Powered by Techcity

Sẽ áp dụng định danh điện tử người bán hàng online để chống thất thu thuế

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: LINH NGUYÊN)

Tiếp tục phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, chiều 4/6, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về các vấn đề liên quan phát triển thương mại điện tử, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí…

Nhiều băn khoăn về lĩnh vực thương mại điện tử

Đặt câu hỏi cho tư lệnh ngành Công thương, đại biểu Nguyễn Minh Hoàng (đoàn TP Hồ Chí Minh) cho biết thương mại điện tử đang thúc đẩy nền kinh tế số của đất nước. Tuy nhiên, thời gian qua hoạt động thương mại điện tử bị các đối tượng lợi dụng để kinh doanh buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và lợi dụng cả thương mại điện tử để lừa đảo và chiếm đoạt tài sản.

Các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi và khó lường cả về quy mô lẫn địa bàn hoạt động, nhất là đối với các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đặc biệt, hoạt động thương mại điện tử trên mạng xã hội hiện nay rất phức tạp.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng thông tin về những giải pháp Bộ Công thương dự kiến triển khai để hạn chế và ngăn chặn hoạt động và hành vi vi phạm của nhóm đối tượng này nhằm hướng tới phát triển thương mại điện tử lành mạnh và bảo vệ được quyền lợi của người tiêu dùng.

Đồng thời, đại biểu cũng đặt vấn đề về việc triển khai thu thuế đối với lĩnh vực thương mại điện tử trên mạng xã hội sẽ được thực hiện ra sao trong thời gian tới.

Đại biểu Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội) nêu câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Công thương. (Ảnh: LINH NGUYÊN)

Có chung mối quan tâm, đại biểu Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội) chất vấn về việc bảo đảm an toàn thông tin cá nhân của người tiêu dùng, cũng như giải pháp ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm dữ liệu cá nhân và gian lận thương mại khi tiến hành thanh toán trực tuyến.

Đối với việc Bộ Công Thương hiện công khai danh sách các website bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trên cổng thông tin hoạt động thương mại điện tử, đại biểu Mai Khanh (đoàn Ninh Bình) đặt vấn đề liệu việc công khai này có vô tình tiếp tay cho hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không và Bộ đang thực hiện cơ chế nào để xác minh thông tin trước khi công khai.

Tăng cường kiểm soát về nguồn gốc xuất xứ để tránh hàng giả nhập qua môi trường điện tử

Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ghi nhận phản ánh của đại biểu về tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng thông qua thương mại điện tử thâm nhập vào thị trường, ảnh hưởng đến người tiêu dùng và cạnh tranh không lành mạnh đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Trước thực trạng này, Bộ Công Thương đã thường xuyên khuyến nghị với người sản xuất ở trong nước cần phải chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm để đủ sức cạnh tranh với hàng hóa nhập ngoại; đồng thời, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhất là trên môi trường thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, Bộ trình cấp có thẩm quyền ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 và Nghị định hướng dẫn triển khai Đề án chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử và triển khai cơ chế trực tuyến 24/7 để tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng cả nước.

“Riêng trong năm 2023, cổng này đã gỡ bỏ hơn 18 nghìn sản phẩm và chặn hơn 5.000 gian hàng vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành”, Bộ trưởng thông tin.

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: LINH NGUYÊN)

Cùng với việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc, xuất xứ để tránh hàng giả, hàng kém chất lượng, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chủ động phối hợp với các Bộ, ngành chức năng tham mưu với Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định về quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử. Theo đó, cố gắng tách bạch giữa hàng hóa thông thường với hàng hóa thương mại điện tử để tăng cường quản lý người bán nước ngoài qua kênh này.

Đồng thời, tăng cường kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ để tránh hàng giả, hàng kém chất lượng nhập qua môi trường điện tử.

“Ngoài ra, Bộ Công thương cũng tham mưu Chính phủ xem xét bãi bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng với hàng hóa nhập khẩu giá trị nhỏ để tránh tình trạng nhập khẩu qua thương mại điện tử, cạnh tranh với hàng trong nước mà không bị áp thuế như hiện nay”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói, dẫn quy định hiện hành không áp thuế giá trị gia tăng hay thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có giá trị dưới một triệu đồng.

Còn thất thu thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử

Cũng theo Bộ trưởng Công thương, thời gian vừa qua, thương mại điện tử đã giao dịch với một lượng rất lớn, với doanh số lên tới gần 21 tỷ USD. Việc nộp thuế trong lĩnh vực này của năm 2023 theo thống kê gần 100 nghìn tỷ đồng, tăng 16,1% so với năm 2022. Tuy nhiên, không thể phủ nhận còn thất thu thuế trong lĩnh vực này.

“Qua theo dõi, có 4 sàn lớn mà nước ngoài đang khai thác ở Việt Nam mỗi một tháng nhập khẩu khoảng trên dưới 1 tỷ USD hàng hóa. Điều đó đồng nghĩa sẽ có một lượng thuế bị thất thoát ở chỗ này nếu như quy định hiện hành không được điều chỉnh”, ông Nguyễn Hồng Diên nói.

Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì quản lý trong lĩnh vực thuế. Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp với ngành thuế và Bộ Tài chính chia sẻ dữ liệu của hơn 900 website và gần 300 ứng dụng, sàn giao dịch thương mại điện tử để thực hiện việc rà soát và tăng cường quản lý thuế trong thương mại điện tử.

“Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu dùng chung về thương mại điện tử, chia sẻ liên thông với các bộ, ngành liên quan để phục vụ công tác quản lý thuế và hải quan”, tư lệnh ngành Công thương nhấn mạnh.

Cùng với đó, khẩn trương hoàn thành kết nối hệ thống giữa cơ quan chức năng của Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế để trao đổi dữ liệu các website ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng và website ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trong tháng 6/2024.

Đồng thời, tăng cường phối hợp với Bộ Công an trong việc thực hiện áp dụng định danh điện tử cho người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử để tăng cường hiệu quả quản lý, chống thất thu thuế; tích cực phối hợp với Tổng cục Thuế thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân hoạt động thương mại điện tử mà không kê khai nộp thuế.

Quang cảnh phiên chất vấn chiều 4/6. (Ảnh: LINH NGUYÊN)

Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ có quy định về lĩnh vực thương mại điện tử

Liên quan chất vấn của đại biểu về an toàn dữ liệu cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, có tình trạng lộ lọt, mua bán, chiếm đoạt dữ liệu cá nhân trên môi trường mạng, tuy không phổ biến.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã nhận diện rõ vấn đề này và đã nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 và Nghị định 55 để hướng dẫn thi hành luật.

Trong đó, có bổ sung một nhiệm vụ của tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ thông tin của người tiêu dùng như: Phải xây dựng quy tắc bảo vệ thông tin, bảo đảm an toàn, an ninh của người tiêu dùng. Luật này có hiệu lực từ ngày 1/7 năm nay và hy vọng sẽ góp phần khắc phục tình trạng trên.

Thời gian tới để khắc phục thực trạng này, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành chức năng, đặc biệt là Bộ Công an trong việc xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo đảm các quy định của pháp luật toàn diện trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thương mại điện tử.

Đồng thời, đẩy mạnh truyền thông về các quy định mới của pháp luật về Nghị định hướng dẫn; yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh tuân thủ xây dựng quy tắc bảo vệ thông tin và yêu cầu các sàn giao dịch thương mại điện tử phải công khai chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng.

Cũng theo ông Nguyễn Hồng Diên, thương mại điện tử là mô hình kinh doanh hiện đại và tiện lợi nhưng do đặc thù của môi trường mạng nên để tăng cường quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã công khai danh sách các website thương mại điện tử bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Bộ đã thực hiện một quy trình tiếp nhận và công khai thông tin rất chặt chẽ theo một số yêu cầu: chỉ công khai những website có trên 5 ý kiến phản ánh kèm theo thông tin đầy đủ về người phản ánh; yêu cầu các website bị phản ánh phải giải trình, sau khi xác minh rõ nội dung phản ánh mới công khai danh sách có dấu hiệu vi phạm trên cổng. Như vậy, hạn chế tối đa việc đối thủ lợi dụng để nói xấu nhau.

“Thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp như vận hành và nâng cấp cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử, đẩy mạnh xử lý khiếu nại của người tiêu dùng trực tuyến. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm nhằm giảm thiểu tối đa các hành vi không lành mạnh trong môi trường thương mại điện tử”, Bộ trưởng Công thương nhấn mạnh.

Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ pháp luật; thông tin hướng dẫn người tiêu dùng nâng cao kỹ năng giao dịch trên môi trường thương mại điện tử; tăng cường truyền thông cho xã hội, đặc biệt là người tiêu dùng phải là người tiêu dùng thông thái để tránh được những hiện tượng lừa đảo trên thương mại điện tử.

Nguồn

Cùng chủ đề

Bế mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Các đại biểu tại điểm cầu Tuyên Quang. Tại điểm cầu Tuyên Quang, đồng chí Ma Thị Thúy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh dự và chủ trì. Tham dự phiên họp có các đồng chí Lê Thị Thanh Trà, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh; một số sở, ngành của...

Đoàn ĐBQH tỉnh tham dự phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp tại điểm cầu Tuyên Quang có đồng chí Ma Thị Thúy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh; các đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh. Phát biểu khai mạc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: Đây lần đầu tiên trong nhiệm kỳ...

1 năm thực hiện tháo gỡ các điểm nghẽn trong triển khai Đề án 06: Không được chủ quan, tự mãn, ngủ quên trong...

Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh Tuyên Quang chủ trì tại điểm cầu UBND tỉnh. Dự hội nghị có các đồng chí đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành, các thành viên Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh. Các đại biểu dự hội nghị tại...

Thông cáo báo chí số 17 Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV kết thúc sau 2,5 ngày làm việc nghiêm túc, trách nhiệm. (Ảnh: DUY LINH) Buổi sáng Nội dung 1: Quốc hội tiến hành nội dung chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội dưới sự chủ trì điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Từ 8 giờ đến 8 giờ 30 phút: Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn...

Chủ động phản ứng chính sách, triển khai quyết liệt các giải pháp bình ổn thị trường vàng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu một số nội dung liên quan đến các nhóm vấn đề chất vấn. (Ảnh: DUY LINH) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết như trên khi báo cáo Quốc hội về giải quyết những vấn đề nóng hiện nay mà đại biểu Quốc hội cử tri quan tâm, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sáng 6/6. Bảo đảm thị trường vàng phát...

Cùng tác giả

Bí thư Thành ủy Tạ Đức Tuyên dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư tổ 15, phường An...

Bí thư Thành ủy Tạ Đức Tuyên tặng hoa và quà cho đại diện Tổ dân phố 15. Khu dân cư tổ 15 có 226 hộ, 852 nhân khẩu. Có 7 dân tộc anh em cùng chung sống. Kinh tế của người dân trong tổ ổn định, mức sống khá trở lên chiếm khoảng 70%; không có hộ nghèo. Năm 2024, còn 1 hộ cận nghèo. Trong đợt mưa bão số 3 vừa qua, người dân trong tổ đã đoàn kết, tích cực tham...

Tuyên Quang: Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm 95%, nghề nghiệp chính của người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, kiến thức về khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Do vậy, việc mở các lớp đào tạo nghề cho người dân là rất cần thiết, giúp Nhân dân địa phương có thêm kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, học thêm nghề mới, để mở ra nhiều...

Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận tại TP.Hồ Chí Minh

Powered by © 2020 Báo Tuyên Quang Online - Cơ quan chủ quản: Tỉnh uỷ tỉnh Tuyên QuangGiấy phép hoạt động báo điện tử số 140/GP-BTTTT cấp ngày 17/03/2022Trụ sở tòa soạn: Đường 17/8, Phường Phan Thiết, Thành phố Tuyên QuangĐiện thoại: 0207.3822820 - 0207.3817155 / Fax: 0207.3822821 - Email: [email protected]ổng Biên tập: Mai Đức Thông; Phó Tổng Biên tập: Ngô Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Hoài Yên Nguồn: https://baotuyenquang.com.vn/hoi-nghi-ket-noi-xuc-tien-dau-tu-thuong-mai-va-du-lich-tinh-ninh-thuan-tai-tpho-chi-minh-201516.html

Đoàn ĐBQH tỉnh tham gia thảo luận vào Dự thảo Luật Nhà giáo, Luật Việc làm (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 9/11 Quốc hội thảo luận tại tổ về Luật Nhà giáo, Luật Việc làm (sửa đổi). Đại biểu Lò Thị Việt Hà phát biểu thảo luận. Tham gia thảo luận, đồng chí Lò Thị Việt Hà, Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội, đại biểu Quốc hội tỉnh nhất trí về sự cần thiết sửa đổi Luật Việc làm, cơ sở chính trị, cở sở pháp lý, cở sở...

Bí thư Tỉnh ủy Hà Thị Nga: Cần phân tích kỹ lưỡng, đánh giá sát tình hình để hoàn chỉnh kế hoạch phát triển...

Các đại biểu dự họp. Dự họp có các đồng chí: Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và lãnh đạo các huyện, thành phố. Bí thư Tỉnh ủy Hà Thị Nga chủ trì cuộc họp. Cuộc họp Thường trực Tỉnh...

Cùng chuyên mục

Ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Tuyên...

Tới dự có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh; UBND huyện Lâm Bình, Sơn Dương; các doanh nghiệp, Hợp tác xã tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Đại biểu tham quan trưng bày các sản phẩm OCOP tiêu biểu tỉnh Tuyên Quang xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Tại Hội nghị, các đại biểu đã được giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Tuyên Quang, các cơ hội đầu tư và các chính sách khuyến khích, ưu đãi...

Khai mạc Tuần hàng thương mại, nông sản, du lịch, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu...

Đồng chí Nguyễn Thế Giang, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí đại biểu dự lễ khai mạc. Đến dự có đồng chí Nguyễn Thế Giang, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành; UBND huyện Sơn Dương; Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh. Đại biểu cắt băng khai mạc chương trình. Tuần hàng có quy mô trên 100 gian hàng của 50 doanh nghiệp, hợp tác xã có...

Hàm Yên làm việc với Tổng Công ty Giấy Việt Nam tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng trên đất lâm nghiệp

Huyện Hàm Yên làm việc với Tổng Công ty Giấy Việt Nam. Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang qua địa phận huyện Hàm Yên dài trên 47 km. Hiện toàn huyện Hàm Yên có 253 lượt hộ và 4 lượt tổ chức, 462 thửa, tổng diện tích 70,9 ha liên quan đến đất của các công ty lâm nghiệp trong công tác GPMB phục vụ thi công cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1)....

Cần nhanh chóng thanh toán dứt điểm tiền ớt cho các HTX

Ông Lê Thiện Quang Phó Chủ tịch UBND huyện Chiêm Hóa Lựa chọn các hợp đồng chất lượng, bền vững Qua sự việc người dân hợp đồng trồng ớt với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản T9 trên địa bàn, UBND huyện Chiêm Hóa sẽ tích cực phối hợp với ngành Nông nghiệp trong việc tìm kiếm các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) “đủ tâm và đủ tầm” thực hiện các hợp đồng chất lượng, bền vững trong việc...

Tập đoàn T&T và Ngân hàng SHB hỗ trợ Tuyên Quang 2 tỷ đồng khắc phục hậu quả cơn bão số 3

 Ngân hàng SHB trao 2 tỷ đồng hỗ trợ tỉnh Tuyên Quang khắc phục hậu quả cơn bão số 3 gây ra. Tại chương trình, Tập đoàn T&T và Ngân hàng SHB cùng các công ty thành viên đã trao 2 tỷ đồng qua Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tuyên Quang để chung tay cùng cấp uỷ, chính quyền địa phương giúp đỡ người dân khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Thay mặt Thường trực Uỷ ban...

Thị trường Halal: Cánh cửa mới cho nông sản

Cơ hội khai mở thị trường Halal giàu tiềm năng Theo số liệu công bố tại hội nghị Halal toàn quốc “Phát huy nội lực, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để xây dựng ngành Halal Việt Nam phát triển bền vững năm 2024”, thị trường Halal toàn cầu có quy mô, tiềm năng lớn và đa dạng về lĩnh vực. Số lượng tín đồ Hồi giáo năm 2024 đạt khoảng 2,02 tỷ người, chiếm gần 25% dân số thế giới và...

Chậm giải ngân vốn đầu tư công: Biện pháp tháo gỡ

Giải quyết các điểm “nghẽn”  Tổng kế hoạch vốn đầu tư công do tỉnh quản lý hơn 6,1 nghìn tỷ đồng. Trong đó vốn giao năm 2024 hơn 5,8 nghìn tỷ đồng, còn lại là vốn từ năm trước chuyển tiếp sang năm nay. Nguồn vốn này được tỉnh và các địa phương bố trí để xây dựng các công trình chuyển tiếp và khởi công mới thuộc lĩnh vực: giao thông, thủy lợi, y tế, môi trường… và thực...

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Ngày 28-10-2024, UBND huyện Chiêm Hóa có báo cáo nhanh về vụ việc cháy rừng tại thôn Bản Man, xã Bình Phú. Hiện nay thời tiết đã chuyển mùa khô hanh, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, để chủ động công tác phòng, chống cháy rừng từ sớm, từ xa nhằm giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo và giao trách nhiệm như sau: Nhân dân xã Bình Phú...

53 xã nguy cơ cháy rừng ở cấp nguy hiểm

Chi cục Kiểm lâm tỉnh vừa có văn bản cảnh báo 53 xã có nguy cơ cháy rừng ở cấp IV (cấp nguy hiểm). Trong đó, nhiều nhất là huyện Chiêm Hoá 13 xã, Yên Sơn có 11 xã, Sơn Dương 9 xã, Hàm Yên 7 xã, Lâm Bình 6 xã, Na Hang 4 xã, thành phố Tuyên Quang 3 xã. Hàm Yên diễn tập phòng, chống cháy rừng năm 2024. Thời tiết khô hanh trong nhiều ngày, nguy...

Tăng cường tuyên truyền an toàn điện trong dân

Công ty Điện lực Tuyên Quang hiện đang quản lý vận hành 290,39 km đường dây 110kV cấp điện tới 7 trạm biến áp/13 máy biến áp 110kV với tổng công suất đặt 476 MVA. Trong đó có 1.607 TBA/1.612 MBA phân phối với công suất đặt 314.901 kVA, đảm bảo cung cấp điện cho trên 280.000 khách hàng. Công nhân Điện lực Sơn Dương kiểm tra an toàn hệ thống lưới điện. Xác định công tác tuyên truyền an toàn điện...

Tin nổi bật

Tin mới nhất