Powered by Techcity

Đặc sắc những lễ hội ở Thanh Oai

Một kho tàng di sản

Thanh Oai được biết đến là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử với 266 di tích, trong đó có 151 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và thành phố. Cùng với đó, những lễ hội truyền thống phong phú, độc đáo, lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc được trao truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Với tiềm năng đó, Thanh Oai xác định phát triển du lịch văn hóa là ngành kinh tế mũi nhọn, từ đó có giải pháp quảng bá, phát huy, gìn giữ những giá trị di sản đặc sắc trên địa bàn.

Lễ hội Bình Đà, xã Bình Minh.

Kho tàng di sản phong phú, đa dạng, cả di sản vật thể và phi vật thể. Từ ngày mùng 10 đến ngày 12 tháng Giêng hằng năm, Thanh Oai nô nức với lễ hội chùa Bối Khê, xã Tam Hưng, thu hút hàng nghìn du khách. Theo Chủ tịch UBND xã Tam Hưng Nguyễn Công Hiếu, chùa và lễ hội chùa Bối Khê rất độc đáo. Đây là ngôi chùa cổ có niên đại lâu đời, thuộc loại đẹp và xưa nhất còn lại ở nước ta.

Qua một số lần trùng tu vào các thời Lê, Mạc, Nguyễn, hiện nay, chùa Bối Khê là một trong những ngôi chùa hội tụ nhiều tinh hoa kiến trúc truyền thống với kết cấu “tiền Phật, hậu Thánh”. Nơi thờ Phật được bố trí ở tòa tiền đường và tiền bái, tiếp theo là tòa thiêu hương và Thượng điện thờ Đức Thánh Nguyễn Bình An, người đời thường gọi là Đức Thánh Bối.

“Lễ hội chùa Bối Khê nổi tiếng với lễ cầu nước. Nét đặc sắc trong lễ cầu nước ở chùa Bối Khê là những nghi thức cầu đảo”, ông Nguyễn Công Hiếu chia sẻ.

Lại có thể kể đến lễ hội chùa Thanh Quả, còn gọi là lễ hội chùa Bốn ở 4 thôn Minh Kha, Sinh Liên, Sinh Quả (xã Bình Minh) và thôn Tê Quả (xã Tam Hưng), tổ chức vào các ngày 17, 18 tháng Giêng. Khai hội, không chỉ người dân 4 thôn 2 xã mà còn đông đảo du khách thập phương tham dự.

Chùa Thanh Quả, hiệu Sùng Quang Tự, được xây dựng từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên. Ngôi chùa vừa thờ Phật, vừa thờ Đức Thượng đẳng phúc thần – Tướng quân Ngô Long thời Hùng Duệ Vương.

Lễ hội chùa Thanh Quả có phần lễ trang trọng và phần hội vui tươi. Tại lễ hội có phần lễ dâng hương, cầu mong một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, mừng xuân an lạc, quê hương đổi mới, người người được hạnh phúc, ấm no. Phần hội có các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian…

Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Thanh Oai Trần Văn Lợi cho biết, huyện còn có nhiều lễ hội lớn, đặc sắc khác, như lễ hội làng Chuông thuộc xã Phương Trung vào ngày 10 tháng Ba âm lịch. Đây là lễ hội gắn liền với làng nón của Phương Trung mà dư âm và cả đời sống đương đại vẫn sống động trong câu ca dao: “Mồng mười đi chợ Chuông chơi/Xem đánh cờ người, xem thổi cơm thi”.

Đền Nội, Bình Đà gắn liền lễ hội thôn Bình Đà – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Cũng rất đặc sắc là lễ hội Bình Đà, xã Bình Minh, đã được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 6 tháng Ba âm lịch hằng năm, tưởng nhớ công đức Quốc Tổ Lạc Long Quân. Lễ hội gắn với khu di tích Đền Nội, với truyền thuyết mẹ Âu Cơ sinh 100 trứng, nở ra 100 người con, 50 người theo mẹ lên núi, 50 người xuống biển cùng cha.

Theo ông Trần Văn Lợi, lễ hội Bình Đà là một trong những lễ hội lớn nhất vùng với hàng loạt lễ nghi như: Ngày hội cầu phúc (mồng 1 tháng Ba), lễ Nhật luân nhập tịch kì phước (mồng 2 tháng Ba); lệ làm và dâng bánh vía (mồng 6 tháng Ba). Lễ hội Bình Đà được tổ chức đều đặn hằng năm để nhân dân Bình Đà và đông đảo con cháu Lạc Hồng từ khắp mọi miền tìm về tỏ lòng thành kính với Quốc Tổ.

Hình thành tuyến du lịch văn hóa

Thanh Oai còn nức tiếng “đất trăm nghề” với nhiều làng nghề truyền thống đặc sắc: Làng nón lá ở Phương Trung (làng Chuông đã được công nhận là làng điển hình của văn hóa đồng bằng Bắc Bộ); làng điêu khắc ở Võ Lăng (Dân Hoà), Dư Dụ (Thanh Thùy); làng làm quạt ở Vác; làng làm sơn tượng Võ Lăng; làng làm tương ở Cự Đà; làng làm giò chả Ước Lễ… Rải rác khắp huyện còn có nghề mây tre đan, sản xuất nông lâm sản, kim khí…

Sản xuất trong làng, tại hộ dân, mà các làng nghề Thanh Oai vẫn lưu giữ nhiều nét kiến trúc truyền thống với cổng làng xưa, đình làng, nhà cổ…

Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng cho biết, huyện vừa hoàn thiện quy hoạch đối với từng vùng, từng xã. Từ quy hoạch đó, huyện đầu tư hạ tầng giao thông để thúc đẩy phát triển văn hoá, kinh tế. Đặc biệt, huyện tập trung nguồn lực bảo tồn các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể, đồng thời thiết lập các tuyến du lịch văn hoá, du lịch tâm linh, làng nghề, du lịch sinh thái thành chuỗi, từ đó đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hoá.

“Đối với các khu di tích, huyện hỗ trợ địa phương tập huấn, đào tạo hướng dẫn viên về kỹ năng, chuyên môn, đầu tư các bãi đỗ xe, hạ tầng giao thông… để phát triển du lịch”, ông Bùi Văn Sáng chia sẻ về tầm nhìn phía trước của ngành kinh tế mũi nhọn ở Thanh Oai.

Nguồn

Cùng chủ đề

Công tác cán bộ nữ – những bài học quan trọng

Bài cuối: Bài học nâng cao ý thức về bình đẳng giới Phát huy lợi thế quyền lực mềm     Ở Tuyên Quang, nhiều nữ lãnh đạo ở cơ sở đã dùng những kỹ năng mềm dẻo vốn có của mình, không ngại khó khăn để hòa nhập vào đời sống của Nhân dân, chia sẻ, thấu hiểu, cảm hóa, vận động Nhân dân thực hiện theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Một trong những phụ nữ...

Tuyên Quang quyết liệt triển khai các dự án thuộc Chương trình MTQG 1719

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang, năm 2024, tỉnh Tuyên Quang được giao tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG 1719 là 780.225 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư: 517.841 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 262.384 triệu đồng. Cụ thể, huyện Lâm Bình: 101.971 triệu đồng; huyện Na Hang: 125.160 triệu đồng; huyện Chiêm Hóa: 119.893 triệu đồng; huyện Hàm Yên: 82.821 triệu đồng; huyện Yên Sơn: 107.542 triệu đồng; huyện Sơn Dương:...

Kích cầu tiêu dùng trên thương mại điện tử

Cơ hội từ mua sắm trực tuyến Với sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki, và các sàn TMĐT nhỏ hơn ở trong nước, người tiêu dùng tại Tuyên Quang có thể tiếp cận được hàng ngàn sản phẩm từ mọi nơi chỉ bằng vài cú click chuột. Điều này không chỉ đem lại sự tiện lợi cho người mua, mà còn mở rộng cơ hội bán hàng cho doanh nghiệp địa phương,...

Tổng kết và trao giải thưởng Cuộc thi “Ảnh Du lịch Tuyên Quang” năm 2024

Các đại biểu dự lễ tổng kết, trao giải. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã phát động, nhận tác phẩm dự thi từ ngày 24-5 đến hết ngày 25-8-2024 tại địa chỉ: http://anhdulichtuyenquang2024.com. Cuộc thi có quy mô cấp tỉnh, phát động rộng rãi tới tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước; người nước ngoài đang công tác, sinh sống, làm việc tại Việt Nam không giới hạn độ tuổi. Mỗi tác giả được tham gia tối...

Cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang ‘lụt’ tiến độ, Bộ Giao thông nói gì?

TPO – Trước nguy cơ dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang đoạn qua tỉnh Tuyên Quang không kịp về đích theo kế hoạch, Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Tuyên Quang thực hiện nhiều biện pháp tăng tốc. Văn bản Bộ Giao thông vận tải (GTVT) gửi UBND tỉnh Tuyên Quang ngay sau khi Cục Đường cao tốc Việt Nam đánh giá tiến độ thi công cao tốc Tuyên Quang...

Cùng tác giả

Tạo dựng thương hiệu du lịch vùng Đông Bắc

Sở hữu ba công viên địa chất toàn cầu UNESCO: Công viên địa chất Non nước Cao Bằng, Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), Công viên địa chất Lạng Sơn cùng Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và các địa danh văn hóa lịch sử như: Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào, khu di tích quốc gia...

Đại biểu Nguyễn Việt Hà góp ý Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Đại biểu Nguyễn Việt Hà góp ý kiến vào dự thảo Luật. Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Việt Hà, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Luật tại doanh nghiệp theo Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội. Góp ý một số nội dung cụ thể, đại biểu cho rằng, dự...

Toạ đàm thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang của dân tộc Mông

Các đồng chí: Nguyễn Hưng Vượng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Tăng Thị Dương, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì toạ đàm. Tham dự toạ đàm có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; các đại biểu tiêu biểu đại diện dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Hưng Vượng, Uỷ...

Thẩm tra báo cáo các cơ quan tư pháp trình tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh

Các đại biểu tại phiên họp thẩm tra. Ban Pháp chế HĐND tỉnh tổ chức phiên họp thẩm tra các báo cáo: Kết quả thực hiện công tác Toà án nhân dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025 ; công tác của ngành Kiểm sát Tuyên Quang năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025; công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính năm 2024; phương hướng, nhiệm...

Diễn đàn Điều phối lần 2: Thu hút nguồn vốn ODA và vay ưu đãi cho vùng đồng bào DTTS và miền núi 2026...

Nâng cao năng lực thể chế Tham gia diễn đàn có đại diện các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; đại diện UBND các tỉnh: Hòa Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái; 11 nhà tài trợ quốc tế. Diễn đàn là hoạt động thuộc Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Nâng cao năng lực thể chế để thực hiện Đề án tổng...

Cùng chuyên mục

Hướng dẫn viên Lò Thị Tâm đoạt giải Nhất tại Hội thi hướng dẫn viên du lịch giỏi

 BTC trao giải Nhất cho Hướng dẫn viên Lò Thị Tâm, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào. Tham gia hội thi có 30 thí sinh là những hướng dẫn viên đã được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa, quốc tế tại các khu, điểm du lịch của các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Tỉnh Tuyên Quang có 6 hướng dẫn viên tham gia và có 3 thí sinh lọt vào vòng...

100 gian hàng tham gia Liên hoan Du lịch, Ẩm thực-Làng nghề Bắc Ninh năm 2024

100 gian hàng của 18 địa phương đã tham gia Liên hoan Du lịch, Ẩm thực-Làng nghề Bắc Ninh năm 2024. Liên hoan Du lịch, Ẩm thực-Làng nghề Bắc Ninh năm 2024 được tổ chức tại khu vực quảng trường Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (thành phố Bắc Ninh), thu hút sự tham gia của 100 gian hàng giới thiệu các sản phẩm du lịch ẩm thực, du lịch làng nghề của 18 tỉnh, thành phố. Các địa phương như...

Các hoạt động Tuần Văn hóa

Powered by © 2020 Báo Tuyên Quang Online - Cơ quan chủ quản: Tỉnh uỷ tỉnh Tuyên QuangGiấy phép hoạt động báo điện tử số 140/GP-BTTTT cấp ngày 17/03/2022Trụ sở tòa soạn: Đường 17/8, Phường Phan Thiết, Thành phố Tuyên QuangĐiện thoại: 0207.3822820 - 0207.3817155 / Fax: 0207.3822821 - Email: [email protected]ổng Biên tập: Mai Đức Thông; Phó Tổng Biên tập: Ngô Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Hoài Yên Nguồn: https://baotuyenquang.com.vn/cac-hoat-dong-tuan-van-hoa-du-lich-tinh-hoa-binh-nam-2024!-201710.html

Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận tại TP.Hồ Chí Minh

Powered by © 2020 Báo Tuyên Quang Online - Cơ quan chủ quản: Tỉnh uỷ tỉnh Tuyên QuangGiấy phép hoạt động báo điện tử số 140/GP-BTTTT cấp ngày 17/03/2022Trụ sở tòa soạn: Đường 17/8, Phường Phan Thiết, Thành phố Tuyên QuangĐiện thoại: 0207.3822820 - 0207.3817155 / Fax: 0207.3822821 - Email: [email protected]ổng Biên tập: Mai Đức Thông; Phó Tổng Biên tập: Ngô Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Hoài Yên Nguồn: https://baotuyenquang.com.vn/hoi-nghi-ket-noi-xuc-tien-dau-tu-thuong-mai-va-du-lich-tinh-ninh-thuan-tai-tpho-chi-minh-201516.html

Tuyên Quang mở rộng kết nối du lịch tại các thành phố trọng điểm

Quang cảnh buổi làm việc giữa Ban Quản lý các khu du lịch tỉnh với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch thành phố Hà Nội. Chương trình đã tập trung quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Tuyên Quang đến các doanh nghiệp, công ty lữ hành và các đơn vị dịch vụ tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Ninh Bình, với mục tiêu phát huy tiềm năng, thế mạnh...

Phát triển du lịch Tuyên Quang thành ngành kinh tế quan trọng – Bài 1: Quy hoạch

Phấn đấu xây dựng Danh thắng Quốc gia đặc biệt Na Hang - Lâm Bình là trung tâm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch khám phá có thương hiệu cấp quốc gia. Nhiệm kỳ này, tỉnh tập trung mạnh vào nhiệm vụ quy hoạch các khu, điểm du lịch, bám sát Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ  2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Những quy hoạch sát thực tế và có chất lượng...

Đánh thức tiềm năng du lịch ở vùng chè Đông Bắc

Du khách tham quan đồi chè ở Mộc Châu, Sơn La. Đến với các tỉnh khu vực Ðông Bắc, người ta dễ dàng bắt gặp những vùng chè xanh bát ngát có tên gọi trùng với tên thôn, xã, hay ngọn núi, con sông… của địa phương như các vùng chè: Bản Ven (Bắc Giang), Hòa An (Lạng Sơn), Tân Cương (Thái Nguyên), Ngọc Linh (Hà Giang), Khe Cốc (Thái Nguyên), Khau Mút (Tuyên Quang)… Tại các địa phương này,...

Ngọc Thanh – trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế của tỉnh Vĩnh Phúc

Khu vực hồ Đại Lải được khai thác làm du lịch khá hiệu quả. (Ảnh: Vũ Hải) Hiện nay, xã Ngọc Thanh không khác gì một thị trấn du lịch sinh thái với hàng loạt dự án được đầu tư, khai thác có hiệu quả như: Flamingo Đại Lải resort, Sân golf Đại Lải, Khu nghỉ dưỡng biệt thự nhà nghỉ cuối tuần và du lịch sinh thái Thanh Xuân; Đảo Ngọc resort; Paradise Đại Lải resort … Địa hình xã...

Ngành du lịch phục hồi sau lũ

Dừng tổ chức lễ hội Trước tình hình cấp bách đó, tỉnh quyết định cho dừng Liên hoan trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Lễ hội Thành Tuyên năm 2024, khi công tác chuẩn bị cho lễ khai mạc được chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, nhất là Lễ hội Thành Tuyên được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Tất cả các dịch vụ...

Bỏ túi 6 kinh nghiệm du lịch Măng Đen ‘hữu ích’ từ DANAGO

Trong chuyên mục khám phá du lịch Tây Nguyên của báo Tuyên Quang kì này, DANAGO – thương hiệu lữ hành uy tín miền Trung, chia sẻ đến độc giả những tóm lược từ bài viết kinh nghiệm du lịch Măng Đen đăng trên website danago.vn. Với sự am hiểu sâu sắc về điểm đến, DANAGO sẽ giúp bạn chuẩn bị cho hành trình khám phá Măng Đen thật trọn vẹn. Đoàn du khách của DANAGO tham gia tour Măng Đen 3 ngày...

Tin nổi bật

Tin mới nhất