Powered by Techcity

Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Lực lượng pháo cao xạ của ta đã anh dũng chiến đấu và lập công xuất sắc, không chỉ bảo vệ bầu trời, yểm hộ bộ binh chiến đấu, mà còn góp phần chặn đứng việc chi viện bằng đường hàng không của quân Pháp tại Điện Biên Phủ. (Ảnh tư liệu TTXVN)

Lực lượng phòng không tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, gồm: Một trung đoàn pháo cao xạ 37mm (Trung đoàn Pháo cao xạ 367), năm tiểu đoàn và một số đại đội súng máy phòng không 12,7mm. Đây là lần đầu tiên ta sử dụng đến cấp trung đoàn phòng không. Trong 56 ngày đêm chiến đấu, các lực lượng phòng không, pháo binh, bộ binh đã bắn rơi và phá hủy 62 máy bay các loại của địch, bắn bị thương hàng trăm chiếc khác, tiêu diệt và bắt sống nhiều phi công Pháp. Riêng Trung đoàn Pháo cao xạ 367, đơn vị nòng cốt của lực lượng phòng không chiến dịch bắn rơi 52 máy bay, gồm 9 kiểu loại, bắn bị thương 117 chiếc khác, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, buộc Bộ Chỉ huy quân Pháp phải đầu hàng, góp phần quyết định đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đến thắng lợi hoàn toàn.

Nghệ thuật tác chiến phòng không được thể hiện trong chiến dịch Điện Biên Phủ, thứ nhất là giữ bí mật tuyệt đối và tạo bất ngờ cho địch: Để bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, các đơn vị phòng không vừa đánh vừa rút kinh nghiệm; kết hợp giữa xây dựng trận địa hợp lý, vững chắc với sáng tạo cách đánh, giữa cơ động, phục kích và bám trụ; phát huy cao độ tính năng của vũ khí và hỏa lực tập trung, có lúc phải cải tạo địa hình, kéo pháo bằng tay, đưa pháo lên cao, ra giữa cánh đồng trống trải hay cơ động vào gần cứ điểm của địch để đánh địch; không chỉ đánh địch ban đêm mà còn chủ động tiến công địch cả ban ngày; không chỉ tác chiến ở địa hình rừng núi mà còn đánh địch liên tục, dài ngày ở cả địa hình trống trải, tạo điều kiện cho pháo binh, bộ binh và các lực lượng khác cùng chiến đấu, đánh chiếm sân bay, thắt chặt vòng vây, thu hẹp vùng trời và cắt đứt tiếp tế đường không của địch, dập tắt tia hy vọng cuối cùng của địch về mối liên hệ tiếp tế và tăng viện của hậu phương cho Điện Biên Phủ bằng đường không, làm cho tập đoàn cứ điểm của địch hoàn toàn bị cô lập, mang lại hiệu quả chiến dịch to lớn, tác động sâu sắc tới sự thất bại hoàn toàn của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ vào chiều 7/5/1954.

Thứ hai, sử dụng lực lượng tập trung cho hướng chủ yếu, trận đánh then chốt và thời cơ quan trọng nhằm tạo ra hỏa lực phòng không mạnh đánh thắng không quân địch trong từng trận đánh: Bộ đội phòng không đã bám sát bộ binh, đưa trận địa pháo cao xạ vào sát cứ điểm của địch; đồng thời, yểm trợ đắc lực cho bộ binh tấn công cứ điểm trong tầm bắn hiệu quả nhất ngay từ ngày đầu và trong suốt cả ba đợt chiến đấu, bộ đội phòng không đã lấy việc bảo vệ và yểm trợ cho bộ binh, pháo binh làm nhiệm vụ chính.

Để bảo vệ tốt bộ đội hợp thành chiến đấu, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã sử dụng tập trung lực lượng cho hướng chủ yếu, cho các trận đánh then chốt và các thời cơ quan trọng nhằm tạo ra sức mạnh đánh thắng không quân địch trong từng trận đánh. Như trong đợt 1 của chiến dịch, trong trận tấn công cụm cứ điểm Him Lam, cả hai tiểu đoàn pháo cao xạ trong địa bàn chiến dịch đều được bố trí tập trung ở các khu vực có thể chi viện cho đội hình bộ binh tấn công và đồng thời chi viện cho nhau. Sau trận mở màn chiến dịch thắng lợi, ta nhanh chóng di chuyển trận địa theo sát bộ binh, yểm trợ cho các Đại đoàn 312, 308 đánh cụm cứ điểm Độc Lập, bao vây, bức hàng cụm cứ điểm Bản Kéo. Kết quả đợt 1, lực lượng phòng không của ta đã đánh trả quyết liệt, hạ năm máy bay địch và trụ vững, bảo vệ mục tiêu được giao.

Thứ ba, sử dụng lực lượng và cách đánh thích hợp bảo vệ giao thông, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức chiến thuật: Trên cơ sở đánh giá đúng chỗ mạnh, chỗ yếu của địch và khả năng của ta, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã nghiên cứu, bố trí sử dụng lực lượng phòng không phù hợp, tạo lập được thế trận bảo vệ giao thông chiến dịch từ hậu phương đến trung tuyến, hỏa tuyến, kết hợp giữa cơ động và bám trụ, cho nên đã bảo vệ được giao thông chiến dịch liên tục thông suốt.

Về mặt chiến thuật, các đơn vị phòng không của ta đã lợi dụng địa hình rừng núi, ngụy trang che giấu trận địa, sở chỉ huy; xây dựng trận địa và hệ thống công sự hầm hào hoàn chỉnh để hạn chế thương vong trước hỏa lực của không quân, pháo binh địch, bảo đảm cho bộ đội phòng không có điều kiện chiến đấu dài ngày, liên tục cả ngày lẫn đêm. Bên cạnh đó, bộ đội phòng không thường xuyên cơ động đội hình chiến đấu phù hợp với yêu cầu tác chiến, tạo được thế bí mật, bất ngờ đánh địch mà địch không đánh trúng trận địa của ta. Đồng thời, đưa các đại đội súng máy phòng không 12,7mm của Trung đoàn Pháo cao xạ 367 và các tiểu đoàn phòng không thuộc các đại đoàn bộ binh tiến gần các cứ điểm của địch nhằm không cho thả dù tiếp tế, buộc máy bay địch phải nâng độ cao, bay đêm, nên việc thả dù không chính xác, tạo điều kiện cho bộ đội ta đoạt dù của không quân địch và tiến hành tổng công kích giành thắng lợi hoàn toàn.

Thứ tư, củng cố và duy trì sức chiến đấu thường xuyên, liên tục: Để thực hiện nhiệm vụ tác chiến có hiệu quả trong suốt quá trình chiến dịch, bộ đội phòng không đã thường xuyên củng cố và duy trì sức chiến đấu cho bộ đội, bảo đảm chiến đấu dài ngày, liên tục cả ngày lẫn đêm; phát huy vai trò công tác đảng, công tác chính trị, động viên tinh thần cho bộ đội vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, quyết tâm chiến đấu thắng lợi, kết hợp với bảo đảm tốt đời sống sinh hoạt hằng ngày cho bộ đội.

Kế thừa và phát triển những kinh nghiệm về nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ vào thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới, bộ đội Quân chủng Phòng không-Không quân cần quán triệt, triển khai thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:

Một là, nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về quân sự, quốc phòng, trọng tâm là Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, củng cố sức mạnh và niềm tin chiến thắng của bộ đội phòng không-không quân, xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu, dám đánh, biết đánh và quyết đánh thắng kẻ thù xâm lược cho bộ đội trong mọi tình huống.

Hai là, thường xuyên theo dõi, chủ động nghiên cứu, nắm, đánh giá, dự báo chính xác âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, tham mưu đúng, trúng, kịp thời với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về xây dựng thế trận phòng không nhân dân, không quân toàn quân trong thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc; về phương án, đối sách sử dụng lực lượng phòng không, không quân tham gia bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, nhất là chủ quyền biên giới, biển, đảo, xử lý kịp thời, chính xác các tình huống tác chiến phòng không, không để bị động, bất ngờ, lỡ thời cơ trong mọi tình huống.

Ba là, tiếp tục kế thừa, phát huy nghệ thuật quân sự Việt Nam, nghệ thuật tác chiến phòng không và những bài học kinh nghiệm trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; gắn nghiên cứu lý luận với tiếp thu những kiến thức mới trong các cuộc chiến tranh trên thế giới những năm gần đây để xây dựng và phát triển nghệ thuật tác chiến phòng không, không quân lên tầm cao mới phù hợp quy mô, loại hình tác chiến và hình thái chiến tranh trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao.

Bốn là, triển khai thực hiện hiệu quả điều chỉnh tổ chức, biên chế các lực lượng phòng không, không quân, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng và cơ cấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân chủng tinh, gọn, mạnh, hiện đại, sẵn sàng chiến đấu cao, bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc trong tình hình mới.

Năm là, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện chiến đấu, giáo dục-đào tạo, khai thác, sử dụng hiệu quả các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật mới, cải tiến; phối hợp chặt chẽ với các quân chủng, binh chủng tăng cường huấn luyện diễn tập, hội thi, hội thao… cho các lực lượng; nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, hiệp đồng tác chiến và tham gia diễn tập do Bộ Quốc phòng và các đơn vị tổ chức sát với từng đối tượng, yêu cầu nhiệm vụ, địa bàn hoạt động, tổ chức, biên chế, khả năng đảm bảo vũ khí, trang bị, cách đánh của bộ đội phòng không-không quân và thực tế chiến đấu của quân đội ta trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao.

Sáu là, duy trì thực hiện nghiêm nền nếp chế độ và làm tốt công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, bảo đảm kịp thời cho nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của bộ đội phòng không-không quân trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao. Trọng tâm là đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sửa chữa, cải tiến, thiết kế, chế tạo, sản xuất một số loại vũ khí, trang bị mới, góp phần tự chủ bảo đảm vũ khí, trang bị, từng bước đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quân chủng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Nguồn

Cùng chủ đề

Dự báo chiến lược thiên tài và đường hướng lãnh đạo sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tìm ra cách thức xoay chuyển tương quan lực lượng để tiến tới tổng phản công Sau Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên trì đàm phán với Pháp, thậm chí chấp nhận nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa để đẩy lùi chiến tranh. Tuy nhiên, những cố gắng của...

Từ Tân Trào đến Điện Biên

Hội CCB, Đoàn Thanh niên Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh thăm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.   Ảnh: Bàn Thanh Chuyện trong chiến dịch Đã bước sang tuổi 96 nhưng chiến sỹ Điện Biên Nguyễn Công Huấn, tổ dân phố Tân Kỳ, thị trấn Sơn Dương vẫn còn nhớ rất rõ những năm tháng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Cụ Huấn tình nguyện lên đường chiến đấu từ khi còn tuổi đôi...

Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ

Bộ đội ta đọc sách, báo phát hành tại mặt trận Điện Biên Phủ. (Ảnh Tư liệu) Với chức năng là “người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể và tổ chức tập thể”, báo chí ở Mặt trận Điện Biên Phủ không chỉ kịp thời truyền tải những chỉ thị, mệnh lệnh; động viên, cổ vũ các lực lượng tham gia chiến dịch; góp phần vào thành công của công tác binh địch vận ở mặt trận... mà...

Gặp mặt Chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

 Các đại biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Ngọc Hưng Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Chẩu Văn Lâm, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang; Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND,...

Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính nghe giới thiệu ra mắt cuốn sách viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chiến dịch Điện Biên Phủ được dịch ra nhiều thứ tiếng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Sự kiện do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024). Cùng tham dự có đồng chí: Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng,...

Cùng tác giả

Phát huy lợi thế về cơ sở vật chất để phục vụ công tác khám chữa bệnh cho Nhân dân

​ Toàn cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác Bộ Y tế với tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Thanh Phúc Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, lãnh...

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp thăm Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

Đại biểu dâng hương tại Lán Nà Nưa. Đoàn đã đến dâng hương tại Lán Nà Nưa, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở, làm việc từ cuối tháng 5 đến tháng 8 năm 1945 để lãnh đạo chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Đại biểu dâng hương tại Đình Tân Trào. Đoàn dâng hương tại Đình Tân Trào, nơi đây vào ngày 16 - 17/8/1945, Quốc dân Đại hội đã họp quyết định thông qua chủ trương Tổng khởi...

Đoàn công tác Bộ Y tế thăm, làm việc tại Tuyên Quang

Các đại biểu dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Thanh Phúc Đón tiếp, làm việc với đoàn có các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Hưng Vượng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ...

Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến về sắp xếp tổ chức, bộ máy một số cơ quan theo chủ trương tinh gọn bộ...

Các đồng chí dự họp. Dự họp có các đồng chí: Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh. Cuộc họp đã tập trung cho ý kiến về Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025 về bố trí thực hiện dự...

Tuyên Quang tập trung thúc đẩy kinh tế số trên 5 nhóm ngành trọng tâm

Thúc đẩy phát triển nông nghiệp thông minh là 1 trong 5 nhóm ngành trọng tâm. Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp tập trung thúc đẩy kinh tế số trên 5 nhóm ngành trọng tâm: Thương mại điện tử, Du lịch thông minh, Nông nghiệp thông minh, Sản xuất thông minh và Logistics thông minh. Đồng thời, triển khai đồng bộ hạ tầng tiện ích số, như tích hợp chữ...

Cùng chuyên mục

Phát huy lợi thế về cơ sở vật chất để phục vụ công tác khám chữa bệnh cho Nhân dân

​ Toàn cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác Bộ Y tế với tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Thanh Phúc Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, lãnh...

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp thăm Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

Đại biểu dâng hương tại Lán Nà Nưa. Đoàn đã đến dâng hương tại Lán Nà Nưa, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở, làm việc từ cuối tháng 5 đến tháng 8 năm 1945 để lãnh đạo chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Đại biểu dâng hương tại Đình Tân Trào. Đoàn dâng hương tại Đình Tân Trào, nơi đây vào ngày 16 - 17/8/1945, Quốc dân Đại hội đã họp quyết định thông qua chủ trương Tổng khởi...

Đoàn công tác Bộ Y tế thăm, làm việc tại Tuyên Quang

Các đại biểu dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Thanh Phúc Đón tiếp, làm việc với đoàn có các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Hưng Vượng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ...

Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến về sắp xếp tổ chức, bộ máy một số cơ quan theo chủ trương tinh gọn bộ...

Các đồng chí dự họp. Dự họp có các đồng chí: Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh. Cuộc họp đã tập trung cho ý kiến về Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025 về bố trí thực hiện dự...

112 cán bộ, công chức, viên chức xin nghỉ theo Nghị định 177 và 178 của Chính phủ

Đồng chí Đỗ Đức Vị, cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy xin nghỉ hưu trước tuổi. Trong đó, có 83 người xin nghỉ theo Nghị định 178, chủ yếu thuộc các sở, ngành như Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Xây dựng, cùng nhiều cơ quan cấp huyện và ban Đảng. Đáng chú ý, riêng ngành Lao động, Thương binh và Xã hội có 15 người xin nghỉ, trong khi...

Đảng viên cần nêu gương cả trước và sau khi nghỉ việc để tinh gọn bộ máy

Không chỉ là tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi Như một tất yếu, đi cùng với quyết tâm cao, đồng thuận lớn để mang lại kết quả vượt trội cần có cả sự chấp nhận thiệt thòi, những hy sinh quyền lợi cá nhân trong cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong những thời điểm đó, sự nêu gương của cán bộ, đảng viên khi tự nguyện nghỉ hưu, nghỉ việc trước...

Nâng cao vai trò Bí thư Chi bộ thôn, bản – Bài cuối: Đảng mạnh từ mỗi Chi bộ mạnh

> Bài 1: Những người gánh 2 vai > Bài 2: Vẫn còn rào cản Phát huy vai trò giám sát, phản biện từ mỗi đảng viên, Nhân Dân Để tăng cường củng cố nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ đảng viên trong tình hình mới, nhất là đội ngũ Bí thư Chi bộ, Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đã nghiêm túc triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, quy định của Trung ương về...

Quyết tâm cao thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06

Các đại biểu dự cuộc họp tại điểm cầu Công an tỉnh Tuyên Quang. Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ chủ trì cuộc họp. Cuộc họp được tổ chức trực tiếp tại Hội trường Bộ Công an kết nối trực tuyến đến điểm cầu Công an cấp tỉnh trong cả nước. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư...

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận vào dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Tổ chức Chính phủ

Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng ngày 13-2, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước. Đồng chí Lò...

Tỉnh Tuyên Quang có 1.388 tân binh lên đường nhập ngũ

Sáng 13 - 2, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Dự lễ giao nhận quân có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các huyện, thành phố và đơn vị liên quan. Đồng chí Phạm Thị Minh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực...

Tin nổi bật

Tin mới nhất