Powered by Techcity

Mực nước thượng nguồn sông Hồng đã đạt đỉnh và đang xuống

Trao đổi với báo chí hôm nay, 11.9, về diễn biến thời tiết đang diễn ra tại miền Bắc, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia, cho biết, số liệu mới nhất từ đêm qua đến sáng nay, phần lớn khu vực vùng núi và trung du bắc bộ lượng mưa có xu thế giảm đi so với 2 ngày trước đó.

Mực nước thượng nguồn sông Hồng đã đạt đỉnh và đang xuống- Ảnh 1.

Lũ sông Hồng lên cao, khu vực phường Phúc Tân, Q.Hoàn Kiếm ngập đến ngang người

ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT

“Từ rạng sáng cho đến lúc này, mưa chủ yếu tập trung ở khu vực đồng bằng và Đông Bắc bộ kéo vào Bắc Trung bộ. Chúng tôi dự báo hôm nay và đến hết ngày mai mưa sẽ tiếp tục ở giữa khu vực đồng bằng và Bắc Trung bộ. Khả năng sau ngày mai, mưa mới có dấu hiệu suy giảm”, ông Khiêm dự báo.

Mối nguy hiểm vẫn kéo dài trong 1 – 2 ngày tới

Đề cập về diễn biến lũ trên khu vực sông Hồng và sông Thái Bình, ông Khiêm thông tin, từ đêm qua đến nay, lũ trên sông Hồng xu thế tăng. Đến 10 giờ sáng nay, mực nước sông Hồng tại Hà Nội lên mức 11,02 m, thấp hơn báo động 3,48 m. So với dữ liệu quá khứ, mực nước sông Hồng tại Hà Nội lên trên 11 m từng xảy ra vào năm 2004, tức là cách nay 20 năm. Thời điểm đó, mức cao nhất là 11,04 m.

Mực nước thượng nguồn sông Hồng đã đạt đỉnh và đang xuống- Ảnh 2.

Ông Mai Văn Khiêm trao đổi với báo chí hôm nay 11.9

Trong những giờ tới, theo ông Khiêm, do mực nước trên thượng nguồn vẫn biến đổi chậm nên có khả năng mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội có xu thế tăng nhưng ở mức chậm. “Chúng tôi đánh giá, với mực nước này, các nguy cơ liên quan đến phần hạ du là cao, đặc biệt vùng trũng, thấp, vùng ven sông; hầu hết các sông sẽ lên ở mức báo động 3”, ông Khiêm đánh giá.

Liên quan đến vấn đề này, ông Võ Văn Hoà, Giám đốc Đài KTTV Khu vực đồng bằng và trung du Bắc bộ nhận định còn một số tỉnh có nguy cơ cao như Thái Nguyên, Bắc Giang. Với Thái Nguyên, ông Hoà nói, có điều đặc biệt là chưa bao giờ tỉnh này xảy ra ngập lụt trong lịch sử, theo các số liệu được ghi nhận.

Mực nước thượng nguồn sông Hồng đã đạt đỉnh và đang xuống- Ảnh 3.
Mực nước thượng nguồn sông Hồng đã đạt đỉnh và đang xuống- Ảnh 4.
Mực nước thượng nguồn sông Hồng đã đạt đỉnh và đang xuống- Ảnh 5.

Người dân ngoại thành Hà Nội vội vàng sơ tán tài sản, vật nuôi đến nơi an toàn 

Còn ở Bắc Giang, theo ông Hòa, hầu hết các xã tiếp ranh với sông Thương, sông Cầu vẫn đang có xu hướng tăng lên trong 6 tiếng tới và đang duy trì ở mức báo động 3. Mối nguy hiểm vẫn có thể kéo dài trong 1-2 ngày tới.

“Đặc điểm lũ năm nay ở Bắc Giang giống lũ năm 2008 và 1986, thời điểm đã diễn ra đợt ngập úng kéo dài và gây ra rất nhiều thiệt hại về kinh tế – xã hội”, ông Hòa đánh giá.

Ở khu vực Hà Nội, hiện tượng ngập úng ở vùng ven các sông chính, như sông Hồng, sông Đà, sống Đuống, sông Đáy cũng đã từng xảy ra. Dự báo trong 6 tiếng tới, mực nước ở các sông chính này cũng sẽ tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này nó sẽ đạt 1,3 m, tức là dưới mức báo động 3 khoảng 20 cm, và sau đó chững lại.

