Powered by Techcity

Chuyện những cơ sở cách mạng năm xưa

Gần 6 năm ở Tuyên Quang, Bác Hồ đã đến ở và làm việc tại nhiều nơi. Những dấu chân Bác đã đi qua để lại niềm nhớ thương khôn nguôi đối với người dân quê hương cách mạng. Nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã đồng lòng bảo vệ Bác và cán bộ các bộ, ngành Trung ương trong những ngày chuẩn bị tổng khởi nghĩa để Cách mạng Tháng Tám thành công, lập ra Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Ký ức sâu nặng

Về thăm Tân Trào hôm nay, những câu chuyện chân thực về Bác Hồ trong những ngày Người sống và làm việc ở đây vẫn luôn được người dân Tân Trào lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tháng 5-1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang để chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước. Từ tháng 5 đến tháng 8-1945, tại Tân Trào, Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng đã sống những ngày gian khổ để lãnh đạo nhân dân ta chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trong cả nước.

Xóm Kim Long xưa nay đã thành Làng Văn hóa Tân Lập. Những nếp nhà sàn ẩn mình dưới bóng cây rừng, khung cảnh nên thơ trong ánh nắng thu dịu nhẹ. Chúng tôi đến thăm ngôi nhà sàn của anh Nguyễn Văn Bế, thôn Tân Lập. Ngay trước hiên nhà có tấm bia di tích ghi rõ thời gian Bác Hồ về ở và làm việc trong ngày đầu Bác đến Kim Long ngày đó. Anh Bế là cháu nội của cụ Nguyễn Tiến Sự, gia đình vinh dự được Bác Hồ đã ở và làm việc trong những ngày đầu từ Pác Bó (Cao Bằng) về Tân Trào (từ ngày 21 đến cuối tháng 5-1945). Bác đã ở ngôi nhà ông Sự trước khi rời lên lán Nà Nưa ở gần đó. “Ngôi nhà sàn đặc biệt” này cũng là nơi ở và làm việc của các đồng chí Phạm Văn Đồng, Hoàng Hữu Nam, Lê Giản, Trần Thị Minh Châu, Du Phong trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 9-1945.

Ngôi nhà sàn của cụ Nguyễn Tiến Sự năm xưa được Bác Hồ ở và làm việc chuẩn bị cho Tổng Khởi nghĩa.

Anh Bế nhớ lại: “Ông nội tôi nguyên là Chủ nhiệm Việt Minh làng Kim Long từng kể lại rằng, Bác Hồ thường dậy từ 5h sáng, tập thể dục rồi làm việc. Giờ nghỉ, Bác Hồ đến thăm hỏi mọi người trong nhà, trong làng. Bác còn tặng bút, vở những người thân trong gia đình và khuyến khích gia đình tôi cho con, cháu đi học”.

Những câu chuyện về Bác Hồ, về cán bộ cách mạng, anh Bế được ông bà, bố mẹ kể lại cho nghe đến giờ còn nhớ mãi. Anh Bế cho biết: “Ngôi nhà sàn của gia đình tôi có ý nghĩa to lớn về lịch sử và giá trị truyền thống, vậy nên cả nhà đều có ý thức bảo vệ, gìn giữ. Nơi đây thực sự là địa chỉ đỏ để thế hệ trẻ hôm nay đến thăm, tìm hiểu về truyền thống cách mạng, trải nghiệm văn hóa Tày”. Anh Bế làm đủ nghề, từ nuôi ong, chuyển đổi trồng dưa chuột, làm dịch vụ homestay, cuộc sống ngày càng khấm khá hơn.

Từ nhà anh Bế, đi theo con đường đã được bê tông rộng rãi của thôn Tân Lập, chúng tôi đến thăm ngôi nhà của ông Hoàng Trung Dân, nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến tháng 8-1945. Một sự trùng hợp là anh Nguyễn Văn Bế chính là cháu ngoại của ông Hoàng Trung Dân. Anh Bế nói: “Căn nhà của ông ngoại cũng là nơi đánh máy bản Quân lệnh số 1 của Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc – Lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước vào tháng 8-1945 nên được anh chị em trong gia đình lưu giữ rất cẩn thận”. Vào bên trong ngôi nhà, chúng tôi thấy những hình ảnh, kỷ vật về Đại tướng được các thế hệ trong gia đình đặt ở nơi trang trọng nhất. Con cháu ông Hoàng Trung Dân đều học hành tấn tới, có người làm lãnh đạo huyện, xã, có nhiều cách làm mới giúp ích cho cuộc sống của người dân Tân Trào và nhân dân toàn huyện, ai cũng trân trọng.

Vinh dự được đón Bác

Bác Hồ đã đến ở và làm việc ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh như Làng Chạp, xã Trung Minh; thôn Khuôn Hà, xã Trung Yên; thôn Khuổi Tấu, Tấu Lìn, xã Hùng Lợi (Yên Sơn); Làng Sảo, xã hợp Thành (Sơn Dương), Kim Bình (Chiêm Hóa)…

Bên căn nhà cột gỗ, lợp lá cọ truyền thống của dân tộc Tày, ông Mã Đức Duyên, con cụ Mã Đức Thạch, thôn Làng Hản, xã Kim Quan (Yên Sơn) chia sẻ, ông được bố ông là Mã Đức Thạch kể lại những năm tháng gian khổ và anh dũng. Trước khi Bác Hồ về Kim Quan, năm 1947 Bộ Ngoại giao tiền trạm tới đóng tại ngôi nhà ông đang ở và giờ trở thành di tích lịch sử cấp tỉnh. Ngoài bàn thờ thần linh, tổ tiên, gia đình ông may một lá cờ đỏ sao vàng to, bên dưới để ảnh Bác Hồ rất trang trọng. Những chiếc bằng khen, giấy khen của gia đình ông tập hợp để dưới ảnh Bác Hồ như để báo công. Truyền thống cách mạng của gia đình từ đó mà lan tỏa đến các con, cháu, chắt. Ông bảo, có được cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc như hôm nay là nhờ ơn của cách mạng nhiều lắm.

Xuôi theo dòng sông Phó Đáy, qua Kiến Thiết, Đèo Nàng, chúng tôi đến khu rừng Nà Loáng, thuộc thôn Bó Củng, xã Kim Bình (Chiêm Hóa). Tại đây, Bác Hồ đã tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, Bác được bầu là Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam. Đại hội đã quyết định những vấn đề quan trọng liên quan tới vận mệnh của cả dân tộc: đề ra chủ trương, đường lối đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Thời gian này để đảm bảo an toàn, ban ngày, Bác làm việc tại căn lán nhỏ trong khu rừng Nà Loáng, buổi tối Bác về nghỉ tại nhà cụ Nguyễn Xương Thành tại thung lũng Khau Tao, cách khu hội trường khoảng 1km. Trong những ngày tháng sống và làm việc ở Kim Bình, Bác Hồ luôn chia sẻ ngọt bùi, đồng cam cộng khổ với nhân dân và anh em, đồng chí.

Cụ Nguyễn Văn Điệp, con trai của cụ Nguyễn Xương Thành năm nay đã ngoài 80 tuổi nhưng vẫn nhớ như in những kỷ niệm về Bác. Ông Điệp hồi ấy còn nhỏ nhưng đã làm được nhiều việc có ích như liên lạc, có người lạ đến làng là liền báo cho gia đình và bộ đội. Ông cũng được cha mình giao cho đảm nhận việc trông coi ngựa, cắt cỏ cho ngựa của Bác ăn.

Khi ở nhà mình, ông Điệp chỉ biết đó là một ông cụ rất ngăn nắp, sống giản dị, quan tâm tới tất cả mọi người, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Ông Điệp bồi hồi kể: “Khi Bác Hồ đến nhà tôi ở, ngôi nhà của gia đình tôi rất nhỏ, phên nứa, không được kín gió. Sau đó, bố tôi đã sửa lại, ngăn ra một gian để Bác ở. Bố tôi dặn, đường và trứng để dành cho Bác nhưng Bác quả quyết phải chia cho mọi người cùng ăn. Tôi chỉ nghe bố mình nói đó là ông cụ đi làm cách mạng. Mãi sau này, ông cụ rời đi, tôi mới biết đó chính là Bác Hồ”.

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, một lòng gắn bó, chở che, son sắt đi theo Đảng và Bác Hồ, hôm nay nhân dân Tuyên Quang tiếp tục đoàn kết, nỗ lực thi đua xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá, toàn diện và bền vững trong khu vực miền núi phía Bắc.

Theo Báo Tuyên Quang

Cùng chủ đề

Đây là 12 loại cây lâu năm tại danh mục được chuyển đổi trồng trên đất lúa ở Tuyên Quang

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, UBND huyện, thành phố có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Luật Trồng trọt và các quy định pháp luật hiện hành.  Hàng năm rà soát, tham mưu trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung Danh mục loại cây...

Đồng chí Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh thăm, chúc Tết gia đình chính sách...

Đồng chí Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao quà của Chủ tịch nước cho cụ Lương Văn Tài, thôn Trường Thi A, xã An Khang. Chúc thọ cụ Lương Văn Tài, bố liệt sỹ, năm nay tròn 100 tuổi, thôn Trường Thi A, xã An Khang, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã trao quà của Chủ tịch nước, chúc cụ luôn mạnh khỏe, phát huy tinh...

Gặp mặt các thế hệ lãnh đạo tỉnh nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Các đại biểu tham dự hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Dân vận Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Hà Thị Nga, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Sáng Vang, nguyên Ủy viên Ban Chấp...

Tuyên Quang xuất sắc đoạt 2 giải trong Cuộc vận động sáng tác ca khúc chủ đề 80 năm – Vinh quang Công an nhân...

 Đại tá Chu Quang Trung (người thứ hai, từ phải qua trái), Phó Giám đốc Công an tỉnh nhận giải B với tác phẩm “Áo vải - Tầm vông”. Cuộc Vận động sáng tác từ tháng 6-2024 đến tháng 11-2024, Ban Tổ chức đã nhận được 745 tác phẩm của 296 nhạc sĩ, tác giả, trong đó có 714 ca khúc và 31 tác phẩm là các làn điệu dân ca. Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã công bố...

Tuyên Quang phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ năm 2025

Lãnh đạo Tỉnh đoàn, đoàn viên tham gia trồng cây. Theo đó, lễ phát động diễn ra vào ngày 02/02/2025 (mùng 5 tháng Giêng, Xuân Ất Tỵ) tại Quảng trường Tân Trào, khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào (Sơn Dương). Nội dung chương trình gồm có: Lễ dâng hương; phát biểu chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; phát biểu phát động thi đua năm 2025 của lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; ra mắt các nội...

Cùng tác giả

Mùa vàng đẹp như tranh vẽ giữa non nước Tuyên Quang

Mùa thu, xã Hồng Thái, huyện Na Hang, Tuyên Quang thu hút lượng lớn khách du lịch đến thăm cánh đồng đẹp như tranh vẽ, trải nghiệm nhiều lễ hội thú vị. Ruộng bậc thang ở Hồng Thái, xã vùng cao cách trung tâm huyện lị Na Hang hơn 50km. Ảnh: Trang Vũ Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, xã Hồng Thái là một trong những địa phương ở vùng núi non cao nhất tỉnh, khí hậu mát...

Bánh trứng kiến – hạt ngọc của núi rừng

Vào những ngày tháng 3, tháng 4 âm lịch hằng năm, người Tày ở vùng cao lại náo nức kéo nhau lên rừng để thu hoạch trứng kiến. Những hạt trứng kiến quý giá, trắng muốt, bóng loáng như những hạt ngọc nhỏ lấp lánh núi rừng là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây. Người dân thôn Bản Thàng, xã Phúc Yên tham gia làm bách trứng kiến trong Ngày hội Văn...

Hương vị bún Tày

Tuyên Quang có thức ngon nổi tiếng không kém phở Hà Nội, bún bò Huế, Hủ tiếu Sài Gòn… ấy là bún Tày. Bún Tày Bún Tày được đồng bào vùng cao làm thủ công và cầu kỳ. Khó nhất trong món này đó chính là làm bún... phải huy động mọi lực lượng trong nhà tham gia, từ giã bột, ép bún... Gạo được lựa chọn kỹ để giã thành bột khô, sau đem nhào với nước rồi nặn thành...

Đặc sản trám rừng

Núi rừng xứ Tuyên đang vào mùa trám. Loại quả này xuất hiện trong bữa cơm gia đình bình dị của người vùng cao với những món ngon dân dã, đậm đà như: xôi trám, hay trám kho thịt, kho cá. Cá kho trám. Trong văn hóa ẩm thực của người vùng cao, vị chua là một trong những vị ưa thích trong chế biến các món ăn. Trám có vị chua chua, chát nhẹ và ngọt đậm sau khi ăn...

Thực hành, sáng tạo và truyền dạy

Sau khi Thực hành then của người Tày, Nùng, Thái được UNESCO ghi danh, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung nghiên cứu vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách để hỗ trợ việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản này. Giữ vốn truyền thống Tuyên Quang là tỉnh đi đầu trong nghiên cứu lập hồ sơ Nghi lễ then đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật...

Cùng chuyên mục

Mùa vàng đẹp như tranh vẽ giữa non nước Tuyên Quang

Mùa thu, xã Hồng Thái, huyện Na Hang, Tuyên Quang thu hút lượng lớn khách du lịch đến thăm cánh đồng đẹp như tranh vẽ, trải nghiệm nhiều lễ hội thú vị. Ruộng bậc thang ở Hồng Thái, xã vùng cao cách trung tâm huyện lị Na Hang hơn 50km. Ảnh: Trang Vũ Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, xã Hồng Thái là một trong những địa phương ở vùng núi non cao nhất tỉnh, khí hậu mát...

Bánh trứng kiến – hạt ngọc của núi rừng

Vào những ngày tháng 3, tháng 4 âm lịch hằng năm, người Tày ở vùng cao lại náo nức kéo nhau lên rừng để thu hoạch trứng kiến. Những hạt trứng kiến quý giá, trắng muốt, bóng loáng như những hạt ngọc nhỏ lấp lánh núi rừng là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây. Người dân thôn Bản Thàng, xã Phúc Yên tham gia làm bách trứng kiến trong Ngày hội Văn...

Hương vị bún Tày

Tuyên Quang có thức ngon nổi tiếng không kém phở Hà Nội, bún bò Huế, Hủ tiếu Sài Gòn… ấy là bún Tày. Bún Tày Bún Tày được đồng bào vùng cao làm thủ công và cầu kỳ. Khó nhất trong món này đó chính là làm bún... phải huy động mọi lực lượng trong nhà tham gia, từ giã bột, ép bún... Gạo được lựa chọn kỹ để giã thành bột khô, sau đem nhào với nước rồi nặn thành...

Đặc sản trám rừng

Núi rừng xứ Tuyên đang vào mùa trám. Loại quả này xuất hiện trong bữa cơm gia đình bình dị của người vùng cao với những món ngon dân dã, đậm đà như: xôi trám, hay trám kho thịt, kho cá. Cá kho trám. Trong văn hóa ẩm thực của người vùng cao, vị chua là một trong những vị ưa thích trong chế biến các món ăn. Trám có vị chua chua, chát nhẹ và ngọt đậm sau khi ăn...

Thực hành, sáng tạo và truyền dạy

Sau khi Thực hành then của người Tày, Nùng, Thái được UNESCO ghi danh, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung nghiên cứu vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách để hỗ trợ việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản này. Giữ vốn truyền thống Tuyên Quang là tỉnh đi đầu trong nghiên cứu lập hồ sơ Nghi lễ then đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật...

Khuyến công Tuyên Quang chú trọng hỗ trợ “kép”

Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được triển khai theo hướng chú trọng hỗ trợ “kép”: vừa mở rộng sản xuất, vừa phát triển thị trường cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp. Nhiều cơ sở đã có sản phẩm xuất khẩu Những năm qua, chương trình khuyến công đã hỗ trợ hiệu quả các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến của tỉnh Tuyên Quang trong việc...

Tuyên Quang viết tiếp trang sử hào hùng

Đã 78 năm trôi qua, niềm tự hào về những năm tháng vinh dự được bảo vệ Đảng, cách mạng, bảo vệ Bác Hồ; tự hào là điểm khởi nguồn cho việc ra đời Nhà nước của dân, do dân, vì dân không bao giờ tắt trong mỗi trái tim người dân vùng đất xứ Tuyên. Trong thanh âm của đất trời những ngày thu, lời tuyên thệ của Người trong ngày ra mắt Quốc dân Đại hội (17/8/1945)...

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội

Chiều 26/7, các đồng chí: Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang; Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh đã chủ trì Hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện Đề án số 02 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ...

Đoàn đại biểu tỉnh Tuyên Quang dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2023), sáng 26/7, Đoàn đại biểu Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và thành phố Tuyên Quang do đồng chí Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm các...

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Thị Kim Dung dự hội thảo của Hội LHPN Việt Nam

Sáng 25/7, đồng chí Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã tham dự Hội thảo “Phát huy vai trò đội ngũ cán bộ nữ và việc thực hiện chính sách đối với các nhóm phụ nữ đặc thù” khu vực miền Bắc. Hội thảo do Ban Tổ chức Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với tỉnh Yên Bái tổ chức. Tham dự hội thảo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất