Powered by Techcity

Doanh nghiệp xi măng nỗ lực vượt khó


“Gam màu” tối của doanh nghiệp xi măng

Theo Bộ Xây dựng, nguồn cung xi măng toàn quốc năm 2024 đạt khoảng 122 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ đạt khoảng 60 triệu tấn, xuất khẩu giảm so với năm trước, dẫn đến dư thừa nguồn cung và cạnh tranh gay gắt, giá bán giảm… Bộ Xây dựng tính toán, nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành năm 2025 khoảng 95-100 triệu tấn, tăng 2-3% so với năm 2024. Trong đó, tiêu thụ nội địa 60-65 triệu tấn, xuất khẩu 30-35 triệu tấn.

Như vậy, vấn đề lớn nhất của ngành xi măng lúc này là mất cân đối lớn giữa cầu và cung. Lo ngại năng lực sản xuất xi măng dư thừa, trong khi nguồn cung đã vượt cầu vài chục triệu tấn, trong năm qua. Theo đánh giá của các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, việc tiêu thụ gặp khó khăn còn do những biến động phức tạp của kinh tế thế giới, đặc biệt là cuộc xung đột Nga-Ukraine và khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc, đã tạo ra áp lực lớn lên ngành xi măng Việt Nam.

Công ty cổ phần xi măng Tân Quang kiểm định chất lượng sản phẩm.

Ngoài những yếu tố trên, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao như điện, than, nguyên liệu sản xuất duy trì ở mức cao khiến chi phí sản xuất ngày càng tăng mạnh. Thị trường bất động sản trầm lắng, các dự án xây dựng từ nguồn đầu tư công chậm giải ngân, ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu thụ của xi măng trong nước. Thị trường xuất khẩu xi măng giảm mạnh, cùng với việc thuế suất xuất khẩu clinker tăng từ 5% lên 10%, tạo áp lực lớn về giá bán và sản lượng tiêu thụ.

Theo phản ánh từ Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, những năm trước, công ty cung cấp Clinker cho các đơn vị xuất khẩu được 20.000 – 30.000 tấn/năm. Nhưng từ 2021 đến nay công ty không bán cho đơn vị xuất khẩu được ít nào. Thị trường xuất khẩu khó khăn kéo theo thị trường tiêu thụ trong nước cũng khó. Năm 2024 sản lượng tiêu thụ xi măng đạt 906.000 tấn, giảm so với năm 2023 khoảng 20.000 tấn. Năm 2025, dự kiến thị trường xi măng vẫn còn khó khăn nên công ty phấn đấu duy trì sản lượng tiêu thụ bằng năm 2024.

Doanh nghiệp nỗ lực vượt khó

Để duy trì sản xuất và ổn định thị trường, các doanh nghiệp buộc phải tìm kiếm giải pháp thích ứng, từ tối ưu hóa chi phí, đa dạng hóa thị trường đến đổi mới công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh.

Ông Nguyễn Mạnh Danh, Giám đốc Công ty cổ phần Xi măng Tuyên Quang chia sẻ: Thị trường xuất khẩu khó khăn sẽ ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ trong nước. Lúc này các doanh nghiệp chỉ còn cách tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm cũng như tìm kiếm khách hàng tiềm năng ngay tại địa phương và các tỉnh lân cận. Đây cũng là giải pháp mà công ty đang thực hiện. Ngoài ra, công ty có thêm một cái khó là chưa được cơ quan cấp Bộ phê duyệt giấy phép khai thác mỏ nên công ty phải tạm ngừng hoạt động một phần. Hiện, Công ty khắc phục bằng việc mua tạm nguyên liệu của các đơn vị khác để đưa vào sản xuất nhằm cung cấp cho các khách hàng thân thiết, khách hàng tiềm năng để giữ thị trường.  

Giám đốc Công ty cổ phần xi măng Tân Quang – VVMI Lê Danh Thắng cho biết, để tiết kiệm chi phí, giảm được giá thành sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường, Công ty đã áp dụng công nghệ sản xuất xi măng thế hệ mới với dây chuyền sản xuất liên tục, khép kín từ khai thác nguyên liệu đến sản phẩm xi măng theo phương pháp lò quay, sấy khô. Dây chuyền thiết bị có mức độ tự động hóa cao, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo các chỉ tiêu về tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường.

Mỗi năm, Công ty đều phát động phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nhiều sáng kiến, giải pháp đã được triển khai áp dụng, mang lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2023, Công ty có 21 giải pháp cải tiến kỹ thuật với tổng giá trị làm lợi cho công ty hơn 582 triệu đồng; năm 2024, công ty có 28 giải pháp cải tiến kỹ thuật với tổng giá trị làm lợi cho công ty là 3,1 tỷ đồng.

Cùng với đó, xi măng Tân Quang đã thực hiện hàng loạt biện pháp cải tiến công nghệ và nâng cao hiệu quả sản xuất. Công ty đã hoàn thành sửa chữa lò nung, nâng cao năng suất thiết bị, giúp tiêu hao điện năng cho clinker luôn đảm bảo định mức. Bên cạnh đó, công ty đã cải thiện quy trình sản xuất xi măng bằng cách nâng tỷ lệ phụ gia trong xi măng lên cao hơn nhiều so với kế hoạch giao ban đầu. Điều này không chỉ giúp tối ưu hóa chi phí sản xuất mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường.

Ông Phạm Quang Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH Hiệp Phú (TP Tuyên Quang) cho biết: Công ty thường xuyên thực hiện các công trình xây dựng lớn, vì vậy hàng năm phải nhập từ 30.000 đến 40.000 tấn xi măng/năm. Công ty luôn tin tưởng lựa chọn xi măng Tân Quang nhờ vào chất lượng ổn định và vượt trội mà sản phẩm mang lại. Bên cạnh đó, với việc xi măng Tân Quang được sản xuất ngay tại tỉnh, công ty còn tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, góp phần tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh.

Để gỡ khó cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng, Hiệp hội Xi măng Việt Nam kiến nghị Thủ tướng và các bộ, ngành có giải pháp tăng tiêu thụ nội địa xi măng. Đồng thời, kiến nghị sửa đổi Nghị định 26/2023/NĐ-CP về việc áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu clinker xi măng là 0%.

Năm 2025, các doanh nghiệp kỳ vọng vào việc thúc đẩy các dự án đầu tư công vào kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, nhà ở, dự án đường cao tốc, sân bay… Ngoài ra, xu hướng xây dựng công trình xanh và phát triển năng lượng tái tạo sẽ là yếu tố hỗ trợ tiêu thụ xi măng để có tăng trưởng.



Nguồn: https://baotuyenquang.com.vn/doanh-nghiep-xi-mang-no-luc-vuot-kho-206953.html

Cùng chủ đề

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng

Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp. Hội nghị được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Dự tại điểm cầu Tuyên Quang có các đồng chí: Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Vân Đình Thảo, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Giám đốc Sở...

Cùng tác giả

Hội Hưu trí khối Đảng Tỉnh ủy gặp mặt đầu xuân

Tham dự Gặp mặt có các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Sáng Vang, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí nguyên Thường trực Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các ban Đảng...

Đổi mới, sáng tạo, chuyên nghiệp, nhân văn

Trải qua các thời kỳ lịch sử, tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên Báo Tuyên Quang luôn xác định truyền thống là nền tảng cho sự phát triển bền vững của Báo Tuyên Quang. Nhìn lại mỗi chặng đường, chúng ta đều thấy dấu ấn rõ nét sự kế thừa, tiếp nối đầy sáng tạo những thành tựu làm báo từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh,...

Hội nghị Chính phủ với các địa phương về tăng trưởng kinh tế

Chủ trì tại điểm cầu tỉnh có các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ tỉnh; Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; các sở, ngành, UBND huyện, thành phố. Toàn cảnh hội nghị tại điểm...

Gala gặp mặt kỷ niệm 60 năm Báo Tuyên Quang xuất bản số báo đầu tiên

 Tiết mục văn nghệ của cán bộ Báo Tuyên Quang. Tại buổi gặp mặt, các đại biểu đã cùng ôn lại những kỷ niệm, những chặng đường phát triển hơn nửa thế kỷ của Báo Tuyên Quang. Các thế hệ người làm báo Báo Tuyên Quang đã dày công vun đắp, xây dựng một tập thể đoàn kết, sáng tạo, lập nên những cột mốc đáng tự hào, hội nhập cùng tiến trình phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam,...

Xứng đáng tiếng nói của Đảng, của Dân

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,  Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam  Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Báo Tuyên Quang đã thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đại đoàn kết toàn dân tộc nói riêng; tích cực cổ vũ, động viên nhân dân tham...

Cùng chuyên mục

Tăng sức hấp dẫn từ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Điểm đến hấp dẫn Là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tư vào Tuyên Quang hơn 10 năm qua, Công ty TNHH Gang thép Tuyên Quang phát triển ổn định và liên tục nhận bằng khen từ UBND tỉnh vì thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh. Ông Nguyễn Duy Luân, Giám đốc Công ty TNHH Gang thép Tuyên Quang chia sẻ: Một trong những yếu tố quan trọng giúp công ty phát triển là sự đổi...

Chuyển đổi toàn diện trên 3 trụ cột

Người dân được hưởng lợi Từ cuối năm 2021, đầu năm 2022, sau khi Nghị quyết thực hiện Chuyển đổi số của tỉnh được Ban chấp hành đảng bộ tỉnh ban hành, UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo Chuyển đổi số và ban hành nhiều Quyết định, Kế hoạch, văn bản chỉ đạo làm căn cứ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chuyển đổi số của tỉnh một cách toàn diện trên 3 trụ cột:...

Đón lộc chè Xuân

Nhiều diện tích chè ra búp chậm Thông thường, vào thời điểm này, những đồi chè xanh mướt ở Sơn Dương đã bắt đầu vào vụ thu hoạch rộ. Thế nhưng, năm nay, thời tiết bất thuận, rét đậm kéo dài, kèm theo đó là tình trạng khô hạn đã khiến cây chè phát triển chậm hơn so với mọi năm. Thay vì những đồi chè xanh mướt, tấp nập người thu hoạch như thường lệ, năm nay, nhiều diện tích chè...

Công ty Điện lực Tuyên Quang cảnh báo và xử lý thông tin hóa đơn tiền điện tăng cao sau Tết

Cán bộ Điện lực thành phố Tuyên Quang tuyên truyền cho người dân sử dụng tiết kiệm điện, an toàn. Theo đó, để hạn chế tối đa tình trạng hóa đơn tiền điện tăng cao, ngay từ trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo các Điện lực trực thuộc tập trung thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ trong công tác ghi chỉ số và phát hành hóa đơn tiền điện;...

Khai trương Phòng giao dịch HDBank Hàm Yên

  Các đại biểu cắt băng khai trương Phòng giao dịch HDBank Hàm Yên. Phòng giao dịch tạo điều kiện thuận lợi cho bà con trên địa bàn huyện tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ và nguồn vốn vay của ngân hàng thuận lợi, nhanh chóng, kịp thời để phát triển sản xuất kinh doanh, hạn chế vấn nạn tín dụng đen ở nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, giúp HDBank Tuyên Quang mở rộng địa bàn...

Phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số

Để đưa dịch vụ ngân hàng số đến với người dân, nhất là khu vực nông thôn, cán bộ, nhân viên Agribank Tuyên Quang trực tiếp đến các cơ sở kinh doanh, cửa hàng, đơn vị, doanh nghiệp, các hộ dân để giới thiệu, tư vấn, hỗ trợ khách hàng về các sản phẩm dịch vụ tiện ích của Agribank; tổ chức tuyên truyền tại tất cả các xã về các ứng dụng mới, tiện ích khi thanh toán...

Xuất khẩu tìm cơ hội trong thách thức

Đa dạng thị trường Thị trường xuất khẩu chè khô đang rộng mở đối với các doanh nghiệp sản xuất chè của tỉnh. Ngoài thị trường Trung Đông, chè Tuyên Quang đã có thị trường châu Âu, bắc Mỹ, châu Á. Ông Ngô Đức Tú, Giám đốc Công ty cổ phần Chè Sông Lô cho biết: Trong năm 2024 công ty xuất khẩu hơn 4.700 tấn chè xanh và chè đen các loại. Giá trị xuất khẩu ước đạt gần 8...

Những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Ông Phạm Bá Lưu, tổ 9, phường Nông Tiến (TP Tuyên Quang) tỉa cành, dưỡng cây đào. Mới trung tuần tháng Giêng âm lịch nhưng vườn đào của gia đình ông Phạm Bá Lưu ở tổ 9, phường Nông Tiến (TP Tuyên Quang) đã tất bật trồng cây, ghép mầm để phục vụ mùa đào tết năm tới. Nếu nói Nông Tiến là thủ phủ cây đào cảnh của tỉnh thì gia đình ông Lưu được đánh giá là một...

Cục Thuế tỉnh tổ chức lựa chọn Hóa đơn may mắn quý IV năm 2024

Các thành viên Hội đồng giám sát Chương trình lựa chọn “Hóa đơn may mắn” quý IV - 2024. Chương trình thực hiện theo nguyên tắc lựa chọn ngẫu nhiên hóa đơn đã lập trong quý IV của người nộp thuế do Cục Thuế tỉnh quản lý, được áp dụng đối với các hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế do các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân trên địa bàn tỉnh phát hành và người...

Tuyên Quang tập trung thúc đẩy kinh tế số trên 5 nhóm ngành trọng tâm

Thúc đẩy phát triển nông nghiệp thông minh là 1 trong 5 nhóm ngành trọng tâm. Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp tập trung thúc đẩy kinh tế số trên 5 nhóm ngành trọng tâm: Thương mại điện tử, Du lịch thông minh, Nông nghiệp thông minh, Sản xuất thông minh và Logistics thông minh. Đồng thời, triển khai đồng bộ hạ tầng tiện ích số, như tích hợp chữ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất