Powered by Techcity

Sửa luật để khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế

Nhiều nhóm chính sách đã được đề xuất sửa đổi nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho việc chuẩn bị, thẩm định và triển khai thực hiện, giải ngân… các dự án sử dụng vốn đầu tư công.

Thi công cao tốc Hà Giang – Tuyên Quang.  Ảnh: Minh Anh

Gỡ khó từ “gốc” bằng sửa luật

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang khẩn trương, nhanh chóng, tập trung hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng hai dự án luật mà Chính phủ giao, là Luật Đầu tư công (sửa đổi) và Một luật sửa 4 luật. Trong hai dự luật này, Luật Đầu tư công đang được quan tâm hàng đầu.

“Chúng tôi đã có những đề xuất đầu tiên về việc sửa đổi Luật Đầu tư công. Trong đó, 3 nội dung quan trọng mà chúng tôi đang muốn xin ý kiến các cơ quan liên quan là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm người đứng đầu; nâng quy mô dự án quan trọng quốc gia và dự kiến thiết kế một chương riêng cho ODA”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nói.

Thực tế, kể từ sau khi Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 13/6/2019 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020, cùng với sự nỗ lực điều hành của Chính phủ và các địa phương, giải ngân vốn đầu tư công đã được cải thiện đáng kể, chất lượng đầu tư công được nâng lên một bậc.

Tuy vậy, quá trình thực hiện Luật Đầu tư công năm 2019 thời gian qua đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc, làm ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện, giải ngân các dự án sử dụng vốn đầu tư công.

Chẳng hạn, việc phân cấp, phân quyền chưa triệt để, một số trình tự, thủ tục còn phải trình, báo cáo qua nhiều cấp, gây mất thời gian và ảnh hưởng đến tiến độ triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn; một số nội dung còn chồng chéo, chưa được quy định cụ thể hoặc còn có nhiều cách hiểu đối với cùng một nội dung, gây lúng túng cho các bộ, cơ quan và địa phương trong triển khai…

“Quá trình giám sát việc triển khai, giải ngân các dự án đầu tư công mới thấy, không phải cái gì cũng đổ cho Luật Đầu tư công. Vướng mắc lớn nhất hiện nay là ở khâu đền bù, giải phóng mặt bằng, rồi chuyện thẩm quyền điều chỉnh, đấu thầu thực hiện dự án… Gần đây, nổi lên câu chuyện công tác chuẩn bị dự án. Một dự án mà chỉ chuẩn bị trong thời gian ngắn thì không thể tốt được, phải chuẩn bị kỹ thì tiến độ triển khai mới nhanh”, ông Nguyễn Hữu Toàn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội nói.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã nhiều lần đặt câu hỏi rằng, tại sao cùng một mặt bằng thể chế, chính sách, có nơi giải ngân tốt, có nơi lại không. Và câu trả lời là do “khâu thực thi”.

Tuy vậy, sửa Luật Đầu tư công là vô cùng cần thiết và quan trọng để hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư công, nhằm tối ưu hóa, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Việc này càng quan trọng hơn nữa khi bối cảnh hiện nay, đầu tư công càng ngày càng đóng vai trò quan trọng, là một trong các động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế, giúp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo việc làm cho người dân và doanh nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội và về lâu dài, góp phần tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội phục vụ phát triển…

Khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế

Có một câu chuyện đã nhiều lần được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, đó là vấn đề của đầu tư công chính là “đầu tiên”, chứ không phải là “tiền đâu”. Theo Bộ trưởng, để tăng tính khả thi, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư công thì phải chuẩn bị dự án từ sớm, từ xa, chuẩn bị dự án thật tốt…

Chúng ta cần thay đổi tư duy, thay đổi tầm nhìn, thay đổi phương thức quản lý, quản trị quốc gia. Phải đặt lợi ích phát triển đất nước lên trên hết, trước hết. Làm thế nào phát triển đất nước, giải phóng, huy động, sử dụng các nguồn lực hiệu quả. Tranh thủ các cơ hội, dù là nhỏ nhất để phát triển đất nước.

– Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Có lẽ chính vì vậy, trong các nhóm chính sách được đề xuất sửa đổi trong Luật Đầu công, việc đơn giản hóa, cắt giảm trình tự, thủ tục và nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư dự án được nhấn mạnh. Cùng với đó, còn là các nhóm chính sách nhằm thể chể hóa, cụ thể hóa các chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương; cũng như nhằm luật hóa các chính sách thí điểm đặc thù được Quốc hội cho phép áp dụng thời gian qua…

Chẳng hạn, cho phép tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, đơn giản hóa quy trình, thủ tục lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm… Các dự án ODA cũng được đề xuất cắt giảm trình tự, thủ tục đề xuất, phê duyệt…

Theo ông Nguyễn Đức Tâm, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), việc rút ngắn thời gian, quy trình làm thủ tục đầu tư sẽ góp phần quan trọng đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư công.

Khi các dự án đầu tư công nhanh chóng được triển khai, sẽ góp phần quan trọng khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng. Đây cũng chính là một trong những lý do để bên cạnh việc sửa đổi Luật Đầu tư công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư – sau khi nhận chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ – đã nhanh chóng bắt tay vào việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu (Một luật sửa 4 luật).

Những ngày gần đây, công tác hoàn thiện sồ sơ đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung đặc biệt để đẩy mạnh một cách nhanh chóng, khẩn trương, với sự tham gia của các cơ quan liên quan. Bộ đã thành lập các ban soạn thảo, nhanh chóng rà soát, xác định các nhóm nội dung cần sửa đổi tại các luật, đặc biệt là những vấn đề có nhiều vướng mắc mang tính cấp bách cần xử lý để tháo gỡ các điểm nghẽn, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh hiện nay.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, vào chiều 20/8, ngay sau chuyến công tác tại Trung Quốc, đã tới làm việc với các thành viên Ban Soạn thảo được phân công hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng 2 dự án luật. Theo Bộ trưởng, một trong những vấn đề trọng tâm trong việc sửa các dự án luật hiện nay là giúp khơi thông các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế.

“Hiện nay, chúng ta có nhiều ách tắc, điểm nghẽn, đặc biệt là về thể chế, tư duy quản trị xã hội, đâu đó vẫn chưa theo kịp sự phát triển. Do đó, chúng ta buộc phải thay đổi, đáp ứng yêu cầu phát triển”, Bộ trưởng nói và nhấn mạnh rằng, làm luật lần này phải coi như một cuộc cách mạng thật sự, đổi mới và cải cách về thể chế.

Nguồn: https://baodautu.vn/sua-luat-de-khoi-thong-nguon-luc-cho-nen-kinh-te-d223037.html

Cùng chủ đề

Tăng cường đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư...

Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh còn rất nhiều khối lượng phải thực hiện để hoàn thành trong năm 2025 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, đến nay nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của tỉnh mới đạt 43,3%, không đáp ứng yêu cầu đã đặt ra. Đặc biệt là số vốn năm 2023 được phép kéo dài thời gian thực...

Quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Nhà thầu huy động máy móc, thiết bị khẩn trương thi công tuyến đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn qua xã Tứ Quận (Yên Sơn). Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo người đứng đầu các các Sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, các chủ đầu tư xây dựng công trình, theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, chủ động rà soát, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và phối hợp chặt...

Giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng mới đạt 47,29%, áp lực lớn trong quý cuối năm

Giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng mới đạt 47,29%, áp lực lớn trong quý cuối nămƯớc thanh toán đến ngày 30/9, giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 47,29%. Đáng chú ý, vẫn có 31 bộ, cơ quan trung ương và 23 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn tỷ lệ này. Số liệu từ Bộ Tài chính, tính đến ngày 30/9/2024, các bộ, cơ quan và địa phương đã phân bổ chi tiết 664.900...

Giải ngân vốn đầu tư công cả nước đạt trên 47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Bộ Tài chính cho biết, dự kiến hết quý III, giải ngân vốn đầu tư công cả nước được gần 320.567 tỷ đồng, đạt 42,96% kế hoạch, đạt 47,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Bộ Tài chính cho biết, dự kiến hết quý III, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của cả nước được gần 320.567...

Chiêm Hóa đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Nước rút trên các công trình, dự án Năm 2024, tổng kế hoạch vốn đầu tư công và vốn sự nghiệp các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Chiêm Hóa là trên 398 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư công là trên 263 tỷ đồng và vốn sự nghiệp các chương trình mục tiêu quốc gia là trên 135 tỷ đồng. Để kịp thời giải ngân các nguồn vốn theo đúng tiến độ, huyện Chiêm...

Cùng tác giả

Chủ động triển khai đồng bộ có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản

Các địa phương, chủ cơ sở chăn nuôi cần chủ động tổ chức, thực hiện có hiệu quả các biện pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ sản nhằm ngăn chặn, khống chế không để dịch bệnh phát sinh, lây lan trên địa bàn, góp phần đảm bảo sản xuất chăn nuôi phát triển ổn...

Kết nối cung – cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị. Hội nghị nhằm đẩy mạnh các hoạt động tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh Tuyên Quang trên kênh phân phối truyền thống, xuất khẩu cũng như thúc đẩy thương mại điện tử. Sở Công Thương tổ chức hội nghị kết nối cung...

Biểu dương, tôn vinh các nhà tài trợ, mô hình, tấm gương hoạt động nhân đạo tiêu biểu năm 2024

Đại biểu trao đổi tại hội nghị. Ảnh: Quốc Việt Dự hội nghị có các đồng chí: Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang, nguyên Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Bùi Thị Hòa, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Phó Trưởng ban Thường...

Tăng cường đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư...

Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh còn rất nhiều khối lượng phải thực hiện để hoàn thành trong năm 2025 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, đến nay nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của tỉnh mới đạt 43,3%, không đáp ứng yêu cầu đã đặt ra. Đặc biệt là số vốn năm 2023 được phép kéo dài thời gian thực...

Đảng ủy Quân sự thành phố Tuyên Quang ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và công tác...

Dự và chỉ đạo hội nghị có Đại tá Đặng Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Đồng chí Tạ Đức Tuyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Tuyên Quang, Bí thư Đảng ủy Quân sự thành phố chủ trì hội nghị. Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự thành phố Tạ Đức Tuyên chủ trì Hội nghị. Năm 2024, Đảng ủy Quân sự...

Cùng chuyên mục

Biểu dương, tôn vinh các nhà tài trợ, mô hình, tấm gương hoạt động nhân đạo tiêu biểu năm 2024

Đại biểu trao đổi tại hội nghị. Ảnh: Quốc Việt Dự hội nghị có các đồng chí: Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang, nguyên Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Bùi Thị Hòa, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Phó Trưởng ban Thường...

Đảng ủy Quân sự thành phố Tuyên Quang ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và công tác...

Dự và chỉ đạo hội nghị có Đại tá Đặng Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Đồng chí Tạ Đức Tuyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Tuyên Quang, Bí thư Đảng ủy Quân sự thành phố chủ trì hội nghị. Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự thành phố Tạ Đức Tuyên chủ trì Hội nghị. Năm 2024, Đảng ủy Quân sự...

Cân nhắc kỹ việc mở rộng thuế tiêu thụ đặc biệt với một số mặt hàng

Đồng chí Ma Thị Thúy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì thảo luận tại Tổ thảo luận số 4 gồm đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận và Tuyên Quang. Các vị đại biểu Quốc hội trong tổ thảo luận nhất trí cao với sự cần thiết sửa đổi 2 dự án Luật và góp ý vào một số nội...

Tập trung cao độ, quyết liệt các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch năm 2024

Ngày 21/11, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 11/2024. Thành phần họp có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; thành viên UBND tỉnh. Dự họp có lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các Ban của HĐND tỉnh; lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị liên quan; Chủ tịch UBND huyện, thành...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung tiếp xúc cử tri tại huyện Hàm Yên

Sáng 21-11, đồng chí Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri xã Bằng Cốc, huyện Hàm Yên trước kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026. Tham gia tiếp xúc cử tri có các đại biểu HĐND tỉnh, HĐND huyện Hàm Yên, HĐND xã Bằng Cốc; lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh. Cử tri đã nghe đại biểu HĐND...

ĐBQH Ma Thị Thúy: Cần tạo đồng thuận cao trong nhân dân với dự án đường sắt tốc độ cao

Chiều 20-11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, đại biểu Ma Thị Thúy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh tham gia thảo luận tại về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đại biểu Ma Thị Thúy tham gia phát biểu ý kiến thảo luận. Đại biểu Ma Thị Thúy nhấn mạnh dự án này là niềm...

Đoàn công tác Hiệp hội Kinh tế và Văn hóa Hàn – Việt tặng 500 suất quà cho Trường Mầm non và Tiểu học...

Tiếp tục chuyến thăm và làm việc tại Tuyên Quang, sáng 20-11, Đoàn công tác Hiệp hội Kinh tế và Văn hóa Hàn - Việt (KOVECA) do bà Chang Jung-Mi, Chủ tịch KOVECA, Giám đốc điều hành, Chủ tịch Tập đoàn Dream làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho học sinh Trường Mầm non và Tiểu học Xuân Vân (Yên Sơn). Cùng đi với đoàn có lãnh đạo Sở Ngoại vụ, lãnh đạo UBND huyện Yên...

Tuyên Quang tổ chức thành công diễn tập phương án chữa cháy và CNCH quy mô cấp tỉnh năm 2024

Sáng 20 - 11, tại Công ty cổ phần Tổng Công ty May Tuyên Quang LGG, phường Đội Cấn (TP Tuyên Quang), Ban Chỉ đạo diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) tỉnh Tuyên Quang tổ chức Diễn tập phương án chữa cháy và CNCH quy mô cấp tỉnh năm 2024. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn và các đại biểu dự diễn tập. Dự và chỉ đạo diễn tập...

Tỉnh Tuyên Quang và Đảo Jeju có nhiều tiềm năng hợp tác trên các lĩnh vực

Chiều 19/11, đồng chí Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnhđã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Hiệp hội Kinh tế và Văn hóa Hàn - Việt (KOVECA) do bà Chang Jung-Mi, Chủ tịch Hiệp hội, Giám đốc Điều hành và Chủ tịch Tập đoàn Dream làm Trưởng đoàn tới thăm và làm việc tại tỉnh Tuyên Quang. Cùng dự có ông Kwon Sung-Taek, Chủ tịch Thường trực KOVECA; lãnh đạo một số...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Thị Nga thăm, chúc mừng các nhà giáo tiêu biểu

Sáng 19-11, đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang đã tới thăm, chúc mừng các nhà giáo tiêu biểu. Cùng đi có đồng chí Nông Thị Bích Huệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh; Tạ Đức Tuyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư...

Tin nổi bật

Tin mới nhất