Powered by Techcity

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ: Xây dựng nền móng vững chắc từ cơ sở – Bài cuối: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng


>> Bài 1: Chi bộ yếu vì sinh hoạt “thiếu”

>> Bài 2: Sinh hoạt tốt, chi bộ mạnh

Nội dung sinh hoạt “đúng”, “trúng”

Qua thực hiện Đề án, đa số các chi bộ đã thực hiện đầy đủ, có chất lượng các nội dung trong sinh hoạt chi bộ theo quy định và hướng dẫn của Ban Tổ chức Tỉnh ủy. Bí thư chi bộ đã chủ động, có trách nhiệm hơn trong việc chuẩn bị nội dung sinh hoạt để thống nhất nội dung, chương trình trước khi tiến hành sinh hoạt chi bộ. Ý thức, trách nhiệm của đảng viên trong việc tham gia sinh hoạt chi bộ được nâng lên; phát huy dân chủ, tính chủ động, sáng tạo của đảng viên, tích cực tham gia thảo luận đóng góp ý kiến, quyết định về các nhiệm vụ, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và tham gia vào việc xây dựng nghị quyết của chi bộ.

Đồng chí Nguyễn Hưng Vượng, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh dự sinh hoạt Chi bộ thôn Nà Coóc, Đảng bộ xã Bình An (Lâm Bình). 

Đảng ủy xã Xuân Lập (Lâm Bình) lựa chọn “Việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” là nhiệm vụ đột phá trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bản thân các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy xã cũng xác định việc lãnh đạo “nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” là nhiệm vụ đột phá của cá nhân. Đồng chí Lò Tiến Hướng, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Xuân Lập được phân công tham gia sinh hoạt tại Chi bộ thôn Khuổi Trang chia sẻ: Khi sinh hoạt chi bộ có nhiều nội dung “đúng”, “trúng” tình hình thực tế của thôn, không khí sinh hoạt của chi bộ sôi nổi hẳn. Lần đầu tiên chi bộ đã xây dựng được nghị quyết, xác định được nhiệm vụ trọng tâm, có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đảng viên. Vai trò lãnh đạo của chi bộ được phát huy. Cụ thể, thời gian qua chi bộ đẩy mạnh lãnh đạo thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát, tập trung tuyên truyền người dân không sử dụng thuốc diệt cỏ trong sản xuất nông nghiệp… Tính từ năm 2021 đến nay, thôn đã xóa được 10 nhà dột nát thay bằng nhà trình tường, vừa khôi phục nét văn hóa truyền thống vừa thu hút khách du lịch. Chi bộ cũng đã đẩy mạnh lãnh đạo thực hiện nuôi cá chép ruộng, đưa giống lúa đặc sản Khẩu Mang vào gieo trồng. Ban đầu cả bản chỉ có 3/77 hộ có nhà vệ sinh, sau khi có nghị quyết lãnh đạo của chi bộ, các đảng viên tích cực nêu gương và vận động, đến nay 100% số hộ gia đình đã có nhà vệ sinh đạt các tiêu chí theo quy định.

Đồng chí Trần Thị Bích Hạnh, Bí thư Chi bộ 4, Đảng bộ Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh cho biết, để khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng sinh hoạt, chi ủy đã xác định rõ, đúng nguyên nhân. Theo đó, chi ủy thực hiện ngay các bước chuẩn bị nội dung sinh hoạt kỹ theo hướng dẫn; lựa chọn những nội dung gắn với thực tiễn đơn vị để quán triệt; lồng ghép việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với khắc phục các yếu kém, tồn tại. Phương pháp điều hành sinh hoạt, điều hành thảo luận, gợi mở vấn đề từng bước thể hiện tính khoa học. Đặc biệt, vai trò, trách nhiệm người chủ trì, cấp ủy được thể hiện rõ nét hơn. Qua đó, chất lượng sinh hoạt chi bộ được nâng cao, góp phần quan trọng để đơn vị hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Đặc biệt, thực hiện Quy định số 18-QĐi/TU ngày 05/10/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về trách nhiệm của các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, cấp ủy viên và cán bộ, công chức cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của cấp ủy các cấp dự sinh hoạt với chi bộ khu dân cư thuộc đảng bộ được phân công phụ trách. Đến nay, việc thực hiện đã ngày càng đi vào nền nếp từ tỉnh đến huyện. Năm 2023 có 33.690/39.204 lượt cấp ủy viên cấp huyện, cán bộ, công chức cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc cấp ủy cấp huyện, đảng ủy viên cơ sở dự sinh hoạt chi bộ, đạt tỷ lệ 85,94%. Trong đó, Thường trực cấp ủy cấp huyện dự sinh hoạt chi bộ đạt tỷ lệ 104,55%; cấp ủy viên cơ sở dự sinh hoạt chi bộ đạt tỷ lệ 89,21%. Dự sinh hoạt với chi bộ là sự đổi mới mạnh mẽ phương pháp lãnh đạo, tác phong công tác của đội ngũ lãnh đạo các cấp với chủ trương hướng mạnh về cơ sở. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; tạo sự gắn kết với cơ sở.

Đồng chí Ma Ngọc Hiệp, Phó Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Na Hang được Ban Thường vụ Huyện ủy phân công phụ trách địa bàn xã Sinh Long. Hằng tháng đồng chí Hiệp tới dự sinh hoạt với từng chi bộ trong Đảng bộ xã. Có thôn đường đi còn khó khăn, nhiều lần đồng chí Hiệp phải bỏ xe máy cuốc bộ cả nửa buổi mới kịp tới dự sinh hoạt với chi bộ. Nhờ có sự hướng dẫn của đồng chí, chất lượng sinh hoạt tại các chi bộ ngày càng được nâng lên và đi vào nền nếp, nhiều đảng viên đã phát huy vai trò lãnh đạo truyền tải đầy đủ các chủ trương, nghị quyết của Đảng đến với người dân. Xuất phát từ những chủ trương, nghị quyết của các chi bộ mà cây chè shan tuyết, cây đậu tương trên đất này đang ngày càng phát triển đem lại thu nhập cho đồng bào. Vui hơn nữa, từ những kiến nghị của bà con, con đường lên Khuổi Phìn đang được nhà nước đầu tư xây dựng, mai đây có đường lớn đời sống đồng bào sẽ thay đổi, thuận lợi hơn cho phát triển nông nghiệp hàng hóa, thu nhập người dân được nâng lên.

Nâng cao chất lượng Bí thư Chi bộ, nâng cao tỷ lệ đảng viên dự sinh hoạt

Việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo Đề án 16 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo chuyển biến sâu sắc về tư tưởng, nhận thức của cán bộ, đảng viên; nhận thức của cấp ủy, đảng viên về vị trí, vai trò của chi bộ và ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ được nâng lên rõ rệt. Nội dung sinh hoạt chi bộ được các cấp ủy cơ sở chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đúng quy trình và trình tự các bước từ công tác chuẩn bị đến việc điều hành sinh hoạt chi bộ.

Đồng chí Phạm Thị Minh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh dự sinh hoạt chi bộ nơi cư trú.

Kết quả sơ kết 3 năm thực hiện Đề án số 16 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho thấy, trình độ của đội ngũ cấp ủy ở cơ sở được nâng cao, 96,22% bí thư chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ Bí thư chi bộ được kiện toàn theo đúng quy định. Toàn tỉnh không còn thôn, tổ dân phố sinh hoạt ghép. Đối với các chi bộ thôn, bản, tổ dân phố có dưới 7 đảng viên, cấp ủy cơ sở đã bố trí cán bộ, công chức cấp xã sinh hoạt cùng.

Nhiều mục tiêu của Đề án đã sớm đạt kế hoạch đề ra như: Tỷ lệ trung bình đảng viên tham gia sinh hoạt chi bộ từ năm 2020 đến tháng 12/2022 đạt 90,48% (mục tiêu 90%); tỷ lệ trung bình chi bộ tự đánh giá, xếp loại chất lượng sinh hoạt chi bộ thường kỳ từ năm 2020 đến tháng 12-2022 đạt loại Tốt là 92,11% (mục tiêu 80%)… Đặc biệt, số chi bộ hằng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đều tăng so với năm trước. Năm 2023, số chi bộ xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ và đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đạt trên 93%… đạt mục tiêu Đề án 16.

Chất lượng sinh hoạt chi bộ được nâng lên, đã góp phần hiệu quả nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đồng thời góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh trên địa bàn tỉnh. Nổi bật là đến giữa nhiệm kỳ 2020 – 2025, toàn tỉnh đã có 14/15 chỉ tiêu cơ bản đảm bảo kết quả, lộ trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra.

Dự án đường cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh đi qua địa bàn nhiều địa phương thuộc các huyện Hàm Yên, Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang. Để bảo đảm thời gian triển khai và thực hiện dự án, công tác giải phóng mặt bằng đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, để tuyên truyền, vận động nhân dân ủng hộ công tác giải phóng mặt bằng xây dựng đường cao tốc, cấp ủy, chi bộ các địa phương nơi có đường cao tốc đi qua đã phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo. Đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện. Dự án đường cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang đi qua địa bàn 4 thôn của xã Kim Phú, TP Tuyên Quang. Tổng diện tích đất thu hồi là trên 36,8 ha của 211 hộ dân. Trong đó, thôn 19 là một trong 4 thôn có nhiều hộ trong diện giải phóng mặt bằng để làm đường, với trên 60 hộ. Đồng chí Vi Văn Mậu, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn 19 chia sẻ, 

thực hiện phương châm “đảng viên đi trước”, “mưa dần thấm lâu”, chi bộ và các đoàn thể trong chi bộ đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân trong thôn về ý nghĩa của việc làm đường cao tốc đối với phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Nhờ đó, từ băn khoăn, thắc mắc, nhân dân đã đồng tình và ủng hộ công tác giải phóng mặt bằng để làm đường; tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị thi công dự án.

Đồng chí Hoàng Quang Tuyên, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Na Hang khẳng định: Đề án nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ có tác động lớn làm thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội ở huyện vùng cao Na Hang. Qua việc chỉ rõ những hạn chế, tồn tại trong sinh hoạt, các chi bộ đã cơ bản khắc phục; chất lượng sinh hoạt được nâng lên, phương thức lãnh đạo được đổi mới, mang lại những hiệu quả rõ nét. Điển hình như việc thực hiện nghị quyết của BCH Đảng bộ huyện về phát triển nông nghiệp hàng hóa, nhiều thôn vốn trước đây thuộc diện đặc biệt khó khăn, chi bộ thôn đã xác định được tiềm năng thế mạnh đưa vào nghị quyết lãnh đạo chỉ đạo, tổ chức khai thác có hiệu quả. Nhiều sản phẩm nông nghiệp hàng hóa của huyện đã được hình thành và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường như: chè Shan tuyết, cá lòng hồ, rau trái vụ, gạo nếp nương… giúp đời sống đồng bào nhân dân các dân tộc huyện ngày càng nâng cao. Bài học thực tiễn chỉ ra rằng, việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ đã phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng có ý nghĩa vô cùng to lớn đưa các chủ trương, nghị quyết của Đảng nhanh chóng đi vào cuộc sống.

Đồng chí Phạm Kiên Cường, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy cho biết: Sau gần 4 năm thực hiện Đề án số 16, các cấp ủy, tổ chức đảng và các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở đã nghiêm túc triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Cùng với đó là sự vào cuộc chủ động, tích cực, quyết liệt và đồng bộ của các cấp ủy đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội. Các đồng chí cấp ủy viên và cán bộ, công chức từ tỉnh đến cơ sở cơ bản đã thực hiện tốt Quy định 18-QĐi/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, qua đó góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.

Đặc biệt, việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo Đề án số 16 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 và Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị đã tạo chuyển biến sâu sắc về tư tưởng, nhận thức của cán bộ, đảng viên; nhận thức của cấp ủy, đảng viên về vị trí, vai trò của chi bộ và ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ có sự chuyển biến rõ rệt; việc đổi mới hình thức, nội dung bồi dưỡng, tập huấn trang bị kiến thức, nghiệp vụ công tác đảng và kỹ năng tổ chức sinh hoạt chi bộ đã giúp cấp ủy, bí thư chi bộ nắm vững hơn yêu cầu, nội dung, quy trình, cách thức điều hành một buổi sinh hoạt chi bộ. Qua đó chất lượng sinh hoạt chi bộ được nâng lên, là tiền đề để chi bộ triển khai nhiệm vụ thực hiện mô hình chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cấp ủy viên, nhất là bí thư chi bộ.

Thực tế cho thấy, việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là yếu tố quan trọng quyết định vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, giúp cho mỗi đảng viên nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng và thực hiện chức năng lãnh đạo, giáo dục của chi bộ. Từ đó tạo nền móng vững chắc xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững mạnh.



Nguồn: https://baotuyenquang.com.vn/nang-cao-chat-luong-sinh-hoat-chi-bo-xay-dung-nen-mong-vung-chac-tu-co-so-bai-cuoi-nang-cao-nang-luc-lanh-dao-va-suc-chien-dau-cua-to-chuc-dang-201157.html

Cùng chủ đề

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ xây dựng nền móng vững chắc từ cơ sở – Bài 2: Sinh hoạt tốt, chi...

Bài 1: Chi bộ yếu vì sinh hoạt “thiếu” Phân công cấp ủy viên, cán bộ phụ trách, dự sinh hoạt chi bộ Một trong những giải pháp quan trọng được Đề án 16 đưa ra đó là “Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy viên, công chức trong dự sinh hoạt với chi bộ và trách nhiệm của cán bộ, công chức xã sinh hoạt tại chi bộ thôn, tổ dân phố”.  Theo đồng chí Phùng Thị Tuyết Mai,...

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ: Xây dựng nền móng vững chắc từ cơ sở

Bài 1: Chi bộ yếu vì sinh hoạt “thiếu” Sinh hoạt chi bộ là hình thức hoạt động và phương thức lãnh đạo chủ yếu có tính quyết định sức mạnh của chi bộ, thể hiện rõ vai trò, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ở đơn vị, tác động trực tiếp đến quá trình lãnh đạo của Đảng và quá trình nhận thức của mỗi đảng viên. Nếu chất lượng sinh hoạt chi bộ thấp thì...

Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên đề

Chọn chuyên đề sát thực tiễn Chi bộ Ban Dân vận Tỉnh ủy thời gian qua đã có nhiều sáng tạo, đổi mới trong tổ chức sinh hoạt chuyên đề gắn với hành trình về nguồn, tạo chuyển biến tích cực trong sinh hoạt chuyên đề hàng quý. Đồng chí Lê Văn Quốc, Phó Bí thư Chi bộ Ban Dân vận cho biết: ngay từ đầu năm, chi ủy chi bộ đã xây dựng Kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên...

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Ma Thị Thúy dự sinh hoạt chi bộ tại xã Tân Mỹ (Chiêm Hóa)

Đồng chí Ma Thị Thúy phát biểu tại buổi sinh hoạt chi bộ. Chi bộ Trường Tiểu học Tân Mỹ có 36 đảng viên. Qua đánh giá của chi bộ, trong tháng 7-2024, tình hình tư tưởng của đảng viên, viên chức ổn định, tin tưởng và chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Chi bộ đã quan tâm, thực hiện quán triệt và triển khai các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy cấp trên đến...

Điểm sáng xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh

Tổ 2, phường An Tường có hơn 300 hộ dân, trên 1 nghìn nhân khẩu; chi bộ có 83 đảng viên.  Ban Chi ủy, Chi bộ thôn đã chủ động xây dựng nghị quyết, triển khai kế hoạch phân công nhiệm vụ cho cán bộ, đảng viên phụ trách từng nội dung công việc. Chi bộ, Ban Công tác mặt trận thôn và các đoàn thể tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân để tạo sự thống nhất...

Cùng tác giả

Đoàn công tác tỉnh Bến Tre dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

Đoàn công tác nghe thuyết minh về di tích lán Nà Nưa. Tham gia đoàn công tác tỉnh Bến Tre có các đồng chí: Nguyễn Thị Hồng Nhung, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Nguyễn Trúc Hạnh, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, lãnh đạo Văn phòng Tỉnh uỷ Bến Tre. Về phía tỉnh Tuyên Quang, tham gia dâng hương có đồng chí Lê Thị Thanh Trà, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Thị Nga: Cần ổn định nơi ở cho người dân mất nhà ở do bão Yagi trước...

Các đại biểu tham dự cuộc họp. Thường trực Tỉnh ủy đã tập trung thảo luận cho ý kiến về việc hỗ trợ kinh phí cho UBND các huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình, Sơn Dương để triển khai thực hiện các dự án khẩn cấp bố trí, sắp xếp ổn định dân cư tập  trung trong vùng thiên tai bị ảnh hưởng của cơ bão số 3 (Yagi) đợt 1. Theo tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND...

Bến Tre hỗ trợ Tuyên Quang 1,5 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão số 3

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung phát biểu cảm ơn Đoàn công tác tỉnh Bến Tre đã thăm hỏi và hỗ trợ nhân dân tỉnh Tuyên Quang. Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Phạm Thị Minh Xuân, Phó Chủ tịch...

Hỗ trợ các trường mầm non vùng cao ở Tuyên Quang tái thiết sau bão Yagi

2 trường mầm non Phúc Ninh (điểm Cầu Giát) và Hùng Lợi (điểm thôn Chương), huyên Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bão số 3 vừa được nhận chương trình hỗ trợ khẩn cấp,...

Đoàn ĐBQH tỉnh thảo luận tổ về chủ trương phát triển thành phố Hải Phòng và Thừa Thiên Huế

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 31-10, Quốc hội thảo luận tại các Tổ đại biểu Dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng và việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải phòng chủ...

Cùng chuyên mục

Đoàn công tác tỉnh Bến Tre dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

Đoàn công tác nghe thuyết minh về di tích lán Nà Nưa. Tham gia đoàn công tác tỉnh Bến Tre có các đồng chí: Nguyễn Thị Hồng Nhung, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Nguyễn Trúc Hạnh, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, lãnh đạo Văn phòng Tỉnh uỷ Bến Tre. Về phía tỉnh Tuyên Quang, tham gia dâng hương có đồng chí Lê Thị Thanh Trà, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Thị Nga: Cần ổn định nơi ở cho người dân mất nhà ở do bão Yagi trước...

Các đại biểu tham dự cuộc họp. Thường trực Tỉnh ủy đã tập trung thảo luận cho ý kiến về việc hỗ trợ kinh phí cho UBND các huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình, Sơn Dương để triển khai thực hiện các dự án khẩn cấp bố trí, sắp xếp ổn định dân cư tập  trung trong vùng thiên tai bị ảnh hưởng của cơ bão số 3 (Yagi) đợt 1. Theo tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND...

Bến Tre hỗ trợ Tuyên Quang 1,5 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão số 3

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung phát biểu cảm ơn Đoàn công tác tỉnh Bến Tre đã thăm hỏi và hỗ trợ nhân dân tỉnh Tuyên Quang. Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Phạm Thị Minh Xuân, Phó Chủ tịch...

Hỗ trợ các trường mầm non vùng cao ở Tuyên Quang tái thiết sau bão Yagi

2 trường mầm non Phúc Ninh (điểm Cầu Giát) và Hùng Lợi (điểm thôn Chương), huyên Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bão số 3 vừa được nhận chương trình hỗ trợ khẩn cấp,...

Đoàn ĐBQH tỉnh thảo luận tổ về chủ trương phát triển thành phố Hải Phòng và Thừa Thiên Huế

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 31-10, Quốc hội thảo luận tại các Tổ đại biểu Dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng và việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải phòng chủ...

Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Nghĩa Lộ hỗ trợ cho 445 hộ nghèo, cận nghèo đầu tư sản...

Nguồn vốn cho vay từ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH thị xã đã góp phần hỗ trợ cho 445 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đầu tư sản xuất-kinh doanh, tạo việc làm mới ổn định cho 727 lao động; xây dựng và sửa chữa 994 công trình nước sạch và 994 công trình vệ sinh cho các hộ ở khu vực nông thôn; cho vay với 20 lao động theo chương trình xuất khẩu lao...

Thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng và khởi động Dự án FCBMO tại Yên Bái

Toàn cảnh Hội nghị (Ảnh: Mạnh Cường) Ngày 31/10, tại tỉnh Yên Bái, Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội nghị thúc đẩy thí điểm cấp và quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động Dự án nghiên cứu thí điểm ứng dụng iTwood xây dựng mô hình kinh doanh Carbon từ rừng trồng (Dự án FCBMO) tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Cấp mã số vùng trồng rừng...

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Giang kiểm tra công trình khắc phục hậu quả thiên tai tại Lâm Bình

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Giang kiểm tra tiến độ thi công công trình đập Vằng Áng, xã Thổ Bình (Lâm Bình). Cùng đi có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Lâm Bình. Công trình khắc phục khẩn cấp, đảm bảo an toàn đập Thuỷ lợi Vằng Áng, xã Thổ Bình, huyện Lâm Bình do Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông...

Ưu tiên hàng đầu là phát triển hạ tầng số

Đồng chí Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu dự hội thảo. Dự hội thảo có đồng chí Lê Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế số, Xã hội số, Bộ Thông tin  và Truyền thông; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn; các tập đoàn, tổng công ty; các doanh nghiệp trong và ngoài...

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn kiểm tra tiến độ thực hiện dự án Cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang (giai đoạn...

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn trao đổi với đơn vị thi công gói thầu đoạn qua thôn Cọ Nà Tâm, xã Phù Lưu (Hàm Yên). Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh, đoạn qua tỉnh có tổng chiều dài 77km, tổng mức đầu tư 8.800 tỷ đồng. Đường cao tốc nằm trên địa phận các huyện Hàm Yên, Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang. Giai...

Tin nổi bật

Tin mới nhất