Powered by Techcity

Thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng ấn tượng

Khách hàng giao dịch tại ATM.

Theo đó, 56% số người dùng Việt tham dự khảo sát đang ít mang theo tiền mặt hơn so với năm trước, thể hiện sự chủ động nắm bắt các công nghệ tài chính mới của người tiêu dùng. Đặc biệt, người dùng trẻ hiện đóng vai trò như thế hệ tiên phong thúc đẩy đà tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt, với 89% số người tham gia khảo sát đã tiếp cận thành công các phương thức thanh toán kỹ thuật số trong đời sống hằng ngày.

Hướng đến nền kinh tế không tiền mặt

Nghiên cứu từ Visa cho thấy những xu hướng thanh toán đang định hình nền kinh tế không dùng tiền mặt tại Việt Nam, đồng thời mở ra bước tiến quan trọng hứa hẹn sẽ mang tới sự chuyển đổi đáng kể cho bối cảnh thanh toán – tài chính trong thời gian tới đây. Trước hết, đó là sự “lên ngôi” của ví điện tử. Việt Nam hiện góp mặt trong tốp đầu những thị trường Đông Nam Á đón nhận đông đảo lượt người dùng mới sử dụng ví điện tử như một phương thức thanh toán yêu thích, góp phần thúc đẩy tăng trưởng tài chính số. Báo cáo cũng cho thấy cứ 5 người thì có ít nhất 4 người tiêu dùng Việt sử dụng ví điện tử thường xuyên.

Cùng với ví điện tử, thời gian gần đây, thanh toán theo thời gian thực (Real-time payment, RTP) đang dần chiếm lĩnh được vị thế với độ phủ sóng đáng kể, một minh chứng nội lực quốc gia trong việc đón nhận các công nghệ tài chính hiện đại. Phương thức thanh toán thời gian thực vừa cho thấy tính hiệu quả vừa nhanh chóng, tiện lợi, cũng từng bước tạo đà cho tiến trình số hóa nền kinh tế diễn ra tích cực hơn. Tại Việt Nam, RTP đang ngày càng được ưa chuộng, với ít nhất 2 trong số 5 người tiêu dùng cho biết đã từng sử dụng giải pháp này. Ứng dụng RTP trong đời sống tiêu dùng cũng dần trở nên đa dạng hơn, trong đó có thể kể đến giao dịch xuyên biên giới, chuyển tiền giữa các cá nhân P2P, thanh toán cho nhà bán hàng – đơn vị bán lẻ và thanh toán hóa đơn.

Ngoài ra, mua trước trả sau (Buy Now Pay Later-BNPL) cũng đang ngày một phổ biến rộng rãi và được nhiều người dùng Việt Nam quan tâm, nhờ khả năng mang đến những phương án thanh toán linh hoạt. Quan hệ đối tác chiến lược giữa Visa với các nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam trong Giải pháp Trả góp Visa (Visa Instalment Solutions) là một thí dụ cho những tác động mang tính bước ngoặt của những loại hình thanh toán số đa dạng hiện nay trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện và tăng trưởng kinh doanh. Thẻ tín dụng, tuy ít được sử dụng để nạp tiền cho ví điện tử, nhưng đổi lại trở thành lựa chọn ưu tiên hàng đầu cho thanh toán BNPL tại Việt Nam. Cùng với ứng dụng dễ sử dụng, mã giảm giá miễn phí, chương trình điểm thưởng và khả năng theo dõi thanh toán dễ dàng là một loạt những động lực chính gia tăng việc sử dụng dịch vụ BNPL.

Thúc đẩy chuyển đổi số

Có thể nói, làn sóng nền kinh tế không dùng tiền mặt tại Việt Nam đang mang đến vô vàn tiềm năng tăng trưởng và đổi mới, mở ra cơ hội cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp trong bối cảnh thanh toán không dùng tiền mặt đang thay đổi từng ngày. Cũng theo báo cáo của Visa, hướng tới tương lai giao dịch kỹ thuật số tiện lợi và an toàn cho cộng đồng, Visa sẽ tiếp tục giữ vững vai trò đi đầu trong hành trình chuyển đổi số đầy sáng tạo, thúc đẩy kinh tế số tại Việt Nam. Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào chia sẻ: Visa cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy tiến trình đổi mới, sáng tạo và nâng cao trải nghiệm thanh toán số của người tiêu dùng Việt Nam.

“Hiểu biết từ Nghiên cứu về Thái độ thanh toán của người tiêu dùng do Visa thực hiện, một lần nữa khẳng định xu hướng phát triển nhanh chóng của giao dịch không tiếp xúc, tương đồng với mức tăng 53% các giao dịch không tiếp xúc được tiến hành thông qua thẻ Visa. Thêm vào đó, tổng giá trị giao dịch qua thẻ Visa phát hành tại Việt Nam tăng 19%, cùng với sự gia tăng của giá trị giao dịch xuyên biên giới cho thấy hoạt động kinh tế và kết nối đang gia tăng trong khu vực. Theo đó, qua những mối hợp tác bền chặt với đối tác và các bên liên quan, Visa mong muốn có thể tiếp tục mang đến nhiều giải pháp thanh toán số tiên tiến hơn nữa cũng như góp phần đem lại trải nghiệm liền mạch và an toàn cho người dùng”, bà Đặng Tuyết Dung cho biết.

Số liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng cho thấy, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và hoạt động ngân hàng số tiếp tục đạt được kết quả tích cực. Tính đến cuối năm 2023, số lượng tài khoản thanh toán của cá nhân là hơn 182,88 triệu tài khoản, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2022. Các chỉ số thanh toán không dùng tiền mặt có mức tăng trưởng khá, một số phương thức tăng trưởng ấn tượng. Trong tháng 1/2024 so với cùng kỳ năm 2023, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 63,3% về số lượng và 41,45% về giá trị; qua kênh internet tăng 57,85% về số lượng và 32,43% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng 68,54% về số lượng và 41,12% về giá trị. Đặc biệt, giao dịch qua phương thức dùng mã QR tăng 892,95% về số lượng và 1.062,01% về giá trị…

Trong thanh toán bán lẻ xuyên biên giới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã hợp tác với một số quốc gia trong khu vực (Thái Lan, Campuchia, Lào) để triển khai thử nghiệm kết nối thanh toán bán lẻ song phương qua mã QR. Bên cạnh đó, việc triển khai ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động ngân hàng cũng đạt nhiều kết quả ấn tượng. Đến cuối năm 2023, có khoảng 40 ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử (eKYC) với hơn 35 triệu tài khoản thanh toán mở bằng eKYC đang hoạt động.

Với xu hướng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số vào hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã khuyến khích các tổ chức tín dụng triển khai chuyển đổi số, kết nối, hợp tác với các ngành, lĩnh vực khác nhau để hình thành và mở rộng hệ sinh thái số cung ứng sản phẩm dịch vụ lấy khách hàng làm trung tâm, cung cấp trải nghiệm giao dịch liền mạch, cá nhân hóa. Để tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển đổi số, định hướng thời gian tới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tập trung hoàn thiện, trình ban hành Nghị định mới về thanh toán không dùng tiền mặt và Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng; Tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục, chi trả an sinh xã hội;…

Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai nhiệm vụ năm 2025

 Đồng chí Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu Tuyên Quang. Dự tại điểm cầu Tuyên Quang có đồng chí Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. Năm 2024, Bộ TT&TT đã phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng, tiếp tục tập trung thực hiện quyết liệt,...

Chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất và hiệu quả – Bài cuối: Phát triển kinh tế số và thúc đẩy đổi...

>> Bài 1: Bắt kịp xu thế >> Bài 2: Xây dựng chính quyền số Đồng bộ giải pháp thúc đẩy kinh tế số Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác thu hút đầu tư, thu hút các doanh nghiệp công nghệ số, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử và sản xuất thông minh. Tuyên Quang đã sớm ký kết thỏa thuận hợp tác với...

Ưu tiên hàng đầu là phát triển hạ tầng số

Đồng chí Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu dự hội thảo. Dự hội thảo có đồng chí Lê Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế số, Xã hội số, Bộ Thông tin  và Truyền thông; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn; các tập đoàn, tổng công ty; các doanh nghiệp trong và ngoài...

Tiếp tục quyết tâm, quyết liệt hơn nữa trong thực hiện chuyển đổi số

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Công an tỉnh Tuyên Quang. Thời gian qua, Công an các đơn vị địa phương đã bám sát các nhiệm vụ được giao theo tiến độ kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ban chỉ đạo chuyển đổi số Bộ Công an, đặc biệt là các nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai Đề án 06 và dịch vụ công trực tuyến; cơ bản hoàn thiện hành lang pháp lý, trọng...

Khuyến công đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số

Việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng như chuyển đổi số là phù hợp với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0. Hỗ trợ các cơ sở CNNT trong quá trình chuyển đổi số, Trung tâm Khuyến công tỉnh đã phối hợp với các đơn vị liên quan tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, tạo các gian hàng trực tuyến; lựa chọn công nghệ phù hợp, ứng dụng công...

Cùng tác giả

18 học viên hoàn thành bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp

Lãnh đạo Sở Nội vụ và đại diện Học viện Hành chính Quốc gia trao Giấy khen cho các học viên đạt thành tích cao trong học tập. Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang từ tháng 8 đến tháng 12-2024. Lớp có 18 học viên là lãnh đạo các sở, ban, ngành, cơ quan của tỉnh và các huyện. Trong thời học tập, các học viên đã được học tập, nắm bắt...

Tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả cộng đồng xoá nhà ở tạm cho hộ nghèo

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh phát biểu tại buổi làm việc. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, đại diện UBND thành phố Hà Nội cùng một số cơ quan, đơn vị liên quan. Về phía tỉnh Tuyên Quang, tiếp và làm việc với đoàn công tác có đồng chí Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh...

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thăm, tặng quà đại biểu Quốc hội các khoá đã nghỉ hưu trên địa bàn tỉnh

Đồng chí Ma Thị Thúy tặng quà Tết cho bà Nguyễn Thị Lâm, ĐBQH các khoá VI, khoá VII, trú tại phường Phan Thiết (Tp Tuyên Quang). Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 22 đại biểu Quốc hội các khóa (từ khóa III đến khóa XV). Qua các nhiệm kỳ, các vị đại biểu Quốc hội tỉnh các khóa đã tham gia, đóng góp nhiều công sức, trí tuệ vào các hoạt động của Quốc hội và Đoàn đại...

Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc tại tỉnh

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Trị phát biểu tại buổi làm việc. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Thế Giang, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố. Tuyên Quang nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, có tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp...

Hỗ trợ 200 triệu đồng thực hiện đề án khuyến công địa phương

Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh nghiệm thu Đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến thực phẩm của hộ kinh doanh Lê Quang Hải, thôn 21, xã Kim Phú, thành phố Tuyên Quang. Các đề án gồm: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất gỗ ván ép của Công ty TNHH trà Phú Lâm, tổ 8, phường Mỹ Lâm, thành...

Cùng chuyên mục

Hỗ trợ 200 triệu đồng thực hiện đề án khuyến công địa phương

Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh nghiệm thu Đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến thực phẩm của hộ kinh doanh Lê Quang Hải, thôn 21, xã Kim Phú, thành phố Tuyên Quang. Các đề án gồm: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất gỗ ván ép của Công ty TNHH trà Phú Lâm, tổ 8, phường Mỹ Lâm, thành...

Ngày 12-1 thủy điện Tuyên Quang xả nước phục vụ sản xuất vụ xuân 2025

Ban quản lý khai thác công trình thủy lợi Hoàng Khai (Yên Sơn) kiểm tra trạm bơm để chuẩn bị cho việc bơm tích trữ nước phục vụ sản xuất. Đợt 1, bắt đầu từ 0h00’ ngày 12 đến hết ngày 16-1; đợt 2, bắt đầu từ 0h00’ ngày 8 đến hết ngày 14-2- 2025. Để đảm bảo nước phục vụ gieo cấy lúa vụ xuân 2025, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Ban quản lý, khai thác...

Quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm

Dồn sức thực hiện Theo tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư, đến ngày 31-12, giá trị giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của tỉnh đạt gần trên 4.294,8 tỷ đồng, tương đương 68,6% kế hoạch. Với kết quả giải ngân này, tỉnh đứng trong tốp các tỉnh có mức giải ngân khá của cả nước. Tuy nhiên, chưa đạt mục tiêu đề ra. Nguyên nhân được nhận định chủ yếu là do cơ chế, chính sách,...

Các vùng rau an toàn chuẩn bị cung ứng hàng Tết

Nông dân xã Vinh Quang (Chiêm Hóa) chăm sóc diện tích dưa chuột để cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh hiện có khoảng 8.000 ha rau, đậu các loại, sản lượng rau hàng năm đạt khoảng 96.000 tấn, tập trung chủ yếu ở các xã Ninh Lai, Thiện Kế (Sơn Dương); Trung Môn, Chân Sơn, Hoàng Khai (Yên Sơn); Yên Nguyên, Hòa Phú, Vinh...

Cú huých từ bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Sở Công thương trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Tuyên Quang năm 2024 cho các đơn vị. Những năm qua, Sở Công thương đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu, lựa chọn các sản phẩm có tiềm năng, đáp ứng đủ điều kiện đăng ký tham gia bình chọn cấp...

Năm mới, động lực mới

Động lực phát triển Khi trung ương chỉ đạo về sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18-NQ/TW, tỉnh Tuyên Quang đã nhanh chóng thực hiện sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị. Tỉnh đã triển khai các nội dung sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan, đơn vị theo định hướng của Trung ương.  Đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề kỹ thuật tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang. Việc...

Công ty Điện lực Tuyên Quang bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Thí nghiệm điện Tuyên

Đồng chí Hà Huy Tâm, Giám đốc Công ty Điện lực Tuyên Quang trao quyết định bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Thí nghiệm điện Tuyên Quang. Theo đó, bổ nhiệm có thời hạn 5 năm giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm Thí nghiệm điện Tuyên Quang đối với đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Điện lực Sơn Dương. Phát biểu tại buổi trao quyết định, đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc...

Kinh tế số – Bước đột phá cho tương lai

Kinh tế số - Cơ hội lớn cho Tuyên Quang Trong những năm qua, tỉnh đã chú trọng thu hút tạo thuận lợi để các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh phát triển, triển khai các nền tảng phục vụ chuyển đổi số. UBND tỉnh đã thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác với các tập đoàn lớn như: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); Tập đoàn Công nghiệp -...

Vượt khó nhờ nội lực

Đồng chí Tạ Đức Tuyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Tuyên Quang Huy động mọi nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra 15 chỉ tiêu chủ yếu, 3 khâu đột phá và 5 nhiệm vụ trọng tâm. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm đó, Đảng bộ thành phố...

Hiện thực khát vọng phát triển

Tăng trưởng cao nhất 10 năm qua Năm 2024, tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; hoàn thành và hoàn thành vượt mức cả 20/20 chỉ tiêu chủ yếu đã đề ra. Kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển, tốc độ tăng tổng sản phẩm đạt trên 9%, đây là mức tăng trưởng cao nhất của tỉnh trong 10 năm gần đây. Các chỉ tiêu chủ yếu lĩnh vực nông lâm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất