Powered by Techcity

Nhận diện thực trạng kinh tế – xã hội theo điều tra phiếu xã: Nâng cấp hạ tầng thương mại nông thôn (Bài 4)

Trong hạ tầng thương mại nông thôn, miền núi, chợ truyền thống vẫn khẳng định vai trò, vị trí không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt người dân. (Trong ảnh: Một góc chợ phiên Sàn Thàng, TP. Lai Châu)
Trong hạ tầng thương mại nông thôn, miền núi, chợ truyền thống vẫn khẳng định vai trò, vị trí không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt người dân. (Trong ảnh: Một góc chợ phiên Sàn Thàng, TP. Lai Châu)

Cuộc khảo sát thực trạng chợ

Năm 2021, Tổng cục Thống kê đã thực hiện cuộc điều tra mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc. Theo kết quả điều tra, cả nước có 8.581 chợ các loại, bao gồm 236 chợ hạng 1; 902 chợ hạng 2 và 7.443 chợ hạng 3. Ở khu vực miền núi, vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống chủ yếu là chợ hạng 3.

Chợ hạng 3 là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, bán kiên cố; có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như vệ sinh công cộng.

Đơn cử, khu vực Tây Bắc bộ có 243 chợ, thì có 239 chợ hạng 3, chỉ có 4 chợ hạng 2 (là chợ có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch); 

Khu vực Bắc Trung bộ có 1.185 chợ thì có 1.145 hạng 3, có 16 chợ hạng 1 (chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố theo quy hoạch); …

Theo Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, trong hạ tầng thương mại nông thôn, miền núi, chợ truyền thống vẫn khẳng định vai trò, vị trí không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt người dân. 

Vì thế, những năm qua, với nỗ lực cố gắng các địa phương miền núi, sự hỗ trợ chính sách của Chính phủ, các bộ, ngành, việc phát triển hạ tầng thương mại miền núi, trong đó có phát triển hệ thống chợ đã có nhiều cải thiện.

Riêng giai đoạn 2021 – 2025, từ đề xuất của Bộ Công thương, chính sách đầu tư phát triển chợ khu vực miền núi được tích hợp trong Nội dung số 2, Tiểu dự án 1 – Dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719).

Theo văn bản số 4292/BCT-TTTN ngày 25/7/2022 của Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện Chương trình MTQG 1719 do Bộ chủ trì, giai đoạn 2021 – 2025, sẽ có 3.788 chợ được đầu tư xây mới (trên nền chợ cũ) thuộc 37 tỉnh; ngoài ra sẽ có 1.972 chợ trên địa bàn 40 tỉnh, thành phố được bố trí vốn để nâng cấp, cải tạo.

Sau hơn 4 năm triển khai Nội dung số 2, Tiểu dự án 1 – Dự án 4 của Chương trình MTQG 1719 và các dự án phát triển thương mại miền núi khác, thực trạng về chợ ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thay đổi so với số liệu trong cuộc điều tra mạng lưới chợ cả nước được Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2021.

Từ Chương trình MTQG 1719, giai đoạn 2021 – 2025, sẽ có 3.788 chợ được đầu tư xây mới thuộc 37 tỉnh; ngoài ra sẽ có 1.972 chợ trên địa bàn 40 tỉnh, thành phố được bố trí vốn để nâng cấp, cải tạo. (Trong ảnh: Chợ xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn đã hoàn thành đưa vào sử dụng).
Từ Chương trình MTQG 1719, giai đoạn 2021 – 2025, sẽ có 3.788 chợ được đầu tư xây mới thuộc 37 tỉnh; ngoài ra sẽ có 1.972 chợ trên địa bàn 40 tỉnh, thành phố được bố trí vốn để nâng cấp, cải tạo. (Trong ảnh: Chợ xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn đã hoàn thành đưa vào sử dụng)

Do đó, trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2024, Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê đã tiến hành thu thập thông tin về thực trạng chợ ở các xã/phường/thị trấn vùng đồng bào DTTS và miền núi. 

Điều tra viên thu thập tổng số chợ trên địa bàn các xã/phường/thị trấn, phân loại chợ theo tiêu chí tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP, ngày 05/6/2024 của Chính phủ quy định về phát triển và quản lý chợ. Đây có thể xem là một cuộc khảo sát toàn diện về thực trạng chợ ở địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Cân đối nguồn lực để đầu tư

Việc thu thập thông tin về thực trạng chợ ở các xã/phường/thị trấn trong cuộc điều tra có ý nghĩa quan trọng trên lộ trình phát triển thương mại ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Dữ liệu thu thập được sẽ phản ánh hiệu quả đầu tư của các chương trình, dự án; đồng thời nhận diện những bất cập, vướng mắc để kịp thời điều chỉnh.

Thực hiện Tiểu dự án 2 – Dự án 4 thuộc Chương trình MTQG 1719, Bộ Công thương được giao chủ trì, phối hợp với các địa phương triển khai Nội dung số 02 “Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào DTTS và miền núi”. Ở một số địa phương đã xuất hiện tình trạng đầu tư thiếu bài bản, dẫn đến không cân đối được nguồn vốn thực hiện, công trình thực hiện dở dang.

Đơn cử tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) được đầu tư xây mới chợ cuối năm 2023, với tổng kinh phí 4,4 tỷ đồng thuộc Chương trình MTQG 1719. Do địa điểm chợ cũ không đủ diện tích, nên chính quyền địa phương đã lựa chọn đầu tư tại địa điểm mới trên diện tích 1,4ha.

Ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, cơ sở hạ tầng của nhiều chợ đã xuống cấp, không đáp ứng nhu cầu buôn bán của người dân. (Trong ảnh: Chợ Chu Hương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn cần được đầu tư nâng cấp)
Ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, cơ sở hạ tầng của nhiều chợ đã xuống cấp, không đáp ứng nhu cầu buôn bán của người dân. (Trong ảnh: Chợ Chu Hương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn cần được đầu tư nâng cấp)

Do diện tích quá rộng, sau khi thực hiện san đắp mặt bằng, bồi thường giải phóng mặt bằng được một nửa (0,7ha) và xây dựng được hệ thống thoát nước, mương thủy lợi thì hết kinh phí. Các hạng mục khác chưa được đầu tư xây dựng nên chợ chưa thể đi vào hoạt động.

Tình trạng “nửa vời” ở chợ xã Phúc Ứng được ghi nhận trong cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2024. Chiếu theo Nghị định số 60/2024/NĐ-CP, ngày 05/6/2024 của Chính phủ quy định về phát triển và quản lý chợ thì xã Phúc Ứng vẫn chỉ mới có chợ hạng 3, dù diện tích chợ hiện “đủ chuẩn” để nâng cấp thành chợ hạng 2 nếu như có thêm nguồn lực đầu tư.

Từ thực tế ở xã Phúc Ứng cho thấy, việc cân đối nguồn lực để đầu tư chợ không chỉ là trách nhiệm của Trung ương, cấp tỉnh mà quan trọng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của cấp huyện, cấp xã. Nếu không tính toán khoa học thì hiệu quả đầu tư của ngân sách nhà nước sẽ không cao, địa phương sẽ khó hoàn thiện tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.

Nhận diện thực trạng kinh tế – xã hội theo điều tra phiếu xã: Phát triển không gian sinh hoạt chung của cộng đồng (Bài 3)

Nguồn: https://baodantoc.vn/nhan-dien-thuc-trang-kinh-te-xa-hoi-theo-dieu-tra-phieu-xa-nang-cap-ha-tang-thuong-mai-nong-thon-bai-4-1733015253383.htm

Cùng chủ đề

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng

Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp. Hội nghị được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Dự tại điểm cầu Tuyên Quang có các đồng chí: Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Vân Đình Thảo, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Giám đốc Sở...

Năm 2023, hơn 6.200 gian hàng bán hàng online vi phạm bị khóa, gỡ bỏ

Trên đây là số liệu liên quan công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử, được đề cập tại báo cáo của Bộ Công thương gửi đến các đại biểu Quốc hội trước phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Chuyển cơ quan Công an xử lý nhiều vụ việc Báo cáo nêu rõ, năm 2023, hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam...

Triển khai hiệu quả các quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng và khoáng sản

Toàn cảnh Hội nghị Ngày 26/4, tại Hà Nội, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện các quy hoạch ngành quốc gia lĩnh vực năng lượng và khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bao gồm: Quyết định số 333/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản; Quyết định 338/QĐ-TTg phê...

Đảm bảo tính thống nhất, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật về dân tộc

Các đồng chí Chủ trì Hội thảo. Các đồng chí: Y Thanh Hà Nie Kđăm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Hội đồng Dân tộc của Quốc hội chủ trì, điều hành hội thảo. Quang cảnh buổi làm việc. Các đại biểu, chuyên gia, các nhà...

Cùng tác giả

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 3/1/2025 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch đã bổ sung tuyến cao tốc Cà Mau – Đất Mũi, chiều dài khoảng 90 km. Ảnh minh hoạ: Việt Hùng/Vietnam+) Cụ thể, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung trong Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021 của Thủ tướng...

Xây dựng nền ngoại giao ngày càng toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp

Đồng chí Hoàng Việt Phương, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu tỉnh Tuyên Quang.  Năm 2024 tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp với nhiều bất ổn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là "điểm sáng" ở khu vực. Nền tảng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, đối ngoại, ngoại giao Việt Nam ngày càng năng động, sáng tạo và chủ...

Nguy cơ tử vong từ việc uống rượu không rõ nguồn gốc

Ngộ độc rượu, đặc biệt là rượu chứa methanol đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong thời gian gần đây, gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khỏe con người, đặc biệt vào dịp cuối năm, khi nhu cầu sử dụng rượu tăng cao. Nhiều ca tử vong thương tâm Mặc dù ngộ độc rượu không phải là hiện tượng mới, nhưng mức độ nguy hiểm của nó lại đang gia tăng, với không ít trường hợp...

UBND tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo nâng cao hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp vụ Xuân năm 2025

UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố căn cứ kế hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp được giao, chủ động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các giải pháp cụ thể để đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Người dân xã Ninh Lai (Sơn Dương) cấy lúa Xuân 2025. Trong đó, theo dõi sát lịch xả nước của hồ thủy điện Tuyên Quang để bố trí lịch cấp nước, làm đất khoa học, hợp lý để...

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cho ý kiến vào Dự thảo Báo cáo chính trị

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Thanh Phúc Các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Tiểu ban Văn kiện; Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Tiểu ban Văn kiện; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh,  Phó trưởng Tiểu ban Văn kiện chủ trì hội nghị. Tham dự hội...

Cùng chuyên mục

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 3/1/2025 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch đã bổ sung tuyến cao tốc Cà Mau – Đất Mũi, chiều dài khoảng 90 km. Ảnh minh hoạ: Việt Hùng/Vietnam+) Cụ thể, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung trong Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021 của Thủ tướng...

Xây dựng nền ngoại giao ngày càng toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp

Đồng chí Hoàng Việt Phương, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu tỉnh Tuyên Quang.  Năm 2024 tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp với nhiều bất ổn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là "điểm sáng" ở khu vực. Nền tảng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, đối ngoại, ngoại giao Việt Nam ngày càng năng động, sáng tạo và chủ...

Nguy cơ tử vong từ việc uống rượu không rõ nguồn gốc

Ngộ độc rượu, đặc biệt là rượu chứa methanol đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong thời gian gần đây, gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khỏe con người, đặc biệt vào dịp cuối năm, khi nhu cầu sử dụng rượu tăng cao. Nhiều ca tử vong thương tâm Mặc dù ngộ độc rượu không phải là hiện tượng mới, nhưng mức độ nguy hiểm của nó lại đang gia tăng, với không ít trường hợp...

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cho ý kiến vào Dự thảo Báo cáo chính trị

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Thanh Phúc Các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Tiểu ban Văn kiện; Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Tiểu ban Văn kiện; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh,  Phó trưởng Tiểu ban Văn kiện chủ trì hội nghị. Tham dự hội...

Phấn đấu thu ngân sách đạt trên 5.400 tỷ đồng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Giang và các đại biểu dự hội nghị. Năm 2024, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 4.349,7 tỷ đồng, đạt 127,3% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 112,6% dự toán UBND tỉnh giao, tăng 41,2% so với cùng kỳ. Trong đó, số thu nội địa là 4.041,5 tỷ đồng, đạt 120,5% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 106,4% dự toán UBND tỉnh giao, tăng 37% so...

18 học viên hoàn thành bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp

Lãnh đạo Sở Nội vụ và đại diện Học viện Hành chính Quốc gia trao Giấy khen cho các học viên đạt thành tích cao trong học tập. Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang từ tháng 8 đến tháng 12-2024. Lớp có 18 học viên là lãnh đạo các sở, ban, ngành, cơ quan của tỉnh và các huyện. Trong thời học tập, các học viên đã được học tập, nắm bắt...

Tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả cộng đồng xoá nhà ở tạm cho hộ nghèo

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh phát biểu tại buổi làm việc. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, đại diện UBND thành phố Hà Nội cùng một số cơ quan, đơn vị liên quan. Về phía tỉnh Tuyên Quang, tiếp và làm việc với đoàn công tác có đồng chí Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh...

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thăm, tặng quà đại biểu Quốc hội các khoá đã nghỉ hưu trên địa bàn tỉnh

Đồng chí Ma Thị Thúy tặng quà Tết cho bà Nguyễn Thị Lâm, ĐBQH các khoá VI, khoá VII, trú tại phường Phan Thiết (Tp Tuyên Quang). Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 22 đại biểu Quốc hội các khóa (từ khóa III đến khóa XV). Qua các nhiệm kỳ, các vị đại biểu Quốc hội tỉnh các khóa đã tham gia, đóng góp nhiều công sức, trí tuệ vào các hoạt động của Quốc hội và Đoàn đại...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào chương trình công tác năm 2025

Chiều 3/1, đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét các chương trình công tác năm 2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, chương trình giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội và một số nội dung quan...

Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc tại tỉnh

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Trị phát biểu tại buổi làm việc. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Thế Giang, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố. Tuyên Quang nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, có tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất