Powered by Techcity

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững


TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI NGHÈO VƯƠN LÊN

 Nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Tuyên Quang đã triển khai đồng bộ và có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện. Trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp cụ thể theo các dự án thành phần của chương trình như: hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn; đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo; đẩy mạnh truyền thông và giảm nghèo về thông tin và nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình.

Lãnh đạo Bộ và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tặng quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn và người dân bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Chiêm Hóa.

Gia đình chị Đặng Thị Nga ở thôn Cây Thị, xã Đạo Viện (Yên Sơn) trước đây thuộc diện hộ nghèo. Được tạo điều kiện về nguồn vốn vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội và vay mượn thêm anh em, họ hàng, gia đình chị đã đầu tư mua 2 con trâu sinh sản và phát triển hơn 2 ha rừng. Các thành viên trong gia đình chị còn được tạo điều kiện tham gia các lớp tập huấn về trồng trọt và chăn nuôi. Nhờ đó mô hình trồng rừng và nuôi trâu phát triển ổn định, cuối năm 2023, rừng keo của gia đình chị được khai thác. Từ bán gỗ rừng trồng và trâu, gia đình chị thu về 160 triệu đồng.

Gia đình anh Ngô Văn Lý, dân tộc Mông ở thôn 8, xã Minh Hương (Hàm Yên) vừa được hỗ trợ làm nhà mới theo Đề án xóa nhà ở tạm, dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh. Từ ngày có nhà mới, gia đình anh đã “an cư lạc nghiệp” và đẩy mạnh phát triển kinh tế để tăng thu nhập. Anh Lý dột nát nữa, gia đình anh sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển mô hình nuôi trâu bò nhốt chuồng để tăng nguồn thu, cố gắng thoát nghèo trong thời gian sớm nhất.

Người dân thôn Tiên Tốc, xã Bình An (Lâm Bình) được hỗ trợ vốn vay ưu đãi phát triển nghề nuôi trâu, bò nhốt chuồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, tỉnh Tuyên Quang đã triển khai 84 dự án phát triển sản xuất, trong đó 20 dự án hỗ trợ trồng trọt, 62 dự án chăn nuôi, 1 dự án phi nông nghiệp với tổng số 2.964 hộ tham gia dự án, trong đó 1.554 hộ nghèo, 612 hộ cận nghèo, 107 hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số 2.148 hộ. Các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được triển khai gắn với quy hoạch phát triển sản xuất của địa phương, hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật không có sinh kế ổn định, người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, hộ gia đình, nhóm hộ, hợp tác xã, tham gia các mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất tạo công ăn việc làm, có sinh kế ổn định góp phần tăng thu nhập giảm nghèo bền vững. Đồng thời tỉnh còn triển khai hiệu quả các chính sách về hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, về giải quyết việc làm, học nghề… Từ đó đã tạo động lực mạnh mẽ để hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo, làm giàu hiệu quả.

NHỮNG KẾT QUẢ NỔI BẬT

Một trong những giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo mà Tuyên Quang tập trung thực hiện đó là công tác tuyên truyền về giảm nghèo, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân. Trong đó xác định mục tiêu tổng quát thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống…

Đại diện Hợp tác xã Chè xanh Làng Bát hướng dẫn kỹ thuật thu hái chè cho người dân xã Tân Thành (Hàm Yên).

Đồng chí Ma Công Thành, Chủ tịch UBND xã Bình An (Lâm Bình) cho biết: Công tác tuyên truyền đã thực sự làm thay đổi nhận thức của người dân trong công tác giảm nghèo. Người dân từ chỗ ngại thay đổi đã tích cực áp dụng các mô hình sản xuất mới thay thế phương thức canh tác lạc hậu trước đây. Những mô hình thực hiện hiệu quả giúp đồng bào thoát nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn xã được triển khai như: tư vấn hỗ trợ người dân đi làm việc ở các khu, cụm công nghiệp trong nước và xuất khẩu lao động, mô hình nuôi trâu bò nhốt chuồng, nuôi lợn đen, vịt suối…

Nhiều hộ nghèo từ sự hỗ trợ, tiếp sức đã nỗ lực vươn lên. Ngoài các chương trình của Nhà nước hỗ trợ hộ nghèo về đào tạo nghề, hỗ trợ cây con giống, triển khai các mô hình giảm nghèo… thì từ các nguồn lực xã hội hóa, hoạt động thăm hỏi, tặng quà hỗ trợ hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đã kịp thời chia sẻ khó khăn, giúp đỡ người nghèo có thêm động lực vươn lên.

Theo đồng chí Trần Đình Hạnh, Chủ tịch UBND xã Kháng Nhật (Sơn Dương), thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 – 2030, Đảng ủy xã Kháng Nhật đã ban hành chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể, trong đó xác định trồng rừng, phát triển kinh tế rừng là một thế mạnh của địa phương giúp nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn. Xã cũng đã triển khai đầy đủ các chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh đối với người trồng rừng như: tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng, hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi phát triển nghề trồng cây lâm nghiệp, hỗ trợ giống cây lâm nghiệp chất lượng cao theo Nghị quyết số 03 năm 2017 của HĐND tỉnh… Hiện nay nghề trồng rừng đã trở thành một nghề chủ lực góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và thúc đẩy kinh tế trên địa bàn xã ngày càng phát triển hơn nữa, xã đã về đích nông thôn mới vào năm 2023.

Thu hút đầu tư, tạo việc làm mới cho lao động giúp giảm nghèo hiệu quả. (Trong ảnh: Lao động làm việc tại nhà máy của Công ty

TNHH Sản xuất giày Chung JYE Tuyên Quang).

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân, tỉnh đã triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2022 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021- 2025), tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 23,45% đầu năm 2022 xuống còn 18,9% cuối năm 2022, trong năm giảm 4,55%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 37,31% xuống còn 30,15%, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện nghèo giảm trên 7% (huyện Lâm Bình giảm 7,39%, huyện Na Hang 9,89%). Đến năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 18,9% xuống còn 14,03%, trong năm giảm 4,87%, tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm vượt kế hoạch đề ra, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 30,15% xuống còn 22,03%, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện nghèo giảm trên 7% (huyện Lâm Bình giảm 7,59%, huyện Na Hang 8,15%). Mục tiêu năm 2024 toàn tỉnh giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 14,03% xuống còn 11,02%…

Những kết quả tích cực đạt được trong công tác giảm nghèo đã góp phần hoàn thành các mục tiêu chung của toàn tỉnh. Điều đó cũng thể hiện sự quyết tâm, đồng lòng nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 – 2025), phấn đấu đưa tỉnh Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá, toàn diện, bền vững trong khu vực miền núi phía Bắc.





Đồng chí Nguyễn Việt Hùng


Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội


Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững


Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững được triển khai đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, hạ tầng thiết yếu trên địa bàn các huyện nghèo, xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2021 đến nay, tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh giảm bình quân 3%/năm, hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân 4%/năm trở lên. Đời sống người dân từng bước được nâng lên, đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản thiết yếu. Thời gian tới, để công tác giảm nghèo đạt được hiệu quả, đi vào chiều sâu cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh. Song song với chủ trương, quyết sách hỗ trợ kịp thời, đúng đắn của Đảng, Nhà nước, cần khơi dậy sức mạnh nội sinh, ý chí tự lực của người dân trong vươn lên thoát nghèo. Đồng thời, huy động sự vào cuộc của toàn xã hội, phát huy mọi nguồn lực tập trung thực hiện công tác giảm nghèo đảm bảo lâu dài, bền vững.




Đồng chí Lê Thế Đạt 

Chủ tịch UBND huyện Lâm Bình


Hỗ trợ kịp thời hộ nghèo dân tộc thiểu số phát triển kinh tế


Bằng những nguồn lực hỗ trợ kịp thời đã giúp các hộ nghèo dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện phát triển kinh tế. Từ đó, đời sống người dân trên địa bàn huyện ngày càng được đảm bảo, bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc được bảo tồn; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững… Qua đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số của huyện từ 6.334 hộ, chiếm tỷ lệ 55,91% năm 2021, xuống còn 3.863 hộ, chiếm tỷ lệ 33,38% năm 2024. Có được kết quả trên, địa phương đã vận dụng phù hợp các giải pháp mang tính đột phá, như: mô hình phân công đảng viên, vận động xã hội hóa công tác giảm nghèo, từ đó chương trình giảm nghèo đã đem lại kết quả cao. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, có nhiều bứt phá để giải quyết những vấn đề tồn tại, hạn chế; tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.




