Powered by Techcity

Gỡ khó giải phóng mặt bằng các công trình giao thông trọng điểm


Người dân đồng thuận cao

Dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang đã giao mặt bằng được 56,96/69,7 km, đạt 81,72%. Các huyện, thành phố đã hoàn thành công tác kiểm kê, kiểm đếm đối với 2.558 hộ, tổ chức; họp xét bồi thường 2.335/2.558 hộ, cá nhân, tổ chức; phê duyệt bồi thường 2.294 hộ. Kết quả này đã chứng minh sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh xuống cơ sở. Đặc biệt là những cách làm, vận động sáng tạo của các địa phương, sự gương mẫu đi đầu của cán bộ, đảng viên, sự đồng thuận từ Nhân dân.

Đảng viên Lê Đức Thọ, thôn 19, xã Kim Phú (TP. Tuyên Quang) nêu gương nhận đền bù, GPMB 3.477 m2 đất, di chuyển nhà ở để phục vụ thi công cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang. Ông Thọ chia sẻ: “Diện tích đất này gia đình đã ở mấy thế hệ, cũng tiếc khi phải rời đi nhưng Nhà nước cần làm đường cho dân, mở rộng điều kiện phát triển kinh tế, xã hội cho tỉnh mình phải ủng hộ chứ!. Gia đình đã nhận tiền đền bù, nhận tái định cư và cho đơn vị thi công mượn phần đất còn lại làm lán trại ở, tập kết máy móc thi công”. Cùng với việc nêu gương, đi đầu, ông Thọ vốn là cán bộ xã nghỉ hưu, có uy tín ở cơ sở nên đã tham gia vận động 10 hộ dân thôn 19 nhận đền bù, GPMB. Đến nay, các hộ cơ bản giao mặt bằng cho chủ đầu tư và nhận tái định cư theo quy định.

Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Tuyên Quang Trần Xuân Thiểm cho biết: “Thành phố đang GPMB phục vụ thi công 2 tuyến đường giao thông trọng điểm là dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang đoạn qua địa phận thành phố Tuyên Quang và dự án xây dựng đường từ khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm đến Quốc lộ 2D kết nối với cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ. Quyết tâm giao mặt bằng đúng tiến độ, thành phố đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc với tinh thần cao nhất để vận động người dân, giải thích chính sách, đảm bảo đúng, đủ và không để người dân bị thiệt so với chính sách…”.

Lãnh đạo huyện Hàm Yên thường xuyên có mặt tại công trường thi công các khu tái định cư kiểm tra, đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ phục vụ thi công cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang.

Đến ngày 20-8, tuyến cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang đoạn qua TP. Tuyên Quang đã phê duyệt phương án bồi thường 35,26 ha của 264 hộ gia đình, cá nhân và hai tổ chức với số tiền bồi thường, hỗ trợ 81,18 tỷ đồng. Hiện nay, các đơn vị đã đền bù, giải phóng mặt bằng được 32,75 trên tổng số 35,26 ha, đạt gần 93%; 18/27 hộ dân đã nhận đất ở khu tái định cư, số còn lại đang trong quá trình họp xét phê duyệt phương án bồi thường.

Đối với tuyến chính đường cao tốc, hiện vẫn còn 24 hộ chưa được phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ do phát sinh diện tích đất lúa phải thu hồi bổ sung. Ông Thiểm khẳng định: “Về cơ bản người dân đồng thuận cao trong GPMB phục vụ thi công cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang, thành phố không bị chậm GPMB ở dự án này”.

Đối với GPMB đường 2D kết nối với đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ đã bàn giao mặt bằng được 4,95/5,75 km, đạt 86%; đã phê duyệt phương án bồi thường 206 hộ, chi trả bồi thường cho 186 hộ. Hiện thành phố đang tiếp tục vận động nhân dân thực hiện GPMB.

Dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang chạy qua huyện Hàm Yên kéo dài 48,16 km qua địa phận 11 xã, thị trấn với 1.700 hộ dân nằm trong diện giải phóng mặt bằng và di dời tái định cư. Chủ tịch UBND huyện Hàm Yên Đỗ Đức Chiến thông tin: Huyện xác định công tác GPMB dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang là nhiệm vụ chính trị, trọng tâm, xuyên suốt. Ban Thường vụ huyện ủy đã ra nghị quyết chuyên đề về riêng công tác GPMB để chỉ đạo thực hiện lấy tinh thần gương mẫu, nêu gương của cán bộ, đảng viên làm tiền đề chỉ đạo cơ quan, ban, ngành, đoàn thể xây dựng chương trình phối hợp, chủ động nắm chắc tình hình của nhân dân tại các xã, thị trấn nằm trên tuyến cao tốc đi qua và phản ánh kịp thời những vấn đề phát sinh, tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu kiến nghị của nhân dân về chủ trương, cơ chế, chính sách, phương án bồi thường, các điều kiện bảo đảm cho tái định cư. Đến nay, huyện đã có 1.253 trên tổng số 1.410 hộ nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng được 34,5 đạt 70%.

Ông Hoàng Văn Mùi, thôn Loa, xã Thành Long cho biết: Đất đai, nhà cửa của gia đình đều trong diện GPMB phục vụ thi công tuyến cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang. Lúc đầu cũng băn khoăn vì nhà cửa xây dựng kiên cố, đất đai rộng rãi nhưng đền bù theo giá của Nhà nước không nhiều khiến việc kiến thiết lại gặp khó khăn. Khu tái định cư lại chưa có. Nhưng sau nhiều lần được chính quyền vận động, nhất là những người đứng đầu của xã thì các thành viên trong gia đình đã thống nhất nhận đền bù. Chờ tái định cư xong sẽ thực hiện xây dựng lại nhà cửa, di chuyển.

Đảng viên Lê Đức Thọ (bên trái), thôn 19, xã Kim Phú (TP. Tuyên Quang) nêu gương nhận đền bù, GPMB cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang.

Quyết tâm có mặt bằng “sạch”

Theo đánh giá của UBND tỉnh, các công trình giao thông trọng điểm đang bị chậm tiến độ phần lớn do vướng mặt bằng. Nguyên nhân vẫn còn các “điểm nghẽn” mặt bằng là do phát sinh đất lúa trong diện thu hồi, việc xác định nguồn gốc đất vướng mắc; đất thu hồi liên quan đến đất tranh chấp giữa người dân và các công ty lâm nghiệp; tiến độ xây dựng, bố trí tái định cư chậm; người dân chưa đồng thuận với giá đền bù của Nhà nước đối với một số hạng mục; công tác tuyên truyền chính sách đền bù, vận động người dân ở một số địa phương chưa quyết liệt…

Đồng chí Trần Văn Tuyên, Chủ tịch UBND xã Nhữ Khê (Yên Sơn) cho biết: Xã còn 28 hộ và hai tổ chức chưa thống nhất nhận tiền bồi thường để GPMB. Lý do người dân đưa ra là yêu cầu được bồi thường những vật kiến trúc, nhà ở xây dựng trên đất mà các hộ này đã sử dụng nhiều năm nhưng không đúng mục đích. Điển hình như hộ ông Trần Xuân Thủy, thôn Đồng Thắng có hơn 882 m2 đất nằm trong diện tích thu hồi có nhà và công trình phụ trợ được xây dựng từ năm 2006.

Tuy nhiên chỉ được đền bù 228 triệu đồng. Nguyên nhân đền bù thấp vì toàn bộ diện tích này là đất trồng cây hằng năm. Nghĩa là hộ gia đình đã sử dụng sai mục đích. Do vậy, chỉ được hỗ trợ kinh phí bồi thường theo quy định. Vì vậy, gia đình ông Thủy chưa nhất trí nhận bồi thường, GPMB.

Huyện Yên Sơn thực hiện GPMB 3 công trình giao thông lớn. Đến nay, công tác GPMB tuyến đường 2D kết nối với đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ; cầu Xuân Vân vượt sông Gâm đã xong. Huyện đang dồn sức GPMB cho dự án cao tốc Tuyên Quang – 

Hà Giang với tổng diện tích thu hồi hơn 147 ha của 623 hộ gia đình, cá nhân và 6 tổ chức. Hiện đã có quyết định thu hồi gần 134 ha đất của hơn 570 hộ gia đình, cá nhân, còn 50 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức chưa nhận tiền bồi thường dẫn đến việc chưa có mặt bằng sạch để bàn giao.  

Huyện Hàm Yên đang quyết liệt gỡ các điểm nghẽn mặt bằng thi công cao tốc Tuyên Quang- Hà Giang. Hiện toàn tuyến còn 157 hộ chưa nhận kinh phí bồi thường do vướng mắc liên quan đến đất trồng lúa, đất lâm nghiệp chưa được phê duyệt phương án bồi thường và 8 hộ chưa nhận bồi thường tái định cư. 

Tại xã Thái Hòa, cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang chạy qua 4,2 km, diện tích thu hồi 56,3 ha. Hiện còn 20 hộ chưa nhận đền bù, GPMB. Ông Nguyễn Trọng Hùng, Chủ tịch MTTQ xã Thái Hòa cho biết: Mặt trận đang phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể trong xã đến từng hộ vận động, giải thích chính sách và cả những yêu cầu bắt buộc cưỡng chế nếu người dân cố tình chây ỳ không thực hiện GPMB, nhất là đối với 18 hộ dân bám Quốc lộ 2 chưa nhận đền bù vì chưa đồng thuận với giá đền bù và xây dựng nhà cửa, vật dụng kiến trúc trên đất sai quy định.

Chủ tịch UBND huyện Hàm Yên Đỗ Đức Chiến cho biết: “Đối với diện tích phát sinh liên quan đến đất lâm nghiệp, huyện đang tiếp nhận hồ sơ danh sách xác nhận nguồn gốc sử dụng đất để trình UBND tỉnh xin ý kiến xem xét, đưa ra phương án xử lý. Đối với 69 hộ dân đang làm nhà trên đất nông nghiệp trước năm 2014, huyện sẽ rà soát, xem xét để chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo đúng quy định.

Qua đối chiếu, trên địa bàn huyện còn thiếu khoảng 16,5 ha đất trồng lúa chưa được phê duyệt chuyển mục đích, huyện sẽ tiếp tục có ý kiến với chủ đầu tư và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh sớm trình HĐND tỉnh phê duyệt bổ sung chuyển mục đích đất trồng lúa. Cùng với những khó khăn trên thì 19 khu tái định cư chưa hoàn thiện được vì thời tiết mưa nhiều nên các hộ chưa chuyển đến nơi ở mới.

Đảm bảo các công trình thi công đúng tiến độ, tỉnh đã thành lập các tổ công tác nhằm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng cho dự án, tập trung ưu tiên các vị trí điểm nghẽn trong thi công. Định kỳ hằng tháng, UBND tỉnh tổ chức họp với các chủ đầu tư và các sở, ngành có liên quan, rà soát, đánh giá tình hình thực hiện để kịp thời chỉ đạo, xử lý, thúc đẩy tiến độ bàn giao mặt bằng và thi công dự án, phấn đấu đưa dự án “về đích” đúng mục tiêu kế hoạch.

Với quyết tâm cao từ tỉnh đến cơ sở và sự đồng thuận của Nhân dân, các công trình giao thông đang được thi công để về đích đúng hẹn.

Trang Tâm


Đồng chí Bùi Công Phượng

 Phó Giám đốc Ban quản lý dự án và đầu tư các công trình giao thông tỉnh

Phối hợp chặt chẽ với các địa phương


Thực hiện cao điểm thi đua 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc và tập trung thực hiện tháo gỡ vướng mắc mặt bằng dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang, hiện Ban đang hoàn thiện bản đồ thu hồi đất vướng mắc, phối hợp với các huyện, thành phố rà soát lại diện tích đất lúa vượt hạn mức Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt để trình HĐND tỉnh tại kỳ họp chuyên đề sắp tới. Đồng thời, Ban cắt cử cán bộ phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương giải quyết điểm nghẽn thực tế tại hiện trường để kịp thời có giải pháp xử lý và đề nghị phương án xử lý. Quyết tâm tháo gỡ vướng mặt bằng xong trong tháng 9-2024 để dồn tổng lực thi công cao tốc về đúng hẹn.


Đồng chí Đỗ Văn Hòa

Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Yên

Sớm bố trí tái định cư

Để người dân bị ảnh hưởng sớm ổn định cuộc sống, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban rà soát, tổng hợp đề xuất của các hộ có đủ điều kiện bố trí tái định cư; tiếp tục chỉ đạo giải quyết các vướng mắc và tuyên truyền vận động các hộ chưa đồng thuận với phương án bồi thường đã phê duyệt; xây dựng khu tái định cư phải thiết kế đồng bộ hạ tầng kỹ thuật để người dân có thể làm nhà ở ngay được; chủ động, linh hoạt trong các khâu, các bước, thủ tục, tiến hành khẩn trương, đảm bảo kịp tiến độ đề ra. Đến nay, 19/19 khu tái định cư các hộ đã nhận tiền bồi thường và giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng để thi công. Dự kiến đến cuối tháng 8-2024, huyện sẽ hoàn thành việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chia lô giao đất cho các hộ tái định cư.


Đồng chí Nguyễn Văn Bình

Chủ tịch UBND xã Lang Quán (Yên Sơn)

Làm tốt công tác tuyên truyền

Thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án như: đường cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang, Cụm công nghiệp Thắng Quân giai đoạn II… xã đã vận động trên 230 hộ dân tại 6 thôn, bàn giao trên  67,5 ha cho đơn vị thi công, đảm bảo đúng tiến độ. Để làm được như vậy, xã đã phát huy quy chế dân chủ, thực hiện tốt công tác dân vận trong GPMB theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” ngay từ giai đoạn công bố quy hoạch, triển khai dự án. UBND xã thành lập tổ công tác kiểm đếm, tổ công tác dân vận đã đi từng ngõ, gõ từng nhà, gặp từng người để tuyên truyền, vận động nhân dân. Nhờ vậy, công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB trên địa bàn xã luôn nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân, người dân sẵn sàng hiến đất, bàn giao đất đúng tiến độ, đúng thời gian.


Đảng viên Lâm Đại Cương

Thôn 20, xã Kim Phú (TP Tuyên Quang)

Phát huy vai trò đảng viên

Thực hiện Dự án xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang, gia đình tôi có đất nằm trong diện giải tỏa là trên 1.000 m2. Là một đảng viên, tôi luôn nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu, đầu tàu thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ hộ dân, vận động gia đình, vợ con đồng tình, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước. Bởi vậy, dù hiện nay, gia đình tôi chưa nhận được tiền hỗ trợ đền bù đất, nhưng gia đình đã giải phóng xong đất đai, hoa màu bàn giao mặt bằng để Nhà nước thi công công trình. Bên cạnh đó, tôi còn thực hiện tốt vai trò tổ viên tuyên truyền, tích cực tuyên truyền, vận động bà con Nhân dân trong thôn thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao diện tích đất phục vụ công trình.



Nguồn: https://baotuyenquang.com.vn/go-kho-giai-phong-mat-bang-cac-cong-trinh-giao-thong-trong-diem-197414.html

Cùng chủ đề

Hội nghị trực tuyến kiểm điểm các dự án để hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc

Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, Dự án đường bộ cao tốc có kế hoạch hoàn thành năm 2025 là 1.188 km, đến thời điểm này có 28 dự án trên dự án thành phần (DATP). Trong đó, có 16 dự án do Bộ Giao thông vận tải làm cơ quan chủ quản; 12 dự án do địa phương làm cơ quan chủ quản. Đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ...

Thành phố Tuyên Quang: Đẩy mạnh giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm

Dân vận khéo, tạo đồng thuận  Thành phố Tuyên Quang có 63 công trình, dự án đang thực hiện. Trong đó có nhiều công trình dự án trọng điểm, một số công trình dự án có số hộ phải bố trí tái định cư lớn như Khu Thể thao Mỹ Lâm, Cao tốc Tuyên Quang- Hà Giang, Quốc lộ 2D, Khu đô thị nghỉ dưỡng Mỹ Lâm... Để phát huy hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng, thành phố...

Hàm Yên hoàn thành giải phóng mặt bằng 19 khu tái định cư

Lãnh đạo UBND huyện Hàm Yên kiểm tra tiến độ khu tái định cư tại xã Thành Long. Huyện đã thực hiện chi trả kinh phí bồi thường bổ sung cho 24 hộ thuộc xã Hùng Đức; phối hợp giải quyết các vướng mắc mặt bằng tại 27 hộ; giải quyết 30 điểm nghẽn với tổng số 48 hộ gia đình chấp thuận giải phóng mặt bằng, bàn giao cho đơn vị thi công. Đến ngày 20-10, huyện đã cơ bản hoàn...

Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng

Khá nhiều dự án đường bộ cao tốc có tiến độ hoàn thành trong năm 2025 – 2026, nhưng nhà thầu vẫn đang phải “ăn đong” từng mét mặt bằng. Nhiều dự án giao thông lớn vẫn khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Trong ảnh: Thi công cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng Nỗi lo mặt bằng Gần 3 tuần sau cơn bão số 3 (bão Yagi) và hoàn lưu sau bão, nhịp thi công khẩn trương trên...

Bộ Giao thông vận tải họp trực tuyến với các địa phương về tiến độ thực hiện 3.000 km đường cao tốc

Dự họp tại điểm cầu tỉnh Tuyên Quang có lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan; các huyện, thành phố có tuyến cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang đi qua. Thực hiện mục tiêu cả nước hoàn thành 3.000 km đường cao tốc vào năm 2025, Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan, các địa phương đã tích cực triển khai thực hiện. Hiện nay, các dự án đầu tư xây dựng...

Cùng tác giả

Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Thị Nga chủ trì cuộc họp. Dự cuộc họp có các đồng chí: Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh. Cuộc họp Thường trực Tỉnh ủy đã tập trung xem xét...

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức Ngày Thơ Việt Nam

Các đại biểu dự Ngày Thơ Việt Nam tại Tuyên Quang. Dự Ngày thơ Việt Nam có PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng lý luận - Phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương; NSND Vương Duy Biên, Phó Chủ tịch Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam; Sở Văn hoá, Thể thao...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quan trọng nhất là chăm lo đời sống cho Nhân dân

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Thị Nga báo cáo với Tổng Bí thư về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Dự buổi làm việc, về phía Trung ương có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ...

Nhộn nhịp thị trường vàng ngày vía Thần Tài

Mẫu mã đa dạng Để phục vụ nhu cầu mua sắm vàng dịp đầu năm và trong ngày vía thần tài, các cửa hàng kinh doanh vàng bạc, đá quý trên địa bàn TP. Tuyên Quang như: Cửa hàng vàng bạc Tuấn Anh, Kim Dung, Minh Dung, Giang Sơn, PNJ… đều chủ động lượng lớn vàng và mẫu mã đa dạng. PNJ ra mắt bộ sưu tập Xuân - Thần Tài 2025 với hàng loạt thiết kế trang sức và...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư Nguyễn Chí Dũng kiểm tra tiến độ dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang

Đón tiếp và cùng đi với đoàn có các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu...

Cùng chuyên mục

Nhộn nhịp thị trường vàng ngày vía Thần Tài

Mẫu mã đa dạng Để phục vụ nhu cầu mua sắm vàng dịp đầu năm và trong ngày vía thần tài, các cửa hàng kinh doanh vàng bạc, đá quý trên địa bàn TP. Tuyên Quang như: Cửa hàng vàng bạc Tuấn Anh, Kim Dung, Minh Dung, Giang Sơn, PNJ… đều chủ động lượng lớn vàng và mẫu mã đa dạng. PNJ ra mắt bộ sưu tập Xuân - Thần Tài 2025 với hàng loạt thiết kế trang sức và...

Trao đổi công tác quản lý kỹ thuật vận hành lưới điện trung áp

Đại biểu dự hội thảo. Tới dự có lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực miền Bắc; lãnh đạo Điện lực các tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Công ty Thí nghiệm điện miền Bắc. Tại hội thảo, lãnh đạo Ban Kỹ thuật, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc báo cáo công tác triển khai quản lý sự cố lưới điện trung áp, tình hình sự cố năm 2025. Đồng thời, đại biểu đã dành thời...

25 chủ vườn đăng ký đạt chuẩn “Vườn mẫu nông thôn mới”

Vườn thanh long của ông Đỗ Văn Hưng, thôn 1 Minh Phú (Hàm Yên) rộng 7 ha đạt chuẩn Vườn mẫu nông thôn mới. Trong đó, huyện Sơn Dương có số lượng chủ vườn đăng ký nhiều nhất với 10 vườn; Chiêm Hóa và thành phố Tuyên Quang mỗi huyện, thành phố 5 vườn; huyện Yên Sơn, Na Hang mỗi huyện 2 vườn và huyện Hàm Yên 1 vườn.   5 tiêu chí để công nhận được vườn mẫu gồm: diện...

Công ty Điện lực Tuyên Quang hưởng ứng Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Ất Tỵ 2025

Cán bộ công nhân viên Công ty Điện lực Tuyên Quang tham gia hưởng ứng Tết Trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025. Tại buổi lễ, lãnh đạo Công ty Điện lực Tuyên Quang cùng cán bộ, công nhân ngành điện đã hưởng ứng Tết trồng cây năm 2025, đồng thời, kêu gọi toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty tích cực tham gia trồng cây tại khuôn viên trụ sở của các điện lực trực thuộc, nhằm...

Sôi nổi không khí lao động đầu xuân

Các đơn vị thi công tuyến Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang xuyên Tết. Lao động làm việc tại Công ty TNHH Một thành viên Seshin Vn2 ở Khu Công nghiệp Long Bình An.  Công nhân sản xuất thép tại Nhà máy của Công ty TNHH Gang thép Tuyên Quang ở Khu Công nghiệp Long Bình An (TP Tuyên Quang). Nông dân xã Quyết Thắng (Sơn Dương) bừa ruộng chuẩn bị cấy. Người dân thành phố Tuyên Quang ra đồng cấy lúa. Nguồn:...

Thực phẩm dồi dào sau Tết Nguyên đán

Chợ Tam Cờ (TP Tuyên Quang) mở bán hàng trở lại sau Tết. Theo khảo sát của phóng viên tại các chợ dân sinh cho thấy hiện giá rau, củ, quả, thịt, cá tương đối ổn định. Chị Nguyễn Thị Hoa, tiểu thương tại chợ Tam Cờ (TP Tuyên Quang) cho biết: “Các mặt hàng rau, củ thực phẩm sau Tết tôi nhập về và bán ra, có giá từ 8.000 - 30.000 đồng/kg tùy từng loại, mặc dù nhu cầu rau xanh...

Thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế – xã hội của tỉnh

Tập thể lãnh đạo Sở KH&ĐT đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, các chi bộ, phòng chuyên môn, tổ chức đoàn thể tích cực, chủ động tham mưu thực hiện hoàn thành 137/137 nhiệm vụ Chủ tịch, UBND tỉnh giao; hoàn thành 8/8 nhiệm vụ theo Chương trình công tác của UBND tỉnh năm 2024.  Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Vân Đình Thảo (thứ 3 từ trái sang) kiểm tra tiến độ thi công...

Vượt bão đón Xuân

Bão bủa vây Chưa có năm nào ngành Nông nghiệp phải đối diện với nhiều khó khăn, thử thách như năm 2024. Những tháng đầu năm, thời tiết diễn biến phức tạp. Hạn hán, mưa bão liên tiếp xảy ra ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Đỉnh điểm trận mưa lũ hoàn lưu cơn bão số 3 hồi đầu tháng 9. Theo báo cáo của Văn phòng Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh,...

Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, lan tỏa niềm vui ngày Tết

Ông Lê Mạnh Thao, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang Trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động, đặc biệt là vào các dịp cao điểm cuối năm và lễ Tết, Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện hàng trăm đợt kiểm tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi gian lận thương mại. Cục đã phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm quan trọng, góp phần...

Nông dân thời hiện đại

Dám nghĩ, dám làm Năm 2023, anh Trương Công Định, một nông dân ở thôn Trại Mít, xã Hào Phú (Sơn Dương), đã gây bất ngờ khi đầu tư nửa tỷ đồng mua máy bay không người lái để phục vụ sản xuất nông nghiệp và cung cấp dịch vụ phun thuốc bảo vệ thực vật. Nhiều người ban đầu cho rằng anh “gàn dở”, nhưng anh đã chứng minh rằng đó là quyết định đúng đắn. Chị Nông Thị Lịch,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất