Powered by Techcity

Thách thức trong xây dựng nông thôn mới nâng cao

Công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, nhiều địa phương sau khi về đích NTM tiếp tục phấn đấu xây dựng NTM nâng cao. Tuy nhiên để sớm hoàn thành mục tiêu rất cần sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, người dân và sự trợ lực từ Nhà nước.

Theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 8-3-2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) và Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 318), các xã phải đăng ký xây dựng NTM nâng cao trước khi đăng ký về đích NTM kiểu mẫu. Yêu cầu đặt ra là xã đạt chuẩn NTM nâng cao phải là xã đạt chuẩn NTM (đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021-2025) và hoàn thành 19 tiêu chí xã NTM nâng cao giai đoạn 2021 – 2025, gồm: Quy hoạch, giao thông, thủy lợi và phòng chống thiên tai, điện, giáo dục, văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thông tin và truyền thông, nhà ở dân cư, thu nhập, nghèo đa chiều, lao động, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, y tế, hành chính công, tiếp cận pháp luật, môi trường, chất lượng môi trường sống, quốc phòng và an ninh. Trong 19 tiêu chí này, các chỉ tiêu được quy định một cách cụ thể, chi tiết. Theo đó, số chỉ tiêu trong xây dựng NTM nâng cao giai đoạn 2021 -2025 tăng 62 chỉ tiêu so với xã NTM kiểu mẫu giai đoạn trước. Điều này đang khiến cho nhiều xã loay hoay tìm phương án thực hiện.

Người dân thôn Đồng Gianh, xã Đức Ninh (Hàm Yên) phát triển cây ăn quả tăng thu nhập.

Xã Đức Ninh (Hàm Yên) đăng ký về đích NTM nâng cao, tuy nhiên đến thời điểm này xã mới chỉ đạt 7/19 tiêu chí. 5 tháng còn lại của năm 2023, xã sẽ rất khó khăn để hoàn thành 12 tiêu chí còn lại. Đồng chí Hà Xuân Khanh, Chủ tịch UBND xã chia sẻ, tiêu chí số 14 về y tế đặt ra yêu cầu tỷ lệ người dân tham gia và sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa đạt từ 40% và tỷ lệ dân số có sổ khám sức khỏe điện tử phải đạt từ 90% là vô cùng khó khăn cho xã. Trên thực tế trình độ của người dân không đồng đều, việc thực hiện giao dịch các thủ tục hành chính theo hình thức trực tuyến đơn giản cũng phải nhờ đến đội ngũ cán bộ xã, tổ công nghệ cộng đồng thì việc ứng dụng sử dụng công nghệ số, trong đó sử dụng sổ khám sức khỏe điện tử người dân, đặc biệt là người lớn tuổi sẽ chịu. Ngoài tiêu chí số 14, tiêu chí số 17 về môi trường với các chỉ tiêu: Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường phải đạt 100%; tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định đạt từ 90%… cũng sẽ rất khó. Hiện chỉ có một số thôn trên nằm theo trục quốc lộ, xã mới hợp đồng với 1 tổ chức thu gom rác, ở các thôn xa trung tâm người dân phải tự xử lý, bằng cách phân loại và tiêu hủy.

Phấn đấu về đích NTM nâng cao năm 2023, nhưng xã Yên Nguyên (Chiêm Hóa) vẫn chưa thể chắc chắn. Đồng chí Cầm Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Yên Nguyên cho biết, hiện tại 2 tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa, trường học chưa đạt chuẩn, mặc dù đã có kế hoạch xây dựng từ năm 2022 nhưng vốn từ Nhà nước chưa được phân bổ về. Còn 5 tháng nữa là hết năm xã sẽ khó có thể hoàn thành, nếu có về đích NTM nâng cao nhiều khả năng xã sẽ phải nợ lại.

9 xã đăng ký về đích NTM năm nay gồm: Yên Nguyên (Chiêm Hóa), Kim Quan và Phúc Ninh (Yên Sơn), Hồng Lạc và Ninh Lai (Sơn Dương), Kim Phú (TP Tuyên Quang), Thượng Lâm (Lâm Bình), Hồng Thái (Na Hang), Đức Ninh (Hàm Yên). Tính đến hết 30-5, bình quân các xã đạt 11,0 tiêu chí/xã, các tiêu chí chưa đạt chủ yếu, gồm: Giao thông 7/9 xã, thủy lợi và phòng chống thiên tai 4/9 xã, giáo dục 8/9 xã, thu nhập 5/9, nghèo đa chiều 4/9 xã, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn 7/9 xã, y tế 8/9 xã, tiếp cận pháp luật 3/9 xã, môi trường 6/9 xã, chất lượng môi trường sống 4/9 xã.

Báo cáo đánh giá của Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM tỉnh chỉ rõ, sở dĩ các xã đăng ký về đích NTM nâng cao năm nay có số tiêu chí đạt thấp do các xã này hầu hết hoàn thành chương trình mục tiêu trong giai đoạn 2015 – 2020, bước vào giai đoạn này (2021-2025) các tiêu chí đã được nâng cao hơn rất nhiều, chưa kể các tiêu chí thành phần cũng tăng lên. Và thẳng thắn nhìn nhận rằng, kết quả xây dựng NTM tại một số địa phương chưa thực sự bền vững, việc củng cố, giữ vững và nâng cao chất lượng tiêu chí đã đạt chuẩn còn hạn chế.

Đẩy nhanh tiến trình về đích NTM nâng cao, các huyện, thành phố đang đốc thúc, ngành chức năng tích cực vào cuộc hỗ trợ các địa phương tháo gỡ khó khăn, linh hoạt trong thực hiện các tiêu chí. Đồng chí Hà Xuân Khanh, Chủ tịch UBND xã Đức Ninh (Hàm Yên) cho biết, tháng 5 vừa qua, xã đã được Trung tâm Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn ủng hộ thùng chứa, xe vận chuyển rác thải đồng thời tổ chức các buổi tuyên truyền hướng dẫn người dân phân loại, xử lý rác. Chủ tịch UBND xã Đức Ninh hy vọng sự trợ giúp của Trung tâm Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn sẽ góp phần cùng xã hoàn thiện tiêu chí về môi trường.

Năm 2023, tỉnh huy động khoảng 3.537 tỷ đồng cho chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, trong đó vốn ngân sách nhà nước là 1.747 tỷ đồng, vốn tín dụng là 1.200 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp trên 174 tỷ đồng. Vốn ngân sách Nhà nước đã được đưa về tỉnh đang thực hiện giải ngân cho các xã nằm trong lộ trình về đích năm 2023 NTM, NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu theo đúng nhu cầu để nâng cấp, hoàn thiện các tiêu chí theo hướng bền vững.

Bài, ảnh: Đoàn Thư

Cùng chủ đề

Triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2025

Các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì tại điểm cầu Tuyên Quang. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban VH-XH HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị trong tỉnh. Theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm...

Thành phố Tuyên Quang gặp mặt cán bộ quân đội nghỉ hưu, nghỉ công tác

 Các đại biểu dự chương trình gặp mặt. Dự gặp mặt có đồng chí Tạ Đức Tuyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự thành phố Tuyên Quang; lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thành phố. Tại Chương trình gặp mặt, các đại biểu đã ôn lại truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam; xem phóng sự tài liệu kết quả phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng...

Na Hang đạt và vượt 18/18 nhóm chỉ tiêu phát triển phát triển kinh tế – xã hội năm 2024

Các đại biểu dự kỳ họp. Trong năm 2024, huyện đạt và vượt 18/18 nhóm chỉ tiêu như: Tổng sản luợng lương thực đạt trên 19.300 tấn, đạt 100% kế hoạch; giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp thuỷ sản tăng trên 4%/năm; trồng rừng được 556 ha rừng, đạt 105,0% kế hoạch; thu hút trên 450.000 lượt khách du lịch, đạt 128,6% kế hoạch, tăng 81,8% so với cùng kỳ, doanh thu xã hội về du lịch đạt 540 tỷ...

Hội nghị Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu tại Tuyên Quang. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 dự và chỉ đạo hội nghị. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyển với các tỉnh,...

Nêu gương thực hiện Quy định 144

Sớm cụ thể hóa Ban Tuyên giáo Huyện ủy Hàm Yên đã nhanh chóng tham mưu với Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng Kế hoạch thực hiện và cụ thể hóa Quy định số 144 của Bộ Chính trị. Từ Quy định số 144, Ban Thường vụ Huyện ủy Hàm Yên đã cụ thể hóa thành 39 chuẩn mực đạo đức tại 5 điều. Trong đó, một số chuẩn mực được cụ thể hóa gắn chặt với chức trách,...

Cùng tác giả

Mùa vàng đẹp như tranh vẽ giữa non nước Tuyên Quang

Mùa thu, xã Hồng Thái, huyện Na Hang, Tuyên Quang thu hút lượng lớn khách du lịch đến thăm cánh đồng đẹp như tranh vẽ, trải nghiệm nhiều lễ hội thú vị. Ruộng bậc thang ở Hồng Thái, xã vùng cao cách trung tâm huyện lị Na Hang hơn 50km. Ảnh: Trang Vũ Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, xã Hồng Thái là một trong những địa phương ở vùng núi non cao nhất tỉnh, khí hậu mát...

Bánh trứng kiến – hạt ngọc của núi rừng

Vào những ngày tháng 3, tháng 4 âm lịch hằng năm, người Tày ở vùng cao lại náo nức kéo nhau lên rừng để thu hoạch trứng kiến. Những hạt trứng kiến quý giá, trắng muốt, bóng loáng như những hạt ngọc nhỏ lấp lánh núi rừng là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây. Người dân thôn Bản Thàng, xã Phúc Yên tham gia làm bách trứng kiến trong Ngày hội Văn...

Hương vị bún Tày

Tuyên Quang có thức ngon nổi tiếng không kém phở Hà Nội, bún bò Huế, Hủ tiếu Sài Gòn… ấy là bún Tày. Bún Tày Bún Tày được đồng bào vùng cao làm thủ công và cầu kỳ. Khó nhất trong món này đó chính là làm bún... phải huy động mọi lực lượng trong nhà tham gia, từ giã bột, ép bún... Gạo được lựa chọn kỹ để giã thành bột khô, sau đem nhào với nước rồi nặn thành...

Đặc sản trám rừng

Núi rừng xứ Tuyên đang vào mùa trám. Loại quả này xuất hiện trong bữa cơm gia đình bình dị của người vùng cao với những món ngon dân dã, đậm đà như: xôi trám, hay trám kho thịt, kho cá. Cá kho trám. Trong văn hóa ẩm thực của người vùng cao, vị chua là một trong những vị ưa thích trong chế biến các món ăn. Trám có vị chua chua, chát nhẹ và ngọt đậm sau khi ăn...

Thực hành, sáng tạo và truyền dạy

Sau khi Thực hành then của người Tày, Nùng, Thái được UNESCO ghi danh, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung nghiên cứu vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách để hỗ trợ việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản này. Giữ vốn truyền thống Tuyên Quang là tỉnh đi đầu trong nghiên cứu lập hồ sơ Nghi lễ then đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật...

Cùng chuyên mục

Bức tranh kinh tế 2024: Vượt bão ngoạn mục – Bài 2: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

Bài 1: Kinh tế tăng trưởng cao nhất trong 10 năm Xây dựng nền hành chính hiện đại Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ là nền tảng để xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và chuyên nghiệp. Việc tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật, quy trình làm việc, cùng với ý thức trách nhiệm cao của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức không chỉ giúp bộ máy hành chính...

HTX Tâm Hương đa dạng hàng hoá phục vụ Tết

Cửa hàng phân phối đặc sản OCOP tại phường Tân Hà (TP Tuyên Quang). Năm 2024 là năm nhiều khó khăn, thách thức đối với kinh tế, trong đó có lĩnh vực bán lẻ. Tuy nhiên, nhờ áp dụng các chiến lược phù hợp nên HTX Tâm Hương đã vượt qua khó khăn, đạt kết quả kinh doanh khả quan. HTX có 2 cửa hàng phân phối sản phẩm đặc sản, OCOP tại phường Phan Thiết và phường Tân Hà (TP Tuyên...

Bức tranh kinh tế 2024: Vượt bão ngoạn mục

Báo Tuyên Quang có loạt bài về vấn đề này: Bài 1: Kinh tế tăng trưởng cao nhất trong 10 năm Trong bối cảnh không ít khó khăn thách thức, kinh tế của tỉnh vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục đà tăng trưởng. Những nỗ lực của tỉnh, người dân và cộng đồng doanh nghiệp sẽ là những yếu tố then chốt để phát huy nội lực, bù đắp sự suy giảm tăng trưởng do các yếu tố thiên tai, khó...

Công đoàn cơ sở Cục Quản lý thị trường hướng về cơ sở

Quan tâm đời sống đoàn viên và người lao động Công đoàn cơ sở Cục QLTT Tuyên Quang hiện có 5 tổ công đoàn với 52 đoàn viên. Thời gian qua, công đoàn đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động thiết thực nhằm cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đoàn viên và người lao động. Cục QLTT tỉnh tặng quà các cháu học sinh trường Mầm non Hoa Sen (TP Tuyên Quang). Ông...

Tín dụng chính sách tham gia giải quyết việc làm

Hỗ trợ nguồn lực đúng thời điểm Vốn vay ưu đãi đến tay người dân kịp thời đã tiếp động lực cho nhiều cá nhân, hộ gia đình xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng. Theo đó, nhiều mô hình kinh tế trang trại, gia trại tổng hợp đã hình thành; các làng nghề truyền thống được khôi phục… góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp và hoàn thành các...

Nỗ lực vượt khó, tạo đà phát triển

Công ty cổ phần Cơ khí Tuyên Quang được chuyển đổi từ Xí nghiệp Cơ khí cấp 3 thành công ty cổ phần vào năm 2010. Công ty hoạt động trong lĩnh vực điện năng lượng mặt trời, sản xuất sản phẩm gỗ để xuất khẩu sang thị trường các nước Trung Quốc, Malaysia... Công ty cổ phần Cơ khí Tuyên Quang đầu tư hệ thống dây chuyền, máy móc thiết bị mới đáp ứng nhu cầu sản xuất ván...

Kết nối giao thương thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Tuyên Quang

Ông Nguyễn Thế Huệ, Chủ tịch Hiệp hội Cụm đồng bằng sông Hồng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Ninh chia sẻ về những giải pháp kích cầu du lịch. Ảnh: Thu Trang Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh; lãnh đạo Hiệp hội du lịch cụm Đồng bằng sông Hồng; hiệp hội Du lịch, lữ hành...

Tọa đàm nông nghiệp giữa người làm kinh tế VACR với nhà khoa học, doanh nghiệp

Đại biểu dự buổi tọa đàm. Tại tọa đàm, các đại biểu đã trao đổi về cách khắc phục giống cam sành đã bị già cỗi; các cơ chế chính sách hỗ trợ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất; phòng chữa bệnh trong chăn nuôi và cây ăn quả; phương pháp chọn giống không cận huyết… và được các chuyên gia, nhà khoa học giải...

Sẵn sàng nguồn hàng phục vụ thị trường Tết

Chủ động nguồn hàng Thời điểm này, thị trường hàng hóa bán lẻ đã chuẩn bị đầy đủ hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Theo ghi nhận của phóng viên, lượng hàng hóa phục vụ Tết năm nay dồi dào, chủng loại đa dạng, nên không lo tình trạng khan hàng, sốt giá. Cửa hàng bánh kẹo Long Ly, phường Minh Xuân (TP Tuyên Quang) đã sẵn sàng các mặt...

Chủ động phòng chống cháy rừng mùa hanh khô

Chủ động sớm các phương án Theo số liệu thống kê, tổng diện tích rừng và đất rừng trên địa bàn tỉnh hiện có trên hơn 440 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó, hơn 46 nghìn ha đất rừng đặc dụng, gần 121 nghìn ha đất rừng phòng hộ, hơn 272 nghìn ha đất rừng sản xuất và hơn 13 nghìn ha diện tích rừng tre, nứa. Độ ẩm không khí thấp, dưới 55% trong nhiều ngày qua là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất