp nhận, chuyển giao và tiến tới làm chủ công nghệ.

Tập đoàn cũng mong Bộ Giao thông vận tải cần nâng cao trách nhiệm chủ động xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, định mức chuyên ngành, mô hình BIM để áp dụng cho các công trình ngành giao thông, đặc biệt là công trình đường sắt tốc độ cao. Đối với các dự án có quy mô lớn, các cơ quan quản lý Nhà nước cần xem xét ưu tiên cho các doanh nghiệp có năng lực quản trị, đã có những sản phẩm cụ thể tổ chức dẫn dắt, kết nối, đào tạo cho các doanh nghiệp khác và ưu tiên đối với các doanh nghiệp địa phương có dự án đi qua (hiện nay công tác đấu thầu đang bị hạn chế do việc xét thầu không phản ánh được năng lực thực tế của nhà thầu; hồ sơ mời thầu có tính định lượng không cao,…).

Tập đoàn nêu rõ, Bộ Chính trị vừa có ý kiến kết luận về chủ trương triển khai dự án đường sắt tốc độ cao bắc-nam. Đây là một dự án có quy mô rất lớn và cần nhiều các đơn vị có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm. Trong thời gian qua,, nhiều đơn vị thi công các gói thầu lớn (chưa có tiền lệ) thuộc Dự án cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2021-2025, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải đang quyết tâm hoàn thành vào cuối năm 2025.

Như vậy sau năm 2025, nhân lực, máy móc, thiết bị của các doanh nghiệp sẽ tồn đọng cần sử dụng để tối ưu sản xuất, đồng thời tận dụng nguồn lực nội tại của đất nước. Nên việc triển khai dự án đường sắt tốc độ cao cần phải có cơ chế của Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này được tiếp cận và triển khai thực hiện góp phần xây dựng phát triển đất nước.

Theo đó, cần tổ chức thực hiện dự án tách thành 2 hợp phần. Hợp phần 1: là các hạng mục xây dựng từ phần dưới ray trở xuống có tính chất tương tự công trình đường bộ (gồm cầu, đường, hầm) cần giao cho doanh nghiệp trong nước thực hiện tương tự các dự án cao tốc vừa qua. Hợp phần 2: phần đầu máy toa xe, hệ thống thông tin tín hiệu,… giao cho doanh nghiệp trong nước liên danh với doanh nghiệp nước ngoài.

Ông Nguyễn Văn Trường, Giám đốc Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường phát biểu ý kiến tại cuộc làm việc. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Doanh nhân Nguyễn Văn Trường, Giám đốc Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường kiến nghị, cần có cơ chế để các doanh nghiệp cần chủ động về nguồn vật liệu, thí dụ kết hợp đào hồ, ao, nạo vét để lấy tận dụng nguồn này làm vật liệu san lấp các dự án giao thông khu vực đó, không để lãng phí tài nguyên. Ông kiến nghị các bộ, ngành cần linh hoạt chỗ này, nên ủy quyền cho các địa phương cấp mỏ vật liệu san lấp.

Ông Trường nêu thực tế, chỉ có địa phương mới nắm được rõ mỏ nào khai thác được để làm vật liệu san lấp. Từ kinh nghiệm những dự án đã triển khai, ông Trường cho biết, những công trình liên quan vốn Nhà nước thì thủ tục giải quyết rất khó khăn, nhưng doanh nghiệp tư nhân tự làm thì đơn giản hơn.

Điều quan trọng là các địa phương phải đổi mới tư duy, cách quản lý điều hành, khai thác mỏ vật liệu nhưng phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì cần ứng dụng những công nghệ, thiết bị hiện đại vào khai thác mỏ vật liệu, không nhất thiết phải làm theo cách truyền thống là nổ mìn, khoan phá đá… làm ảnh hưởng môi trường chung quanh.

Cần phối hợp chặt chẽ với nhau giữa các bộ, ngành, thí dụ phối hợp chính sách trong kết hợp nạo vét sông, kênh để lấy vật liệu làm đường. Chính vì vậy, ông đề nghị Thủ tướng Chính phủ triệt để phân cấp, phân quyền cho lãnh đạo tỉnh phụ trách việc này.

Ông cũng kiến nghị, cần xử lý ngay các hệ thống hầm chui trong giai đoạn 2 của tuyến cao tốc bắc–nam hiện nay, nếu không sau này khi mở rộng, việc xử lý các hầm chui sẽ rất tốn kém, phức tạp.

Một vấn đề nan giải nữa hiện nay các các doanh nghiệp hay gặp tình trạng bị nợ đọng vốn, như doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường bị nợ đọng đến 5 năm nay khoảng 1.000 tỷ đồng khi làm dự án ở Thái Nguyên. Do đó, Chính phủ, các bộ ngành cần tích cực giải quyết vấn đề này, phải có cơ chế thông thoáng khuyến khích doanh nghiệp bỏ vốn tham gia đầu tư dự án.

Đại diện lãnh đạo Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam – CTCP (Lilama) phát biểu ý kiến tại cuộc làm việc. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Đại diện lãnh đạo Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam – CTCP (Lilama) kiến nghị hiện, Lilama nói riêng, doanh nghiệp xây dựng nói chung cực kỳ khó khăn trong tuyển dụng thợ lành nghề; nguy cơ thiếu hụt lao động tay nghề cao trong lĩnh vực công nghiệp lành nghề tay nghề cao như thợ hàn, thợ căn chỉnh lắp máy… Hơn nữa, gần đây, các công nhân lành nghề đều chọn đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài với lương cao hơn, ổn định hơn.

Hiện ở các dự án trọng điểm mà Lilama đang thi công cũng gặp nhiều khó khăn huy động công nhân tay nghề cao, dù có lúc phải trả tới 800 nghìn-1 triệu đồng/người/ngày mà không thuê được thợ lành nghề. Do đó, Chính phủ, các bộ, ngành cần có cơ chế, chính sách chú trọng đào tạo nghề cho công nhân kỹ thuật cao.

Lilama cũng kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành cần hỗ trợ nâng cao năng lực các doanh nghiệp trong nước có thể tham gia các dự án trọng điểm; có quy định có doanh nghiệp Việt Nam tham gia trong vai trò liên danh nhà thầu EPC…

Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Fecon Phạm Việt Khoa kiến nghị, Chính phủ, các bộ, ngành cần có cơ chế đặc thù vì khi đấu thầu thường bị đòi hỏi phải có kinh nghiệm làm các dự án tương tự, nhưng đối với dự án mới sau đây như Dự án đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao bắc-nam có yêu cầu công nghệ cao, phức tạp thì Chính phủ cần có cơ chế chỉ định thầu để khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam tham gia những dự án lớn này với vai trò chính thức chứ không phải là thầu phụ cho các doanh nghiệp nước ngoài để các doanh nghiệp trong nước có điều kiện đầu tư phát triển công nghệ, phát triển bền vững.

Với các doanh nghiệp trong nước chưa từng làm các dự án này thì có thể đi thuê chuyên gia nước ngoài. Hình thức này nên áp dụng cho các dự án trọng điểm có yêu cầu công nghệ cao, độ khó và phức tạp.

Liên quan việc quản lý dự án bằng đơn giá, ông cho biết, thế giới hiện nay đã áp dụng đơn giá trọn gói, hoặc tốt nhất quản lý bằng phương thức “chìa khoá trao tay”, trong khi hiện nay, chúng ta vẫn quản lý quá chi tiết cụ thể. Ông cũng nêu nợ đọng xây dựng vẫn là vấn nạn hiện nay, bị “câu giờ” trong thanh toán đối với các nhà thầu.

Trước tình hình khó khăn hiện nay trong tuyển dụng lao động, Công ty kiến nghị Chính phủ cần có cơ chế ưu đãi để giúp doanh nghiệp xây dựng tuyển dụng lao động…



Nguồn: https://baotuyenquang.com.vn/thao-go-moi-kho-khan-vuong-mac-tao-dieu-kien-thuan-loi-cho-cac-doanh-nghiep-xay-dung-vuon-len-phat-trien-199640.html

Cùng chủ đề

Đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp

Ứng dụng công nghệ vào phát triển doanh nghiệp Hiện toàn tỉnh có hơn 2.600 doanh nghiệp. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chú trọng thực hiện đổi mới, đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến vào một số ngành sản xuất công nghiệp mà tỉnh có lợi thế như: Chế biến chè chất lượng cao, sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu, sản xuất giấy, thép, bột đá siêu mịn; sản xuất gạch, cấu...

Gặp mặt kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam

     Các các đồng chí lãnh đạo tỉnh và đại biểu dự buổi gặp mặt. Dự gặp mặt có các đồng chí: Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch danh dự Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh;...

Hải quan Tuyên Quang phấn đấu hoàn thành thu ngân sách

Chi cục Hải quan Tuyên Quang thực hiện linh hoạt các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Năm 2024, Chi cục Hải quan Tuyên Quang được Chính phủ, UBND tỉnh Tuyên Quang, Cục Hải quan tỉnh Hà Giang giao thu thuế xuất nhập khẩu là 62 tỷ đồng. Để hoàn thành chỉ tiêu được giao, ngay từ đầu năm, Chi cục Hải quan Tuyên Quang đã không ngừng cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, số hóa các quy trình...

Ổn định sản xuất công nghiệp

Nhanh chóng khắc phục Qua ghi nhận, trong trận lũ lụt của cơn bão số 3 vừa qua, một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang bị ảnh hưởng. Trong đó, Công ty cổ phần Xi măng Tuyên Quang đã bị ngập lụt làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Ông Nguyễn Mạnh Danh, Giám đốc Công ty cổ phần Xi măng Tuyên Quang (TP Tuyên Quang) cho biết:...

Hỗ trợ di chuyển gần 100 tấn hàng hoá đến nơi an toàn

Các doanh nghiệp tập kết hàng tại Khách sạn Kim Long, tổ 23, phường Tân Hà (TP Tuyên Quang). Theo đó, Hiệp hội đã kêu gọi các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hỗ trợ nhân lực, phương tiện di chuyển gần 100 tấn hàng hoá các loại của 12 doanh nghiệp ở các tỉnh miền Trung và TP Hải Phòng bị ảnh hưởng do mưa lũ, nước sông khu vực đường Chiến Thắng Sông Lô dâng cao đến khách sạn Kim Long tại tổ...

Cùng tác giả

Tuyên Quang sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan, đơn vị theo định hướng của Trung ương

Giải quyết TTHC trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. (Ảnh: Thanh Phúc) Căn cứ Kế hoạch số 141/KH-BCĐTKNQ18 ngày 06/12/2024 của Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ về kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ; Văn bản số 24/CV-BCĐTKNQ18 ngày 18/12/2024 của Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện...

Ngành Thanh tra quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Giang dự, chủ trì tại điểm cầu Tuyên Quang. Đồng chí Nguyễn Hoà Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự, chỉ đạo hội nghị. Đồng chí Nguyễn Thế Giang, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự, chủ trì tại điểm cầu Tuyên Quang. Cùng dự có lãnh đạo Thanh tra tỉnh, Ban Tiếp công dân tỉnh. Năm 2024, Thanh tra...

Cựu học sinh chuyên Tin đạt 9.0 IELTS nhờ học tiếng Anh mỗi ngày

Phùng Tiến Thành, sinh năm 1999, vừa nhận kết quả IELTS đạt 9.0 ngay trong lần thi đầu tiên. Trong đó, Thành đạt điểm tuyệt đối ở 3 kỹ năng gồm Nghe, Nói, Đọc, 8.0 ở kỹ năng Viết. Dù là lần thi đầu tiên, Thành vẫn đặt mục tiêu đạt ít nhất 8.5. “Vì đã có nền tảng khá ổn ở phần Nghe, Đọc nên quá trình ôn tập, mình chủ yếu rèn kỹ năng Nói, Viết. Việc đạt...

Thí sinh Hoàng Thủy Tiên giành giải Ảnh đẹp TTV năm 2024

Quang cảnh đêm Gala Ảnh đẹp TTV năm 2024 tại Trường quay S1 Đài phát thanh và Truyền hình Tuyên Quang. Dự Gala Ảnh đẹp TTV có lãnh đạo Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, các nhà tài trợ, cùng 12 thí sinh lọt vào vòng chung kết. Các thí sinh dự thi có tuổi từ 16-25, đáp ứng các tiêu chuẩn của cuộc thi đều được tham gia. Vòng Sơ khảo, TTV tổ...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tại điểm cầu Tuyên Quang, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn chủ trì tại điểm cầu UBND tỉnh. Năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã không ngừng nỗ lực, quyết tâm, phấn đấu hoàn thành khối lượng công việc lớn, quan trọng có tác...

Cùng chuyên mục

Khai mạc Hội chợ OCOP và trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu dự lễ khai mạc. Tới dự có đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở ngành, UBND các huyện, thành phố; lãnh đạo các Sở Công Thương Bắc Giang, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn, Nam Định, Hoà Bình và trên 100 doanh nghiệp,...

Công nhận 21 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh năm 2024

Chè Thôm Lòa của HTX Nông Lâm nghiệp và Dịch vụ Tân An (Chiêm Hoá) được công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu tỉnh năm 2024. Theo đó, các sản phẩm gồm: Trà Ngọc Thuý cấp đông của HTX Dịch vụ Sản xuất Nông nghiệp Sử Anh; Bộ sản phẩm chè nõn Tân Thái Dương 168, Chè Tân Thái Dương 168 của HTX Chè Tân Thái 168; Chè Shan Tuyết Sinh Long Việt Dũng của Công ty TNHH Việt Dũng Tuyên...

Petrolimex Tuyên Quang: Chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh xăng, dầu

Công ty Xăng dầu Tuyên Quang được UBND tỉnh tặng Bằng khen trong hoạt động kinh doanh nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam năm 2024. Petrolimex Tuyên Quang hiện có 42 cửa hàng xăng dầu được phân bổ trên khắp 38 xã phường trên địa bàn tỉnh. Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng, dầu, Petrolimex Tuyên Quang...

Nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng xuất khẩu sản phẩm OCOP

Cắt băng khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX). Cả nước hiện có hơn 14.000 sản phẩm OCOP của gần 8.000 chủ thể. Sản phẩm OCOP từng bước tiếp cận thị trường, khơi dậy tiềm năng, lợi thế các vùng miền để phát triển kinh tế nông thôn; trong đó có một số sản phẩm được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Mới đây nhất, trà ổi, hoa đu đủ đực ngâm mật ong,...

Giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng của bão số 3

Cán bộ Phòng giao dịch Ngân hành CSXH huyện Lâm Bình giải ngân cho khách hàng. Theo Quyết định nêu rõ, đối tượng giảm lãi suất cho vay là khách hàng vay vốn các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quy định về lãi suất (bao gồm cả tổ chức và cá nhân) tại 26 địa phương khu vực miền Bắc và Thanh Hóa. Mức giảm lãi suất cho...

Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Khánh Xuân nhận Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024

Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Khánh Xuân nhận Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024. Tỉnh Tuyên Quang vinh dự có 1 doanh nghiệp được nhận Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024 là Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Khánh Xuân. Sau gần 10 năm hình thành và phát triển, công ty đã từng bước đưa thương hiệu rượu 9 Chum trở thành thương hiệu, doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực sản xuất và...

12 loại cây lâu năm được chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

Cây dâu tằm được trồng trên đất lúa mang lại thu nhập cao tại xã Tân Long (Yên Sơn). Có 12 loại cây lâu năm gồm: cây cam, cây chanh, cây bưởi, cây phật thủ, cây ổi, cây thanh long, cây na, cây táo, cây chè, cây mía, cây dâu tằm và nhóm dược liệu lâu năm sẽ được chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Sở Nông nghiệp và Phát triển...

Dự án hỗ trợ bò H’Mông: Tạo sinh kế cho người dân

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã xây dựng Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm bò H’Mông trên địa bàn huyện Chiêm Hóa. Thời gian thực hiện dự án trong 5 năm (2024-2028). 60 hộ dân thuộc 2 xã Xuân...

Agribank Tuyên Quang: Đảm bảo hoạt động thông suốt, an toàn dịp cuối năm

Ông Đào Quang Uy, Phó Giám đốc Agribank Tuyên Quang cho biết: Cuối năm thường là thời điểm tội phạm có chiều hướng gia tăng với nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với cả ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong các hoạt động giao dịch, Agribank Tuyên Quang yêu cầu các phòng ban, bộ phận, chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc luôn...

Một năm vượt bão thành công

Tín hiệu vui từ xuất khẩu nông sản Những ngày đầu tháng 10-2024, lô hàng gồm các sản phẩm nông sản của Tuyên Quang lần đầu tiên làm lễ xuất sang thị trường Anh. Đây là thị trường khó tính với những quy định khắt khe về kiểm dịch thực vật, quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc. Các sản phẩm của tỉnh đã nhận được phản hồi tốt về phía khách hàng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất