Powered by Techcity

Phát triển du lịch từ làng nghề truyền thống

Lợi ích kép

Được công nhận làng nghề chè từ năm 2014, làng nghề chè Vĩnh Tân, xã Tân Trào (Sơn Dương) có trên 85% số hộ sống nhờ nghề sản xuất chè với tổng diện tích gần 200 ha chè. Ông Phạm Ngọc Thảnh, Trưởng thôn Vĩnh Tân cho biết, có thời điểm tưởng như nghề làm chè bị mai một. May mắn tỉnh, huyện có chính sách gìn giữ, phát triển, làng chè Vĩnh Tân được hồi sinh. Những năm gần đây, xã Tân Trào đã kết hợp du lịch lịch sử với du lịch trải nghiệm tại làng nghề. Ngoài sản xuất chè người dân Vĩnh Tân trồng chè tập trung thành khu, đồi chè được cắt tỉa tạo hình bắt mắt, chè được chăm sóc theo quy trình sạch. Đến với làng nghề ngoài tham quan những đồi chè, du khách còn được trải nghiệm hái chè, sao chè, thưởng thức những ly chè nóng hổi… hoàn toàn miễn phí. “Những khách du lịch được trải nghiệm làm chè và mua, tặng những sản phẩm chè, đây là kênh giới thiệu sản phẩm tốt. Người dân làng nghề hân hoan vì được hưởng lợi ích kép từ phát triển làng nghề gắn với du lịch” – Ông Thảnh bảo.

Người dân làng chè Vĩnh Tân, xã Tân Trào (Sơn Dương) thu hái chè.

Chị Nguyễn Thu Hà, quận Hoàng Mai (Hà Nội) chia sẻ, chị lựa chọn du lịch tại Tân Trào vì vừa muốn gia đình được ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc và muốn trải nghiệm không khí thiên nhiên trong lành, những đồi chè xanh ngút tầm mắt của làng chè Vĩnh Tân sau thời gian làm việc, học tập căng thẳng. Chị và gia đình rất vui được đi hái chè, tham gia các quy trình sao, đóng gói chè và chụp ảnh trên những đồi chè ruộng bậc thang. Chị mua chè đặc sản sạch về sử dụng và tặng cho bạn bè, người thân. Chị thấy đây là một tua du lịch trải nghiệm thú vị cho ngày nghỉ cuối tuần cùng gia đình, bạn bè với chi phí hợp lý.

Huyện Lâm Bình không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, nơi đây còn lưu giữ những nét văn hóa, trang phục truyền thống của 13 dân tộc anh em. Để phát triển các sản phẩm du lịch, huyện quan tâm phục dựng và phát triển nghề truyền thống như nghề dệt thổ cẩm. Đây là một nghề thủ công có từ rất lâu, không chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân mà hiện nay sản phẩm dệt thổ cẩm của huyện đã được du khách đón nhận tích cực.

Chị Nguyễn Thị Tiếp, thành viên Hợp tác xã (HTX) Thổ cẩm Lâm Bình cho biết, nghề dệt được gia đình lưu truyền từ nhiều đời nay, những năm trước, gia đình chỉ dệt các sản phẩm như chăn, váy, áo để mặc nhưng giờ nhu cầu về những sản phẩm thổ cẩm phục vụ khách du lịch ngày càng cao. Do vậy, các hộ còn giữ nghề dệt đã tập hợp thành lập HTX thổ cẩm Lâm Bình. Hiện HTX được các cơ sở lưu trú, homestay, cửa hàng đặt hàng sản phẩm thổ cẩm, trong đó chủ yếu là các sản phẩm khăn, vỏ gối, vỏ chăn thổ cẩm… Tùy từng sản phẩm người làm nghề dệt thu lãi từ 200 nghìn đồng – 1,5 triệu đồng/sản phẩm. Bình quân mỗi tháng, chị Tiếp có thể làm ra 15 – 20 sản phẩm, từ đó gia đình có thêm thu nhập.

Cơ chế, chính sách kịp thời

Hiện tỉnh có 8 làng nghề được công nhận, trong đó tất cả là làng nghề chè của huyện Sơn Dương. Để phát triển làng nghề, nghề truyền thống, tỉnh Tuyên Quang đã triển khai nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách để hỗ trợ, phát triển nông nghiệp, làng nghề như: Nghị quyết số 03 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới; Nghị quyết về phát triển cây, con đặc sản… Đồng thời, tỉnh cũng dành nguồn lực để đầu tư phát triển các làng nghề truyền thống như: Chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật; hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm…

Sản phẩm thổ cẩm thôn Thắng Bình, xã Hùng Đức (Hàm Yên).

Nhờ có cơ chế, chính sách kịp thời của tỉnh mà một số nghề, làng có nghề đang được phục dựng, thẩm định như: nghề bánh gai, thị trấn Vĩnh Lộc, nghề đan Cót, xã Vinh Quang, Trung Hòa (Chiêm Hóa); nghề dệt Thổ cẩm ở xã Thượng Lâm, Khuôn Hà, Bình An, thị trấn Lăng Can (Lâm Bình); nghề vẽ sáp ong, thôn Khâu Tràng, xã Hồng Thái (Na Hang); nghề chế biến mắm cá ruộng, xã Trung Hà, Hòa Phú, Kim Bình (Chiêm Hóa)…

Đặc biệt, hàng năm, tỉnh Tuyên Quang còn tổ chức chương trình Trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề. Chương trình là cơ hội để doanh nghiệp quảng bá sâu rộng các sản phẩm du lịch, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống tiêu biểu của các địa phương trong và ngoài tỉnh, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và bảo tồn giá trị làng nghề truyền thống.

Đồng chí Nguyễn Tiến Hưng, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh cho biết, việc trưng bày sản phẩm du lịch, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống tiêu biểu đúng dịp lễ hội sẽ là cơ hội quảng bá sản phẩm được rất nhiều khách du lịch biết đến. Thời gian tới, trung tâm tăng cường giới thiệu sản phẩm tại các điểm hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh; xây dựng các điểm giới thiệu sản phẩm, trưng bày tại các khu, điểm du lịch đảm bảo chất lượng phục vụ khách du lịch.

Để làng nghề, nghề truyền thống phát triển bền vững gắn với du lịch, tỉnh Tuyên Quang cần có đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch, hỗ trợ các nghệ nhân gắn bó với nghề và đẩy mạnh hoạt động truyền dạy nghề; các địa phương xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nghề truyền thống; liên kết phát triển du lịch, kết nối tour, tuyến đến các làng nghề, điểm sản xuất nghề truyền thống…

Nguồn

Cùng chủ đề

Đoàn khách du lịch “xông đất” Tuyên Quang năm 2025

Các đại biểu dự buổi lễ đón đoàn khách du lịch đầu tiên trong năm 2025. Đoàn du khách gần 50 người thuộc Hội Cựu chiến binh thị trấn Nông trường Thái Bình, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn là những vị khách du lịch đầu đầu tiên “xông đất” Tuyên Quang năm 2025. Đoàn đã dâng hương, tham quan lán Nà Nưa, đình Tân Trào, cây đa Tân Trào, Khu tưởng niệm các vị tiền bối cách mạng, trải nghiệm...

Khai mạc Chương trình trưng bày giới thiệu thương mại, du lịch, làng nghề vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền...

Một tiết mục văn nghệ tại buổi khai mạc. Chương trình có quy mô trên 100 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh có sản phẩm đặc trưng vùng miền, địa phương, sản phẩm OCOP; tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; thủ công mỹ nghệ, nông sản, thực phẩm, ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Các đại biểu cắt băng khai mạc. Đây là chuỗi hoạt...

Công bố quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao, du lịch

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Việt Phương chủ trì hội nghị tại điểm cầu tỉnh Tuyên Quang. Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố Quyết định số 509/QĐ-TTg ngày 13-6-2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, mục tiêu tổng quát đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có...

Mùa vàng đẹp như tranh vẽ giữa non nước Tuyên Quang

Mùa thu, xã Hồng Thái, huyện Na Hang, Tuyên Quang thu hút lượng lớn khách du lịch đến thăm cánh đồng đẹp như tranh vẽ, trải nghiệm nhiều lễ hội thú vị. Ruộng bậc thang ở Hồng Thái, xã vùng cao cách trung tâm huyện lị Na Hang hơn 50km. Ảnh: Trang Vũ Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, xã Hồng Thái là một trong những địa phương ở vùng núi non cao nhất tỉnh, khí hậu mát...

Việt Nam đón trên 12,7 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong 9 tháng đầu năm 2024

Lượng du khách quốc tế đến Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024 cao hơn con số 12,6 triệu lượt cả năm 2023. Trong đó, hai thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc đóng góp 47,8% tổng lượng khách. “Cuộc đổ bộ” của du khách Ấn Độ khẳng định vững chắc vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực du lịch quốc tế. (Nguồn: Toquoc.vn) Trong tháng 9/2024, Việt Nam đón gần 1,3 triệu lượt khách quốc tế, nâng tổng...

Cùng tác giả

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương. Ảnh: Trần Hải (Báo Nhân Dân) Các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ...

Gói bánh chưng tặng người nghèo ăn Tết

Đồng bào các dân tộc đang hoạt động tại "Làng" cùng các chiến sĩ tham gia luộc bánh chưng. (Ảnh: PH) Chương trình “Gói bánh chưng xanh cùng người nghèo ăn Tết” được tổ chức thường xuyên trong những năm qua tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Chương trình bao gồm các hoạt động dựng cây nêu ngày Tết dự kiến diễn ra tại: sân Nhà điều hành, Làng dân tộc IV, Khu các làng dân tộc từ 8 giờ...

Đoàn ĐBQH tỉnh và Agribank Chi nhánh Tuyên Quang trao hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo và tặng quà Tết nhân ái Ất...

Đồng chí Ma Thị Thuý, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang và lãnh đạo Ngân hàng Agribank chi nhánh Tuyên Quang trao hỗ trợ làm nhà cho các gia đình hộ nghèo tại xã Tân Mỹ (Chiêm Hóa). Dự buổi lễ có đồng chí Ma Thị Thuý, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát...

Sẵn sàng vụ xuân

Người dân xã Yên Nguyên (Chiêm Hóa) làm đất chuẩn bị các điều kiện sản xuất vụ xuân. Đủ lượng giống, vật tư phục vụ sản xuất Cửa hàng vật tư nông nghiệp xã Xuân Vân (Yên Sơn) thuộc hệ thống phân phối của Công ty cổ phần Giống vật tư nông nghiệp Tuyên Quang đã có đủ các loại giống cây trồng bao gồm: ngô, lúa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cung ứng sản xuất vụ xuân ở các...

Đài Phát thanh và Truyền hình Tuyên Quang triển khai nhiệm vụ năm 2025

Năm 2024, Đài Phát thanh và Truyền hình Tuyên Quang tích cực nâng cao chất lượng nội dung, hình thức thể hiện, hiệu quả, chất lượng các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, các tin, bài tuyên truyền, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đột phá, đổi mới được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ giao. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Việt Phương trao tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho...

Cùng chuyên mục

Lâm Bình triển khai nhiều hoạt động tại Lễ hội Lồng Tông

Tại Lễ hội Lồng Tông huyện Lâm Bình, du khách được trải nghiệm với nghề dệt của dân tộc Pà Thẻn. Theo đó, lễ hội diễn ra trong 2 ngày 8, 9 - 2 (tức ngày 11, 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Trong khuôn khổ của lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động như: Lễ hội Lồng Tông; đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức và tập quán trồng lúa nước của người Tày xã...

DANAGO cập nhật bảng giá vé Bà Nà Hills năm 2025

So với năm 2024, giá vé Bà Nà Hills năm 2025 có biến động nhẹ, song không đáng kể. Đặc biệt, khách hàng vẫn có thể mua vé với giá ưu đãi thấp hơn giá niêm yết bằng cách gọi đến hotline đặt vé 0833-888-404 của DANAGO. Bảng giá vé Bà Nà Hills năm 2025 được cập nhật mới nhất bởi DANAGO. Để xem chi tiết bảng giá vé, bạn đọc có thể truy cập vào chuyên mục “Vé Bà Nà...

Đoàn khách du lịch “xông đất” Tuyên Quang năm 2025

Các đại biểu dự buổi lễ đón đoàn khách du lịch đầu tiên trong năm 2025. Đoàn du khách gần 50 người thuộc Hội Cựu chiến binh thị trấn Nông trường Thái Bình, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn là những vị khách du lịch đầu đầu tiên “xông đất” Tuyên Quang năm 2025. Đoàn đã dâng hương, tham quan lán Nà Nưa, đình Tân Trào, cây đa Tân Trào, Khu tưởng niệm các vị tiền bối cách mạng, trải nghiệm...

Kỳ vọng năm du lịch bứt phá

Du lịch sôi động ngay từ đầu năm   Theo ghi nhận của phóng viên, ngay từ những ngày đầu năm 2025, các khu, điểm du lịch tại Tuyên Quang đã trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Chị Trần Mai Hoa, một khách du lịch đến từ Quảng Trị vừa có chuyến trải nghiệm tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào cho biết: “Đến Tân Trào vào dịp đầu năm mới, tôi cảm thấy vô cùng xúc...

Ấn tượng du lịch xứ Tuyên

Hội đua thuyền trên sông Lô trong những ngày đầu xuân thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến cổ vũ, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của vùng đất và con người xứ Tuyên. Lễ hội Lồng Tông của người Tày đã được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và trở thành sản phẩm du lịch đặc thù trong mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Huyện Chiêm Hóa đưa sản...

Thành Tuyên Festival

3 lần xác lập kỷ lục Guiness Trải qua 20 năm được Nhân dân sáng tạo và duy trì, phát triển, Lễ hội Thành Tuyên đã 3 lần được xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam: "Đêm hội Trung thu có nhiều mô hình đèn lớn nhất Việt Nam"; "Mâm cỗ Trung thu lớn nhất Việt Nam"; "Cặp đèn kéo quân lớn nhất Việt Nam". Lễ hội thành tuyên hằng năm thu hút hàng vạn người dân và du khách tham gia.  Người làm...

Kinh nghiệm chọn công ty du lịch Đà Nẵng uy tín 2025

Tại thành phố Đà Nẵng, có rất nhiều đơn vị lữ hành và công ty du lịch phục vụ nhu cầu du lịch của du khách. Trong bài viết “Top 3 công ty du lịch Đà Nẵng tổ chức tour trên 1.000 khách” đăng trên Báo Tuyên Quang mới đây, đã đề xuất 3 thương hiệu du lịch đáng chọn cho năm 2025 gồm DANAGO, VINAGO và DNG Travel. Tuy nhiên, việc lựa chọn một công ty du lịch uy...

Top 3 công ty du lịch Đà Nẵng tổ chức tour trên 1.000 khách

Để tổ chức tour 1.000-2.000 khách, các công ty du lịch cần có khả năng linh hoạt để điều phối các hoạt động, xử lý tình huống phát sinh và đảm bảo trải nghiệm tuyệt vời cho mọi khách hàng. Đoàn 550 du khách từ công ty Detech Motor tham gia tour MICE của DANAGO. Dưới đây là 3 đơn vị lữ hành uy tín được chọn từ danh sách 10 công ty du lịch Đà Nẵng uy tín nhất, những đơn vị không chỉ...

Du lịch mùa đông nét mới ở Tuyên Quang

Những trải nghiệm thú vị Đồng chí Lê Quốc Thu, Phó trưởng Ban Quản lý các Khu du lịch tỉnh cho biết: Năm 2024, mặc dù trải qua cơn bão Yagi, khiến một số hoạt động du lịch không thực hiện được theo Kế hoạch, nhưng công tác phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì được những kết quả khả quan. Đến hết tháng 12/2024, việc đón tiếp khách du lịch ước đạt: 1.300.000 lượt. Trong đó,...

Tọa đàm Liên kết, quảng bá phát triển du lịch liên khu, liên vùng năm 2024

Các đại biểu ký Biên bản ghi nhớ giữa Tuyên Quang, Bắc Kạn, Hà Giang về liên kết phát triển du lịch liên khu, liên vùng. Chương trình thu hút 90 đại biểu bao gồm Hiệp hội Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trung tâm Xúc tiến và Đầu tư các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn, Hà Giang; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang; Ban Quản lý khu du lịch Ba Bể; UBND huyện Na...

Tin nổi bật

Tin mới nhất