Powered by Techcity

Phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội đảm đương hiệu quả vai trò, nhiệm vụ đặc thù của Thủ đô

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại phiên họp chiều 28/5. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Không tổ chức HĐND cấp phường thuộc Hà Nội

Chiều 28/5, trình bày Báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng chỉ quy định những cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền thành phố Hà Nội nhưng đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm cao hơn đối với chính quyền thành phố trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô, không quy định lại các nội dung, các vấn đề đã được quy định trong các luật khác, đặc biệt là các luật vừa được Quốc hội thông qua như Luật Đất đai, Luật Nhà ở.

Về mô hình tổ chức chính quyền tại thành phố Hà Nội, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng cho biết, mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội xác định trong dự thảo được xây dựng trên cơ sở kế thừa quy định của Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội; theo đó, không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) ở các phường thuộc quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố Hà Nội.

Về cơ cấu tổ chức của HĐND thành phố Hà Nội, HĐND quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố (Điều 9 và Điều 11), trên cơ sở đề nghị của Chính phủ và tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, các cơ quan có liên quan, dự thảo luật được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng tăng cường tổ chức bộ máy cho HĐND thành phố Hà Nội, HĐND quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố nhằm bảo đảm để chính quyền các cấp của thành phố đảm đương được các nhiệm vụ, quyền hạn được tăng thêm.

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp chiều 28/5. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Đối với các nội dung phân quyền cho thành phố Hà Nội liên quan đến tổ chức bộ máy, biên chế, dự thảo được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho thành phố Hà Nội, giúp chính quyền thành phố chủ động hơn về tổ chức bộ máy, biên chế để có thể đảm đương một cách hiệu quả vai trò, nhiệm vụ hết sức đặc thù là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo đó, phân quyền cho HĐND thành phố Hà Nội quyết định việc thành lập mới, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND thành phố bảo đảm tiêu chí, điều kiện theo quy định; giao UBND thành phố quy định việc điều chỉnh cơ cấu công chức, viên chức và vị trí việc làm phù hợp với cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; giao HĐND thành phố quy định cụ thể tiêu chí thành lập mới, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố; trường hợp thành lập thêm cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND thì phải bảo đảm tổng số cơ quan không vượt quá 15% (đối với cấp thành phố) và 10% (đối với cấp quận, huyện) so với khung số lượng do Chính phủ quy định (khoản 4 Điều 9).

Cho phép HĐND thành phố Hà Nội xác định số lượng biên chế căn cứ vào danh mục vị trí việc làm, quy mô dân số, thực trạng khối lượng công việc, đặc điểm an ninh, chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn và khả năng cân đối ngân sách của thành phố Hà Nội, bảo đảm tỷ lệ giữa tổng số biên chế so với tổng số dân không vượt mức tỷ lệ trung bình của cả nước để trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Đồng thời, thực hiện chế độ cán bộ, công chức thống nhất ở cả cấp xã, cấp huyện và thành phố; cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị-xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước bảo đảm 100% chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý được hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc (Điều 9 và Điều 35)…

Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại phiên họp chiều 28/5. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nêu rõ, trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng đặt ra yêu cầu, trách nhiệm cao hơn cho thành phố Hà Nội so với các địa phương khác để bảo đảm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô đã được xác định trong Nghị quyết số 15-NQ/TW, xác định rõ các chính sách đặc thù cần được áp dụng, quy định rõ hơn về đối tượng áp dụng, trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan và trình tự, thủ tục thực hiện để vừa thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền thành phố vừa có cơ chế để tổ chức thực hiện và kiểm soát việc thực thi.

Trong đó, cho phép UBND thành phố Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của thành phố.

Phân quyền cho UBND thành phố được phê duyệt dự án xây dựng các công trình tại bãi sông, bãi nổi ở các tuyến sông có đê trên địa bàn, bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về đê điều (khoản 6 Điều 18).

Quy định các nguyên tắc quản lý, sử dụng không gian ngầm trên địa bàn thành phố, yêu cầu đối với việc phân vùng chức năng để quản lý, khai thác, sử dụng không gian ngầm và giao Chính phủ quy định mức giới hạn độ sâu mà người sử dụng đất được sử dụng.

Mở rộng các lĩnh vực mà HĐND Thành phố được quy định mức tiền xử phạt vi phạm hành chính cao hơn và áp dụng trên địa bàn toàn thành phố, không phân biệt nội thành, ngoại thành (khoản 1 Điều 33).

Bổ sung một số thẩm quyền cho HĐND, UBND thành phố trong việc quyết định và triển khai thực hiện một số giải pháp về phát triển văn hóa, thể thao, du lịch, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, nông thôn và cải tạo, chỉnh trang đô thị…

Báo cáo cũng tiếp thu ý kiến đại biểu liên quan đến tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực phát triển Thủ đô. Theo đó, dự thảo luật được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng bổ sung, làm rõ thêm một số nội dung, biện pháp cụ thể nhằm thu hút, huy động nguồn lực xã hội, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển Thủ đô.

Cụ thể là bổ sung, làm rõ hơn một số chính sách huy động nguồn lực tài chính, ngân sách cho thành phố Hà Nội như được vay với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 120% số thu ngân sách thành phố Hà Nội được hưởng theo phân cấp, trường hợp cần huy động vốn vay lớn hơn 120% thì UBND thành phố báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định; ngân sách trung ương trích 30% của số tăng thu để thưởng cho ngân sách thành phố; bổ sung có mục tiêu cho ngân sách thành phố toàn bộ số tăng thu (sau khi trích thưởng) với điều kiện ngân sách trung ương không hụt thu; cho giữ lại toàn bộ phần ngân sách trung ương được hưởng theo tỷ lệ phân chia khoản thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của thành phố Hà Nội (Điều 34),…

Phân quyền cho HĐND thành phố được quyết định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi đối với các nhiệm vụ chi sử dụng ngân sách thành phố cao hơn hoặc chưa có trong quy định của cơ quan nhà nước cấp trên (điểm e khoản 1 Điều 35).

Xác định rõ một số chính sách ưu đãi đầu tư về thuế, miễn, giảm tiền thuê đất, thủ tục hải quan, phát triển nhân lực đối với một số dự án đầu tư, nhà đầu tư chiến lược trong một số lĩnh vực (Điều 43)…

Về liên kết, phát triển vùng, trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và từ thực tiễn triển khai các quy định về phát triển vùng Thủ đô theo Luật Thủ đô năm 2012, dự thảo luật được chỉnh lý theo hướng thiết kế có 1 chương riêng về liên kết, phát triển vùng, trong đó thể hiện rõ hơn vai trò của Thủ đô Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy liên kết, phát triển, là cực tăng trưởng của vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng động lực phía Bắc và của cả nước (Điều 44).

Đồng thời, xác định các chính sách ưu tiên đầu tư các chương trình, dự án liên kết, phát triển vùng được triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác, không chỉ giới hạn trong vùng Thủ đô (khoản 1 Điều 45).

Nguồn

Cùng chủ đề

Cần chú trọng đầu tư, phát triển Thủ đô Hà Nội như một đơn vị hành chính đặc biệt

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 28/5, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Khương Thị Mai (Nam Định) bày tỏ đồng tình và đánh giá cao việc tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, cho rằng hồ sơ dự thảo luật đã...

Quốc hội thảo luận về Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) và Luật Thủ đô (sửa đổi)

Quang cảnh phiên họp của Quốc hội ngày 28/5 tại Hội trường Diên Hồng. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các Phó Chủ tịch Quốc hội dự phiên thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên thảo luận của Quốc hội ngày 28/5. Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp ngày...

Thông cáo số 9 Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) phát biểu ý kiến thảo luận tại hội trường chiều 27/5. (Ảnh: THỦY NGUYÊN) Buổi sáng Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật...

Thông cáo số 4, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Quang cảnh phiên họp của Quốc hội chiều 22/5. (Ảnh: DUY LINH) Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường...

Thông cáo số 2, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Quang cảnh phiên họp của Quốc hội chiều 21/5. (Ảnh: THỦY NGUYÊN) Buổi sáng Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ. Sau đó, Quốc hội thảo luận về một...

Cùng tác giả

Sẽ có tiêu chí cho nông dân làm nông nghiệp hướng tới mục tiêu Net Zero

Trồng dâu phát thải thấp cũng có thể bán tín chỉ carbon Tại diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”, hôm nay (24/11), ông Nguyễn Quốc Huy – Giám đốc HTX nấm Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cho biết, HTX đang đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng dâu nuôi tằm tại một số tỉnh vùng núi như: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái...

ĐBQH tỉnh thảo luận dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đồng chí Ma Thị Thúy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đề nghị bổ sung một số hành vi khác bị nghiêm cấm theo tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và...

Tuyên Quang bảo tồn phát huy các di sản văn hóa các DTTS để thu hút du lịch

Trang bị kiến thức văn hóa cho người dân Dịp Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11) năm nay, các câu lạc bộ (CLB) sinh hoạt văn hóa dân gian và đội văn nghệ truyền thống ở các thôn, làng trên địa bàn huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) rộn ràng biểu diễn những tiết mục múa, hát giao lưu mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Tày, Mông, Dao, Cao Lan… Đây là những tiết...

Chủ động triển khai đồng bộ có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản

Các địa phương, chủ cơ sở chăn nuôi cần chủ động tổ chức, thực hiện có hiệu quả các biện pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ sản nhằm ngăn chặn, khống chế không để dịch bệnh phát sinh, lây lan trên địa bàn, góp phần đảm bảo sản xuất chăn nuôi phát triển ổn...

Kết nối cung – cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị. Hội nghị nhằm đẩy mạnh các hoạt động tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh Tuyên Quang trên kênh phân phối truyền thống, xuất khẩu cũng như thúc đẩy thương mại điện tử. Sở Công Thương tổ chức hội nghị kết nối cung...

Cùng chuyên mục

Sẽ có tiêu chí cho nông dân làm nông nghiệp hướng tới mục tiêu Net Zero

Trồng dâu phát thải thấp cũng có thể bán tín chỉ carbon Tại diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”, hôm nay (24/11), ông Nguyễn Quốc Huy – Giám đốc HTX nấm Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cho biết, HTX đang đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng dâu nuôi tằm tại một số tỉnh vùng núi như: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái...

ĐBQH tỉnh thảo luận dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đồng chí Ma Thị Thúy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đề nghị bổ sung một số hành vi khác bị nghiêm cấm theo tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và...

Tuyên Quang bảo tồn phát huy các di sản văn hóa các DTTS để thu hút du lịch

Trang bị kiến thức văn hóa cho người dân Dịp Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11) năm nay, các câu lạc bộ (CLB) sinh hoạt văn hóa dân gian và đội văn nghệ truyền thống ở các thôn, làng trên địa bàn huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) rộn ràng biểu diễn những tiết mục múa, hát giao lưu mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Tày, Mông, Dao, Cao Lan… Đây là những tiết...

Biểu dương, tôn vinh các nhà tài trợ, mô hình, tấm gương hoạt động nhân đạo tiêu biểu năm 2024

Đại biểu trao đổi tại hội nghị. Ảnh: Quốc Việt Dự hội nghị có các đồng chí: Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang, nguyên Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Bùi Thị Hòa, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Phó Trưởng ban Thường...

Đảng ủy Quân sự thành phố Tuyên Quang ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và công tác...

Dự và chỉ đạo hội nghị có Đại tá Đặng Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Đồng chí Tạ Đức Tuyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Tuyên Quang, Bí thư Đảng ủy Quân sự thành phố chủ trì hội nghị. Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự thành phố Tạ Đức Tuyên chủ trì Hội nghị. Năm 2024, Đảng ủy Quân sự...

Cân nhắc kỹ việc mở rộng thuế tiêu thụ đặc biệt với một số mặt hàng

Đồng chí Ma Thị Thúy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì thảo luận tại Tổ thảo luận số 4 gồm đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận và Tuyên Quang. Các vị đại biểu Quốc hội trong tổ thảo luận nhất trí cao với sự cần thiết sửa đổi 2 dự án Luật và góp ý vào một số nội...

Trao đổi kinh nghiệm về công tác giải quyết đơn thư và tiếp công dân trực tuyến

Chiều 21/11, đồng chí Ngô Mạnh Hùng, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Tiếp công dân tỉnh Tuyên Quang đã có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư với Đoàn công tác của Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình do đồng chí Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chánh Văn Phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Tiếp công dân tỉnh làm Trưởng đoàn, cùng...

Tập trung cao độ, quyết liệt các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch năm 2024

Ngày 21/11, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 11/2024. Thành phần họp có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; thành viên UBND tỉnh. Dự họp có lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các Ban của HĐND tỉnh; lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị liên quan; Chủ tịch UBND huyện, thành...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung tiếp xúc cử tri tại huyện Hàm Yên

Sáng 21-11, đồng chí Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri xã Bằng Cốc, huyện Hàm Yên trước kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026. Tham gia tiếp xúc cử tri có các đại biểu HĐND tỉnh, HĐND huyện Hàm Yên, HĐND xã Bằng Cốc; lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh. Cử tri đã nghe đại biểu HĐND...

ĐBQH Ma Thị Thúy: Cần tạo đồng thuận cao trong nhân dân với dự án đường sắt tốc độ cao

Chiều 20-11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, đại biểu Ma Thị Thúy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh tham gia thảo luận tại về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đại biểu Ma Thị Thúy tham gia phát biểu ý kiến thảo luận. Đại biểu Ma Thị Thúy nhấn mạnh dự án này là niềm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất