(Ảnh: THÀNH ĐẠT)
Sau kỳ nghỉ lễ, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC đều điều chỉnh giảm giá.
Tại thời điểm, 8 giờ 30 phút ngày 2/5, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 82,6 triệu đồng/lượng mua vào và 84,8 triệu đồng/lượng bán ra. Chênh lệch mua vào-bán ra ở mức 2,2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC niêm yết mua vào-bán ra ở mức 82,5-84,7 triệu đồng/lượng, giảm nửa triệu đồng so kết trước kỳ nghỉ lễ. Chênh lệch mua vào-bán ra 2,2 triệu đồng/lượng.
Hiện giá vàng miếng trong nước cao hơn giá thế giới khoảng 14 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn SJC 9999 giảm 300.000 đồng so trước kỳ nghỉ lễ, giao dịch mua vào 73,5 triệu đồng/lượng, bán ra 75,2 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,7 triệu đồng/lượng.
Vàng PNJ mua vào ở mức 73,4 triệu đồng/lượng và bán ra mức 75,1 triệu đồng/lượng, giảm 400.000 đồng.
Tính đến 8 giờ 30 phút sáng 2/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới tăng mạnh 39,4 USD so kết phiên hôm trước lên mức 2.325,3 USD/ounce.
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt, lấy lại mốc 2.300 USD sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25-5,5% tại cuộc họp chính sách tiền tệ thường kỳ tháng 5.
Đồng thời, FED cũng phát ra tín hiệu rằng việc tăng lãi suất tiếp theo khó có thể xảy ra trong thời gian tới.
Phillip Streible, Giám đốc chiến lược thị trường tại Blue Line Futures ở Chicago cho biết, lạm phát còn dai dẳng, không biết khi nào FED sẽ xoay trục chính sách tiền tệ nhưng việc FED cắt giảm lãi suất chỉ là vấn đề sớm hay muộn. Hiện, thị trường cần yếu tố kích hoạt đưa vàng quay trở lại mốc 2.400 USD và sau đó tiếp tục hướng đến các mức kỷ lục mới cao nhất mọi thời đại.
Sáng nay, Chỉ số USD-Index ở mức 105,77 điểm; lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống 4,631%; chứng khoán Mỹ phản ứng trái chiều sau cuộc họp của FED, Dow Jones tăng điểm, nhưng S&P 500 và Nasdaq kết phiên trong sắc đỏ; giá dầu tiếp tục giảm, giao dịch quanh 83,56 USD/thùng đối với dầu Brent và 79,12 USD/thùng đối với dầu WTI.