Powered by Techcity

Du lịch về nguồn – loại hình thế mạnh của ngành “công nghiệp không khói” Việt Nam


Đông đảo khách du lịch ghé thăm điểm đầu đường Hồ Chí Minh ở Pác Bó, tỉnh Cao Bằng dịp Tết Ất Tỵ 2025.

Nguồn tài nguyên độc đáo, nổi trội

Du lịch về nguồn có thể hiểu là hành trình tìm về những di tích lịch sử cách mạng – nơi gắn với những sự kiện, mốc son đáng nhớ trong quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc. Hành trình về nguồn không chỉ giúp du khách khám phá các điểm đến, di tích để hiểu hơn về dòng chảy lịch sử dân tộc, mà còn giúp giáo dục truyền thống và tinh thần cách mạng, bồi đắp lòng tự hào và khơi dậy tình yêu quê hương đất nước. Đến với những nơi này, lòng người như được lắng lại để nghĩ về thế hệ cha ông đã quật cường chiến đấu, hy sinh, làm nên độc lập tự do cho đất nước, để rồi càng thấy thấm thía đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, khao khát được cống hiến, góp sức mình dựng xây Tổ quốc.

Sở hữu hàng nghìn di tích lịch sử cách mạng trải dài khắp cả nước, Việt Nam có thế mạnh nổi trội về du lịch về nguồn so với nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới. Khó có thể kể hết tên những vùng đất, địa danh, con sông, con suối, ngọn đồi… trên dải đất hình chữ S đã trở thành “chứng nhân” cho lịch sử oai hùng của dân tộc.

Đến với miền bắc có khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu di tích Phủ Chủ tịch (Hà Nội); khu di tích Pác Bó (Cao Bằng); khu di tích ATK Định Hóa (Thái Nguyên); khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào (Tuyên Quang); quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên)… Đến với miền trung có Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nghệ An); di tích Ngã Ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh); khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Quảng Bình); sông Thạch Hãn, sông Bến Hải, cầu Hiền Lương, địa đạo Vịnh Mốc, nhà tù Lao Bảo (Quảng Trị)… Ở khu vực miền nam là Địa đạo Củ Chi, Bến Nhà Rồng, Bảo tàng chứng tích chiến tranh (TP Hồ Chí Minh); Nhà tù Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu)…

Xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng của phát triển du lịch về nguồn, thời gian qua, nhiều địa phương ở nước ta đã quan tâm phát triển loại hình du lịch này. Tín hiệu vui là nếu trước đây, đối tượng tham gia các chương trình du lịch về nguồn chủ yếu chỉ là cựu chiến binh, gia đình cách mạng, thân nhân liệt sĩ đến thăm lại chiến trường xưa, tưởng nhớ đồng đội đã hi sinh…, thì nay “tệp” khách của loại hình du lịch này đã mở rộng hơn. Rất đông những người trẻ là học sinh, sinh viên đã đến với những “địa chỉ đỏ” để hiểu hơn về lịch sử dân tộc, biết ơn thế hệ đi trước, được tiếp thêm động lực để phấn đấu học tập, rèn luyện.

Có nhiều địa danh lịch sử cách mạng đã trở thành “thỏi nam châm” hút khách cho du lịch địa phương. Đặc biệt, có một số tour, tuyến về nguồn đã được các hãng lữ hành phối hợp địa phương, ban quản lý điểm đến xây dựng, làm mới, mang đến những sản phẩm du lịch đặc sắc hấp dẫn du khách trong, ngoài nước. Tiêu biểu như tour đêm khám phá di tích Nhà tù Hỏa Lò, tour đêm Giải mã Hoàng thành Thăng Long, tour Theo dấu chân biệt động Sài Gòn, tour Thắp sáng ký ức Vị Xuyên, hay tour du lịch vùng phi quân sự (DMZ) tại Quảng Trị…

Hướng đến kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2025), Flamingo Redtours vừa xây dựng và cho ra mắt tour về nguồn từ Hà Nội đến Thủ đô kháng chiến Tân Trào với nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc. Không chỉ được khám phá những địa danh của Thủ đô kháng chiến Tân Trào, du khách còn được làm sâu sắc hơn những trải nghiệm du lịch khi tham gia chương trình sắp xếp đội hình tận dụng địa hình của khu di tích, tìm hiểu thời kỳ gian khó của cách mạng Việt Nam tại ATK Kim Quan với hoạt động họp du kích, ăn cơm chiến khu…, thưởng ngoạn vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông Phó Đáy, nơi nước chảy êm đềm qua những triền đồi xanh mướt và lắng nghe những câu chuyện kể về Bác Hồ…

Để những di tích lịch sử cách mạng “kể chuyện”

Dù đã có những điểm sáng nhưng theo nhiều chuyên gia, du lịch về nguồn tại nước ta vẫn phát triển chưa xứng với tiềm năng. Các hoạt động chủ yếu trong du lịch về nguồn nhìn chung vẫn chỉ dừng ở tham quan, tìm hiểu các điểm chứng tích lịch sử, nghe hướng dẫn viên kể lại chiến công hào hùng của cha ông…; còn thiếu những hoạt động tương tác, trải nghiệm dành cho du khách để tạo sức hấp dẫn và ấn tượng đáng nhớ. Đó là lý do sản phẩm du lịch về nguồn ở nhiều địa phương mang dáng dấp na ná, trùng lặp nhau, chưa tạo được nét đặc sắc riêng để thu hút khách du lịch.

Chưa kể, nhiều điểm di tích đã xuống cấp nhưng chưa được đầu tư, tôn tạo; còn thiếu các dịch vụ phụ trợ để phục vụ du khách; trình độ chuyên môn, khả năng ngoại ngữ của thuyết minh viên còn hạn chế; thiếu tính liên kết với các loại hình du lịch khác cũng như sự kết nối với các điểm đến có cùng chủ đề để tạo nên sản phẩm đồng bộ, xuyên suốt… Thời gian qua, dù số lượng người trẻ tham gia hành trình về nguồn đã tăng lên nhưng phần lớn đều đi theo chương trình, kế hoạch hành động của các trường, cơ sở giáo dục, đoàn thanh niên… chứ chưa thật sự xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng cá nhân. Do đó, để tăng sức hút cho du lịch về nguồn, còn nhiều “điểm nghẽn” cần khắc phục.

Theo Cục trưởng Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh, công tác xây dựng sản phẩm du lịch về nguồn cần được đặc biệt quan tâm để hình thành, phát triển những sản phẩm có chất lượng. Cần kết nối các điểm di tích lịch sử cách mạng với văn hóa để xây dựng, phát triển các tuyến điểm du lịch đặc trưng, kết hợp khai thác cùng các loại hình du lịch khác như du lịch tâm linh, du lịch làng nghề, sinh thái, cộng đồng, nông nghiệp. Ông Nguyễn Trùng Khánh lưu ý, trong quá trình xây dựng sản phẩm, cần nghiên cứu các giá trị văn hóa đặc trưng của từng điểm đến để lồng ghép vào chương trình du lịch nhằm tạo sự khác biệt, sáng tạo trong dịch vụ và các hoạt động trải nghiệm của du khách, từng bước mở rộng thị trường khách du lịch.

Xác định công tác thuyết minh, hướng dẫn tham quan tại điểm chính là yếu tố cầu nối quan trọng giúp gắn kết du khách với di tích lịch sử cách mạng, Cục trưởng Du lịch Quốc gia Việt Nam nhấn mạnh cần nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ, khả năng ngoại ngữ của đội ngũ thuyết minh viên. Bên cạnh đó, cũng cần tập trung vào công tác marketing, quảng bá sản phẩm để tăng cường khả năng tiếp cận, thu hút du khách trong, ngoài nước.

PGS, TS Bùi Thanh Thủy, Trưởng khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội gợi ý, đối với hệ thống di tích lịch sử cách mạng, cần phối hợp các hoạt động giúp cho du khách tránh cảm thấy đơn điệu như tích cực tổ chức các sự kiện văn hóa, lễ hội, tạo ra những dịch vụ bổ trợ có dấu ấn, có sức lan tỏa rộng đối với du khách đến tham quan. Mỗi di tích đều có các đặc trưng riêng, có câu chuyện lịch sử, sự kiện và nhân vật riêng, vì vậy cần xây dựng các chương trình phù hợp với du khách, lồng ghép các hoạt động vui chơi giải trí mang tính trí tuệ, trải nghiệm hoặc vận động tập thể theo đội nhóm, phù hợp với các đối tượng tham gia, thông qua đó truyền tải các kiến thức, thông điệp mà di tích muốn thể hiện.

Đặc biệt, để bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng một cách hiệu quả, khắc phục các hạn chế về cơ sở hạ tầng, lưu trú, tạo sản phẩm du lịch đặc trưng, các địa phương cần có nguồn vốn đầu tư lớn. Bên cạnh nguồn ngân sách Nhà nước, cần chú trọng phương án xã hội hóa, gây quỹ, tìm các nguồn tài trợ để bảo vệ, tôn tạo di tích, cảnh quan thiên nhiên, phục dựng lại chiến trường xưa, làm tài nguyên cho phát triển du lịch về nguồn.

Công tác xây dựng sản phẩm du lịch về nguồn cần được đặc biệt quan tâm để hình thành, phát triển những sản phẩm có chất lượng. Cần kết nối các điểm di tích lịch sử cách mạng với văn hóa để xây dựng, phát triển các tuyến điểm du lịch đặc trưng, kết hợp khai thác cùng các loại hình du lịch khác như du lịch tâm linh, du lịch làng nghề, sinh thái, cộng đồng, nông nghiệp.

Tiến sĩ Nguyễn Thu Hạnh, Chủ tịch Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững (STDe) cho rằng, giá trị của một điểm di tích lịch sử cách mạng được thể hiện dưới nhiều khía cạnh vật chất và tinh thần đa dạng như: dấu tích chiến trường, nghĩa trang, nhà tù, bảo tàng hiện vật chiến tranh (máy bay, tàu chiến, pháo, súng đạn, hay các bản tuyên ngôn, chỉ thị chiến đấu, bức thư, bài thơ, bài hát)… Để di tích lịch sử cách mạng trở thành đối tượng trải nghiệm sống động và hấp dẫn với khách du lịch thì cần phải quan tâm đến tâm lý và nhu cầu của từng đối tượng thị trường khác nhau để đưa ra các chương trình kịch bản với nội dung, hình thức và ngôn ngữ biểu đạt khác nhau.

Mặt khác, xu thế thời đại với sự cuốn hút của công nghệ số đòi hỏi cách trình diễn và giới thiệu của di tích cũng phải theo kịp để tích hợp được đa chiều thông tin nội dung, hình ảnh và cách thức trải nghiệm. Cần đầu tư sáng tạo các không gian trải nghiệm ảo để du khách được tiếp cận gần gũi và sống động hơn với bối cảnh lịch sử chiến tranh ác liệt, để hiểu hơn giá trị của độc lập, tự do và hòa bình.

“Ngoài không gian cảm nhận tại vùng di tích gốc, cần mở rộng không gian trải nghiệm tại vùng đệm di tích với nhiều loại hình du lịch bổ trợ độc đáo mang nét đặc thù của loại hình du lịch chiến tranh cách mạng như: trải nghiệm làm du kích, ngủ hầm, ăn cơm nắm, chở xe thồ, đánh trận giả…”- Chủ tịch STDe gợi ý.

Rõ ràng, phát triển du lịch về nguồn không chỉ là cách bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng một cách bền vững, mà còn là giải pháp gia tăng kinh tế cho du lịch địa phương. Tập trung phát triển du lịch về nguồn theo hướng có chiều sâu, bản sắc cũng là hướng đi giúp định hình nét độc đáo, khác biệt của du lịch Việt Nam, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh, sức hấp dẫn của điểm đến Việt Nam trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới.



Nguồn: https://baotuyenquang.com.vn/du-lich-ve-nguon-loai-hinh-the-manh-cua-nganh-cong-nghiep-khong-khoi-viet-nam-206309.html

Cùng chủ đề

25 chủ vườn đăng ký đạt chuẩn “Vườn mẫu nông thôn mới”

Vườn thanh long của ông Đỗ Văn Hưng, thôn 1 Minh Phú (Hàm Yên) rộng 7 ha đạt chuẩn Vườn mẫu nông thôn mới. Trong đó, huyện Sơn Dương có số lượng chủ vườn đăng ký nhiều nhất với 10 vườn; Chiêm Hóa và thành phố Tuyên Quang mỗi huyện, thành phố 5 vườn; huyện Yên Sơn, Na Hang mỗi huyện 2 vườn và huyện Hàm Yên 1 vườn.   5 tiêu chí để công nhận được vườn mẫu gồm: diện...

Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với đoàn Hội Doanh nghiệp Đức – Việt

Đoàn công tác Hội Doanh nghiệp Đức – Việt làm việc với UBND tỉnh. Tại buổi làm việc, đại diện Hội Doanh nghiệp Đức - Việt và các sở, ngành của tỉnh, đã trao đổi nhiều nội dung liên quan về cơ hội hợp tác đào tạo nghề, cơ hội việc làm tại Cộng hòa Liên bang Đức cho người lao động, học sinh, sinh viên. Các nội dung được đề cập về cơ chế, chính sách hỗ trợ người...

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm và làm việc tại Nhà máy Z113

Bí thư Tỉnh uỷ Hà Thị Nga phát biểu tại buổi làm việc. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Tạ Đức Tuyên, Bí thư Thành ủy Tuyên Quang; Đại tá Đặng Văn Long, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh; Vân Đình Thảo, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh. Sau khi...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Thị Nga kiểm tra, nắm tình hình sau nghỉ Tết Nguyên đán

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Thị Nga dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Tham gia đoàn có các đồng chí: Vân Đình Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư;  Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh, lãnh đạo huyện Sơn Dương. Tại xã Trung Yên, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Thị Nga đã đến...

Phủ xanh thông tin tích cực, đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc

Xây dựng thế trận thông tin vững chắc Để lan tỏa những thông tin tích cực, căn cứ tình hình, điều kiện thực tế, các cơ quan, địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm, tranh thủ và khai thác hiệu quả Internet, các nền tảng mạng xã hội, hệ thống loa phát thanh cơ sở để chia sẻ thông tin chính thống, tích cực, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và...

Cùng tác giả

25 chủ vườn đăng ký đạt chuẩn “Vườn mẫu nông thôn mới”

Vườn thanh long của ông Đỗ Văn Hưng, thôn 1 Minh Phú (Hàm Yên) rộng 7 ha đạt chuẩn Vườn mẫu nông thôn mới. Trong đó, huyện Sơn Dương có số lượng chủ vườn đăng ký nhiều nhất với 10 vườn; Chiêm Hóa và thành phố Tuyên Quang mỗi huyện, thành phố 5 vườn; huyện Yên Sơn, Na Hang mỗi huyện 2 vườn và huyện Hàm Yên 1 vườn.   5 tiêu chí để công nhận được vườn mẫu gồm: diện...

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên - Ảnh:VGP Nghị quyết nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy,...

Công ty Điện lực Tuyên Quang hưởng ứng Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Ất Tỵ 2025

Cán bộ công nhân viên Công ty Điện lực Tuyên Quang tham gia hưởng ứng Tết Trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025. Tại buổi lễ, lãnh đạo Công ty Điện lực Tuyên Quang cùng cán bộ, công nhân ngành điện đã hưởng ứng Tết trồng cây năm 2025, đồng thời, kêu gọi toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty tích cực tham gia trồng cây tại khuôn viên trụ sở của các điện lực trực thuộc, nhằm...

Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Nguyễn Hồng Trang làm việc với huyện Hàm Yên

Đồng chí Nguyễn Hồng Trang, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Tỉnh uỷ làm việc với huyện Hàm Yên. Tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Hàm Yên đã thông qua báo cáo tình hình trước, trong và sau Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025; công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy, công tác chuẩn bị và các quy trình chuẩn bị cho đại hội Đảng; tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng Dự án đường...

Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với đoàn Hội Doanh nghiệp Đức – Việt

Đoàn công tác Hội Doanh nghiệp Đức – Việt làm việc với UBND tỉnh. Tại buổi làm việc, đại diện Hội Doanh nghiệp Đức - Việt và các sở, ngành của tỉnh, đã trao đổi nhiều nội dung liên quan về cơ hội hợp tác đào tạo nghề, cơ hội việc làm tại Cộng hòa Liên bang Đức cho người lao động, học sinh, sinh viên. Các nội dung được đề cập về cơ chế, chính sách hỗ trợ người...

Cùng chuyên mục

Hàng vạn du khách xông đất Tuyên Quang đầu năm Ất Tỵ 2025

Du khách đi lễ dâng hương, vãn cảnh chùa Hang, xã An Khang, TP Tuyên Quang. Trong đó đông nhất là du khách đi lễ, vãn cảnh đền, chùa trên địa bàn tỉnh, dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào. Theo báo cáo của Ban Quản lý các Khu du lịch tỉnh, riêng Tân Trào 3 ngày Tết thu hút trên 1.500 lượt khách đến dâng hương. Lượng khách dâng hương tại đền thờ Chủ tịch Hồ...

Dấu ấn du lịch

Chuyên nghiệp hóa hoạt động du lịch Sự kiện Năm Du lịch Tuyên Quang được tổ chức cuối tháng 4 như một điểm nhấn nhằm quảng bá, kết nối cho du lịch phát triển. Trước lễ khai mạc, tỉnh đều chọn các tỉnh, thành phố có tiềm năng du lịch để tổ chức Hội nghị truyền thông. Năm 2023 tỉnh chọn Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024 tại Thành phố Đà Nẵng. Hội nghị quy tụ đầy đủ các thành phần...

Du xuân xứ Tuyên

Khu Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào Nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Tuyên Quang, Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào nằm trên địa bàn 12 xã trong Khu ATK thuộc hai huyện Sơn Dương và Yên Sơn. Đây từng là địa bàn chiến lược quan trọng, là nơi ở, làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo cấp cao cùng nhiều cơ quan Trung ương trong...

Khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch

Tận dụng thế mạnh tự nhiên Với lợi thế có những cánh rừng đại ngàn dọc đôi bờ sông Gâm và sông Năng, nơi đây có hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm, nhiều hang động kỳ thú; những thác nước tự nhiên thơ mộng, cảnh quan thiên nhiên huyền ảo, khí hậu trong lành và nhiều phong tục văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số Tày, Dao,...

Thành phố Tuyên Quang kết nối các công ty lữ hành giới thiệu về du lịch Tuyên Quang

UBND thành phố Tuyên Quang tổ chức gặp gỡ, kết nối các công ty lữ hành thúc đẩy phát triển du lịch. Dự hội nghị có đồng chí Mai Đức Thông, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Tuyên Quang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh. Dự hội nghị có hơn 60 công ty lữ hành trong nước, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà...

Lâm Bình triển khai nhiều hoạt động tại Lễ hội Lồng Tông

Tại Lễ hội Lồng Tông huyện Lâm Bình, du khách được trải nghiệm với nghề dệt của dân tộc Pà Thẻn. Theo đó, lễ hội diễn ra trong 2 ngày 8, 9 - 2 (tức ngày 11, 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Trong khuôn khổ của lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động như: Lễ hội Lồng Tông; đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức và tập quán trồng lúa nước của người Tày xã...

DANAGO cập nhật bảng giá vé Bà Nà Hills năm 2025

So với năm 2024, giá vé Bà Nà Hills năm 2025 có biến động nhẹ, song không đáng kể. Đặc biệt, khách hàng vẫn có thể mua vé với giá ưu đãi thấp hơn giá niêm yết bằng cách gọi đến hotline đặt vé 0833-888-404 của DANAGO. Bảng giá vé Bà Nà Hills năm 2025 được cập nhật mới nhất bởi DANAGO. Để xem chi tiết bảng giá vé, bạn đọc có thể truy cập vào chuyên mục “Vé Bà Nà...

Đoàn khách du lịch “xông đất” Tuyên Quang năm 2025

Các đại biểu dự buổi lễ đón đoàn khách du lịch đầu tiên trong năm 2025. Đoàn du khách gần 50 người thuộc Hội Cựu chiến binh thị trấn Nông trường Thái Bình, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn là những vị khách du lịch đầu đầu tiên “xông đất” Tuyên Quang năm 2025. Đoàn đã dâng hương, tham quan lán Nà Nưa, đình Tân Trào, cây đa Tân Trào, Khu tưởng niệm các vị tiền bối cách mạng, trải nghiệm...

Kỳ vọng năm du lịch bứt phá

Du lịch sôi động ngay từ đầu năm   Theo ghi nhận của phóng viên, ngay từ những ngày đầu năm 2025, các khu, điểm du lịch tại Tuyên Quang đã trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Chị Trần Mai Hoa, một khách du lịch đến từ Quảng Trị vừa có chuyến trải nghiệm tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào cho biết: “Đến Tân Trào vào dịp đầu năm mới, tôi cảm thấy vô cùng xúc...

Ấn tượng du lịch xứ Tuyên

Hội đua thuyền trên sông Lô trong những ngày đầu xuân thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến cổ vũ, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của vùng đất và con người xứ Tuyên. Lễ hội Lồng Tông của người Tày đã được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và trở thành sản phẩm du lịch đặc thù trong mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Huyện Chiêm Hóa đưa sản...

Tin nổi bật

Tin mới nhất