Đồng chí Trần Văn Tú 

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chiêm Hóa


Giúp nông dân giảm nghèo bền vững


Nhằm giúp nông dân giảm nghèo bền vững, Hội Nông dân huyện đã chỉ đạo các cấp Hội hướng dẫn, vận động nông dân khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Các cấp Hội đã phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng, củng cố các chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã dịch vụ nông lâm nghiệp. Đồng thời, tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân, như: phối hợp đào tạo nghề lao động nông thôn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vốn, cho vay phân bón trả chậm; tổ chức cho nông dân tham quan học tập các mô hình kinh tế hiệu quả trong và ngoài tỉnh để nhân rộng. Cùng với đó, thực hiện hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau giảm nghèo bền vững”, giúp đỡ hộ nông dân nghèo có địa chỉ;… Thông qua các chương trình, hoạt động của Hội và sự phấn đấu, nỗ lực của hội viên, nông dân đã góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.




Ông Nguyễn Hữu Hoạch

Giám đốc HTX Vận tải và Dịch vụ môi trường Thanh Bình


Chung tay hỗ trợ người nghèo


Với trách nhiệm xã hội và tinh thần sẻ chia, hàng năm, HTX đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ các hộ nghèo và gia đình chính sách. Chúng tôi dành tặng 50 suất quà Tết, mỗi suất trị giá 200.000 đồng và 10 suất quà nhân dịp 27/7, mỗi suất 500.000 đồng, đồng thời tích cực ủng hộ Quỹ Vì người nghèo của xã.


Cách đây 2 năm, HTX đã hỗ trợ 40 triệu đồng giúp gia đình ông Phùng Kim Đĩnh ở thôn 7, xã Lưỡng Vượng (TP Tuyên Quang) xây dựng nhà ở. Năm 2024, ngoài tiền hỗ trợ của HTX, thì HTX đã kêu gọi thêm các mạnh thường quân được tổng số tiền 110 triệu đồng hỗ trợ làm nhà cho 2 hộ nghèo tại huyện Hàm Yên và Lâm Bình. Những đóng góp này là tấm lòng, trách nhiệm của HTX với cộng đồng và cũng là mong muốn của HTX được đóng góp, chung tay với các cấp chính quyền địa phương hỗ trợ người nghèo, vì một xã hội tốt đẹp hơn.



Nguồn: https://baotuyenquang.com.vn/hieu-qua-tu-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-giam-ngheo-ben-vung-202347.html

Cùng chủ đề

Khắc phục tình trạng “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị”

Những biểu hiện “mơ hồ”... Không khó để nhận diện biểu hiện của bệnh này với những “triệu chứng” thường gặp hiện nay trong ĐVTN: ngại sinh hoạt đoàn; không muốn phấn đấu trở thành đoàn viên, đảng viên; thoái thác nghĩa vụ công dân... Theo ghi nhận của Tỉnh đoàn, hiện nay bên cạnh một bộ phận ĐVTN luôn nỗ lực, phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ của Đảng để cống hiến tài năng, sức trẻ cho quê hương...

Kết nối giao thông nông thôn đồng bộ, hiệu quả

Bài 1: Đột phá về hạ tầng giao thông Từ định hướng và tầm nhìn, hạ tầng giao thông, đặc biệt giao thông nông thôn, vùng sâu, vùng xa những năm gần đây được đầu tư có trọng điểm, tăng khả năng kết nối vùng; được tỉnh xác định ưu tiên “đi trước” nhằm tạo sức bật mạnh mẽ phát triển kinh tế, xã hội, xóa dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. NGHỊ QUYẾT HỢP LÒNG DÂN Hết...

Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Trang Quân khai trương 2 cơ sở mới

Đại diện công ty chúc mừng khách hàng trúng thưởng quà tặng xe đạp điện nhân dịp khai trương cửa hàng mới. Ngày 23 và 24 -11, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Trang Quân (Hệ thống sữa bỉm Sơn Bộ), phường Đội Cấn (TP Tuyên Quang) đã tổ chức khai trương 2 cơ sở mới tại tổ dân phố Tân Yên, thị trấn Tân Yên (Hàm Yên) và tổ dân phố Lang Quán, thị trấn Yên Sơn (Yên...

Tác giả Đinh Hải Ngọc giành giải khuyến khích Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương”

Tác phẩm ảnh bộ “Mô hình con nuôi biên phòng chắp cách ước mơ cho học sinh nghèo vùng cao” của tác giả Đinh Hải Ngọc giành giải khuyến khích. Cuộc thi được tổ chức 2 năm một lần với mục đích quảng bá vẻ đẹp tự nhiên nên thơ, hùng vĩ cũng như những nét văn hóa độc đáo của đồng bào vùng biên; khắc họa cuộc sống, lao động, sinh hoạt, rèn luyện chiến đấu của quân và dân...

Cụm thi đua số 3 Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổng kết công tác thi đua

Các đại biểu dự hội nghị. Năm 2024, Cụm thi đua số 3 đã tổ chức các phong trào thi đua có nhiều đổi mới. Ngoài việc tổ chức thực hiện các phong trào thi đua do ngành và địa phương phát động, nhiều đơn vị đã phát động các phong trào thi đua trong nội bộ đơn vị. Các cuộc thi đua hướng trọng tâm vào nội dung hoàn thành tốt các chỉ tiêu nghiệp vụ trong quá trình...

Cùng tác giả

Họp báo về kỳ họp thứ chín HĐND tỉnh

Quang cảnh họp báo. Theo kế hoạch, kỳ họp diễn ra từ ngày 2-12 đến ngày 6-12-2024, trong đó, phiên khai mạc chính thức diễn ra vào ngày 3-12 tại Trung tâm thông tin – hội nghị tỉnh. Kỳ họp sẽ xem xét, thảo luận các báo cáo của UBND tỉnh về: Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; Thông báo của Ủy ban...

Miền Bắc và miền Nam biến động trái chiều

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (26/11/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận chiều giảm ở một số tỉnh như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang, khi giảm giá từ 1.000 đồng đến 2.000 đồng/kg. Trong đó, Thái Nguyên tỉnh duy nhất trên cả giảm tới 2.000 đồng/kg. Ngược lại, giá heo hơi tại Thái Bình bất ngờ tăng một giá (1.000 đồng/kg), đạt 63.000 đồng/kg, mức giá cao nhất khu vực. Các tỉnh, thành phố...

Khắc phục tình trạng “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị”

Những biểu hiện “mơ hồ”... Không khó để nhận diện biểu hiện của bệnh này với những “triệu chứng” thường gặp hiện nay trong ĐVTN: ngại sinh hoạt đoàn; không muốn phấn đấu trở thành đoàn viên, đảng viên; thoái thác nghĩa vụ công dân... Theo ghi nhận của Tỉnh đoàn, hiện nay bên cạnh một bộ phận ĐVTN luôn nỗ lực, phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ của Đảng để cống hiến tài năng, sức trẻ cho quê hương...

Kết nối giao thông nông thôn đồng bộ, hiệu quả

Bài 1: Đột phá về hạ tầng giao thông Từ định hướng và tầm nhìn, hạ tầng giao thông, đặc biệt giao thông nông thôn, vùng sâu, vùng xa những năm gần đây được đầu tư có trọng điểm, tăng khả năng kết nối vùng; được tỉnh xác định ưu tiên “đi trước” nhằm tạo sức bật mạnh mẽ phát triển kinh tế, xã hội, xóa dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. NGHỊ QUYẾT HỢP LÒNG DÂN Hết...

Nghị quyết về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng sản xuất để thực hiện các dự án năm 2024...

HĐND tỉnh Tuyên Quang khóa XIX kỳ họp chuyên đề lần thứ 10 Quyết nghị: Thông qua việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng sản xuất để thực hiện các dự án theo quy định tại Điều 79, Điều 127 Luật Đất đai năm 2024 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Thông qua việc chuyển mục đích sử dụng 1,01 ha đất trồng lúa để thực hiện Dự án xây dựng đường vào chợ Phúc Ứng, xã...

Cùng chuyên mục

Kết nối giao thông nông thôn đồng bộ, hiệu quả

Bài 1: Đột phá về hạ tầng giao thông Từ định hướng và tầm nhìn, hạ tầng giao thông, đặc biệt giao thông nông thôn, vùng sâu, vùng xa những năm gần đây được đầu tư có trọng điểm, tăng khả năng kết nối vùng; được tỉnh xác định ưu tiên “đi trước” nhằm tạo sức bật mạnh mẽ phát triển kinh tế, xã hội, xóa dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. NGHỊ QUYẾT HỢP LÒNG DÂN Hết...

Nghị quyết về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng sản xuất để thực hiện các dự án năm 2024...

HĐND tỉnh Tuyên Quang khóa XIX kỳ họp chuyên đề lần thứ 10 Quyết nghị: Thông qua việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng sản xuất để thực hiện các dự án theo quy định tại Điều 79, Điều 127 Luật Đất đai năm 2024 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Thông qua việc chuyển mục đích sử dụng 1,01 ha đất trồng lúa để thực hiện Dự án xây dựng đường vào chợ Phúc Ứng, xã...

Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Trang Quân khai trương 2 cơ sở mới

Đại diện công ty chúc mừng khách hàng trúng thưởng quà tặng xe đạp điện nhân dịp khai trương cửa hàng mới. Ngày 23 và 24 -11, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Trang Quân (Hệ thống sữa bỉm Sơn Bộ), phường Đội Cấn (TP Tuyên Quang) đã tổ chức khai trương 2 cơ sở mới tại tổ dân phố Tân Yên, thị trấn Tân Yên (Hàm Yên) và tổ dân phố Lang Quán, thị trấn Yên Sơn (Yên...

Triển khai thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Tuyên Quang và An Giang

Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang và Sở Công Thương tỉnh An Giang triển khai các nội dung thỏa thuận, hợp tác phát triển về lĩnh vực công thương. Tại hội nghị, Sở Công Thương 2 tỉnh đã cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về quản lý và phát triển cụm công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, công tác lập các kế hoạch, chính sách để đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo từng lĩnh vực; tạo điều kiện thuận...

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình điện

Dự án đường dây, trạm biến áp 110kV Tuyên Quang 2, tại tổ 7, phường Mỹ Lâm (TP Tuyên Quang) có quy mô gần 1ha, tổng mức đầu tư trên 70 tỷ đồng do Tổng Công ty Điện lực miền Bắc làm chủ đầu tư và giao cho Ban Quản lý dự án lưới điện trực tiếp quản lý, điều hành dự án. Quy mô dự án, gồm có nhà điều hành, 2 máy biến áp 40MVA, 50m đường...

Chủ động triển khai đồng bộ có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản

Các địa phương, chủ cơ sở chăn nuôi cần chủ động tổ chức, thực hiện có hiệu quả các biện pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ sản nhằm ngăn chặn, khống chế không để dịch bệnh phát sinh, lây lan trên địa bàn, góp phần đảm bảo sản xuất chăn nuôi phát triển ổn...

Kết nối cung – cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị. Hội nghị nhằm đẩy mạnh các hoạt động tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh Tuyên Quang trên kênh phân phối truyền thống, xuất khẩu cũng như thúc đẩy thương mại điện tử. Sở Công Thương tổ chức hội nghị kết nối cung...

Tăng cường đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư...

Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh còn rất nhiều khối lượng phải thực hiện để hoàn thành trong năm 2025 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, đến nay nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của tỉnh mới đạt 43,3%, không đáp ứng yêu cầu đã đặt ra. Đặc biệt là số vốn năm 2023 được phép kéo dài thời gian thực...

Khai mạc Chương trình trưng bày giới thiệu thương mại, du lịch, làng nghề vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền...

Một tiết mục văn nghệ tại buổi khai mạc. Chương trình có quy mô trên 100 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh có sản phẩm đặc trưng vùng miền, địa phương, sản phẩm OCOP; tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; thủ công mỹ nghệ, nông sản, thực phẩm, ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Các đại biểu cắt băng khai mạc. Đây là chuỗi hoạt...

Hội thao Khối thi đua kinh tế năm 2024

 Ban tổ chức Hội thao trao giải nhất bóng chuyền hơi cho Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang. Tham dự hội thao có 124 vận động viên của 11 cơ quan, đơn vị trong khối, tham gia thi đấu ở 4 môn: cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền hơi và cờ tướng. Kết thúc hội thao, Ban tổ chức đã trao 12 giải nhất, 12 giải nhì, 12 giải ba và 2 giải phong trào cho các đội tham...

Tin nổi bật

Tin mới nhất