Powered by Techcity

Mở rộng cơ hội tiếp cận gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng

Khách hàng giao dịch tại Phòng Giao dịch Thiệu Hóa của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Bắc Thanh Hóa. (Ảnh THANH MAI)

Cũng theo nhiều ý kiến từ phía các doanh nghiệp, dù đã được các ngân hàng tiếp cận, hướng dẫn thủ tục cũng như phổ biến điều kiện để có thể tiếp cận gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng, song do vẫn có nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án nhà ở xã hội khiến họ chưa thực sự “mặn mà” với gói tín dụng này. Mặt khác, những giới hạn về tỷ suất lợi nhuận cũng khiến dự án nhà ở xã hội kém hấp dẫn hơn các loại hình nhà ở thương mại khác.

Hướng tới mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội

Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng với lãi suất ưu đãi là nguồn vốn thương mại của các ngân hàng, không phải là vốn tín dụng chính sách. Vì vậy, quan điểm cho vay, giải ngân là đúng mục tiêu, đúng đối tượng của gói hỗ trợ này, hướng tới nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp. “Do đây là gói hỗ trợ phục vụ mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội dẫn đến có thể kéo dài một vài năm cho nên không giải ngân thật gấp thật nhanh. Nhưng những dự án đủ điều kiện thì phải được giải ngân ngay”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh.

Đến nay, qua tổng hợp của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), mới có 28/63 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố gửi văn bản hoặc công bố trên cổng thông tin điện tử về danh mục dự án tham gia Chương trình 120 nghìn tỷ đồng với 68 dự án; trong đó một số tỉnh, thành phố đã công bố nhiều dự án là Hà Nội (6 dự án), Thành phố Hồ Chí Minh (6 dự án), Bắc Ninh (6 dự án), Bình Định (5 dự án)…; trong 68 dự án thuộc 28 tỉnh, thành phố thì có 30 dự án có nhu cầu vay vốn, các dự án còn lại không có nhu cầu vay vốn do đã hoàn thành hoặc đã thu xếp nguồn vốn khác.

Trong 30 dự án có nhu cầu vay vốn, các ngân hàng thương mại đã cam kết cấp tín dụng cho 15 dự án với số tiền cam kết là khoảng 7.000 tỷ đồng, trong đó, 10 dự án đã có nhu cầu giải ngân bao gồm 7 dự án cấp tín dụng cho chủ đầu tư, 2 dự án cấp tín dụng đối với người mua nhà và 1 dự án cấp tín dụng cho cả chủ đầu tư và người mua nhà, số tiền cam kết cấp tín dụng cho 8 chủ đầu tư dự án là 1.965 tỷ đồng, đã được giải ngân 640 tỷ đồng; và cam kết cấp tín dụng cho người mua nhà tại 3 dự án với số tiền 7 tỷ đồng, số tiền đã giải ngân là 6 tỷ đồng.

Cụ thể, Phó Tổng Giám đốc Agribank Phùng Thị Bình cho biết, Agribank đã ký kết hợp đồng tín dụng với 8 dự án nhà ở xã hội, cam kết cho vay 2.500 tỷ đồng và đã giải ngân 400 tỷ đồng. Hiện ngân hàng đang tiếp cận 5 dự án mới, với tổng số tiền khách hàng vay khoảng 2.000 tỷ đồng.

Tương tự, Phó Tổng Giám đốc Phụ trách Ban điều hành VietinBank Đỗ Thanh Sơn chia sẻ, VietinBank đã tham gia 8 dự án (trong đó có 5 dự án đã cấp vốn, đã giải ngân khoảng 427 tỷ đồng) trong số 30 dự án có nhu cầu vay vốn theo gói hỗ trợ này. “VietinBank rất mong muốn thực hiện cho vay hỗ trợ, tuy nhiên còn phụ thuộc nhu cầu tín dụng của khách hàng khi nhiều khách hàng sử dụng vốn tự có”, ông Đỗ Thanh Sơn cho hay.

Theo Tổng Giám đốc BIDV Lê Ngọc Lâm, thực tế các ngân hàng rất muốn cho vay và luôn tìm kiếm, tiếp cận khách hàng để có thể giải ngân gói tín dụng này. Ngay khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chỉ đạo, BIDV đã triển khai đến chi nhánh trong toàn hệ thống, nhưng còn nhiều thủ tục có những vấn đề cần giải quyết nên đến nay mới tiếp cận 8 dự án, phê duyệt 4 dự án và giải ngân hơn 96 tỷ đồng. “Con số phê duyệt đợi giải ngân lớn hơn nhiều nhưng các chủ đầu tư vẫn chưa có nhu cầu giải ngân bởi muốn dùng vốn tự có trước”, ông Lê Ngọc Lâm cho biết.

Tổng Giám đốc Vietcombank Nguyễn Thanh Tùng nhìn nhận, sau khi nhận được chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank đã nhanh chóng triển khai các chương trình công bố sản phẩm, truyền thông rộng rãi về gói hỗ trợ này. Cho đến nay, ngân hàng đang tiếp cận khoảng 21 dự án, bao gồm cả các dự án đã đủ các điều kiện pháp lý và các dự án đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục pháp lý. Vietcombank cũng đã ký hợp đồng tín dụng với 1 khách hàng, với quy mô tín dụng khoảng 500 tỷ đồng. Hiện chưa phát sinh dư nợ, song theo dự kiến đến cuối tháng 6/2024, dư nợ sẽ đạt khoảng 50 tỷ đồng và đến hết năm 2024 là 900 tỷ đồng.

Cần sự vào cuộc đồng bộ

Chương trình 120 nghìn tỷ đồng được triển khai trong gần 10 năm nhằm thực hiện Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội. Vì vậy, để đẩy mạnh giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng, Phó Thống đốc Đào Minh Tú đề nghị cần có sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương quyết liệt đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội, từ đó tạo ra các dự án nhà ở để các ngân hàng thương mại xem xét cho vay.

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) Nguyễn Xuân Bắc, thực tế qua thời gian triển khai, Ngân hàng Nhà nước nhận thấy một số khó khăn, vướng mắc chính cần tháo gỡ. Đó là nguồn cung nhà ở xã hội còn hạn chế. Bên cạnh đó, một số địa phương còn chưa công bố danh mục dự án tham gia chương trình mặc dù Sở Xây dựng đã có văn bản đề nghị. Một số dự án thuộc danh mục được công bố nhưng chủ đầu tư không có nhu cầu vay vốn (do đã hoàn thành hoặc đã vay vốn từ các nguồn khác).

Trong khi đó, các tổ chức tín dụng qua tiếp cận, thẩm định các dự án cũng nhận thấy một số dự án còn gặp vướng mắc về mặt pháp lý, về giải phóng mặt bằng, về thủ tục tính tiền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất… Những vướng mắc về mặt pháp lý cũng là nguyên nhân dẫn tới các tổ chức tín dụng chưa có cơ sở để cấp tín dụng cho chủ đầu tư dự án. Nhiều dự án đang thi công phần móng hoặc đang trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu, chưa khởi công, đang giải phóng mặt bằng… vì vậy chưa đủ điều kiện mở bán sản phẩm.

Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ, tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các dự án nhà ở xã hội rất ít, quá trình thực hiện lại quá dài. Do đó ông Nguyễn Tuấn Anh đề nghị, các địa phương có giao đất sạch cho dự án thực hiện các chương trình phát triển nhà ở xã hội thì doanh nghiệp mới thực hiện đầu tư, giải ngân vốn mới nhanh. Còn theo ý kiến của đại diện Công ty cổ phần Đức Mạnh tại Đà Nẵng, lãi suất cho vay của gói 120 nghìn tỷ đồng còn cao. Hiện mức lãi suất cho vay bình thường là 8-9%/năm nhưng lãi suất của gói vay này đã là 7-8,2%/năm. Mức lãi suất này theo doanh nghiệp là chênh lệch không lớn với mức lãi suất thông thường, do đó đề nghị ngân hàng xem xét giảm mức lãi suất xuống thấp hơn nữa để doanh nghiệp “mặn mà” hơn với việc vay vốn.

Nguồn

Cùng chủ đề

Hội thảo khoa học cuốn sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2006-2020

Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy chủ trì hội thảo. Dự hội thảo có các đồng chí: Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các đồng chí nguyên Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ các khoá XIII, XIV, XV, XVI, XVII.  Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy...

Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Khánh Xuân nhận Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024

Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Khánh Xuân nhận Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024. Tỉnh Tuyên Quang vinh dự có 1 doanh nghiệp được nhận Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024 là Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Khánh Xuân. Sau gần 10 năm hình thành và phát triển, công ty đã từng bước đưa thương hiệu rượu 9 Chum trở thành thương hiệu, doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực sản xuất và...

Agribank Tuyên Quang: Đảm bảo hoạt động thông suốt, an toàn dịp cuối năm

Ông Đào Quang Uy, Phó Giám đốc Agribank Tuyên Quang cho biết: Cuối năm thường là thời điểm tội phạm có chiều hướng gia tăng với nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với cả ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong các hoạt động giao dịch, Agribank Tuyên Quang yêu cầu các phòng ban, bộ phận, chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc luôn...

Một năm vượt bão thành công

Tín hiệu vui từ xuất khẩu nông sản Những ngày đầu tháng 10-2024, lô hàng gồm các sản phẩm nông sản của Tuyên Quang lần đầu tiên làm lễ xuất sang thị trường Anh. Đây là thị trường khó tính với những quy định khắt khe về kiểm dịch thực vật, quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc. Các sản phẩm của tỉnh đã nhận được phản hồi tốt về phía khách hàng...

Sẵn sàng các phương án bảo đảm điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân dịp năm mới

Công nhân Điện lực Tuyên Quang kiểm tra vận hành hệ thống điện Trạm biến áp 110kV Gò Trẩu (TP Tuyên Quang). Nhu cầu sử dụng điện trong dịp cuối năm tăng mạnh, đặc biệt là cho các hoạt động liên quan đến sản xuất và kinh doanh, phục vụ sản xuất cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo các phòng chức năng, các điện lực trực thuộc tổ...

Cùng tác giả

Tuyên Quang siết chặt quản lý nuôi động vật hoang dã

Thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo, tổ chức lực lượng tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý vi phạm về săn bắt, nuôi nhốt động vật hoang dã. Cùng với đó, đơn vị phối hợp với các ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý, bảo vệ, nuôi nhốt động vật hoang dã; hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi động vật...

Quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu Tuyên Quang. Dự hội nghị có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, các ban HĐND tỉnh, các sở, ngành của tỉnh. Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Tuyên Quang. Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV đã thông qua số lượng lớn luật, nghị quyết (18 luật, 4 nghị quyết quy phạm pháp luật và 17 nghị quyết điều hành kinh tế,...

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Đồng chí Trưởng Ban nội chính Tỉnh ủy Phùng Tiến Quân trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tập thể Phòng Công tác cán bộ, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh. Năm 2024, Viện KSND tỉnh đã hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ, nhiều chỉ tiêu công tác đạt và vượt theo chương trình, kế hoạch đề ra; tập trung thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá xác định từ đầu năm. Tình...

Xuân Phả, điệu múa và tích trò cổ nghìn năm ở xứ Thanh

Sức sống trường tồn của một trò diễn Phàm đã là người sống ở đất Xuân Trường thì không ai là không biết đến trò diễn dân gian Xuân Phả và thuộc lòng truyền thuyết về sự ra đời của điệu múa cổ. Chuyện kể là, trên đường dẫn nghĩa quân đi dẹp loạn sứ quân của Ngô Xương Xí ở Bình Kiều Châu Ái (Thanh Hóa ngày nay)- sứ quân cuối cùng trong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ...

Hội thảo khoa học cuốn sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2006-2020

Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy chủ trì hội thảo. Dự hội thảo có các đồng chí: Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các đồng chí nguyên Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ các khoá XIII, XIV, XV, XVI, XVII.  Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy...

Cùng chuyên mục

Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Khánh Xuân nhận Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024

Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Khánh Xuân nhận Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024. Tỉnh Tuyên Quang vinh dự có 1 doanh nghiệp được nhận Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024 là Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Khánh Xuân. Sau gần 10 năm hình thành và phát triển, công ty đã từng bước đưa thương hiệu rượu 9 Chum trở thành thương hiệu, doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực sản xuất và...

12 loại cây lâu năm được chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

Cây dâu tằm được trồng trên đất lúa mang lại thu nhập cao tại xã Tân Long (Yên Sơn). Có 12 loại cây lâu năm gồm: cây cam, cây chanh, cây bưởi, cây phật thủ, cây ổi, cây thanh long, cây na, cây táo, cây chè, cây mía, cây dâu tằm và nhóm dược liệu lâu năm sẽ được chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Sở Nông nghiệp và Phát triển...

Dự án hỗ trợ bò H’Mông: Tạo sinh kế cho người dân

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã xây dựng Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm bò H’Mông trên địa bàn huyện Chiêm Hóa. Thời gian thực hiện dự án trong 5 năm (2024-2028). 60 hộ dân thuộc 2 xã Xuân...

Agribank Tuyên Quang: Đảm bảo hoạt động thông suốt, an toàn dịp cuối năm

Ông Đào Quang Uy, Phó Giám đốc Agribank Tuyên Quang cho biết: Cuối năm thường là thời điểm tội phạm có chiều hướng gia tăng với nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với cả ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong các hoạt động giao dịch, Agribank Tuyên Quang yêu cầu các phòng ban, bộ phận, chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc luôn...

Một năm vượt bão thành công

Tín hiệu vui từ xuất khẩu nông sản Những ngày đầu tháng 10-2024, lô hàng gồm các sản phẩm nông sản của Tuyên Quang lần đầu tiên làm lễ xuất sang thị trường Anh. Đây là thị trường khó tính với những quy định khắt khe về kiểm dịch thực vật, quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc. Các sản phẩm của tỉnh đã nhận được phản hồi tốt về phía khách hàng...

Sẵn sàng các phương án bảo đảm điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân dịp năm mới

Công nhân Điện lực Tuyên Quang kiểm tra vận hành hệ thống điện Trạm biến áp 110kV Gò Trẩu (TP Tuyên Quang). Nhu cầu sử dụng điện trong dịp cuối năm tăng mạnh, đặc biệt là cho các hoạt động liên quan đến sản xuất và kinh doanh, phục vụ sản xuất cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo các phòng chức năng, các điện lực trực thuộc tổ...

Khuyến công đồng hành, hỗ trợ hiệu quả hợp tác xã phát triển

Giai đoạn 2020-2024, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh đã thực hiện hỗ trợ 56 đề án khuyến công quốc gia và địa phương trên địa bàn toàn tỉnh với tổng kinh phí gần 12 tỷ đồng. Các nội dung hỗ trợ được tập trung có trọng tâm, trọng điểm như: Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ mới; hỗ trợ...

20 gian hàng tham gia Phiên chợ trưng bày, kết nối tiêu thụ sản phẩm tại Chiêm Hóa

Đại biểu cắt băng khai mạc phiên chợ. Phiên chợ có trên 20 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh có sản phẩm OCOP; sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày, giới thiệu tại phiên chợ. Phiên chợ là chuỗi hoạt động hưởng ứng phát triển thị trường trong...

Bức tranh kinh tế 2024: Vượt bão ngoạn mục – Bài cuối: Bài học đoàn kết

Bài 1: Kinh tế tăng trưởng cao nhất trong 10 năm Bài 2: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ Đoàn kết vượt bão Trận lũ lịch sử hồi trung tuần tháng 9 được đánh giá là mạnh nhất 30 năm qua. Sự tàn phá của thiên tai đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho tỉnh và tưởng chừng sẽ khó có thể gượng dậy được. Vậy mà bằng nỗ lực, tinh thần đoàn kết một lòng...

Đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp

Ứng dụng công nghệ vào phát triển doanh nghiệp Hiện toàn tỉnh có hơn 2.600 doanh nghiệp. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chú trọng thực hiện đổi mới, đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến vào một số ngành sản xuất công nghiệp mà tỉnh có lợi thế như: Chế biến chè chất lượng cao, sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu, sản xuất giấy, thép, bột đá siêu mịn; sản xuất gạch, cấu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất