Powered by Techcity

Khơi nguồn lực để bứt phá


Xây dựng hạ tầng, tạo đòn bẩy kinh tế

Phát triển hạ tầng giao thông là một trong 5 nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra nhằm thực hiện mục tiêu đưa Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển toàn diện và bền vững của khu vực miền núi phía Bắc. Tỉnh đã và đang huy động nhiều nguồn lực, ưu tiên cho phát triển hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng của tỉnh. Nhiều công trình, dự án trọng điểm được khởi công, hoàn thành đưa vào sử dụng nhằm kết nối giao thông để liên kết vùng, tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo sự đột phá, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, như: Hoàn thành đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ, kết nối cao tốc Nội Bài – Lào Cai; đường trục phát triển từ thành phố Tuyên Quang đi trung tâm huyện Yên Sơn; khởi công xây dựng dự án đường cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang (giai đoạn 1); đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Tuyên Quang, các trục phát triển của huyện Sơn Dương, huyện Hàm Yên… Đây đều là những động lực quan trọng thúc đẩy giao thương, tăng lợi thế thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch của tỉnh.

Dự án Vinpearl Mỹ Lâm Tuyên Quang đang được đầu tư xây dựng.

Tỉnh cũng chú trọng đến việc phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế để thu hút đầu tư. Hạ tầng công nghiệp được xây dựng hiện đại, tạo nền tảng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước có thể tiếp cận thuận lợi và triển khai dự án. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã thành lập 2 khu công nghiệp tổng diện tích là 323 ha và 6 cụm công nghiệp, tổng diện tích 375 ha. Theo Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Tuyên Quang sẽ thành lập mới 6 khu công nghiệp, 18 cụm công nghiệp.

Hạ tầng giao thông cũng mở đường cho du lịch Tuyên Quang tăng tốc. Để du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, Tuyên Quang tập trung nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào cơ bản đáp ứng các tiêu chí Khu du lịch Quốc gia; Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm là khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp; xây dựng, phát triển Lễ hội Thành Tuyên là sản phẩm du lịch đặc trưng, riêng có, mang thương hiệu cấp quốc gia; danh thắng quốc gia đặc biệt Na Hang – Lâm Bình là trung tâm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch khám phá có thương hiệu cấp quốc gia.

Cải cách hành chính, thu hút đầu tư

Thời gian qua, tỉnh tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), chuyển đổi số, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, hấp dẫn, thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp, đầu tư, kinh doanh và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Chỉ số CCHC của tỉnh không ngừng được cải thiện. Năm 2023 chỉ số CCHC của tỉnh đạt 88,46%, xếp thứ 16/63 tỉnh, thành phố (tăng 3,12%, tăng 16 bậc so với năm 2022). Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt 82,83%, xếp thứ 26/63 tỉnh, thành phố (tăng 1,11% so với năm 2022).

Sự vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương trong việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đã tạo ra một môi trường kinh doanh thân thiện và hấp dẫn, giúp thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh. Tỉnh đã chủ động, tích cực làm việc với các tập đoàn, doanh nghiệp có uy tín, năng lực như: Tập đoàn VinGroup, Tập đoàn Danko, Tập đoàn Flamigo, Công ty Cổ phần EREX (Nhật Bản), Công ty TNHH WooJin Vina Korea, Công ty TNHH Tarpaulin JoYoung Vina… Đến nay đã thu hút được 21 dự án đầu tư vào khu công nghiệp, 29 dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 3.300 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 10.000 lao động tại địa phương. Trong 7 tháng đầu năm tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập mới cho 175 doanh nghiệp với số vốn đăng ký trên 1.060 tỷ đồng. Hiện nay, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lên 2.792 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký trên 35.831 tỷ đồng.

Nhờ đó, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đã có sự cải thiện đáng kể qua từng năm. Kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển khá, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 – 2023 đạt trên 7,6%, tính riêng 6 tháng đầu năm 2024 tăng 8,84% (xếp thứ 6/63 tỉnh, thành phố; xếp thứ 2/14 các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ). Trong 7 tháng đầu năm thu hút gần 2 triệu lượt khách du lịch, tăng 3,6% so với cùng kỳ.

Sản xuất tại Nhà máy may MYB Tuyên Quang.

Tiếp tục tạo đà tăng trưởng

Để tiếp tục thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, tạo đà bứt phá trong thời gian tới, tỉnh tập trung phát triển một số ngành công nghiệp thế mạnh như, công nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp; công nghiệp may, da giày; công nghiệp phụ trợ, thủy điện, chế biến. Với mục tiêu “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, tỉnh tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình, dự án trọng điểm có tác động liên vùng và có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp để tạo mặt bằng sạch, có hệ thống xử lý nước thải, chất thải để thu hút các dự án vào cụm công nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời, tỉnh có những định hướng và đầu tư lâu dài về du lịch, qua đó, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương nhằm phát triển du lịch một cách bền vững, hiệu quả cao…

Về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, tỉnh tập trung vào vùng sản xuất hàng hóa, sản phẩm chủ lực của tỉnh gắn với xây dựng nông thôn mới. Địa phương chú trọng xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, mô hình liên kết giữa doanh nghiệp, Hợp tác xã và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ nông sản; tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, chú trọng nội dung tiêu chí nông thôn mới ở cấp thôn, bản và hộ gia đình…

Tỉnh tiếp tục đầu tư hạ tầng du lịch tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, dự án Làng văn hóa du lịch và phát huy giá trị lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào; triển khai các Đề án, Chương trình, kế hoạch phát triển du lịch góp phần mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, tạo thêm việc làm cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và đóng góp một phần cho ngân sách, thực hiện mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

Với chiến lược phát triển đồng bộ, tận dụng tốt các nguồn lực và tiềm năng sẵn có, tỉnh Tuyên Quang đang vươn mình mạnh mẽ, trở thành một trong những địa phương tiên phong trong phát triển kinh tế – xã hội bền vững trong khu vực. Sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa, môi trường sẽ là nền tảng vững chắc để Tuyên Quang tiếp tục bứt phá trong tương lai.



Nguồn: https://baotuyenquang.com.vn/khoi-nguon-luc%C2%A0de-but-pha-197555.html

Cùng chủ đề

Những kết quả toàn diện

Toàn tỉnh đã có 70/121 xã đạt chuẩn NTM Thực hiện Nghị quyết số 55/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, đến nay, toàn tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành bê tông hóa 901,08km đường giao thông nông thôn và đường nội đồng trong tổng số 1.080km của kế hoạch cả giai đoạn; xây dựng được 161/200 cây cầu của cả giai đoạn. Dự kiến hết năm 2024 đường thôn sẽ được bê tông hóa đạt trên 80%, đường nội đồng sẽ bê...

Chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất và hiệu quả – Bài cuối: Phát triển kinh tế số và thúc đẩy đổi...

>> Bài 1: Bắt kịp xu thế >> Bài 2: Xây dựng chính quyền số Đồng bộ giải pháp thúc đẩy kinh tế số Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác thu hút đầu tư, thu hút các doanh nghiệp công nghệ số, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử và sản xuất thông minh. Tuyên Quang đã sớm ký kết thỏa thuận hợp tác với...

Quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Nhà thầu huy động máy móc, thiết bị khẩn trương thi công tuyến đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn qua xã Tứ Quận (Yên Sơn). Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo người đứng đầu các các Sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, các chủ đầu tư xây dựng công trình, theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, chủ động rà soát, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và phối hợp chặt...

Bí thư Thành ủy Tạ Đức Tuyên dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư tổ 15, phường An...

Bí thư Thành ủy Tạ Đức Tuyên tặng hoa và quà cho đại diện Tổ dân phố 15. Khu dân cư tổ 15 có 226 hộ, 852 nhân khẩu. Có 7 dân tộc anh em cùng chung sống. Kinh tế của người dân trong tổ ổn định, mức sống khá trở lên chiếm khoảng 70%; không có hộ nghèo. Năm 2024, còn 1 hộ cận nghèo. Trong đợt mưa bão số 3 vừa qua, người dân trong tổ đã đoàn kết, tích cực tham...

Ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Tuyên...

Tới dự có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh; UBND huyện Lâm Bình, Sơn Dương; các doanh nghiệp, Hợp tác xã tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Đại biểu tham quan trưng bày các sản phẩm OCOP tiêu biểu tỉnh Tuyên Quang xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Tại Hội nghị, các đại biểu đã được giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Tuyên Quang, các cơ hội đầu tư và các chính sách khuyến khích, ưu đãi...

Cùng tác giả

Sẽ có tiêu chí cho nông dân làm nông nghiệp hướng tới mục tiêu Net Zero

Trồng dâu phát thải thấp cũng có thể bán tín chỉ carbon Tại diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”, hôm nay (24/11), ông Nguyễn Quốc Huy – Giám đốc HTX nấm Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cho biết, HTX đang đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng dâu nuôi tằm tại một số tỉnh vùng núi như: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái...

ĐBQH tỉnh thảo luận dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đồng chí Ma Thị Thúy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đề nghị bổ sung một số hành vi khác bị nghiêm cấm theo tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và...

Tuyên Quang bảo tồn phát huy các di sản văn hóa các DTTS để thu hút du lịch

Trang bị kiến thức văn hóa cho người dân Dịp Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11) năm nay, các câu lạc bộ (CLB) sinh hoạt văn hóa dân gian và đội văn nghệ truyền thống ở các thôn, làng trên địa bàn huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) rộn ràng biểu diễn những tiết mục múa, hát giao lưu mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Tày, Mông, Dao, Cao Lan… Đây là những tiết...

Chủ động triển khai đồng bộ có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản

Các địa phương, chủ cơ sở chăn nuôi cần chủ động tổ chức, thực hiện có hiệu quả các biện pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ sản nhằm ngăn chặn, khống chế không để dịch bệnh phát sinh, lây lan trên địa bàn, góp phần đảm bảo sản xuất chăn nuôi phát triển ổn...

Kết nối cung – cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị. Hội nghị nhằm đẩy mạnh các hoạt động tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh Tuyên Quang trên kênh phân phối truyền thống, xuất khẩu cũng như thúc đẩy thương mại điện tử. Sở Công Thương tổ chức hội nghị kết nối cung...

Cùng chuyên mục

Chủ động triển khai đồng bộ có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản

Các địa phương, chủ cơ sở chăn nuôi cần chủ động tổ chức, thực hiện có hiệu quả các biện pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ sản nhằm ngăn chặn, khống chế không để dịch bệnh phát sinh, lây lan trên địa bàn, góp phần đảm bảo sản xuất chăn nuôi phát triển ổn...

Kết nối cung – cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị. Hội nghị nhằm đẩy mạnh các hoạt động tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh Tuyên Quang trên kênh phân phối truyền thống, xuất khẩu cũng như thúc đẩy thương mại điện tử. Sở Công Thương tổ chức hội nghị kết nối cung...

Tăng cường đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư...

Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh còn rất nhiều khối lượng phải thực hiện để hoàn thành trong năm 2025 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, đến nay nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của tỉnh mới đạt 43,3%, không đáp ứng yêu cầu đã đặt ra. Đặc biệt là số vốn năm 2023 được phép kéo dài thời gian thực...

Khai mạc Chương trình trưng bày giới thiệu thương mại, du lịch, làng nghề vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền...

Một tiết mục văn nghệ tại buổi khai mạc. Chương trình có quy mô trên 100 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh có sản phẩm đặc trưng vùng miền, địa phương, sản phẩm OCOP; tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; thủ công mỹ nghệ, nông sản, thực phẩm, ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Các đại biểu cắt băng khai mạc. Đây là chuỗi hoạt...

Hội thao Khối thi đua kinh tế năm 2024

 Ban tổ chức Hội thao trao giải nhất bóng chuyền hơi cho Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang. Tham dự hội thao có 124 vận động viên của 11 cơ quan, đơn vị trong khối, tham gia thi đấu ở 4 môn: cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền hơi và cờ tướng. Kết thúc hội thao, Ban tổ chức đã trao 12 giải nhất, 12 giải nhì, 12 giải ba và 2 giải phong trào cho các đội tham...

Ngân hàng số Vikki mở 4.000 tài khoản miễn phí cho người dân xã Xuân Vân

 Ngân hàng số Vikki tư vấn quản lý tài chính cá nhân, mở tài khoản và tặng 300.000 đồng vào tài khoản cho người dân xã Xuân Vân. Trong 3 ngày triển khai chương trình, Ngân hàng số VikkiDba đã mở khoảng 4.000 tài khoản miễn phí cho người dân xã Xuân Vân, cung cấp tư vấn quản lý tài chính cá nhân và tặng 300.000 đồng vào tài khoản nhằm hỗ trợ bà con chủ động chi tiêu thiết yếu...

20 gian hàng bán và giới thiệu sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu các tỉnh

Khách thưởng thức ẩm thực tại các gian hàng. Chương trình có quy mô  20 gian hàng bán và giới thiệu các sản phẩm nông sản, đặc sản tiêu biểu của tỉnh Tuyên Quang và các tỉnh lân cận. Hoạt động nhằm  tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất sản phẩm  OCOP, hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu, hàng Việt Nam chất lượng cao... trên địa bàn tỉnh và các tỉnh, thành...

Khởi động dự án và đánh giá chất lượng cảm quan vịt bầu Minh Hương

Các đại biểu đánh giá chất lượng cảm quan sản phẩm vịt bầu Minh Hương. Vịt bầu Minh Hương là giống vịt bầu bản địa có từ lâu đời ở xã Minh Hương. Giống vịt bầu được nuôi thả tự nhiên từ nguồn nước suối của cánh rừng đặc dụng Cham Chu và ăn nguồn thức ăn tự nhiên của sông suối nên thịt thơm ngon đặc trưng, được người tiêu dùng ở nhiều địa phương ưa chuộng. Trong những...

Cấp mã số vùng trồng: Minh bạch hóa lâm sản xuất khẩu

Minh bạch thông tin rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS) vừa phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao chứng nhận cấp mã số vùng trồng rừng nguyên liệu cho Công ty TNHH Lâm nghiệp Yên Sơn. Mã số được cấp có diện tích 1ha, trồng thuần keo lai từ năm 2022, thuộc vùng trồng rừng nguyên liệu Đội 821, xã Đạo Viện (Yên Sơn). Thông tin về tọa độ vùng trồng được xác định chính...

Công ty cổ phần Xi măng Tân Quang: Chuyển đổi số – Tạo đà phát triển bền vững

Kho nguyên liệu của công ty. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số đã trở thành một xu hướng không thể đảo ngược, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, tối ưu hóa quy trình sản xuất và tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Công ty cổ phần Xi măng Tân Quang-VVMI, một trong những đơn vị hàng đầu trong ngành sản xuất xi măng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất