Powered by Techcity

Phê phán luận điệu xuyên tạc quan điểm của V.I.Lênin “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự vệ”

Tỉnh táo trước âm mưu xuyên tạc không cần bảo vệ Tổ quốc XHCN

Ngay từ năm 1916, đêm trước của cuộc cách mạng vô sản ở nước Nga, Lênin chỉ rõ: “Không cầm vũ khí bảo vệ nước cộng hòa XHCN, thì chúng ta không thể tồn tại được. Giai cấp thống trị không bao giờ nhường chính quyền cho giai cấp bị trị. Nhưng giai cấp bị trị phải chứng minh trên thực tế rằng họ không những có khả năng lật đổ bọn bóc lột, mà còn có khả năng tự tổ chức, huy động hết thảy để tự bảo vệ lấy mình”; và: “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự vệ”. Bởi tự vệ là để bảo vệ chính quyền và bảo vệ các thành quả cách mạng đã giành được là một tất yếu khách quan, mang tính chính nghĩa, đó là một trong những vấn đề có tính quy luật của cách mạng vô sản. Lenin còn cho rằng, “không phải cách mạng có thể biết ngay được cách tự vệ”, vì “cách tự vệ là một khoa học và nghệ thuật của cách mạng, cách mạng chỉ có thể đi tới thành công đến nơi đến chốn khi biết cách tự vệ đúng”.

Sau khi tư tưởng “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự vệ” của Lênin ra đời đã bị các thế lực thù địch, phản động chống phá quyết liệt. Chúng phủ nhận việc bảo vệ thành quả cách mạng của giai cấp vô sản khi tiến hành cách mạng thành công. Theo chúng, cách mạng vô sản giành thắng lợi xong không cần lập nên chính quyền nhà nước vì đã thành công rồi. Để đập tan luận điệu này, ngay sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, Lenin chỉ rõ: “Kể từ ngày 25-10-1917, chúng ta là những người chủ trương bảo vệ tổ quốc. Chúng ta tán thành “bảo vệ tổ quốc”, nhưng cuộc chiến tranh giữ nước mà chúng ta đang đi tới, là một cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc XHCN, bảo vệ chủ nghĩa xã hội với tính cách là tổ quốc”. 

Thời gian qua, lợi dụng hệ thống XHCN thoái trào và sự biến động mau lẹ, khó lường của tình hình thế giới, các thế lực thù địch, phản động càng ra sức chống phá các nước XHCN còn lại, trong đó có Việt Nam. Chúng cho rằng hiện nay không cần phải bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN vì không còn kẻ thù xâm lược và nếu có bảo vệ thì chỉ bảo vệ Tổ quốc chứ không bảo vệ chế độ XHCN. Đây là luận điệu hết sức thâm độc, dễ gây sự ngộ nhận trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN của công dân Việt Nam hiện nay.

Cả về phương diện lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, mọi cuộc cách mạng nổ ra đều gắn với một giai cấp đứng ở vị trí trung tâm của thời đại và bao giờ vấn đề giành chính quyền cũng đều là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng gắn với một quốc gia, dân tộc cụ thể. Như vậy, không bao giờ có Tổ quốc tách rời với một chế độ xã hội, mà bao giờ cũng gắn chặt với một chế độ xã hội nhất định như chế độ xã hội chiếm hữu nô lệ, chế độ xã hội phong kiến, chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa, chế độ XHCN.

Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc ở mỗi thời kỳ lịch sử đều gắn liền với chế độ ở giai đoạn lịch sử, quốc gia, dân tộc đó. Đáng tiếc là, ngoài sự chống phá của các thế lực phản động, thù địch, một số người trong nước vẫn ngộ nhận, chủ quan, không thấy hết các nguy cơ của đất nước và chế độ, không nhận thức được sự thống nhất giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nước ta nên có biểu hiện coi nhẹ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN; không nhận thức đầy đủ mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Thậm chí một số người Việt Nam tuy mang trong mình dòng máu Lạc Hồng và đang được hưởng thành quả cách mạng nhưng quay lưng lại với dân tộc, ra sức công kích, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, rắp tâm phá hoại thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước, cuộc sống thanh bình của nhân dân. 

Ảnh minh họa: Internet 

Tăng cường sức mạnh tổng hợp, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN

Việc trung thành, vận dụng sáng tạo tư tưởng của Lênin “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự vệ” có ý nghĩa rất quan trọng trong thời đại ngày nay. Vì vậy, chúng ta cần quán triệt, thực hiện hiệu quả Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa XIII.

Thấm nhuần tư tưởng nêu trên của Lênin và kế thừa truyền thống, quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc ta, ngay sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố trước thế giới dứt khoát rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Kể từ đó, xuyên suốt cuộc trường chinh 30 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, nhân dân ta đã tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước, thu non sông về một mối, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Thực tiễn cho thấy, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ 20 đã chứng minh rằng việc giành chính quyền đã khó nhưng giữ gìn, sử dụng chính quyền để xây dựng và bảo vệ chế độ XHCN còn khó hơn nhiều. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của sự sụp đổ đó là do sai lầm của các đảng cộng sản trong quá trình cải tổ, cải cách, sự mất cảnh giác và tự làm suy yếu, mất sức đề kháng từ bên trong của các đảng cộng sản và lực lượng cách mạng trước âm mưu, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt của các thế lực thù địch.

Đúng như Lênin đã từng cảnh báo: “Không ai có thể tiêu diệt được chúng ta ngoài những sai lầm của bản thân chúng ta nếu chúng ta không mắc sai lầm, tự đánh đổ mình”. Như vậy, bài học thành công và thất bại về công cuộc bảo vệ Tổ quốc XHCN từ sau Cách mạng Tháng Mười ở các nước XHCN không chỉ khẳng định tư tưởng của Lenin “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự vệ” mà còn là cơ sở để xác định ý chí, quyết tâm trong nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi chúng ta trong đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch hiện nay.

Giải pháp quan trọng hàng đầu là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về sự cần thiết phải bảo vệ Tổ quốc gắn liền với bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đó là cơ sở để củng cố lập trường chính trị giai cấp, niềm tin và sự kiên định vào mục tiêu, lý tưởng của Đảng vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước. 

Bên cạnh đó, cần chú trọng giáo dục thống nhất nhận thức về đối tượng, đối tác và mục tiêu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Sự phân định đối tác, đối tượng là rất cần thiết, tuy nhiên cần phải mềm dẻo, uyển chuyển trong nhận thức. Trong thực tế, ranh giới giữa đối tác và đối tượng đôi khi rất mong manh, có tính tương đối, nhận thức không phải dễ dàng, đơn giản. Do đó, cần xác định rõ những tiêu chí và quan điểm trong nhận thức và xử lý vấn đề này. Một trong những tiêu chí rất quan trọng để xác định đối tác đó là lợi ích. Bởi lợi ích (hiểu theo nghĩa đầy đủ của nó) phải được bảo đảm cho cả hai phía: Phía chúng ta và phía đối tác, làm sao để đôi bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. Tiêu chí “cùng có lợi” trở thành cơ sở của quan hệ giữa các đối tác. Trên cơ sở lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong xác định đối tượng và đối tác là: Những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh.

Về mục tiêu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là toàn diện, bảo vệ cả phương diện tự nhiên-lịch sử và phương diện chính trị-xã hội trong chỉnh thể thống nhất bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8, khóa XIII đã chỉ ra: “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ XHCN, nền văn hóa và lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng XHCN”.

Trong bối cảnh hiện nay, cần làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức đúng phương châm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy, với nhiều kế sách linh hoạt, mềm dẻo, kiên quyết tạo thành sức mạnh tổng hợp vững chắc trong công cuộc giữ nước. 

Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân giữ vai trò nòng cốt, trụ cột. Đó là sức mạnh tổng hợp của các yếu tố chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học-công nghệ, văn hóa, đối ngoại, biểu hiện trong sức mạnh vật chất, tinh thần của khoảng 100 triệu dân Việt Nam trong nước và hơn 5 triệu người Việt Nam sinh sống, học tập, lao động, công tác ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc. Đó là sức mạnh bên trong với sức mạnh bên ngoài, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay.

Đại tá, PGS, TS HÀ ĐỨC LONG, Chủ nhiệm Khoa Triết học Mác-Lênin, Học viện Chính trị

Nguồn

Cùng chủ đề

Giá trị trường tồn trong quan điểm của V.I.Lênin về phòng, chống tham nhũng

Tuy nhiên, hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với tinh thần “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ” thì các thế lực thù địch lại xuyên tạc rằng “Lênin không có quan điểm về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”; “Sự vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin của Đảng và Nhà nước Việt Nam là thiếu thực tế, không hiệu quả”… Những luận điệu sai...

Cùng tác giả

Tuyên Quang: Phát huy hiệu quả và tính nhân văn của các chương trình tín dụng chính sách xã hội

Trong 9 tháng năm 2024, Ban đại diện Hội đồng Quản trị Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Tuyên Quang tiếp tục bám sát các nghị quyết, chỉ thị Trung ương, của tỉnh chỉ đạo chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị – xã hội, điều hành hiệu quả các giải pháp nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người nghèo và các đối tượng...

Cấp mã số vùng trồng: Minh bạch hóa lâm sản xuất khẩu

Minh bạch thông tin rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS) vừa phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao chứng nhận cấp mã số vùng trồng rừng nguyên liệu cho Công ty TNHH Lâm nghiệp Yên Sơn. Mã số được cấp có diện tích 1ha, trồng thuần keo lai từ năm 2022, thuộc vùng trồng rừng nguyên liệu Đội 821, xã Đạo Viện (Yên Sơn). Thông tin về tọa độ vùng trồng được xác định chính...

HĐND tỉnh họp kỳ chuyên đề, thông qua 6 nghị quyết

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Thị Nga và các đại biểu dự kỳ họp. Dự kỳ họp có các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh. Các đồng chí: Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ...

100 gian hàng tham gia Liên hoan Du lịch, Ẩm thực-Làng nghề Bắc Ninh năm 2024

100 gian hàng của 18 địa phương đã tham gia Liên hoan Du lịch, Ẩm thực-Làng nghề Bắc Ninh năm 2024. Liên hoan Du lịch, Ẩm thực-Làng nghề Bắc Ninh năm 2024 được tổ chức tại khu vực quảng trường Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (thành phố Bắc Ninh), thu hút sự tham gia của 100 gian hàng giới thiệu các sản phẩm du lịch ẩm thực, du lịch làng nghề của 18 tỉnh, thành phố. Các địa phương như...

Công ty cổ phần Xi măng Tân Quang: Chuyển đổi số – Tạo đà phát triển bền vững

Kho nguyên liệu của công ty. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số đã trở thành một xu hướng không thể đảo ngược, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, tối ưu hóa quy trình sản xuất và tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Công ty cổ phần Xi măng Tân Quang-VVMI, một trong những đơn vị hàng đầu trong ngành sản xuất xi măng...

Cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Phát huy hiệu quả và tính nhân văn của các chương trình tín dụng chính sách xã hội

Trong 9 tháng năm 2024, Ban đại diện Hội đồng Quản trị Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Tuyên Quang tiếp tục bám sát các nghị quyết, chỉ thị Trung ương, của tỉnh chỉ đạo chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị – xã hội, điều hành hiệu quả các giải pháp nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người nghèo và các đối tượng...

HĐND tỉnh họp kỳ chuyên đề, thông qua 6 nghị quyết

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Thị Nga và các đại biểu dự kỳ họp. Dự kỳ họp có các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh. Các đồng chí: Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Thị Nga: Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 để không...

Các đại biểu tham dự hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh; đại biểu các Ban Đảng Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng; lãnh đạo một số sở, ban, ngành. Hội nghị được tổ chức...

Phó Trưởng đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Ma Thị Thúy: Cần có giải pháp hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghiện ma túy

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 13-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Đại biểu Ma Thị Thúy phát biểu ý kiến thảo luận. Tham gia phát biểu thảo luận, đồng chí Ma Thị Thúy, Phó Trưởng đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh đồng tình đối với các nội dung trong Tờ trình của...

Giảm tại miền Bắc và miền Trung, miền Nam biến động trái chiều

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 14/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Phú Thọ, Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 14/11/2024 giảm nhẹ 1.000 đồng/kg Sau khi giảm...

Đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia ý kiến vào Dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng ngày 13/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam; Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành và dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có...

Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy kỳ thứ 59

Các đại biểu dự hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ban, ngành. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tới một số huyện. Đồng chí Bí thư Tỉnh...

Thẩm tra các dự thảo nghị quyết trình tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ mười

 Các đại biểu dự phiên họp. Dự họp có các đồng chí: Phạm Thị Minh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Lê Thị Thanh Trà, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Thế Giang, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các ban HĐND tỉnh;  lãnh đạo một số sở, ban, ngành, địa phương liên quan. Quang cảnh phiên họp thẩm tra. Tại...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Thị Nga làm Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Thị Nga làm Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh. Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội, Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của Bộ Chính trị về công tác nhân sự, xét Tờ trình của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang và Tờ trình của Ban Công tác đại biểu, ngày 13/11/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1274/NQ-UBTVQH15 quyết nghị phê chuẩn...

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính

Kỷ luật, kỷ cương được đề cao Trong thời gian qua, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc, nâng cao trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Các cơ quan, đơn vị đã từng bước xây dựng phong cách ứng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất