Powered by Techcity

Dấu ấn Kinh tế quý I – Bài cuối: Thế mạnh được khẳng định

Bài 1: Du lịch bứt phá

Bài 2: Quyết liệt, đồng bộ các giải pháp thu ngân sách

Tăng trưởng ấn tượng

Xưởng chế biến gỗ ép xuất khẩu của Công ty TNHH trà Phú Tân, phường Phú Lâm (TP Tuyên Quang) đang hoạt động hết công suất để đảm bảo giao hàng đúng thời hạn. Anh Nguyễn Hữu Chí, Giám đốc Công ty phấn khởi cho biết, từ đầu năm đến nay sản phẩm sản xuất ra đến đâu, đóng công xuất khẩu hết đến đó, hoàn toàn không có hàng tồn. Trung bình mỗi tháng công ty xuất khẩu từ 600-800m3 gỗ ván ép. So với mọi năm giá gỗ dán thành phẩm tăng 100-200 nghìn đồng/m3 tùy theo từng chủng loại. Hiện gỗ ván loại A là 3 triệu đồng/m3, loại B là 2-2,2 triệu đồng/m3. Riêng đối với gỗ dán loại A xuất khẩu vào thị trường Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc là 4 – 5,5 triệu đồng/m3. Giá sản phẩm gỗ như hiện nay, các doanh nghiệp chế biến gỗ có lãi – Anh Chí khẳng định.

Sản phẩm gỗ dán của Công ty TNHH Phú Tân (TP Tuyên Quang) xuất khẩu sang Thái Lan.

Thị trường sản phẩm đồ gỗ khởi sắc tác động tích cực đến toàn bộ chuỗi sản xuất. Anh Trần Xuân Quảng, Giám đốc Công ty TNHH Lâm nghiệp Yên Sơn khẳng định, từ giữa năm 2023 trở lại đây, đặc biệt là 3 tháng đầu năm, thị trường gỗ nguyên liệu khởi sắc. Giá bán gỗ tại rừng từ 1 – 1,1 triệu đồng m3 tăng 50 – 100 nghìn đồng tùy vào từng loại rừng.

Theo đánh giá của ngành Công thương, 3 tháng đầu năm, bức tranh sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ rừng trồng đã sáng lên rất nhiều. Giá trị xuất khẩu mặt hàng gỗ (đũa gỗ, phong bì, gỗ tinh chế, gỗ ván sàn, gỗ ván ép, ghế gỗ) 3 tháng đầu năm đạt 5,2 triệu USD, tăng gần 10%  so với cùng kỳ 2023. Dự báo thị trường xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam, trong đó có sản phẩm gỗ Tuyên Quang sẽ tiếp tục mở rộng đến nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Đây sẽ là cơ hội để kinh tế lâm nghiệp – thế mạnh của tỉnh bứt tốc.

Cùng với chuỗi gỗ rừng trồng, các chuỗi liên kết sản xuất chè, ớt, dưa chuột, chăn nuôi… cũng tiếp tục được mùa, được giá. Hiện giá lợn hơi đã tăng khoảng 8-10 nghìn đồng, đạt mức 58-60 nghìn đồng/kg hơi; giá chè búp tươi dao động từ 5,1 – 5,4 nghìn đồng/kg, tăng gần 10% so với năm 2023. Riêng với chè đặc sản giá tăng khoảng 15 – 20%

Ông Phạm Văn Minh, Tổ trưởng Tổ hợp tác chè thôn Cảy, xã Minh Thanh (Sơn Dương) phấn khởi cho biết, từ đầu năm đến nay, thời tiết thuận mưa, chè xuân phát triển mạnh, nhiều búp, 6 ha chè của tổ hợp tác đã cho thu hoạch đến lứa thứ 3, điều mừng nhất là giá chè tăng cao người làm chè đang “hái ra tiền”.

Trong bối cảnh thời tiết có nhiều bất lợi song người nông dân đã khắc phục khó khăn, đầu tư sản xuất, nhiều loại cây trồng đạt và vượt kế hoạch giao. Toàn tỉnh gieo cấy 18.439 ha lúa xuân đạt 102% kế hoạch, trong đó lúa lai trên 8.770 ha; lúa thuần đạt trên 9.650 ha; cây ngô lấy hạt đã trồng 8.261,6 ha đạt 102,7% kế hoạch. Qua kiểm tra, đánh giá của ngành chức năng, cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, chưa ghi nhận sâu, bệnh gây hại. Các địa phương cũng thu hoạch hết diện tích mía nguyên liệu tái đầu tư trồng lại. Ông Ngụy Như Tiến Dũng, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương khoe, giá nguyên liệu được điều chỉnh tăng lên 1,35 triệu đồng/tấn đã kéo người dân ở nhiều địa phương trở lại vùng nguyên liệu. Đến hết tháng 3 đã có 600 ha mía được trồng mới và có thể đạt đến 800 ha vào cuối tháng 4.

Đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp năm nay có lợi là giá đầu vào ổn định, giá sản phẩm tăng, các chuỗi liên kết phát triển ổn định cùng với đó là chính sách hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh và sự bắt tay của doanh nghiệp tham gia vào bao tiêu sản phẩm. Đây là yếu tố tiên quyết khuyến khích các chủ trang trại, gia trại, hộ gia đình đầu tư sản xuất.

Người dân xã Hòa An (Chiêm Hóa) tham gia chuỗi trồng ớt xuất khẩu.

Phát triển theo trục chủ lực

Trước mắt sản xuất nông nghiệp đang có rất nhiều thuận lợi tuy nhiên nông nghiệp cũng là ngành chịu tác động trực tiếp từ biến đổi thời tiết; dịch bệnh, thị trường…

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Việt khẳng định, nắm rõ những bất lợi, nỗ lực vượt lên khó khăn, giữ vững mục tiêu tăng trưởng ở mức trên 4% năm, ngành nông nghiệp tiếp tục tái cơ cấu mạnh mẽ và tháo gỡ những khó khăn nội tại. Tuyên Quang là tỉnh nông nghiệp đặc thù, đó là đa dạng sản phẩm trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế địa phương nhưng vẫn có trục chủ lực gồm: rừng trồng, chăn nuôi, cây ăn quả, đặc sản địa phương. Vì vậy, tỉnh luôn tập trung phát triển theo hướng này, duy trì đi theo trục, tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, phát triển những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao; duy trì phát triển các chuỗi hàng hóa có tính liên kết sâu, bền vững như: Chuỗi rừng trồng, chuỗi chăn nuôi; chuỗi sản xuất chế biến chè, chuỗi trồng dưa chuột và chuỗi trồng ớt xuất khẩu

Theo đồng chí Triệu Đăng Khoa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, chuỗi trồng rừng đã thu hút khoảng 80% cư dân nông thôn tham gia và rất nhiều địa phương người dân đã giàu lên về kinh tế rừng. Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh khẳng định, kinh tế rừng đang được kích hoạt đa giá trị ngoài giá trị về sản lượng gỗ, du lịch sinh thái rừng đã bước đầu hình thành và thời gian ngắn nữa khi thị trường tín chỉ cac-bon được hình thành sẽ thêm một nguồn thu nữa cho người làm rừng.

Duy trì phát triển các chuỗi liên kết, tỉnh cũng tập trung phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản của tỉnh. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn; thực hiện tốt nhiệm vụ về cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân và hợp tác xã.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bên cạnh kế hoạch có tính dài hơi, trước mắt ngành nông nghiệp yêu cầu người dân tập trung chăm sóc, bảo vệ hiệu quả diện tích lúa xuân và một số cây trồng khác. Bởi hiện nay các loại cây trồng đang phát triển tốt, riêng diện tích lúa xuân đang đứng cái chuẩn bị làm đòng, chưa ghi nhận sâu, bệnh xâm nhiễm, gây hại. Do đó người nông dân cần tiếp tục thăm đồng, chủ động phòng trừ, đảm bảo vụ mùa bội thu; tranh thủ thời tiết thuận lợi, tập trung trồng rừng, đảm bảo rừng khai thác đến đâu trồng lại ngay đến đó. Mặt khác, thực hiện tốt tháng tiêu độc khử trùng, tiêm vắc – xin phòng bệnh vụ xuân hè hiệu quả để tạo  “lá chắn” an toàn bảo vệ đàn vật nuôi… đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, an toàn, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân trên địa bàn và các vùng lân cận và nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến.

Nguồn

Cùng chủ đề

Vượt bão đón Xuân

Bão bủa vây Chưa có năm nào ngành Nông nghiệp phải đối diện với nhiều khó khăn, thử thách như năm 2024. Những tháng đầu năm, thời tiết diễn biến phức tạp. Hạn hán, mưa bão liên tiếp xảy ra ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Đỉnh điểm trận mưa lũ hoàn lưu cơn bão số 3 hồi đầu tháng 9. Theo báo cáo của Văn phòng Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh,...

Sơn Dương (Tuyên Quang): Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa

Sơn Dương là một huyện thuần nông, diện tích đất nông nghiệp hơn 69.200ha, chiếm gần 87% diện tích tự nhiên với các cây trồng chủ lực như lúa, ngô, chè, mía, cây ăn quả. Xác định nông nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo, huyện Sơn Dương đã thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển...

Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp: Cơ hội và thách thức – Bài 1: Hướng tới nông nghiệp hiện đại

>>> Bài 2: Thách thức đặt ra Đột phá trong sản xuất nông nghiệp Mô hình trồng dưa lưới của Hợp tác xã (HTX) Nông, lâm nghiệp Kim Bình (Chiêm Hóa) được các ngành chức năng đánh giá triển vọng mới trong việc liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp. Đây là mô hình nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, giúp nông dân chủ động trong sản xuất, giảm lệ...

Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp: Cơ hội và thách thức – Bài 2: Thách thức đặt ra

>>> Bài 1: Hướng tới nông nghiệp hiện đại Sản xuất tự phát, phá vỡ quy hoạch Tự phát và phá rào quy hoạch là hai vấn đề lớn đặt ra đối với lĩnh vực trồng trọt hiện nay. Thực tế cho thấy, hầu hết việc sản xuất tự phát hay “vượt rào quy hoạch” trong lĩnh vực nông nghiệp, chỉ đem lại những “trái đắng”, hậu quả, không ai khác là những người nông dân gánh chịu. Trước năm 2020 giá...

Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp: Cơ hội và thách thức

Bài 1: Hướng tới nông nghiệp hiện đại Đột phá trong sản xuất nông nghiệp Mô hình trồng dưa lưới của Hợp tác xã (HTX) Nông, lâm nghiệp Kim Bình (Chiêm Hóa) được các ngành chức năng đánh giá triển vọng mới trong việc liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp. Đây là mô hình nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, giúp nông dân chủ động trong sản xuất,...

Cùng tác giả

Thanh tra ngành Tài chính kiến nghị xử lý gần 14.000 tỷ đồng

Tối 10-2, Bộ Tài chính công bố tình hình thực hiện chương trình công tác tháng 1-2025 của Bộ. Trong tháng 1-2025, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị chuyên ngành thuộc Bộ đã thực hiện 10.231 cuộc thanh tra, kiểm tra tại đơn vị; kiểm tra 155.666 hồ sơ tại trụ sở cơ quan. Từ đó, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị đã kiến nghị xử lý tài chính 13.969.815 triệu đồng; trong đó, kiến...

Chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế năm 2025

Tạo động lực để phát triển Năm 2024 trong điều kiện khó khăn nhiều hơn thuận lợi, thử thách lớn hơn cơ hội, nhất là khi tỉnh phải trải qua cơn bão số 3 lịch sử,  Tuyên Quang đã nỗ lực hoàn thành và hoàn thành vượt mức cả 20/20 chỉ tiêu chủ yếu, kinh tế đạt mức tăng trưởng 9,04%, đây là mức tăng trưởng cao nhất của tỉnh trong 10 năm gần đây. Kết quả này cho thấy trong...

Thi đua đạt mục tiêu tăng trưởng 9,0%

Ngay sau Tết Nguyên đán, thăm và làm việc với tỉnh, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh, thời gian tới, Tuyên Quang phải hết sức tập trung phát triển kinh tế. Trung ương sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư để tỉnh có điều kiện đạt mức tăng trưởng 2 con số. Năm 2025 là năm kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc dân Đại hội Tân Trào, việc xóa đói giảm...

Vượt khó trên tuyến cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang

Gỡ vướng mặt bằng Theo báo cáo của Ban Quản lý đầu tư các công trình giao thông tỉnh, hiện nay, các địa phương đã bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công đạt 63,99/69,4 km toàn tuyến, đạt 92,2%, đến ngày 1-2, tổng sản lượng giải ngân công trình đạt 1.260,105/4.789,751 tỷ đồng, đạt khoảng 26,3% giá trị hợp đồng. Nguyên nhân là do vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng, gây khó khăn trong quá...

Nâng cao vai trò Bí thư Chi bộ thôn, bản

Bài 1: Những người gánh 2 vai Nhất thể hóa chức danh Bí thư chi bộ thôn bản, tổ dân phố đã và đang được nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện. Đây là hướng đi đúng đắn góp phần tinh gọn bộ máy ở cơ sở, tạo sự thống nhất, đồng thuận từ việc ban hành chủ trương đến khâu tổ chức và thực hiện. Tại nhiều nơi, đội ngũ Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn đã...

Cùng chuyên mục

Thanh tra ngành Tài chính kiến nghị xử lý gần 14.000 tỷ đồng

Tối 10-2, Bộ Tài chính công bố tình hình thực hiện chương trình công tác tháng 1-2025 của Bộ. Trong tháng 1-2025, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị chuyên ngành thuộc Bộ đã thực hiện 10.231 cuộc thanh tra, kiểm tra tại đơn vị; kiểm tra 155.666 hồ sơ tại trụ sở cơ quan. Từ đó, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị đã kiến nghị xử lý tài chính 13.969.815 triệu đồng; trong đó, kiến...

Chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế năm 2025

Tạo động lực để phát triển Năm 2024 trong điều kiện khó khăn nhiều hơn thuận lợi, thử thách lớn hơn cơ hội, nhất là khi tỉnh phải trải qua cơn bão số 3 lịch sử,  Tuyên Quang đã nỗ lực hoàn thành và hoàn thành vượt mức cả 20/20 chỉ tiêu chủ yếu, kinh tế đạt mức tăng trưởng 9,04%, đây là mức tăng trưởng cao nhất của tỉnh trong 10 năm gần đây. Kết quả này cho thấy trong...

Vượt khó trên tuyến cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang

Gỡ vướng mặt bằng Theo báo cáo của Ban Quản lý đầu tư các công trình giao thông tỉnh, hiện nay, các địa phương đã bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công đạt 63,99/69,4 km toàn tuyến, đạt 92,2%, đến ngày 1-2, tổng sản lượng giải ngân công trình đạt 1.260,105/4.789,751 tỷ đồng, đạt khoảng 26,3% giá trị hợp đồng. Nguyên nhân là do vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng, gây khó khăn trong quá...

Nông dân tất bật “hồi sinh” đào sau Tết

Giai đoạn quan trọng  Sau khi được khách hàng thuê hoặc mua về chơi Tết, nhiều cây đào được trả lại vườn đào ở Nông Tiến để tiếp tục nuôi dưỡng, uốn thế cho mùa hoa tiếp theo. Công việc “hồi sinh” cây bắt đầu với công đoạn quan trọng như cắt tỉa cành, loại bỏ hoa và nụ còn sót lại, giúp cây tập trung dinh dưỡng vào thân. Đào cũng được bón phân, tưới nước đầy đủ, đặc...

Nhộn nhịp thị trường vàng ngày vía Thần Tài

Mẫu mã đa dạng Để phục vụ nhu cầu mua sắm vàng dịp đầu năm và trong ngày vía thần tài, các cửa hàng kinh doanh vàng bạc, đá quý trên địa bàn TP. Tuyên Quang như: Cửa hàng vàng bạc Tuấn Anh, Kim Dung, Minh Dung, Giang Sơn, PNJ… đều chủ động lượng lớn vàng và mẫu mã đa dạng. PNJ ra mắt bộ sưu tập Xuân - Thần Tài 2025 với hàng loạt thiết kế trang sức và...

Trao đổi công tác quản lý kỹ thuật vận hành lưới điện trung áp

Đại biểu dự hội thảo. Tới dự có lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực miền Bắc; lãnh đạo Điện lực các tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Công ty Thí nghiệm điện miền Bắc. Tại hội thảo, lãnh đạo Ban Kỹ thuật, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc báo cáo công tác triển khai quản lý sự cố lưới điện trung áp, tình hình sự cố năm 2025. Đồng thời, đại biểu đã dành thời...

25 chủ vườn đăng ký đạt chuẩn “Vườn mẫu nông thôn mới”

Vườn thanh long của ông Đỗ Văn Hưng, thôn 1 Minh Phú (Hàm Yên) rộng 7 ha đạt chuẩn Vườn mẫu nông thôn mới. Trong đó, huyện Sơn Dương có số lượng chủ vườn đăng ký nhiều nhất với 10 vườn; Chiêm Hóa và thành phố Tuyên Quang mỗi huyện, thành phố 5 vườn; huyện Yên Sơn, Na Hang mỗi huyện 2 vườn và huyện Hàm Yên 1 vườn.   5 tiêu chí để công nhận được vườn mẫu gồm: diện...

Công ty Điện lực Tuyên Quang hưởng ứng Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Ất Tỵ 2025

Cán bộ công nhân viên Công ty Điện lực Tuyên Quang tham gia hưởng ứng Tết Trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025. Tại buổi lễ, lãnh đạo Công ty Điện lực Tuyên Quang cùng cán bộ, công nhân ngành điện đã hưởng ứng Tết trồng cây năm 2025, đồng thời, kêu gọi toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty tích cực tham gia trồng cây tại khuôn viên trụ sở của các điện lực trực thuộc, nhằm...

Sôi nổi không khí lao động đầu xuân

Các đơn vị thi công tuyến Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang xuyên Tết. Lao động làm việc tại Công ty TNHH Một thành viên Seshin Vn2 ở Khu Công nghiệp Long Bình An.  Công nhân sản xuất thép tại Nhà máy của Công ty TNHH Gang thép Tuyên Quang ở Khu Công nghiệp Long Bình An (TP Tuyên Quang). Nông dân xã Quyết Thắng (Sơn Dương) bừa ruộng chuẩn bị cấy. Người dân thành phố Tuyên Quang ra đồng cấy lúa. Nguồn:...

Thực phẩm dồi dào sau Tết Nguyên đán

Chợ Tam Cờ (TP Tuyên Quang) mở bán hàng trở lại sau Tết. Theo khảo sát của phóng viên tại các chợ dân sinh cho thấy hiện giá rau, củ, quả, thịt, cá tương đối ổn định. Chị Nguyễn Thị Hoa, tiểu thương tại chợ Tam Cờ (TP Tuyên Quang) cho biết: “Các mặt hàng rau, củ thực phẩm sau Tết tôi nhập về và bán ra, có giá từ 8.000 - 30.000 đồng/kg tùy từng loại, mặc dù nhu cầu rau xanh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất