Powered by Techcity

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) được UNESCO ghi danh là Di sản thiên nhiên thế giới. (Ảnh K.T)

Điều này giúp bạn bè quốc tế hiểu biết hơn về một Việt Nam giàu bản sắc, một mô hình thành công về đổi mới, hội nhập và cũng là một đất nước phát triển theo hướng xanh, bền vững, có năng lực đổi mới sáng tạo.

Danh hiệu UNESCO ở Việt Nam bao gồm danh sách các di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới, di sản tư liệu thế giới, công viên địa chất toàn cầu, di sản văn hóa phi vật thể… đã được UNESCO ghi danh. Trong hệ thống các danh hiệu của UNESCO, di sản thế giới là danh hiệu danh giá nhất và lâu đời nhất.

Sở hữu tám di sản văn hóa vật thể, 15 di sản văn hóa phi vật thể, chín di sản tư liệu và ba “thành phố sáng tạo toàn cầu” được UNESCO ghi danh, Việt Nam tự hào là một trong những quốc gia có nền văn hóa phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc…, đóng góp quan trọng vào kho tàng văn hóa nhân loại.

Thách thức giữa bảo tồn và phát triển

Những năm qua, việc bảo tồn và phát huy giá trị danh hiệu UNESCO của Việt Nam đạt được nhiều thành tựu. Các danh hiệu UNESCO là cấu thành quan trọng hình thành thương hiệu mỗi địa phương và đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội thông qua thu hút khách du lịch, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng xanh.

Các di sản văn hóa sau khi được UNESCO ghi danh đã trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo nên thương hiệu cho các địa phương có di sản, góp phần nâng cao đời sống cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam.

Du khách tham quan phố cổ Hội An. (Ảnh THANH TRÚC)

Phố cổ Hội An (Quảng Nam) – Di sản văn hóa thế giới, đã có những thay đổi tích cực, trở thành thương hiệu du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân – chủ nhân của di sản; đồng thời tăng thêm điều kiện để bảo tồn, tu bổ di tích; trở thành nền tảng, hành trang để Hội An vững bước phát triển kinh tế-xã hội.

Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình), thời điểm lập hồ sơ đề cử vào năm 2012 chỉ có hơn 1 triệu lượt khách/năm, đến năm 2019 (sau 5 năm được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới) đã thu hút tới 6,3 triệu lượt du khách.

Năm 2019, riêng tám di sản văn hóa và di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam đã đón hơn 21,3 triệu lượt du khách, trong đó có 10,6 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu từ bán vé tham quan và phí dịch vụ trực tiếp đạt 3.123 tỷ đồng…

Việc khai thác nguồn lực di sản văn hóa còn kéo theo sự phát triển của nhiều yếu tố khác như kết cấu hạ tầng, dịch vụ, sự mở rộng giao lưu và gia tăng các dòng chảy hàng hóa, lao động,… tạo ra sự phát triển bao trùm và hài hòa.

Với những nỗ lực trong bảo tồn và phát huy giá trị các danh hiệu, Việt Nam được đánh giá là “điển hình mẫu mực” của mô hình hài hòa giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch bền vững, phát triển kinh tế và sinh kế của người dân.

Nhưng bên cạnh những thành công, một số địa phương sở hữu danh hiệu UNESCO vẫn đang trăn trở và đối mặt thách thức giữa bảo tồn và phát triển. Phát triển kinh tế nhiều lúc không khớp nhịp với bảo tồn và phát huy giá trị danh hiệu.

Nhận thức về di sản, bảo vệ môi trường, gắn việc bảo tồn di sản văn hóa với phát triển bền vững chưa thật sự thấm sâu vào hành động của các nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân; đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ bởi các tác động tiêu cực từ thiên tai, biến đổi khí hậu luôn hiện hữu.

Việc ứng dụng công nghệ số trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản còn hạn chế. Thách thức lớn nhất là làm thế nào để hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn các di sản văn hóa, thiên nhiên, địa chất, sinh quyển.

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc cho biết, tỉnh luôn xác định quan điểm phát triển bền vững dựa trên nền tảng các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, nhất là về hệ thống di sản văn hóa và thiên nhiên, các danh hiệu UNESCO.

Ninh Bình lựa chọn mô hình cơ cấu kinh tế phù hợp với chức năng “đô thị di sản”, đủ khả năng loại trừ kiểu công nghiệp hóa cổ điển gây tổn thương cho di sản văn hóa, xung đột với bảo vệ môi trường sống; loại trừ các biểu hiện chạy đua theo mô hình phát triển cơ cấu dân cư đô thị tập trung vượt quá khả năng chịu tải của “đô thị di sản”; loại trừ các kiểu đô thị “nén”, “bê-tông hóa” làm phá vỡ môi trường cảnh quan của đô thị di sản, chỉ cho phép độ kết tụ nhà ở và hạ tầng với mật độ thấp, bảo tồn các kiến trúc truyền thống, không gian, môi trường sống thuận thiên.