Mực nước thượng nguồn sông Hồng đã đạt đỉnh và đang xuống- Ảnh 6.

Ông Võ Văn Hoà chia sẻ với báo chí

Đánh giá về nguy cơ, ông Võ Văn Hoà cho rằng, trong khu vực nội thành như Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Long Biên cũng đang ngập úng, khả năng trong 6 tiếng tới, khi mực nước sông Hồng vẫn tăng lên thì nguy cơ này còn hiện hữu. Ngoài ra, một loạt các huyện ngoại thành như Ứng Hoà, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba Vì, Gia Lâm, Đông Anh và quận Hà Đông vẫn chịu ảnh hưởng của các sông nhỏ, sông nội tỉnh đang lên và sẽ tiếp tục gây ra hiện tượng ngập úng cục bộ.

“Hiện nguy cơ lớn nhất mà chúng tôi nhìn thấy là nguy cơ có thể xảy ra ngập úng kéo dài, xảy ra ở các huyện như Chương Mỹ. Nguyên nhân là do hiện nước ở các sông chính rất cao, việc thoát nước ra ngoài bị ảnh hưởng nên có thể xảy ra tình trạng kéo dài ngập úng. Chúng tôi đang tiến hành cung cấp các bản tin cảnh báo ngập ở TP.Hà Nội, chúng tôi cũng sẽ theo dõi chặt chẽ để thường xuyên đưa ra các cảnh báo lũ”, ông Hoà cho hay.

Đánh giá thêm về đợt lũ lần này, ông Mai Văn Khiêm nhìn nhận, có thể nói đây là đợt lũ hiếm gặp và theo dữ liệu thống kê đến thời điểm hiện tại, ở hầu hết các điểm đo trên sông Hồng, sông Thái Bình, sông Thao, sông Lô… đều đã trên báo động 3. Trong đó, điểm đo trên sông Thao tại Lào Cai, Yên Bái đã vượt giá trị lịch sử.

Mực nước cao, rút chậm

Cập nhật các thông tin “tích cực”, ông Vũ Đức Long, Vụ trưởng Vụ Quản lý dự báo KTTV chỉ ra, hiện một số sông thượng nguồn sông Hồng như sông Thao, mực nước ở Lào Cai, Yên Bái đã đạt đỉnh và đang xuống.

Với việc hồ Hòa Bình đóng thêm 1 cửa xả vào sáng nay (tức là đóng cửa xả cuối cùng của hồ này) và hồ Tuyên Quang tiếp tục đóng 2 cửa xả nữa (trong sáng và chiều nay – PV), thì nguồn nước về hạ lưu đã giảm.

Mực nước thượng nguồn sông Hồng đã đạt đỉnh và đang xuống- Ảnh 7.

Ông Võ Văn Long đưa ra cập nhật các thông tin về tình hình nước trên các sông

Dù vậy, ông Long nói, vẫn tồn tại các điểm bất lợi là mực nước trên các sông còn rất cao, rút rất chậm. Đặc biệt vùng hạ lưu, đồng bằng, hầu hết các điểm đo đều đã ở mức báo động 3 trở lên; 1 số sông đã xuất hiện lũ lịch sử.

“Bây giờ nước ở trên tiếp tục xuống, nước dưới này thì đang cao nên khả năng tiêu thoát sẽ chậm. Như vậy, thời gian ngập lụt sẽ còn kéo dài, ít nhất là trong 2 – 3 ngày tới”, ông Long lo ngại và lưu ý, thời điểm trọng điểm của vùng hạ lưu có thể trong hôm nay và ngày mai. Các tỉnh ở hạ lưu chịu ảnh hưởng trực tiếp gồm: Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định.

Không có chuyện nội thành Hà Nội ngập

Dẫn thông tin trên mạng xã hội gây nhầm lẫn rằng nước trên sông Hồng đang lên và đã ngập vào nội thành, ông Long khẳng định, điều này là không có. 

“Tôi xin giải thích thêm cho rõ, là đối với lũ trên sông Hồng, kể cả việc bây giờ đang lên, chúng tôi cập nhật gần đây là 11,1 m, trên báo động 2 là 0,6 m thì việc ngập lụt cũng chỉ xảy ra ở khu vực ngoài đê như khu vực Phúc Tân, Phúc Xá, đường Bạch Đằng chứ không thể nào vào trong nội đô”, ông Long nhấn mạnh.

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/muc-nuoc-thuong-nguon-song-hong-da-dat-dinh-va-dang-xuong-185240911150147951.htm

Cùng chủ đề

Chuyện “mò xác đáy bùn” tại Làng Nủ của người lính CSCĐ

10/9 – ngày thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, gần như bị “xóa sổ”. Ít nhất 58 người được xác định đã thiệt mạng, trong đó vẫn còn 9 người đang mất tích, bất chấp sự vào cuộc để tìm kiếm của hàng trăm cán bộ chiến sĩ hơn 2 tuần qua. Là một trong những đơn vị được huy động, Trung đoàn CSCĐ Thủ đô (E22, Bộ Tư lệnh CSCĐ Bộ Công an)...

Binh nhì Trung đoàn 98 bật khóc khi phải rời Làng Nủ

TPO – Trong khi cùng đồng đội giúp bà con thôn Làng Nủ kiếm tìm người thân sau trận lũ kinh hoàng, Binh nhì Thào Mí Lình – chiến sĩ Trung đoàn 98 thuộc Sư đoàn Bộ binh 316 bị đinh nhọn cắm sâu vào lòng bàn chân. Khi được chuyển đi bệnh viện, Thào Mí Lình đã khóc vì không ở lại được để giúp đồng bào. Dưới chân núi Con Voi, từ bao đời nay, bà con người dân...

TP Hồ Chí Minh tiếp tục chuyển 60 tấn hàng cứu trợ các tỉnh miền Bắc

Trong những ngày này, người dân TP Hồ Chí Minh cũng như mọi miền cả nước đang chung sức, đồng lòng hướng về đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng do thiên tai. Sáng 18/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Thành phố đã chuyển khoảng 60 tấn hàng hóa từ Ga Sóng Thần, Bình Dương đến các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang và  Bắc Kạn để cứu trợ cho...

Tình dân tộc, nghĩa đồng bào trong bão lũ

Nhường cơm sẻ áo Ngay sau khi cơn bão số 3 (bão Yagi) và hoàn lưu của bão tàn phá khủng khiếp miền Bắc nước ta, nhân dân tỉnh Đắk Lắk từ thành thị đến nông thôn và vùng biên giới, từ cụ già đến các em nhỏ… đã có những hành động thiết thực nhất hướng về bà con vùng bị ảnh hưởng của thiên tai. Các hoạt động như: Rang lạc, gói bánh tét, tổ chức đêm nhạc...

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị miễn giảm học phí, hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão số 3

Thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt các tỉnh phía Bắc đã chịu thiệt hại nặng nề về tài sản, tính mạng bởi cơn bão số 3 gây ra, trong đó có học sinh, sinh viên và gia đình học sinh, sinh viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao tinh thần tương thân, tương ái, tính chủ động trong việc huy động nguồn lực, chung tay cùng cả nước hỗ trợ đồng...

Cùng tác giả

Sẽ có tiêu chí cho nông dân làm nông nghiệp hướng tới mục tiêu Net Zero

Trồng dâu phát thải thấp cũng có thể bán tín chỉ carbon Tại diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”, hôm nay (24/11), ông Nguyễn Quốc Huy – Giám đốc HTX nấm Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cho biết, HTX đang đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng dâu nuôi tằm tại một số tỉnh vùng núi như: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái...

ĐBQH tỉnh thảo luận dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đồng chí Ma Thị Thúy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đề nghị bổ sung một số hành vi khác bị nghiêm cấm theo tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và...

Tuyên Quang bảo tồn phát huy các di sản văn hóa các DTTS để thu hút du lịch

Trang bị kiến thức văn hóa cho người dân Dịp Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11) năm nay, các câu lạc bộ (CLB) sinh hoạt văn hóa dân gian và đội văn nghệ truyền thống ở các thôn, làng trên địa bàn huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) rộn ràng biểu diễn những tiết mục múa, hát giao lưu mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Tày, Mông, Dao, Cao Lan… Đây là những tiết...

Chủ động triển khai đồng bộ có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản

Các địa phương, chủ cơ sở chăn nuôi cần chủ động tổ chức, thực hiện có hiệu quả các biện pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ sản nhằm ngăn chặn, khống chế không để dịch bệnh phát sinh, lây lan trên địa bàn, góp phần đảm bảo sản xuất chăn nuôi phát triển ổn...

Kết nối cung – cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị. Hội nghị nhằm đẩy mạnh các hoạt động tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh Tuyên Quang trên kênh phân phối truyền thống, xuất khẩu cũng như thúc đẩy thương mại điện tử. Sở Công Thương tổ chức hội nghị kết nối cung...

Cùng chuyên mục

Sẽ có tiêu chí cho nông dân làm nông nghiệp hướng tới mục tiêu Net Zero

Trồng dâu phát thải thấp cũng có thể bán tín chỉ carbon Tại diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”, hôm nay (24/11), ông Nguyễn Quốc Huy – Giám đốc HTX nấm Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cho biết, HTX đang đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng dâu nuôi tằm tại một số tỉnh vùng núi như: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái...

ĐBQH tỉnh thảo luận dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đồng chí Ma Thị Thúy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đề nghị bổ sung một số hành vi khác bị nghiêm cấm theo tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và...

Tuyên Quang bảo tồn phát huy các di sản văn hóa các DTTS để thu hút du lịch

Trang bị kiến thức văn hóa cho người dân Dịp Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11) năm nay, các câu lạc bộ (CLB) sinh hoạt văn hóa dân gian và đội văn nghệ truyền thống ở các thôn, làng trên địa bàn huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) rộn ràng biểu diễn những tiết mục múa, hát giao lưu mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Tày, Mông, Dao, Cao Lan… Đây là những tiết...

Biểu dương, tôn vinh các nhà tài trợ, mô hình, tấm gương hoạt động nhân đạo tiêu biểu năm 2024

Đại biểu trao đổi tại hội nghị. Ảnh: Quốc Việt Dự hội nghị có các đồng chí: Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang, nguyên Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Bùi Thị Hòa, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Phó Trưởng ban Thường...

Đảng ủy Quân sự thành phố Tuyên Quang ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và công tác...

Dự và chỉ đạo hội nghị có Đại tá Đặng Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Đồng chí Tạ Đức Tuyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Tuyên Quang, Bí thư Đảng ủy Quân sự thành phố chủ trì hội nghị. Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự thành phố Tạ Đức Tuyên chủ trì Hội nghị. Năm 2024, Đảng ủy Quân sự...

Cân nhắc kỹ việc mở rộng thuế tiêu thụ đặc biệt với một số mặt hàng

Đồng chí Ma Thị Thúy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì thảo luận tại Tổ thảo luận số 4 gồm đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận và Tuyên Quang. Các vị đại biểu Quốc hội trong tổ thảo luận nhất trí cao với sự cần thiết sửa đổi 2 dự án Luật và góp ý vào một số nội...

Trao đổi kinh nghiệm về công tác giải quyết đơn thư và tiếp công dân trực tuyến

Chiều 21/11, đồng chí Ngô Mạnh Hùng, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Tiếp công dân tỉnh Tuyên Quang đã có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư với Đoàn công tác của Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình do đồng chí Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chánh Văn Phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Tiếp công dân tỉnh làm Trưởng đoàn, cùng...

Tập trung cao độ, quyết liệt các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch năm 2024

Ngày 21/11, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 11/2024. Thành phần họp có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; thành viên UBND tỉnh. Dự họp có lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các Ban của HĐND tỉnh; lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị liên quan; Chủ tịch UBND huyện, thành...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung tiếp xúc cử tri tại huyện Hàm Yên

Sáng 21-11, đồng chí Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri xã Bằng Cốc, huyện Hàm Yên trước kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026. Tham gia tiếp xúc cử tri có các đại biểu HĐND tỉnh, HĐND huyện Hàm Yên, HĐND xã Bằng Cốc; lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh. Cử tri đã nghe đại biểu HĐND...

ĐBQH Ma Thị Thúy: Cần tạo đồng thuận cao trong nhân dân với dự án đường sắt tốc độ cao

Chiều 20-11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, đại biểu Ma Thị Thúy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh tham gia thảo luận tại về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đại biểu Ma Thị Thúy tham gia phát biểu ý kiến thảo luận. Đại biểu Ma Thị Thúy nhấn mạnh dự án này là niềm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất