Powered by Techcity

Giúp nông sản vươn xa


Chắp cánh cho nông sản vươn xa

Chè Shan tuyết của huyện Na Hang nhiều năm trước ít được người biết đến. Sản phẩm của bà con chủ yếu phục vụ nhu cầu của nhân dân trong huyện, giá trị kinh tế từ cây chè không đáng kể. Thế nhưng, mấy năm gần đây, chè Shan tuyết của huyện Na Hang đã thực sự “lên ngôi” trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị cao được khách hàng trong và ngoài nước biết đến. Với diện tích hiện có trên 1.286 ha chè Shan tuyết, hầu hết các HTX sản xuất chè trên địa bàn trong tình trạng khan hàng do nhu cầu của khách tăng. Điều đó cho thấy giá trị kinh tế của cây chè có vị thế đặc biệt đối với đồng bào vùng cao.

Một trong những yếu tố đem lại thành công cho chè Shan tuyết đó chính là công cuộc chuyển đổi số. Chè Shan tuyết Na Hang đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ tháng 4 – 2021 trên địa bàn 6 xã của huyện. Bên cạnh đó dưới tác động của chuyển đổi số, sức quảng bá của chè Shan tuyết Na Hang đã không ngừng vươn xa.

Khách hàng tìm hiểu các sản phẩm nông sản của Tuyên Quang.

Anh Bàn Văn Tranh, Giám đốc HTX chè Thượng Nông cho biết, nhờ có thương hiệu cùng với kênh bán hàng qua mạng xã hội thuận lợi nên sản phẩm làm đến đâu tiêu thụ hết đến đó. 

Lúc đầu, nhiều người dân Bản Luộc, thị trấn Na Hang còn ái ngại khi thấy chị Giàng Thị Sao đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng đầu tư trồng dâu tây, thứ cây có giá cả đắt đỏ, liệu bán cho ai. Nhưng chị Sao lại nghĩ khác, bởi hầu hết sản lượng dâu tây đều được chị bán qua mạng. Dâu tây chín tới đâu bán hết đến đấy. Chị Sao chia sẻ: “Nhờ có mạng xã hội nên mình rất tự tin trong việc bán sản phẩm do vậy mới quyết định đầu tư”. Không những vậy, vườn dâu tây của chị Sao là điểm thu hút khách du lịch, cộng đồng mạng xã hội quan tâm.

Chị Lèng Thị Nguyệt, thôn Nà Liềm, xã Thượng Lâm (Lâm Bình) làm nghề đánh bắt và nuôi cá lồng trên lòng hồ sinh thái Na Hang – Lâm Bình. Từ ngày thành lập trang Fanpage chuyên bán các sản phẩm thủy sản tự nhiên, hàng ngày vợ chồng chị không phải mang cá ra chợ bán mà chủ yếu bán hàng trên mạng. Để nâng cao giá trị sản phẩm cá đánh bắt, chị Nguyệt còn thuê người chế biến, sấy khô, đóng gói, sản phẩm làm đến đâu bán hết đến đấy. Chị Nguyệt cho biết khách hàng của chị chủ yếu là thị trường Hà Nội, nhiều người đã sử dụng sản phẩm trở thành khách hàng thân thuộc.

Có thể thấy rằng, việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp là “chìa khóa” để nông nghiệp địa bàn vùng cao tận dụng được những cơ hội tiếp cận khách hàng, vừa hướng tới sự phát triển một cách bền vững; giúp cho những sản vật đặc sản vùng cao đến được với những thị trường lớn giúp các xã vùng cao phát triển kinh tế.

Nhiều trường hợp người dân trước đó chưa có khái niệm về bán hàng, kinh doanh online nhưng đến nay đã có doanh thu lên đến hàng trăm triệu đồng từ việc đưa đặc sản của quê hương lên nền tảng số. Việc phát triển kinh tế số đã thay đổi hoàn toàn nhận thức, cách làm truyền thống của người dân, hộ gia đình về tiêu thụ sản phẩm trên không gian số, sàn thương mại điện tử, mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm ra toàn quốc và các nước trên thế giới.

Đoàn viên xã Phúc Ninh (Yên Sơn) hướng dẫn người dân sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin.

Tiếp sức cho nông dân chuyển đổi số

Thực tế triển khai thời gian qua cho thấy, chuyển đổi số chỉ thành công khi được người dân hiểu, hưởng ứng tham gia. Do vậy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch chuyển đổi số hàng năm đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, đề ra giải pháp cụ thể; tăng cường tuyên truyền phổ biến, quán triệt nâng cao nhận thức của người dân về chuyển đổi số.

Toàn tỉnh hiện có 1.733 Tổ công nghệ số ở thôn, tổ dân phố; 138 Tổ công nghệ số cấp xã với tổng số trên 10 nghìn thành viên. Đây là cánh tay nối dài của ban chỉ đạo về chuyển đổi số các cấp, đóng vai trò then chốt đưa công nghệ số, kỹ năng số đến với người dân, đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách cuộc sống.

Đồng chí Nguyễn Thị Vĩnh An, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh cho biết: Đại hội Hội Nông dân tỉnh lần thứ X xác định hỗ trợ nông dân thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản là một trong những khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2023 – 2028.

Các cấp hội đã tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số; đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu nông sản; đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử; hướng dẫn bán hàng trên các trang mạng xã hội.Qua đó, một bộ phận nông dân đã có sự thay đổi về nhận thức, xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm của gia đình, trở thành “đầu tàu” trong phát triển kinh tế số.

Đồng chí Tô Viết Hiệp, Chủ tịch UBND huyện Na Hang cho biết, một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của huyện về chuyển đổi số đó là xây dựng và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu, nền tảng công nghệ để kết nối thương mại điện tử cho các sản phẩm đặc trưng; hỗ trợ các thiết bị giúp người dân truy cập internet như sử dụng máy tính, điện thoại thông minh…

Để phát huy hiệu quả chuyển đổi số, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của bà con về các vấn đề liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, mạng internet trong đời sống và sản xuất. Bên cạnh đó, công nghệ số cần bám sát vào đời sống bà con thông qua các hoạt động thiết thực.

Việc phát triển kinh tế số đã thay đổi hoàn toàn nhận thức, cách làm truyền thống của người dân, hộ gia đình về tiêu thụ sản phẩm trên không gian số, sàn thương mại điện tử, mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm từ bó hẹp trong địa bàn, trong huyện, trong tỉnh ra ngoại tỉnh, toàn quốc.



Nguồn: https://baotuyenquang.com.vn/giup-nong-san-vuon-xa-197156.html

Cùng chủ đề

Ưu tiên hàng đầu là phát triển hạ tầng số

Đồng chí Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu dự hội thảo. Dự hội thảo có đồng chí Lê Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế số, Xã hội số, Bộ Thông tin  và Truyền thông; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn; các tập đoàn, tổng công ty; các doanh nghiệp trong và ngoài...

Tiếp tục quyết tâm, quyết liệt hơn nữa trong thực hiện chuyển đổi số

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Công an tỉnh Tuyên Quang. Thời gian qua, Công an các đơn vị địa phương đã bám sát các nhiệm vụ được giao theo tiến độ kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ban chỉ đạo chuyển đổi số Bộ Công an, đặc biệt là các nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai Đề án 06 và dịch vụ công trực tuyến; cơ bản hoàn thiện hành lang pháp lý, trọng...

Khuyến công đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số

Việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng như chuyển đổi số là phù hợp với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0. Hỗ trợ các cơ sở CNNT trong quá trình chuyển đổi số, Trung tâm Khuyến công tỉnh đã phối hợp với các đơn vị liên quan tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, tạo các gian hàng trực tuyến; lựa chọn công nghệ phù hợp, ứng dụng công...

Số hóa hoạt động thư viện: Việc cần làm ngay

Thiếu máy móc, công nghệ hỗ trợ Thư viện tỉnh hiện có trên 182 nghìn bản sách các loại. Trong số này, nhiều đầu sách có thời gian xuất bản đã hơn 80 năm. Bà Phạm Thị Kim Thoa, Phó Giám đốc Thư viện tỉnh cho biết: Việc lưu trữ sách mới chưa cấp thiết, nhưng việc lưu trữ những sách cũ, nhất là địa chí thì cần thiết và phải làm ngay. Mặc dù nhận thức rõ điều này, nhưng vì...

Trung tâm Nông sản xanh Sáng Nhung: Đa dạng các sản phẩm đặc sản vùng miền phục vụ Lễ hội Thành Tuyên

Khách người nước ngoài thử các sản phẩm chế biến từ thịt lợn​. Với phương châm “ngon từ chất, thật từ tâm”, Trung tâm Nông sản xanh Sáng Nhung cung cấp sản phẩm thịt lợn thảo dược, sản phẩm độc quyền. Lợn được nuôi khép kín đạt chuẩn VietGAP, hướng tới hữu cơ, toàn bộ thức ăn được phối trộn thảo dược từ thiên nhiên như đinh lăng, cỏ nhọ nồi, cát sâm, cà gai leo, kim ngân, gừng, tỏi,...

Cùng tác giả

Đoàn công tác tỉnh Bến Tre dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

Đoàn công tác nghe thuyết minh về di tích lán Nà Nưa. Tham gia đoàn công tác tỉnh Bến Tre có các đồng chí: Nguyễn Thị Hồng Nhung, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Nguyễn Trúc Hạnh, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, lãnh đạo Văn phòng Tỉnh uỷ Bến Tre. Về phía tỉnh Tuyên Quang, tham gia dâng hương có đồng chí Lê Thị Thanh Trà, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Thị Nga: Cần ổn định nơi ở cho người dân mất nhà ở do bão Yagi trước...

Các đại biểu tham dự cuộc họp. Thường trực Tỉnh ủy đã tập trung thảo luận cho ý kiến về việc hỗ trợ kinh phí cho UBND các huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình, Sơn Dương để triển khai thực hiện các dự án khẩn cấp bố trí, sắp xếp ổn định dân cư tập  trung trong vùng thiên tai bị ảnh hưởng của cơ bão số 3 (Yagi) đợt 1. Theo tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND...

Bến Tre hỗ trợ Tuyên Quang 1,5 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão số 3

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung phát biểu cảm ơn Đoàn công tác tỉnh Bến Tre đã thăm hỏi và hỗ trợ nhân dân tỉnh Tuyên Quang. Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Phạm Thị Minh Xuân, Phó Chủ tịch...

Hỗ trợ các trường mầm non vùng cao ở Tuyên Quang tái thiết sau bão Yagi

2 trường mầm non Phúc Ninh (điểm Cầu Giát) và Hùng Lợi (điểm thôn Chương), huyên Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bão số 3 vừa được nhận chương trình hỗ trợ khẩn cấp,...

Đoàn ĐBQH tỉnh thảo luận tổ về chủ trương phát triển thành phố Hải Phòng và Thừa Thiên Huế

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 31-10, Quốc hội thảo luận tại các Tổ đại biểu Dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng và việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải phòng chủ...

Cùng chuyên mục

Tăng cường tuyên truyền an toàn điện trong dân

Công ty Điện lực Tuyên Quang hiện đang quản lý vận hành 290,39 km đường dây 110kV cấp điện tới 7 trạm biến áp/13 máy biến áp 110kV với tổng công suất đặt 476 MVA. Trong đó có 1.607 TBA/1.612 MBA phân phối với công suất đặt 314.901 kVA, đảm bảo cung cấp điện cho trên 280.000 khách hàng. Công nhân Điện lực Sơn Dương kiểm tra an toàn hệ thống lưới điện. Xác định công tác tuyên truyền an toàn điện...

Gỡ nút thắt trong quản lý, vận hành công trình nước sạch

Việc kiểm tra, bảo dưỡng các công trình nước sạch nông thôn được thực hiện định kỳ, đảm bảo công trình vận hành hiệu quả. Vừa qua, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã có bài viết với tiêu đề “Cấp nước sạch nông thôn: Rối như tơ vò!” với nội dung về thực trạng cấp nước sạch nông thôn tại các công trình do Trung tâm Nước sạch Tuyên Quang quản lý. Nội dung bài viết đã nêu ra các khó khăn, vướng mắc trong việc...

Khôi phục lại nghề nuôi trồng thủy sản

Khởi nghiệp lại Hơn 1 tháng nay, anh Đỗ Anh Việt, phường Tân Quang (TP Tuyên Quang) cùng tốp thợ sắt làm lại hệ thống lồng nuôi cá. Anh Việt tâm sự: Trận lũ lịch sử vừa qua đã cuốn sạch tài sản của gia đình, 2 lồng bị vùi lấp, cuốn trôi, những lồng còn sót lại cũng bị lũ quật nát, không thể tái sử dụng. Theo lời anh Việt, từ đời ông, cha, đến anh sinh kế...

Hải quan Tuyên Quang tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Cán bộ Chi cục Hải quan Tuyên Quang đăng tải các văn bản pháp luật lên trang web giúp doanh nghiệp dễ dàng tra cứu thông tin. Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật là việc làm quan trọng, Hải quan Tuyên Quang đã có nhiều cách làm hiệu quả. Đơn vị đã niêm yết công khai các văn bản về chính sách xuất, nhập khẩu, hướng dẫn quy trình, thủ tục hải quan đang có hiệu lực thi hành...

Bài 2: Kiểm tra, giám sát: Chìa khoá để xây dựng một Vietcombank Tuyên Quang trong sạch, vững mạnh

Triển khai hiệu quả Hiện nay, trước đòi hỏi của công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng cán bộ ngân hàng trong sạch, vững mạnh, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng trong toàn cán bộ, đảng viên cần được tăng cường, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả toàn diện về mọi mặt,. Qua đó, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ ngân hàng vừa đáp ứng yêu cầu chuyên...

Bài cuối: Chính sách tài chính của Vietcombank: Nâng tầm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nhiều chính sách tín dụng ưu đãi Nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Vietcombank Tuyên Quang đã triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Các chương trình này không chỉ giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng đầu tư và phát triển trong tương lai. Lãnh đạo Vietcombank Tuyên Quang ký kết...

Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi tuần hoàn

Lợi ích “kép” Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, hầu hết các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã sản xuất theo chuỗi liên kết khép kín, tuần hoàn trong cung cấp thức ăn, giống, thuốc thú y, xử lý môi trường và tiêu thụ sản phẩm; đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất như sử dụng 100% giống ngoại năng suất, chất lượng cao, hệ thống...

Hướng dẫn khảo sát, đánh giá, xếp hạng chỉ số hài lòng cấp tỉnh của hợp tác xã năm 2024

Các đại biểu tham gia lớp tập huấn tại điểm cầu Tuyên Quang. Tại điểm cầu tỉnh có 160 lãnh đạo hợp tác xã trong tỉnh và 11 cán bộ Liên minh Hợp tác xã tỉnh. Ủy ban Kiểm tra Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã hướng dẫn những nội dung cơ bản trong phiếu khảo sát và trao đổi với các điểm cầu Liên minh HTX các tỉnh. Qua đây, HTX Việt Nam nắm bắt tâm tư, nguyện...

Chi bộ Vietcombank Tuyên Quang phát huy năng lực lãnh đạo, nâng tầm hiệu quả hoạt động ngân hàng

Bài 1: Phát huy vai trò của tổ chức Đảng trong hoạt động ngân hàng Một hệ thống ngân hàng phát triển bền vững, hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế và toàn xã hội. Để có được điều đó, trong những năm qua, Chi bộ Vietcombank Tuyên Quang đã luôn tích cực, chủ động đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt, thực hiện hiệu...

Hỗ trợ vốn tín dụng chính sách theo Nghị quyết 03 của HĐND tỉnh: Tiếp sức phát triển sản xuất vùng khó

Hỗ trợ kịp thời Theo Nghị quyết số 03 của HĐND tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025. Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay vốn mua trâu, bò nuôi sinh sản; mỗi cá nhân được hỗ trợ lãi suất 1 lần vay. Mức cho vay có hỗ trợ lãi suất tối đa 35 triệu đồng/con trâu cái sinh sản; 25 triệu đồng/con bò cái sinh sản. Tổng mức vốn vay được...

Tin nổi bật

Tin mới nhất