Các giá trị đặc sắc, tiêu biểu toàn cầu của Di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch nằm trọn trong Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Và Ninh Bình đang bắt tay xây dựng các khung tiêu chuẩn, khung pháp lý cùng các chính sách phù hợp với đặc trưng, vai trò và thực tiễn của địa phương sở hữu di sản, làm cơ sở hoạch định chiến lược quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển bền vững.

Các chuyên gia cho rằng, cần chính sách đặc thù bảo đảm chuyển đổi sinh kế bền vững cho người dân trong các vùng di sản, vừa chuyển dịch cơ cấu lao động, vừa bảo tồn được các không gian di sản, nhất là vùng lõi di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Kiến tạo nên mô hình sinh kế gắn với mô hình cư trú phù hợp của cộng đồng cư dân sinh sống trên các không gian di sản.

Các vấn đề như cơ chế, chính sách đặc thù trong huy động, phân bổ các nguồn lực đầu tư cho phát triển bền vững các “đô thị di sản”, từ các cơ chế, chính sách giải phóng nguồn lực đất đai, tài chính, tự nhiên đến nguồn lực con người, nguồn lực văn hóa; thúc đẩy kết nối các loại nguồn lực cho phát triển, khắc phục các mâu thuẫn, xung đột giữa yêu cầu bảo tồn và phát triển.

Trong đó, đặc biệt quan tâm cơ chế phân quyền quản lý cho địa phương đối với các vấn đề đất đai, di sản, vay, trả nợ, kể cả vay quốc tế… để đầu tư cho phát triển khi đã tự cân đối thu-chi ngân sách.

Có cơ chế đặc thù bảo đảm phục dựng và bảo tồn các công trình trong di tích lịch sử-văn hóa, bảo vệ và thúc đẩy đa dạng sinh học, nâng tầm giá trị di sản UNESCO đã vinh danh, thúc đẩy hợp tác, kết nối giữa các địa phương giành được danh hiệu của UNESCO…

Đưa danh hiệu UNESCO thành nguồn lực phát triển

Việc gắn kết các danh hiệu UNESCO chính là điểm thu hút đầu tư, làm nên thương hiệu địa phương; đồng thời, phát huy giá trị của danh hiệu để phát triển bền vững.

Một số địa phương hiện đang thực hiện tốt điều này, như Huế – “thành phố một điểm đến, bảy di sản” và Hà Nội vừa là “thành phố vì hòa bình”, “thành phố sáng tạo” vừa có Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long. Phương hướng bảo tồn, phát triển này cũng được UNESCO đánh giá cao.

Hiện, Ninh Bình cũng đề xuất tầm nhìn đô thị di sản thiên niên kỷ, hay Hội An là đô thị du lịch quốc gia. Đây là tầm nhìn của các địa phương trong quá trình đưa vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của mình. Để tạo nên sức mạnh tổng hợp cũng cần gắn kết các di sản trong nước với nhau.

Việt Nam hiện đã có Câu lạc bộ các Di sản thế giới. Vấn đề là các di sản cần gắn kết, chia sẻ kinh nghiệm với nhau, đồng thời câu lạc bộ di sản của Việt Nam cũng kết nối với các di sản thế giới của khu vực và trên toàn cầu.

Các danh hiệu UNESCO danh giá mang đặc trưng quốc gia, nhưng cũng được xem là tài sản của nhân loại. Danh hiệu này đều được các nước coi là nguồn lực, tiềm lực thu hút du lịch, phục vụ mô hình phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Làm sao để cân bằng giữa phát triển, giữa bảo tồn và phát huy các giá trị, danh hiệu, biến di sản thành tài sản, tiềm lực thành nguồn lực, thực sự phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội? Bởi danh hiệu được UNESCO tôn vinh chỉ là bước quan trọng có tính khai mở, làm tiền đề, nền tảng.

Các bước tiếp theo cần phải có chính sách quản lý, truyền thông quảng bá di sản, xã hội hóa việc bảo tồn phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO, gắn với các mục tiêu định hướng mang tầm vóc quốc tế, tính phổ quát của nhân loại như: phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, tiến bộ, hiện đại, nhân văn…

Vì thế cần tiếp tục đổi mới tư duy mạnh mẽ về phát huy vai trò giá trị danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững và nâng cao vị thế quốc gia; có kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị, tận dụng hiệu quả các danh hiệu với tiêu chí đánh giá cụ thể cho phát triển bền vững.

Ở tầm quốc gia, cần gắn kết trong tổng thể chính sách phát triển kinh tế-xã hội. Việt Nam hiện là một trong 11 quốc gia được UNESCO lựa chọn để triển khai thí điểm xây dựng bộ chỉ số văn hóa gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trên 22 tiêu chí.

Ở tầm địa phương, có thể lồng ghép vào các đề án chiến lược phát triển du lịch, hợp tác đầu tư. Chẳng hạn, Hà Nội hiện đang là thành phố sáng tạo toàn cầu và cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa (tầm nhìn đến năm 2045) với các chỉ tiêu rất cụ thể.

Bên cạnh đó, mô hình hợp tác công-tư và tăng cường quan hệ đối tác nhiều bên trong bảo tồn, phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO cần được thúc đẩy.

Điều không thể thiếu là việc tận dụng lợi thế của công nghệ số trong thúc đẩy truyền thông (với bảo tàng số, tour tham quan, QR Code, nghệ thuật thị giác đương đại…) để tăng cường hiệu quả tuyên truyền; giới thiệu các danh hiệu qua các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Twitter, Instagram…), hoặc xây dựng sơ đồ các danh hiệu UNESCO. Chiến lược quảng bá Việt Nam cũng cần có trọng tâm, trọng điểm và sức thu hút ở tầm quốc tế.

Tập trung vào 4-5 lĩnh vực, tại 4-5 địa bàn, với các hình ảnh và thương hiệu Việt Nam có chất lượng và hiệu quả; hoặc thông qua việc Việt Nam tổ chức các hội nghị quốc tế tầm toàn cầu – trở thành dịp để quảng bá hình ảnh giới thiệu về một Việt Nam đổi mới sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc như sắp tới, chúng ta sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu châu Á-Thái Bình Dương và cùng UNESCO kỷ niệm 300 năm Ngày sinh của danh nhân Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác…

Các di sản văn hóa giá trị là tài sản quý báu được quan tâm, bảo tồn và phát huy, đã góp phần quan trọng vào việc giáo dục lịch sử-văn hóa, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc; góp phần xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia, truyền bá các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ quan trọng của di sản văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Vì thế, Nhà nước cần quan tâm, có chính sách, chiến lược thích hợp đầu tư đúng, đủ, kịp thời; đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn giỏi, kể cả cán bộ truyền thông; bố trí người quản lý đủ tầm, tâm, tài, nhiệt huyết; cung cấp tài chính đúng công việc, theo kết quả đầu ra; thưởng phạt đúng, để các di sản, nhất là di sản được UNESCO tôn vinh ngày càng phát huy vai trò trong phát triển bền vững.

Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà là sự nghiệp của toàn dân, của tất cả các tổ chức và cá nhân trong xã hội, trong đó, Nhà nước đóng vai trò tạo ra khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách; còn nhân dân đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ, gìn giữ, lưu truyền và phát huy giá trị.

Nguồn

Cùng chủ đề

Trải nghiệm mới tại Lễ hội đền Hùng năm 2024

Trải nghiệm mới tại Lễ hội đền Hùng năm 2024Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch...

Cùng tác giả

Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Thị Nga chủ trì cuộc họp. Dự cuộc họp có các đồng chí: Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh. Cuộc họp Thường trực Tỉnh ủy đã tập trung xem xét...

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức Ngày Thơ Việt Nam

Các đại biểu dự Ngày Thơ Việt Nam tại Tuyên Quang. Dự Ngày thơ Việt Nam có PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng lý luận - Phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương; NSND Vương Duy Biên, Phó Chủ tịch Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam; Sở Văn hoá, Thể thao...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quan trọng nhất là chăm lo đời sống cho Nhân dân

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Thị Nga báo cáo với Tổng Bí thư về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Dự buổi làm việc, về phía Trung ương có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ...

Nhộn nhịp thị trường vàng ngày vía Thần Tài

Mẫu mã đa dạng Để phục vụ nhu cầu mua sắm vàng dịp đầu năm và trong ngày vía thần tài, các cửa hàng kinh doanh vàng bạc, đá quý trên địa bàn TP. Tuyên Quang như: Cửa hàng vàng bạc Tuấn Anh, Kim Dung, Minh Dung, Giang Sơn, PNJ… đều chủ động lượng lớn vàng và mẫu mã đa dạng. PNJ ra mắt bộ sưu tập Xuân - Thần Tài 2025 với hàng loạt thiết kế trang sức và...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư Nguyễn Chí Dũng kiểm tra tiến độ dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang

Đón tiếp và cùng đi với đoàn có các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu...

Cùng chuyên mục

Du lịch về nguồn – loại hình thế mạnh của ngành “công nghiệp không khói” Việt Nam

Đông đảo khách du lịch ghé thăm điểm đầu đường Hồ Chí Minh ở Pác Bó, tỉnh Cao Bằng dịp Tết Ất Tỵ 2025. Nguồn tài nguyên độc đáo, nổi trội Du lịch về nguồn có thể hiểu là hành trình tìm về những di tích lịch sử cách mạng - nơi gắn với những sự kiện, mốc son đáng nhớ trong quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc. Hành trình về nguồn không chỉ giúp du khách khám...

