Powered by Techcity

Sự thật cái gọi là “Việt Nam vi phạm nhân quyền”

Đánh tráo khái niệm, xuyên tạc thực tế

Cuối tháng 4 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố Báo cáo nhân quyền năm 2023, trong đó tiếp tục đưa ra những thông tin sai lệch, thiếu khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam khi cho rằng “Việt Nam vi phạm nhân quyền”, “chính quyền Việt Nam vẫn không có tiến bộ về nhân quyền”… Để minh chứng cho nhận định phiến diện đó, cũng giống những năm trước, báo cáo nhấn mạnh rằng Việt Nam đã bắt, giam giữ những người vì hoạt động chính trị hoặc nhân quyền, vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội… Họ thống kê, tính đến ngày 31-10-2023, Việt Nam đã bắt giữ 25 cá nhân và kết án 23 người đang thực hiện các quyền con người được quốc tế công nhận như quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp ôn hòa và lập hội. Điều đáng nói là những “tù nhân chính trị”, “nhà hoạt động chính trị”, “nhà bảo vệ nhân quyền” được liệt kê trong báo cáo, như Bùi Tuấn Lâm, Ngụy Thị Khanh, Lê Anh Hùng, Phan Tất Thành, Châu Văn Khảm… đều là những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, phạm các tội danh theo quy định của Bộ luật Hình sự nên bị bắt giữ, điều tra; một số đối tượng đưa ra xét xử và tuyên phạt với những bản án hoàn toàn đúng người, đúng tội.

Ở đây, khái niệm “tù nhân chính trị” đã bị đánh tráo nhằm đánh lừa dư luận, hòng bảo vệ cho những đối tượng lợi dụng dân chủ, mượn danh nhân quyền để vi phạm pháp luật, gây mất ổn định xã hội. Bởi lẽ, lâu nay, khái niệm “tù nhân chính trị” thường được dùng để chỉ những chiến sĩ cách mạng dũng cảm đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân nhưng phải chịu cảnh tù đày do bị thực dân, đế quốc bắt giam. Trong cách mạng giải phóng dân tộc, nhiều tù nhân chính trị đã trở thành biểu tượng cho tinh thần anh dũng, sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ Tổ quốc. Do đó, những đối tượng được nêu tên trong báo cáo nhân quyền nêu trên hoàn toàn không xứng đáng và không thể là “tù nhân chính trị” theo đúng nghĩa. Thực tế ở Việt Nam hiện nay không có ai là “tù nhân chính trị” như mô tả của Báo cáo nhân quyền năm 2023. Vì thế, mục đích việc đánh tráo khái niệm chính là nhằm bóp méo tình hình nhân quyền ở Việt Nam; tôn vinh, cổ xúy cho những đối tượng lợi dụng dân chủ, nhân quyền để vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, Báo cáo nhân quyền năm 2023 còn xuyên tạc thực tế khi đưa ra đánh giá “Việt Nam hạn chế nghiêm trọng tự do internet” với minh chứng là cơ quan chức năng xử lý các trang Facebook cá nhân của một vài đối tượng hoạt động chống phá Nhà nước trên mạng xã hội.

Song, điều nực cười là báo cáo trên đã phớt lờ sự thật, rằng internet ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Internet có mặt ở mọi nơi, từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, tính đến đầu năm 2023, nước ta có 77,93 triệu người dùng internet, chiếm 79,1% dân số; có 70 triệu người dùng mạng xã hội, tương đương 71% dân số. Tổng số kết nối di động đang hoạt động là 161,6 triệu (164,0% tổng dân số). Nhờ đó, sau gần 30 năm kết nối internet, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng internet cao thứ 12 trên thế giới, đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á. Trung bình người Việt Nam dành gần 7 giờ/ngày để sử dụng internet. Tỷ lệ người dùng sử dụng internet hằng ngày lên tới 94%.

Rõ ràng, internet ở Việt Nam đã “bùng nổ” mạnh mẽ, hoàn toàn không có việc “Việt Nam hạn chế nghiêm trọng tự do internet” như nội dung nêu trong Báo cáo nhân quyền năm 2023. Không thể đồng nhất việc xử lý các đối tượng lợi dụng internet, lợi dụng mạng xã hội để tán phát những thông tin sai trái, chống phá Nhà nước, xâm hại lợi ích của tổ chức, cá nhân, với cái gọi là “hạn chế nghiêm trọng tự do internet”. Bởi việc xử lý các đối tượng dùng internet vi phạm pháp luật là biện pháp đã và đang được tất cả quốc gia áp dụng nhằm lành mạnh hóa môi trường internet, bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng xã hội.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, khi trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về Báo cáo nhân quyền năm 2023 của Bộ Ngoại giao Mỹ, trong đó có một số nội dung về Việt Nam vừa được công bố hôm 22-4 vừa qua, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ: “Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 22-4-2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam”.

Không thể phủ nhận nỗ lực bảo đảm quyền con người ở Việt Nam

Thực tế, các quyền con người cơ bản đã được ghi nhận trong Hiến pháp của Việt Nam; được bảo vệ, bảo đảm bởi hệ thống văn bản pháp luật cụ thể và được triển khai hiệu quả trên thực tiễn. Theo đó, nhiều năm gần đây, Việt Nam đã có những nỗ lực rất lớn nhằm bảo đảm quyền con người, nhất là hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người theo các công ước quốc tế về quyền con người, trong đó Việt Nam là thành viên. Từ năm 2019 đến nay, Quốc hội nước ta đã thông qua 44 luật, trong đó nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân. Việt Nam cũng đã và đang rà soát để sửa đổi, bổ sung một số luật phù hợp với các cam kết quốc tế; đồng thời, rà soát, gia nhập các công ước quốc tế về quyền con người cũng như triển khai các điều ước một cách nghiêm túc. Tính đến nay, Việt Nam đã tham gia 7/9 điều ước quốc tế cơ bản về quyền con người, 25 công ước quốc tế về quyền lao động của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO); đàm phán và chính thức tham gia Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM).

Mặt khác, như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh: “Nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, phát huy tối đa yếu tố con người”. Đến nay, sau gần 40 năm đổi mới, Đảng, Nhà nước ta đã luôn luôn nhất quán chính sách “tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền, quyền và nghĩa vụ của công dân”. Mọi quyết sách đều xuất phát từ con người; mọi thành quả phát triển đều hướng vào bảo đảm tốt nhất quyền con người. Chỉ tính từ năm 2019 đến nay, GDP bình quân ở Việt Nam đã tăng 25%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,5%/năm. Mạng lưới y tế dự phòng được tổ chức rộng khắp trên toàn quốc, gắn chặt với y tế cơ sở, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đã tăng từ hơn 81% năm 2016 lên mức 93,35% vào năm 2023; 85% người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, chăm sóc và phục hồi chức năng…

Đặc biệt, năm 2023, kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng trên 5%, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 3%. Hằng năm, Việt Nam dành trung bình khoảng 3% GDP cho bảo đảm an sinh xã hội. Chỉ trong vòng hơn một thập kỷ gần đây, Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã tăng gần 50%, thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ tăng cao nhất thế giới.

Những con số khái lược nêu trên đã chứng minh rõ quyết tâm và nỗ lực bảo đảm quyền con người ở Việt Nam. Những thành tựu không thể phủ nhận đó đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Điển hình cho sự ghi nhận ấy là việc ngày 11-10-2022, Việt Nam lần thứ hai trúng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 (lần đầu là nhiệm kỳ 2014-2016). Đây là sự công nhận vị thế của Việt Nam, thể hiện sự tín nhiệm, tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với vai trò và đóng góp của Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người.

Đến đây, chúng ta hoàn toàn có thể thấy rõ cái gọi là “Việt Nam vi phạm nhân quyền”, “chính quyền Việt Nam vẫn không có tiến bộ về nhân quyền”… được đề cập trong Báo cáo nhân quyền năm 2023 của Bộ Ngoại giao Mỹ là những nhận định thiếu khách quan, không chính xác về vấn đề quyền con người ở Việt Nam.

Trung tá, TS TẠ QUANG ĐẠO, Phòng Khoa học quân sự, Trường Sĩ quan Chính trị

Nguồn

Cùng chủ đề

Xuất khẩu gỗ của cả nước dự kiến thu về 16 tỷ USD trong năm nay

Ngành công nghiệp gỗ Việt Nam đang có sự hồi phục tích cực, bước vào giai đoạn chuyển mình. Không chỉ mở rộng vị thế thương mại, doanh nghiệp gỗ còn từng bước khẳng định ở các phương diện công nghệ, sản xuất xanh và phát triển bền vững. Với mức tăng trưởng gần 21%, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 13,18 tỷ USD trong 10 tháng, ngành chế biến gỗ xuất khẩu đang kỳ...

Đại hội Hội hữu nghị Việt Nam-Thái Lan tỉnh Tuyên Quang khóa III

Các đại biểu dự Đại hội.​ Dự Đại hội có đồng chí Vũ Thị Bích Việt, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị tỉnh, lãnh đạo một số sở, ban, ngành, cơ quan của tỉnh. Hội Hữu nghị Việt Nam-Thái Lan tỉnh Tuyên Quang được thành lập năm 2013, sau 10 năm trải qua 2 nhiệm kỳ đại hội, nhiệm kỳ 2014-2019 và 2019-2024. Hiện nay Hội có...

Khai trương gian hàng trưng bày sản phẩm Thái Lan

Lào Cai: Triển khai nhiều chương trình, đề án giúp thanh niên khởi nghiệp Lào Cai chỉ đạo tăng cường quản lý hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 Phát biểu chào mừng sự kiện, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lào Cai Hoàng Quốc Khánh cho biết, trong thời gian qua, mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa các địa phương, doanh nghiệp của Việt Nam và Thái Lan đã...

(TTV) Đoàn đại biểu tỉnh Tuyên Quang dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9; Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ chí Minh, sáng ngày 24/8, Đoàn đại biểu đại diện Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tham gia đoàn có các đồng chí: Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND...

(TTV) Quốc hội tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn

Tiếp tục phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng nay (22/8), tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến...

Cùng tác giả

Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền núi phía Bắc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1687/QĐ-TTg ngày 30/12/2024 phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền...

Gặp mặt chức sắc, chức việc các tôn giáo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Dự buổi gặp mặt có đồng chí Nguyễn Hưng Vượng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và 60 đại biểu là chức sắc, chức việc của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh.   Đồng chí Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch uỷ ban MTTQ tỉnh Nguyễn Hưng Vượng chủ trì cuộc gặp mặt. Toàn tỉnh hiện có...

Đoàn ĐBQH tỉnh thăm, tặng quà gia đình tham gia hoạt động kháng chiến chống Pháp tại xã Hùng Mỹ nhân dịp chuẩn bị...

Đồng chí Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ma Thị Thúy và lãnh đạo Ngân hàng Agribank tỉnh tặng quà Tết cho ông Ma Văn Hộ, 95 tuổi, thôn Nà Mí, xã Hùng Mỹ, người tham gia hoạt động kháng chiến chống Pháp. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Việt Hà, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi nhánh tỉnh Tuyên Quang, đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang. Thăm, tặng...

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương. Ảnh: Trần Hải (Báo Nhân Dân) Các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ...

Gói bánh chưng tặng người nghèo ăn Tết

Đồng bào các dân tộc đang hoạt động tại "Làng" cùng các chiến sĩ tham gia luộc bánh chưng. (Ảnh: PH) Chương trình “Gói bánh chưng xanh cùng người nghèo ăn Tết” được tổ chức thường xuyên trong những năm qua tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Chương trình bao gồm các hoạt động dựng cây nêu ngày Tết dự kiến diễn ra tại: sân Nhà điều hành, Làng dân tộc IV, Khu các làng dân tộc từ 8 giờ...

Cùng chuyên mục

Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền núi phía Bắc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1687/QĐ-TTg ngày 30/12/2024 phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền...

Gặp mặt chức sắc, chức việc các tôn giáo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Dự buổi gặp mặt có đồng chí Nguyễn Hưng Vượng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và 60 đại biểu là chức sắc, chức việc của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh.   Đồng chí Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch uỷ ban MTTQ tỉnh Nguyễn Hưng Vượng chủ trì cuộc gặp mặt. Toàn tỉnh hiện có...

Đoàn ĐBQH tỉnh thăm, tặng quà gia đình tham gia hoạt động kháng chiến chống Pháp tại xã Hùng Mỹ nhân dịp chuẩn bị...

Đồng chí Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ma Thị Thúy và lãnh đạo Ngân hàng Agribank tỉnh tặng quà Tết cho ông Ma Văn Hộ, 95 tuổi, thôn Nà Mí, xã Hùng Mỹ, người tham gia hoạt động kháng chiến chống Pháp. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Việt Hà, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi nhánh tỉnh Tuyên Quang, đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang. Thăm, tặng...

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương. Ảnh: Trần Hải (Báo Nhân Dân) Các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ...

Đoàn ĐBQH tỉnh và Agribank Chi nhánh Tuyên Quang trao hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo và tặng quà Tết nhân ái Ất...

Đồng chí Ma Thị Thuý, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang và lãnh đạo Ngân hàng Agribank chi nhánh Tuyên Quang trao hỗ trợ làm nhà cho các gia đình hộ nghèo tại xã Tân Mỹ (Chiêm Hóa). Dự buổi lễ có đồng chí Ma Thị Thuý, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát...

Đài Phát thanh và Truyền hình Tuyên Quang triển khai nhiệm vụ năm 2025

Năm 2024, Đài Phát thanh và Truyền hình Tuyên Quang tích cực nâng cao chất lượng nội dung, hình thức thể hiện, hiệu quả, chất lượng các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, các tin, bài tuyên truyền, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đột phá, đổi mới được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ giao. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Việt Phương trao tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho...

Tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng: Khơi dậy năng lực nội sinh

Bài 1: Chưa phát huy hết giá trị truyền thống Bài cuối: Xây dựng thế hệ trẻ Tuyên Quang giàu lý tưởng cách mạng Xây dựng thế hệ trẻ giàu lý tưởng cách mạng Việc ứng dụng công nghệ số để truyền tải những giá trị truyền thống một cách sinh động, hấp dẫn với giới trẻ là việc làm cấp thiết, là cách hữu hiệu nhất để kết nối lịch sử với hiện tại trong thời đại số. Giới trẻ hiện đang là...

Giá heo hơi hôm nay 8/1/2025: Miền Nam tăng mạnh

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (8/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục ghi nhận sự tăng giá nhẹ ở tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng, đạt 69.000 đồng/kg và Nam Định đạt 68.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 8/1/2025: Biến động ở nhiều nơi (ảnh: Phúc Lộc) Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực nay đang thu mua dao động trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang...

Xã Đại Phú phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,57%

Đồng chí Mai Đức Thông, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Tuyên Quang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Lý Thu Năm 2024, Đảng bộ xã đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị đạt nhiều kết quả. Thu ngân sách trên 9,3 tỷ đồng, đạt 119% kế hoạch giao; thu nhập bình quân đầu người đạt 48 triệu đồng/người/năm; xã giữ vững các...

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trên 4,1%

Năm 2024, sản xuất nông nghiệp đối mặt với khó khăn nhất trong lịch sử, thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp, cùng với đó giá cả vật tư nông nghiệp vẫn ở mức cao, trong khi giá bán nông sản không tăng. Song, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, hiệu quả của các cấp ủy đảng, chính quyền cùng với sự đoàn kết, thống nhất, chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp, HTX, nông dân,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất