Powered by Techcity

Thạch Thất tập trung bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc Mường

Những dịp lễ hội cấp xã, huyện, hay dịp lễ trọng của thôn, bản, các CLB đều tổ chức biểu diễn chiêng, múa hát, giúp lan tỏa rộng văn hóa dân tộc Mường tới người dân, du khách.

Đồng diễn tấu chiêng của người Mường ở xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất).

Hoạt động văn hóa, văn nghệ không thể thiếu

Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, các nghệ nhân đang tham gia hoạt động trong các CLB chiêng ở 3 xã miền núi của huyện thường lớn tuổi, có năng khiếu và đam mê văn hóa dân tộc Mường. Mỗi CLB chiêng có 12 người, mỗi người phụ trách 1 chiếc chiêng, nếu có người thứ 13, người đó sẽ phụ trách chiếc chiêng nhỏ (chiêng gọi). Các bài chiêng cơ bản là “Sắc bùa”, “Bông trắng bông vàng”, “Đi đường”…

Tấu chiêng là hoạt động văn hóa văn nghệ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân vùng núi, góp phần tích cực vào việc xây dựng đời sống văn hóa, thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.

Hằng năm, huyện Thạch Thất tổ chức chương trình liên hoan múa hát, biểu diễn chiêng và hội thi các môn thể thao dân tộc miền núi. Đây là hoạt động nhằm tạo điều kiện để các diễn viên, nhân dân được giao lưu học hỏi, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ và nhân dân về trách nhiệm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Những phần trình diễn chiêng chất lượng đã và đang góp phần giới thiệu, quảng bá về văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện.

Nghệ nhân Ưu tú Bùi Thị Bích Thìn – Chủ nhiệm CLB chiêng và hát múa dân gian xã Tiến Xuân chia sẻ: CLB của xã được thành lập từ năm 2014 với 25 thành viên. Tuy nhiên, ngay từ năm 2008, mỗi thôn đều đã thành lập đội chiêng của mình, với tổng số 84 thành viên. Ngoài việc các đội tự góp tiền mua sắm bộ chiêng để biểu diễn, huyện Thạch Thất cũng trang bị 17 bộ chiêng cho các thôn của xã Tiến Xuân và mở nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn đánh chiêng cho thành viên của các đội. Riêng trang phục dân tộc Mường sử dụng khi biểu diễn, gồm váy, áo, khăn, kiềng cổ, vòng tay, xà tích, đều do các thành viên trong đội chiêng của thôn, CLB của xã tự bỏ tiền (khoảng 1 – 3 triệu đồng) để trang bị cho bản thân.

“Việc thành lập các CLB, đội chiêng Mường nhằm mục tiêu duy trì thường xuyên các hoạt động biểu diễn tập thể, truyền tải nghệ thuật biểu diễn chiêng tới thế hệ sau. Như vậy thì nghệ thuật biểu diễn chiêng Mường sẽ không bị quên lãng” – bà Bùi Thị Bích Thìn nói.

Còn tại xã Yên Bình, đến nay, 10 thôn của xã đều có đội chiêng và có tổng số 13 bộ chiêng Mường. Các thôn thường xuyên luyện tập, giao lưu với nhau và học hỏi thêm từ các xã, huyện khác về nghệ thuật tấu chiêng và hát, múa.

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Yên Bình Bùi Thị Kim chia sẻ: Văn hóa dân tộc Mường đã được người dân trong xã quan tâm khôi phục và duy trì thông qua các hoạt động trình diễn trang phục, ẩm thực, lễ hội chiêng… Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên.

Nỗ lực bảo tồn, phát huy

Diễn tấu chiêng là loại hình văn hóa nghệ thuật quan trọng trong đời sống cộng đồng của đồng bào dân tộc Mường từ khi sinh ra đến khi về với đất mẹ. Chính vì vậy, người Mường coi chiêng là báu vật trong ngôi nhà của mình, là biểu tượng của dân tộc, mang giá trị rất lớn và được giữ gìn qua các thế hệ. Văn hóa chiêng Mường và không gian văn hóa chiêng của đồng bào dân tộc Mường bắt nguồn từ truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, được khẳng định trong quá trình lao động, sáng tạo nghệ thuật, được kế tục qua nhiều thế hệ, lan tỏa, ăn sâu, bám rễ vào mọi mặt đời sống của đồng bào dân tộc Mường.

Từ trước khi mở rộng địa giới hành chính Hà Nội (ngày 1-8-2008), hoạt động diễn tấu chiêng của đồng bào dân tộc Mường trên địa bàn 3 xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình bị lắng xuống và mờ nhạt. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến nay, hoạt động diễn tấu chiêng Mường đã được khởi động trở lại và từng bước khôi phục, phát triển.

Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết: Văn hóa truyền thống của dân tộc Mường có bản sắc riêng, rất độc đáo, chứa đựng lối sống giàu chất nhân văn và đạo lý truyền thống, phản ánh quá trình lao động, sáng tạo được kế tục phát huy, phát triển, là niềm tự hào của bao thế hệ người Mường.

Những năm vừa qua, việc bảo tồn, khôi phục, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Thạch Thất đã được thực hiện tích cực, kịp thời, tạo được sự đồng thuận và nhiệt tình tham gia của đồng bào dân tộc Mường tại 3 xã miền núi. Các hủ tục đã được xóa bỏ, các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ngày càng phát triển, mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào vùng núi được nâng lên.

Huyện Thạch Thất cũng sát sao chỉ đạo UBND các xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình thực hiện tốt công tác hướng dẫn, tuyên truyền vận động cán bộ, nhân dân trên địa bàn tích cực tham gia vào công tác bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào dân tộc Mường. Nhận thức, tinh thần đoàn kết, tính tự tôn dân tộc trong nhân dân được nâng cao, các già làng, trưởng bản và những người có uy tín trong cộng đồng dân cư tích cực tham gia hoạt động bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mường, đẩy mạnh việc trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng…

Chủ tịch UBND xã Yên Bình Nguyễn Văn Tùng cho biết, xã tích cực đẩy mạnh nhiều biện pháp tuyên truyền nhằm xã hội hóa nguồn lực đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình tham gia vào hoạt động bảo tồn, khôi phục, phát huy, quảng bá các giá trị văn hóa dân tộc Mường trên địa bàn.

Theo Nghệ nhân Ưu tú Bùi Thị Bích Thìn (xã Tiến Xuân), độ tuổi của các thành viên CLB xã, đội chiêng thôn từ 18 đến hơn 60 tuổi. Mặc dù nhiều thành viên rất tích cực, sau khi đi học, đi làm sẽ thu xếp thời gian đến tập với đội chiêng, nhưng thực tế cho thấy thành viên tấu chiêng trong độ tuổi thanh niên chỉ chiếm 30%. Do đó, việc truyền dạy tấu chiêng Mường cho thế hệ trẻ là rất quan trọng.

Với tình yêu văn hóa dân tộc Mường sâu sắc, hằng năm, nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn đứng ra truyền dạy nghệ thuật tấu chiêng Mường cho hàng chục nhóm, đội chiêng của các thôn trong xã của huyện và cả các xã Vân Hòa, Yên Bài – huyện Ba Vì. Ngoài ra, đối với đồng bào dân tộc Mường, ngoài di sản văn hóa phi vật thể chiêng thì còn có các điệu hát ca, hát ví, đặc biệt là cách nói lối “thường đang bộ mẹng” rất độc đáo.

Cũng theo nghệ nhân Bích Thìn, những làn điệu này gắn chặt với các bài tấu chiêng Mường và với hoạt động văn hóa đời thường của người dân tộc Mường, bởi “có hát ví có chiêng, có chiêng có hát ví”. Tuy nhiên, các làn điệu này đang có nguy cơ mai một, thất truyền, rất cần được ưu tiên bảo vệ. Có như vậy thì giá trị văn hóa dân tộc Mường sẽ ngày càng được phát huy, giúp đời sống tinh thần của người dân vùng núi ngày càng được nâng cao.

Nguồn

Cùng chủ đề

Công tác cán bộ nữ – những bài học quan trọng

Bài cuối: Bài học nâng cao ý thức về bình đẳng giới Phát huy lợi thế quyền lực mềm     Ở Tuyên Quang, nhiều nữ lãnh đạo ở cơ sở đã dùng những kỹ năng mềm dẻo vốn có của mình, không ngại khó khăn để hòa nhập vào đời sống của Nhân dân, chia sẻ, thấu hiểu, cảm hóa, vận động Nhân dân thực hiện theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Một trong những phụ nữ...

Tuyên Quang quyết liệt triển khai các dự án thuộc Chương trình MTQG 1719

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang, năm 2024, tỉnh Tuyên Quang được giao tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG 1719 là 780.225 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư: 517.841 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 262.384 triệu đồng. Cụ thể, huyện Lâm Bình: 101.971 triệu đồng; huyện Na Hang: 125.160 triệu đồng; huyện Chiêm Hóa: 119.893 triệu đồng; huyện Hàm Yên: 82.821 triệu đồng; huyện Yên Sơn: 107.542 triệu đồng; huyện Sơn Dương:...

Kích cầu tiêu dùng trên thương mại điện tử

Cơ hội từ mua sắm trực tuyến Với sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki, và các sàn TMĐT nhỏ hơn ở trong nước, người tiêu dùng tại Tuyên Quang có thể tiếp cận được hàng ngàn sản phẩm từ mọi nơi chỉ bằng vài cú click chuột. Điều này không chỉ đem lại sự tiện lợi cho người mua, mà còn mở rộng cơ hội bán hàng cho doanh nghiệp địa phương,...

Tổng kết và trao giải thưởng Cuộc thi “Ảnh Du lịch Tuyên Quang” năm 2024

Các đại biểu dự lễ tổng kết, trao giải. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã phát động, nhận tác phẩm dự thi từ ngày 24-5 đến hết ngày 25-8-2024 tại địa chỉ: http://anhdulichtuyenquang2024.com. Cuộc thi có quy mô cấp tỉnh, phát động rộng rãi tới tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước; người nước ngoài đang công tác, sinh sống, làm việc tại Việt Nam không giới hạn độ tuổi. Mỗi tác giả được tham gia tối...

Cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang ‘lụt’ tiến độ, Bộ Giao thông nói gì?

TPO – Trước nguy cơ dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang đoạn qua tỉnh Tuyên Quang không kịp về đích theo kế hoạch, Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Tuyên Quang thực hiện nhiều biện pháp tăng tốc. Văn bản Bộ Giao thông vận tải (GTVT) gửi UBND tỉnh Tuyên Quang ngay sau khi Cục Đường cao tốc Việt Nam đánh giá tiến độ thi công cao tốc Tuyên Quang...

Cùng tác giả

Hơn 20.000 bộ quần áo mới đến với phụ nữ và trẻ em khó khăn dịp Tết Ất Tỵ 2025

Ngày 30-11, Ban Công tác phía Nam Hội LHPN Việt Nam tổ chức Lễ tiếp nhận quà chương trình “Tết yêu thương – Xuân Ất Tỵ” năm 2025. Đại diện Hội LHPN các địa phương tiếp nhận bảng tượng trưng quần áo mới từ đại diện Tổng công ty Cổ phần May Nhà Bè Chương trình năm nay hướng đến hỗ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại 7 tỉnh Thanh Hóa, Bắc Kạn, Lai Châu, Tuyên...

Tạo dựng thương hiệu du lịch vùng Đông Bắc

Sở hữu ba công viên địa chất toàn cầu UNESCO: Công viên địa chất Non nước Cao Bằng, Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), Công viên địa chất Lạng Sơn cùng Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và các địa danh văn hóa lịch sử như: Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào, khu di tích quốc gia...

Đại biểu Nguyễn Việt Hà góp ý Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Đại biểu Nguyễn Việt Hà góp ý kiến vào dự thảo Luật. Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Việt Hà, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Luật tại doanh nghiệp theo Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội. Góp ý một số nội dung cụ thể, đại biểu cho rằng, dự...

Toạ đàm thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang của dân tộc Mông

Các đồng chí: Nguyễn Hưng Vượng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Tăng Thị Dương, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì toạ đàm. Tham dự toạ đàm có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; các đại biểu tiêu biểu đại diện dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Hưng Vượng, Uỷ...

Thẩm tra báo cáo các cơ quan tư pháp trình tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh

Các đại biểu tại phiên họp thẩm tra. Ban Pháp chế HĐND tỉnh tổ chức phiên họp thẩm tra các báo cáo: Kết quả thực hiện công tác Toà án nhân dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025 ; công tác của ngành Kiểm sát Tuyên Quang năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025; công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính năm 2024; phương hướng, nhiệm...

Cùng chuyên mục

Tuyên Quang có 5 tác phẩm lọt vào vòng chung kết Lễ hội đèn lồng quốc tế năm 2025

Mô hình “Ánh dương phương Đông - Long Quân trở về” của đội Sắc màu Thành Tuyên được lọt vào vòng chung kết. Cuộc thi thiết kế đèn lồng quốc tế Ocean năm 2025 có chủ đề "Ánh sáng phương Đông”. Sau thời gian phát động, Ban tổ chức đã nhận được sự hưởng ứng từ hàng chục đội thi đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam. Vượt qua các đội thi đến từ 5 quốc gia ở...

Tổng kết và trao giải thưởng Cuộc thi “Ảnh Du lịch Tuyên Quang” năm 2024

Các đại biểu dự lễ tổng kết, trao giải. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã phát động, nhận tác phẩm dự thi từ ngày 24-5 đến hết ngày 25-8-2024 tại địa chỉ: http://anhdulichtuyenquang2024.com. Cuộc thi có quy mô cấp tỉnh, phát động rộng rãi tới tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước; người nước ngoài đang công tác, sinh sống, làm việc tại Việt Nam không giới hạn độ tuổi. Mỗi tác giả được tham gia tối...

Tác giả Đinh Hải Ngọc giành giải khuyến khích Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương”

Tác phẩm ảnh bộ “Mô hình con nuôi biên phòng chắp cách ước mơ cho học sinh nghèo vùng cao” của tác giả Đinh Hải Ngọc giành giải khuyến khích. Cuộc thi được tổ chức 2 năm một lần với mục đích quảng bá vẻ đẹp tự nhiên nên thơ, hùng vĩ cũng như những nét văn hóa độc đáo của đồng bào vùng biên; khắc họa cuộc sống, lao động, sinh hoạt, rèn luyện chiến đấu của quân và dân...

Tuyên Quang: Biểu dương, tôn vinh các nhà tài trợ, các tấm gương, mô hình hoạt động nhân đạo tiêu biểu năm 2024

Sáng 22/11, tại Trung tâm Hội nghị Royal Plaza Center, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các nhà tài trợ và các tấm gương, mô hình hoạt động nhân đạo tiêu biểu năm 2024; Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2024). Các đại biểu trao đổi tại hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư...

Quan tâm, thực hiện tốt chính sách đối với nhà giáo

Nghề giáo là nhắc đến nghề được tôn trọng nhất trong mọi ngành nghề, “cao quý bậc nhất trong các nghề cao quý”. Đi kèm với nghề là bao nỗi vất vả, thăng trầm và gian truân, nhất là những thầy cô giáo đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo... Chính vì thế, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách đối với nhà giáo. Qua đó...

Tập trung khai thác, phát huy giá trị Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào là điểm đến hấp dẫn du khách

Chiều 19/11, đồng chí Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp cho ý kiến về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp liên quan trong thực hiện các nhiệm vụ tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào. Cùng dự có lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị liên quan; UBND huyện Sơn Dương; Công ty Cổ...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Việt Phương thăm, chúc mừng Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Văn Hiếu

Sáng 19-11, đồng chí Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến thăm, chúc mừng Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Văn Hiếu đã nghỉ chế độ tại tổ 4, phường Tân Hà (TP Tuyên Quang) nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Việt Phương tặng hoa chúc mừng Nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Hiếu nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày...

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn chúc mừng các nhà giáo tiêu biểu

Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng 19-11, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã thăm, chúc mừng Nhà giáo ưu tú Ngô Thục Lâm, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và Nhà giáo Phạm Kiêm Toàn, nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Tuyên Quang. Cùng đi có lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Văn phòng UBND tỉnh. Chủ tịch...

Khánh thành Trường THPT Chuyên Tuyên Quang tại địa điểm mới

Sáng 18-11, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ khánh thành Dự án Xây dựng Trường THPT Chuyên Tuyên Quang và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982-20-11-2024). Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các đại biểu dự buổi lễ. Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nông Thị Bích Huệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên...

Trường Đại học Tân Trào khai giảng năm học mới

Sáng 18-11, Trường Đại học Tân Trào long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024-2025; kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024); công bố quyết định và trao chứng nhận kiểm định cơ sở giáo dục; vinh danh tiến sỹ trường Đại học Tân Trào lần thứ VII. Dự lễ khai giảng có đồng chí Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Đồng chí Phó...

Tin nổi bật

Tin mới nhất