Powered by Techcity

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024): Viết về chiến tranh – hướng tới hòa bình

Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ lưu giữ và phát huy những di sản này như thế nào để phục vụ cho công tác sáng tạo văn học nghệ thuật, gửi thông điệp của nhiều thế hệ đi trước cho hôm nay và mai sau.

Hội thảo khoa học toàn quốc “Văn học, nghệ thuật với đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng” tháng 4-2024.

Lịch sử dân tộc ta được hình thành với những cuộc chiến tranh vệ quốc. Bởi quá khứ đau thương, bi hùng, nhiều lần phải đối mặt với những kẻ thù lớn mà chúng ta tạo ra được những giá trị quan trọng với những bài học đắt giá làm hành trang để kiến thiết đất nước. Cũng bởi trải qua chiến tranh mà dân tộc ta trưởng thành. Từ đó, nền văn học nghệ thuật Việt Nam, như một lẽ đương nhiên, gắn bó với chiến tranh. Chiến tranh luôn là một “siêu đề tài” để người sáng tạo gửi gắm vào đó những bài học cuộc đời, triết lý nhân sinh. Ký ức chiến tranh không chỉ liên quan đến đội ngũ những người làm nghệ thuật đã cầm súng ra trận – lớp người ngày càng thưa vắng dần khi chiến tranh đã lùi xa nửa thế kỷ, mà ký ức chiến tranh luôn có trong các thế hệ trẻ, dù cho họ sinh ra trong thời bình. Bầu khí quyển văn học nghệ thuật mà họ sáng tạo và hưởng thụ vẫn luôn còn đâu đó bóng dáng của những cuộc chiến tranh vệ quốc.

Tuy nhiên, có một thực tế cần phải thừa nhận rằng, nếu chúng ta không làm tốt công tác bảo quản, lưu giữ tư liệu thì đến một lúc nào đó, sáng tạo văn học nghệ thuật về chiến tranh chỉ là “đặc quyền” của một bộ phận người đi qua chiến tranh. Người trẻ sẽ ít có cơ hội để hiểu về những gì cha ông mình đã trải qua.

Khi chúng tôi mang thắc mắc này hỏi nhà văn, nhà phê bình Ngô Thảo, ông cho biết: “Điều này vừa đáng lo vừa không đáng lo vì ngay cả những nước “phía bên kia cuộc chiến” cũng “giữ giùm” chúng ta nhiều tư liệu quý. Ví dụ: Trung tâm Lưu trữ Việt Nam tại Đại học Texas Tech (TTU) ở thành phố Lubbock, tiểu bang Texas (Mỹ) hiện là kho tư liệu, bộ sưu tập hiện vật và dữ liệu truyền thông đa phương tiện về chiến tranh Việt Nam vào loại lớn nhất thế giới.

Hiện nay, họ đã số hóa được hơn 10 triệu trang tài liệu, bao gồm tư liệu của cá nhân, quân đội và chính quyền, hình ảnh, các đoạn phim và băng ghi âm, bản đồ và nhiều loại tài liệu khác. Đây là nơi mà nhiều học giả khắp thế giới có thể truy cập. Khi đến Pháp để làm phim tài liệu “Đi tìm dấu tích Ba Vua”, chúng tôi tới một thư viện ở miền Nam nước Pháp, ở đó họ cung cấp cho mình nhiều tư liệu quý về vua Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân. Từng lời khai, từng giấy tờ trao đổi… hàng trăm năm rồi mà nét mực vẫn còn tươi nguyên. Như vậy để thấy, thế giới họ cũng đã giúp chúng ta rất nhiều trong giữ gìn di sản chiến tranh”.

Ở trong nước, chúng ta đã có nhiều nỗ lực trong công tác lưu trữ di sản ký ức chiến tranh. Các bảo tàng đang số hóa nguồn tư liệu, hiện vật giúp cho người tìm kiếm dễ dàng tiếp cận hơn. Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận, việc lưu trữ di sản ký ức chiến tranh của chúng ta chưa có một hệ thống bài bản, vẫn còn vụn vặt, chắp vá. Chúng ta còn thiếu một sự đầu tư nghiêm túc, mang tính hệ thống cho nguồn tư liệu quý này.

Điều đáng nói là phần “ký ức sống” trong những người một thời ra chiến trường vừa cầm súng vừa sáng tạo văn học nghệ thuật. Thế hệ này đã “rơi rụng” nhiều rồi, người còn lại hầu hết đều tuổi cao sức yếu. Một số nhà văn lưu giữ ký ức bằng việc viết hồi ký. Nhưng không phải ai trong số họ cũng có sự chủ động lưu lại những ký ức một thời, do đó, rất cần đến sự hỗ trợ của các tổ chức, cơ quan chuyên môn để ký ức của họ còn sống mãi, giúp ích cho các thế hệ sau trong sáng tạo văn học nghệ thuật.

Cũng theo nhà văn, nhà phê bình Ngô Thảo, đến năm 2025 là tròn 50 năm ngày thống nhất đất nước, cần có một cuộc tổng kết quy mô về các giai đoạn lịch sử của dân tộc, giai đoạn 1930 – 1945, giai đoạn 1945 – 1975. Một cuộc nhìn lại hệ thống để nghiêm túc nhận ra những bài học và cả những sai lầm. Thời gian đủ độ lùi cho những đánh giá khách quan để những bài học chiến tranh luôn còn có ích trong quá trình xây dựng, bảo vệ và kiến thiết đất nước.

Vậy còn những người làm công tác sáng tạo văn học nghệ thuật trẻ tuổi hôm nay, họ phải ứng xử thế nào cho phù hợp với các giá trị di sản chiến tranh? Thiết nghĩ, không cần thiết phải xem việc sáng tạo tác phẩm về đề tài chiến tranh là một “nhiệm vụ” cho thế hệ trẻ. Tại hội thảo “Văn học, nghệ thuật với đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng” do Hội đồng Lý luận văn học nghệ thuật Trung ương tổ chức mới đây, ý kiến của PGS.TS Phạm Thành Hưng rất đáng được chú ý: “Văn học về chiến tranh cách mạng là loại hình văn học chiến hào, do vậy, không phải là dễ viết trong bối cảnh hiện tại. Trên tinh thần ấy, theo tôi, lực lượng vũ trang – chiến tranh cách mạng là đề tài “đất nước phải đặt hàng”, và những cuốn sách về đề tài này sẽ là những cuốn sách riêng ưu tiên hàng đầu cho những người đang cầm súng hôm nay”. Đồng tình với ý kiến này, nhưng tôi có thêm một suy nghĩ. Rằng, không chỉ trong văn học mà trong mọi lĩnh vực nghệ thuật khác, người viết trẻ thường viết về thời đại mình như một lẽ đương nhiên, nhưng có một điều không thể phủ nhận là, di sản ký ức chiến tranh không thể không có trong quá trình họ sống và “cảm nhận thời đại”. Bởi đơn giản, đó là hiện thực đất nước, là lịch sử dân tộc, là câu chuyện văn hóa giúp cho mỗi người trẻ lớn lên, trưởng thành. Họ làm sao có thể sống và sáng tạo ở ngoài những ký ức đó, dù là gián tiếp.

Cũng không nên đặt vấn đề già – trẻ trong sáng tạo nghệ thuật. Vấn đề là mỗi người sẽ sử dụng di sản chiến tranh như thế nào. Ở đây rất cần có bàn tay của các tổ chức, hội nghề nghiệp nhằm tạo điều kiện cho những người làm công tác sáng tạo văn học nghệ thuật có niềm hứng thú về lịch sử của đất nước xưa và nay, để họ tạo ra tác phẩm. Nhìn sang những nước láng giềng, họ có những tác phẩm lớn, giá trị, đầy sức hấp dẫn và luôn luôn mới mẻ về đề tài chiến tranh, lịch sử. Còn ở ta, đánh giá một cách nghiêm túc, lịch sử chưa trở thành một dòng chảy mãnh liệt cho sáng tạo văn học nghệ thuật hôm nay. Chúng ta có nhiều nhà văn viết về chiến tranh nhưng chưa trở thành người viết về lịch sử là bởi họ vẫn viết về thời của họ, vẫn chủ yếu loanh quanh những chuyện cá nhân chứ chưa nhìn thời đại mình bằng con mắt soi chiếu của lịch sử.

Có thể có ai đó sẽ đặt câu hỏi, tại sao phải quan tâm sáng tạo tác phẩm văn học nghệ thuật về chiến tranh, bởi chiến tranh là “bóng ma” đáng sợ với nhân loại. Xin thưa rằng, tất cả các tác phẩm văn học nghệ thuật lớn về chiến tranh từ xưa đến nay, cuối cùng cũng là để chỉ cho con người nhìn ra giá trị của hòa bình. Đây là một trong những thông điệp nhân văn nhất mà di sản ký ức chiến tranh để lại. Nói điều này để thấy rằng, trong cuộc sống hòa bình hôm nay, mỗi người được sống nhiều hơn cho cá nhân mình, nhưng mong sao mỗi người trong chúng ta, đặc biệt là người sáng tạo vẫn luôn quan tâm đến số phận đất nước, số phận dân tộc, để xứng đáng với sự hy sinh của những lớp người đi trước. Bởi tâm nguyện của những thế hệ đi qua chiến tranh bao giờ cũng vậy, là mong sao cho con cháu mình không phải tiếp tục sống bằng những ký ức chiến tranh mới.

Nguồn

Cùng chủ đề

Toàn cảnh Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.   Các đại biểu quốc tế tham dự Lễ kỷ niệm. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm. Đồng chí Phạm Đức Cư, đại diện chiến sĩ Điện Biên và các lực lượng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ phát biểu. Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm...

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, vượt qua những thách thức, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày Diễn văn tại Lễ kỷ niệm. (Ảnh: TTXVN) Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam! Kính thưa các bậc lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động! Thưa quý vị đại biểu, khách quý cùng toàn thể đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài! Hôm nay, trong...

Đẩy mạnh hợp tác kết nối kinh tế Việt Nam và Campuchia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Vương quốc Campuchia Neth Savoeun. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiệt liệt chào mừng và cảm ơn Phó Thủ tướng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Hoàng gia Campuchia sang Việt Nam và dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là thắng lợi chung của ba nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại các phần mộ liệt sĩ ở Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1. Được xây dựng năm 1958 và nhiều lần sửa chữa, nâng cấp, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia A1 cách điểm Di tích lịch sử Đồi A1 khoảng 100m về phía nam, là nơi yên nghỉ của 644 chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Thủ tướng Phạm Minh Chính...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. (Ảnh: DUY LINH) Cùng dự có các đồng chí nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước: Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; các nguyên Chủ tịch nước: Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang và Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; các đồng chí Ủy...

Cùng tác giả

Triển khai thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Tuyên Quang và An Giang

Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang và Sở Công Thương tỉnh An Giang triển khai các nội dung thỏa thuận, hợp tác phát triển về lĩnh vực công thương. Tại hội nghị, Sở Công Thương 2 tỉnh đã cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về quản lý và phát triển cụm công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, công tác lập các kế hoạch, chính sách để đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo từng lĩnh vực; tạo điều kiện thuận...

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình điện

Dự án đường dây, trạm biến áp 110kV Tuyên Quang 2, tại tổ 7, phường Mỹ Lâm (TP Tuyên Quang) có quy mô gần 1ha, tổng mức đầu tư trên 70 tỷ đồng do Tổng Công ty Điện lực miền Bắc làm chủ đầu tư và giao cho Ban Quản lý dự án lưới điện trực tiếp quản lý, điều hành dự án. Quy mô dự án, gồm có nhà điều hành, 2 máy biến áp 40MVA, 50m đường...

Cụm thi đua số 3 Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổng kết công tác thi đua

Các đại biểu dự hội nghị. Năm 2024, Cụm thi đua số 3 đã tổ chức các phong trào thi đua có nhiều đổi mới. Ngoài việc tổ chức thực hiện các phong trào thi đua do ngành và địa phương phát động, nhiều đơn vị đã phát động các phong trào thi đua trong nội bộ đơn vị. Các cuộc thi đua hướng trọng tâm vào nội dung hoàn thành tốt các chỉ tiêu nghiệp vụ trong quá trình...

Sẽ có tiêu chí cho nông dân làm nông nghiệp hướng tới mục tiêu Net Zero

Trồng dâu phát thải thấp cũng có thể bán tín chỉ carbon Tại diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”, hôm nay (24/11), ông Nguyễn Quốc Huy – Giám đốc HTX nấm Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cho biết, HTX đang đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng dâu nuôi tằm tại một số tỉnh vùng núi như: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái...

ĐBQH tỉnh thảo luận dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đồng chí Ma Thị Thúy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đề nghị bổ sung một số hành vi khác bị nghiêm cấm theo tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn chúc mừng các nhà giáo tiêu biểu

Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng 19-11, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã thăm, chúc mừng Nhà giáo ưu tú Ngô Thục Lâm, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và Nhà giáo Phạm Kiêm Toàn, nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Tuyên Quang. Cùng đi có lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Văn phòng UBND tỉnh. Chủ tịch...

Khánh thành Trường THPT Chuyên Tuyên Quang tại địa điểm mới

Sáng 18-11, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ khánh thành Dự án Xây dựng Trường THPT Chuyên Tuyên Quang và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982-20-11-2024). Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các đại biểu dự buổi lễ. Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nông Thị Bích Huệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên...

Trường Đại học Tân Trào khai giảng năm học mới

Sáng 18-11, Trường Đại học Tân Trào long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024-2025; kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024); công bố quyết định và trao chứng nhận kiểm định cơ sở giáo dục; vinh danh tiến sỹ trường Đại học Tân Trào lần thứ VII. Dự lễ khai giảng có đồng chí Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Đồng chí Phó...

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Trang dự Ngày hội Đại đoàn kết tại thôn Thác Lường

Chiều 17-11, đồng chí Nguyễn Hồng Trang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy dự Ngày hội Đại đoàn kết tại thôn Thác Lường, xã Bình Xa (Hàm Yên). Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Trang dự Ngày hội Đại đoàn kết tại thôn Thác Lường. Thôn Thác Lường có 98 hộ với 400 nhân khẩu, gồm 6 dân tộc sinh sống. Năm qua, phát huy tinh...

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Ma Thế Hồng dự Ngày hội Đại đoàn kết tại thôn Thị

Sáng 17-11, Đồng chí Ma Thế Hồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Thị, xã Hùng Đức (Hàm Yên).  Đồng chí Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Ma Thế Hồng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Thị. Thôn Thị hiện có 106 hộ, với 416 nhân khẩu, trong đó trên 95% số hộ đạt Gia...

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nông Thị Bích Huệ dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Chân Sơn

Sáng 17-11, đồng chí Nông Thị Bích Huệ, Ủy viên Ban Thường Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Khu dân cư thôn Tân Sơn, xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn. Đồng chí Nông Thị Bích Huệ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy dự Ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc Khu dân cư thôn Tân...

Tuyên Quang tham gia Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính lần thứ VII

Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đoàn tham gia Liên hoan. Liên hoan có sự tham dự của các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên là đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái đang sinh sống, học tập, làm việc tại địa bàn 15 tỉnh, thành phố, gồm: Hà Nội, Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm...

Khánh thành 10 ngôi nhà Nhân ái tại xã Trung Hà (Chiêm Hóa)

Sáng 16/11, Báo Dân trí phối hợp với UBND huyện Chiêm Hóa, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức Lễ khánh thành 10 ngôi nhà nhân ái tại xã Trung Hà (Chiêm Hóa). Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Phạm Tuấn Anh, Tổng biên tập Báo Dân trí. Các đại biểu dự lễ khánh thành. Đại biểu tỉnh Tuyên Quang có...

Trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang khai giảng năm học 2024 – 2025

Sáng 16/11, Trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang đã tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024). Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Việt Phương và các đại biểu thực hiện nghi lễ chào cở, hát quốc ca tại Lễ khai giảng Dự buổi lễ có các đồng chí: Hoàng Việt Phương, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh,...

Hội thảo “Thúc đẩy các nghiên cứu đa ngành về xu hướng mới và đổi mới trong giáo dục nhằm đạt được mục tiêu...

Ngày 15-11, trường Đại học Tân Trào phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế đa ngành (ICMR) lần thứ 12 với chủ đề "Thúc đẩy các nghiên cứu đa ngành về xu hướng mới và đổi mới trong giáo dục nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững".  Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân và các đại biểu dự...

Tin nổi bật

Tin mới nhất