Hàng vạn du khách xông đất Tuyên Quang đầu năm Ất Tỵ 2025

Du khách đi lễ dâng hương, vãn cảnh chùa Hang, xã An Khang, TP Tuyên Quang. Trong đó đông nhất là du khách đi lễ, vãn cảnh đền, chùa trên địa bàn tỉnh, dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào. Theo báo cáo của Ban Quản lý các Khu du lịch tỉnh, riêng Tân Trào 3 ngày Tết thu hút trên 1.500 lượt khách đến dâng hương. Lượng khách dâng hương tại đền thờ Chủ tịch Hồ...

Dấu ấn du lịch

Chuyên nghiệp hóa hoạt động du lịch Sự kiện Năm Du lịch Tuyên Quang được tổ chức cuối tháng 4 như một điểm nhấn nhằm quảng bá, kết nối cho du lịch phát triển. Trước lễ khai mạc, tỉnh đều chọn các tỉnh, thành phố có tiềm năng du lịch để tổ chức Hội nghị truyền thông. Năm 2023 tỉnh chọn Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024 tại Thành phố Đà Nẵng. Hội nghị quy tụ đầy đủ các thành phần...

Du xuân xứ Tuyên

Khu Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào Nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Tuyên Quang, Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào nằm trên địa bàn 12 xã trong Khu ATK thuộc hai huyện Sơn Dương và Yên Sơn. Đây từng là địa bàn chiến lược quan trọng, là nơi ở, làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo cấp cao cùng nhiều cơ quan Trung ương trong...

Khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch

Tận dụng thế mạnh tự nhiên Với lợi thế có những cánh rừng đại ngàn dọc đôi bờ sông Gâm và sông Năng, nơi đây có hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm, nhiều hang động kỳ thú; những thác nước tự nhiên thơ mộng, cảnh quan thiên nhiên huyền ảo, khí hậu trong lành và nhiều phong tục văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số Tày, Dao,...

Thành phố Tuyên Quang kết nối các công ty lữ hành giới thiệu về du lịch Tuyên Quang

UBND thành phố Tuyên Quang tổ chức gặp gỡ, kết nối các công ty lữ hành thúc đẩy phát triển du lịch. Dự hội nghị có đồng chí Mai Đức Thông, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Tuyên Quang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh. Dự hội nghị có hơn 60 công ty lữ hành trong nước, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà...

Lâm Bình triển khai nhiều hoạt động tại Lễ hội Lồng Tông

Tại Lễ hội Lồng Tông huyện Lâm Bình, du khách được trải nghiệm với nghề dệt của dân tộc Pà Thẻn. Theo đó, lễ hội diễn ra trong 2 ngày 8, 9 - 2 (tức ngày 11, 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Trong khuôn khổ của lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động như: Lễ hội Lồng Tông; đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức và tập quán trồng lúa nước của người Tày xã...

DANAGO cập nhật bảng giá vé Bà Nà Hills năm 2025

So với năm 2024, giá vé Bà Nà Hills năm 2025 có biến động nhẹ, song không đáng kể. Đặc biệt, khách hàng vẫn có thể mua vé với giá ưu đãi thấp hơn giá niêm yết bằng cách gọi đến hotline đặt vé 0833-888-404 của DANAGO. Bảng giá vé Bà Nà Hills năm 2025 được cập nhật mới nhất bởi DANAGO. Để xem chi tiết bảng giá vé, bạn đọc có thể truy cập vào chuyên mục “Vé Bà Nà...

Đoàn khách du lịch “xông đất” Tuyên Quang năm 2025

Các đại biểu dự buổi lễ đón đoàn khách du lịch đầu tiên trong năm 2025. Đoàn du khách gần 50 người thuộc Hội Cựu chiến binh thị trấn Nông trường Thái Bình, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn là những vị khách du lịch đầu đầu tiên “xông đất” Tuyên Quang năm 2025. Đoàn đã dâng hương, tham quan lán Nà Nưa, đình Tân Trào, cây đa Tân Trào, Khu tưởng niệm các vị tiền bối cách mạng, trải nghiệm...

Kỳ vọng năm du lịch bứt phá

Du lịch sôi động ngay từ đầu năm   Theo ghi nhận của phóng viên, ngay từ những ngày đầu năm 2025, các khu, điểm du lịch tại Tuyên Quang đã trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Chị Trần Mai Hoa, một khách du lịch đến từ Quảng Trị vừa có chuyến trải nghiệm tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào cho biết: “Đến Tân Trào vào dịp đầu năm mới, tôi cảm thấy vô cùng xúc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất