Powered by Techcity

Chuyện “mò xác đáy bùn” tại Làng Nủ của người lính CSCĐ

10/9 – ngày thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, gần như bị “xóa sổ”. Ít nhất 58 người được xác định đã thiệt mạng, trong đó vẫn còn 9 người đang mất tích, bất chấp sự vào cuộc để tìm kiếm của hàng trăm cán bộ chiến sĩ hơn 2 tuần qua.

Là một trong những đơn vị được huy động, Trung đoàn CSCĐ Thủ đô (E22, Bộ Tư lệnh CSCĐ Bộ Công an) đã cử 100 cán bộ chiến sĩ đến Làng Nủ để tổ chức cứu nạn, tìm kiếm các nạn nhân.

Chuyện mò xác đáy bùn tại Làng Nủ của người lính CSCĐ - 1

9h ngày 13/9, Thượng tá Đặng Hồng Tinh, Phó Trung đoàn trưởng E22, cùng đồng đội từ bản doanh của Trung đoàn tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội) di chuyển lên xã Phúc Khánh. Sau hơn 7 giờ hành quân, những người lính CSCĐ đã có mặt tại thôn Làng Nủ.

Trên hành trình di chuyển, Thượng tá Tinh chỉ biết được nơi anh sắp tới để làm nhiệm vụ bị lũ quét rất nghiêm trọng, nhiều người gặp nạn, còn những thông tin từ hiện trường gần như không có bởi Làng Nủ lúc đó hoàn toàn bị cô lập về đường truyền.

Tuy nhiên, càng đến gần Làng Nủ, anh Tinh càng cảm nhận được rõ hơn về độ nghiêm trọng và sự nguy hiểm.

“Đi hết cao tốc Hà Nội – Lào Cai, đoàn chuyển hướng đi quốc lộ 70 để đến huyện Bảo Yên. Dọc tuyến quốc lộ, nhiều đoạn xảy ra sạt lở, luôn tiềm ẩn nguy cơ sẽ tiếp tục xảy ra sự cố”, Thượng tá Tinh nói.

Đặt chân tới Làng Nủ, cảnh tượng trước mặt Phó Trung đoàn E22 “ngoài sức tưởng tượng”.

Chuyện mò xác đáy bùn tại Làng Nủ của người lính CSCĐ - 3

Tang thương và điêu tàn là 2 tính từ được Thượng tá Tinh miêu tả về hiện trường vụ lũ quét lúc đó.

“Cả ngôi làng chỉ còn nhìn thấy vài nóc nhà, còn lại là bùn, đất, nước suối chảy ào ào và mùi tử khí bốc lên nồng nặc”, vị chỉ huy kể lại và cho biết khu vực Trung đoàn được giao tìm kiếm là ở hạ nguồn, nơi được nhận định có nhiều thi thể đang bị vùi lấp.

Quan sát những người có mặt tại hiện trường, trong đó có nhiều người dân, thân nhân người gặp nạn, Thượng tá Tinh cảm nhận được sự mệt mỏi, tuyệt vọng của họ qua những gương mặt bơ phờ, thất thần và “mất hồn”.

“Tôi thấy thương đồng bào quá. Nghĩ sao thiên tai lại khủng khiếp, khốc liệt đến vậy. Lúc đó, trong đầu tôi chỉ nghĩ làm sao để được nhận nhiệm vụ, ổn định thật nhanh nơi ở của các chiến sĩ và bắt tay vào làm”, Thượng tá Đặng Hồng Tinh nói.

Dù hừng hực khí thế là vậy, anh Tinh, với vai trò là người chỉ huy đoàn, vẫn canh cánh nỗi lo về sự an toàn của các anh em chiến sĩ, khi địa bàn thôn Làng Nủ rất bất ổn và nhiều nơi vẫn liên tục xảy ra sạt lở, lũ quét.

Chuyện mò xác đáy bùn tại Làng Nủ của người lính CSCĐ - 5

Miêu tả về khu vực được giao, Thượng tá Tinh cho biết diện tích tìm kiếm là khoảng 750m2, dọc 5km chiều quét của lũ trên con suối rộng ngang khoảng 150m. Nắm trong tay 100 người lính, vị chỉ huy chia làm 3 tổ, mỗi tổ 30 chiến sĩ, còn lại 10 người, anh Tinh giao nhiệm vụ làm hậu cần, lái xe.

Đối với 3 tổ tìm kiếm, vị Thượng tá yêu cầu mỗi tổ lại chia làm 3 mũi, làm “cuốn chiếu” theo chiều ngang của con suối, rà soát thật kỹ, đến đâu xong đến đó. Từng chiến sĩ được trang bị khẩu trang, áo phao, găng tay…

Chuyện mò xác đáy bùn tại Làng Nủ của người lính CSCĐ - 7

Tuy nhiên, với cá nhân anh Tinh và nhiều chiến sĩ CSCĐ trong đoàn, kinh nghiệm tìm kiếm cứu nạn con người trong những sự cố, thiên tai gần như bằng 0. Do đó, đoàn đã lập tức học hỏi kinh nghiệm từ những đơn vị đã tổ chức tìm kiếm trước đó.

“Mỗi chiến sĩ, tùy từng người sẽ mang xà beng, xẻng hoặc gậy dài 2-3m, chọc xuống lớp bùn đất. Khi rút ra, thấy có mùi hôi thối là nghi vấn ở dưới có xác. Xác ở đây chưa chắc là thi thể người dân mà có thể là của động vật.

Ngoài ra, để xác định nơi có thi thể, các chiến sĩ còn dựa vào hướng bay của ruồi, nhặng. Chúng đậu ở đâu thì nơi đó khả năng cao có thi thể.

Một nguồn khác là chỉ điểm, thông báo của dân bản địa. Người dân sinh sống tại đây nắm rõ địa bàn, như nơi nào từng là cái ao thì có thể xác sẽ mắc lại ở đó, hoặc đoạn suối nào hay có dòng nước quẩn dễ để lại các thi thể bị cuốn trôi”, Thượng tá Tinh kể lại phương pháp tìm kiếm và cho biết sự hỗ trợ của người dân là rất quan trọng.

Chuyện mò xác đáy bùn tại Làng Nủ của người lính CSCĐ - 9

Phương pháp đã có, nhân sự thực hiện cũng được triển khai tích cực, nhưng phải đến khoảng hơn 17h ngày 15/9, thông qua bộ đàm, Thượng úy Tinh mới nhận được báo cáo đầu tiên về việc tìm thấy thi thể người dân thiệt mạng trong vụ lũ quét tại Làng Nủ.

Dù đau xót, vị chỉ huy vẫn cảm thấy nhẹ nhõm khi sự cố gắng của tất cả chiến sĩ đã đem lại chút an ủi cuối cùng dành cho những nạn nhân và thân nhân của họ.

Chuyện mò xác đáy bùn tại Làng Nủ của người lính CSCĐ - 11

Đại úy Phạm Quang Chiến là một trong 90 chiến sĩ CSCĐ trực tiếp lội bùn đất, tìm kiếm các thi thể bị vùi lấp tại thôn Làng Nủ.

Làm nhiệm vụ tại nơi vừa cướp đi mạng sống của hàng chục người, anh Chiến nói rằng bản thân không hề sợ, một phần vì anh là một người lính, được giao đi thực hiện nhiệm vụ, phần còn lại, vị Đại úy biết anh đang đi cứu những đồng bào đang gặp nạn.

Trong những ngày này, Đại úy Chiến được trang bị ủng, áo pháo… và một chiếc gậy.

“Mỗi lần chọc gậy xuống lớp bùn đất dày, tôi lại hy vọng ở dưới lớp đất đó là thi thể một ai đấy đang mất tích, đồng nghĩa là mỗi khi không thấy gì bất thường và rút lên, tôi lại thất vọng”, anh Chiến kể.

Nhớ lại, Đại úy Chiến cho biết trong quá trình “mò xác đáy bùn”, có một nam thanh niên sinh năm 2000 liên tục xin anh được đi cùng.

Chuyện mò xác đáy bùn tại Làng Nủ của người lính CSCĐ - 13

“Cậu thanh niên đó đi tìm mẹ. Gia đình của cậu ấy có 9 người bị vùi lấp trong trận lũ quét ở Làng Nủ. 8 người đã được tìm thấy thi thể, chỉ còn riêng thi thể của mẹ cậu thanh niên là chưa thấy”, anh Chiến chia sẻ.

Ở những giây phút trò chuyện hiếm hoi, Đại úy Chiến chỉ biết động viên cậu thanh niên và hứa sẽ cố gắng hết sức để tìm được mẹ cho cậu.

Chiều 15/9, tổ tìm kiếm của Đại úy Chiến phát hiện thi thể một nam giới ở gần cuối khu vực được giao rà soát. Thi thể này nằm úp, để lộ phần lưng ở mấp mé mặt bùn. Sau khi báo cáo với chỉ huy, Đại úy Chiến cùng một chiến sĩ khác được cử tiếp cận thi thể để trục vớt.

Anh Chiến và đồng đội sau đó mặc áo phao, buộc dây vào người và từ từ được thả xuống từ độ cao khoảng 3m từ trên bờ xuống khu vực lũ quét. Để trục vớt, Đại úy Chiến cầm theo một bao tải để “gói” thi thể vào trong, đảm bảo “cơ thể đồng bào không bị hư hại”.

“Ban đầu tôi hơi sợ, vì tử thi đã nằm dưới bùn vài ngày, đang trong giai đoạn phân hủy. Tuy nhiên, ngay sau đó tôi trấn tĩnh lại, bình tĩnh nhất có thể để tiếp cận thi thể một cách nhẹ nhàng nhất, tránh việc làm “hỏng” tử thi”, vị cán bộ chia sẻ.

Chính vì không muốn thi thể bị hư hại, anh Chiến không sử dụng cuốc hay xẻng để bới bùn đất mà dùng tay không.

Công đoạn này sau đó gặp khó khăn khi tay Đại úy Chiến cứ gạt bùn đến đâu thì nước và cát lại vùi lại. Điều này buộc người lính phải gạt liên tục với tốc độ thật nhanh, dẫn đến một vết cắt sâu bởi một mảnh tôn ẩn trong lớp bùn.

Chuyện mò xác đáy bùn tại Làng Nủ của người lính CSCĐ - 15

“Tôn cứa qua găng tay, làm rách 4 ngón tay phải của tôi. Lúc đó tôi không thấy đau. Tôi tháo bỏ găng tay bị rách, đeo găng mới vào rồi lại đào bới và đưa thi thể nạn nhân vào trong túi, buộc dây để những người trên bờ kéo lên”, anh Chiến kể.

Đến khi xong việc, chiếc găng tay phải của Đại úy Chiến “lõng bõng” máu bên trong. Người chiến sĩ CSCĐ lập tức được đưa đi cấp cứu, khâu và tiêm uốn ván. Sơ cứu xong, anh Chiến lại quay lại hiện trường, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.

“Bác sĩ bảo tôi vết thương không ảnh hưởng đến xương nhưng sau này các động tác gập, nắm sẽ gặp khó khăn”, anh Chiến tâm sự.

Đến khoảng 19h cùng ngày, các lực lượng Trung đoàn E22 tiếp tục tìm thấy thêm một thi thể khác là nữ giới, cách vị trí thi thể đầu tiên khoảng 3km.

Chuyện mò xác đáy bùn tại Làng Nủ của người lính CSCĐ - 18

Theo Thượng tá Đặng Hồng Tinh, trong ngày đầu tiên tiếp cận thôn Làng Nủ, các chiến sĩ Trung đoàn E22 ở nhờ tại nhà sàn của một người dân, cách hiện trường khoảng 7km. Sau đó, địa phương đã tìm và bố trí cho các chiến sĩ tá túc tại một trường mầm non, chỉ cách nơi bị lũ quét khoảng 1km.

Trong suốt 8 ngày làm nhiệm vụ tại đây, anh Tinh và đồng đội được những nhà hảo tâm, người dân nấu cơm giúp từ ở thị trấn, sau đó mang vào Làng Nủ để những người lính ăn đảm bảo sức khỏe.

“Người dân Làng Nủ phần lớn là dân tộc Tày, Dao và Mán. Phong tục của họ rất giống người Kinh và rất tình cảm. Người dân họ có gì có thể hỗ trợ chúng tôi, họ đều cho cả. Chúng tôi cần chỗ tắm rửa, giặt giũ hay ngủ nghỉ, người dân đều chủ động mời vào nhà họ để làm.

Tại nhà sàn đầu tiên chúng tôi ở ngày đầu, ngay một thành viên trong gia đình họ cũng có người mất trong vụ lũ quét. Thế nhưng, họ vẫn nhiệt tình hỗ trợ”, Thượng tá Tinh chia sẻ.

Cũng theo vị Phó Trung đoàn trưởng, quá trình làm nhiệm vụ, các chiến sĩ CSCĐ không tránh khỏi những thương tích, rất nhiều người đã bị dẫm vào đinh.

Chuyện mò xác đáy bùn tại Làng Nủ của người lính CSCĐ - 19

“Hầu như ngày nào đi làm cũng có chiến sĩ bị thương. Bên cạnh đó, các anh em chiến sĩ hành quân phải đi ủng, dẫn đến bị phồng rộp lòng bàn chân. Dù nhiều chiến sĩ bày tỏ mong muốn được đi dép nhựa nhưng tôi không cho, vì lo mọi người sẽ bị thương”, Thượng tá Tinh nói.

Kết thúc 8 ngày tổ chức tìm kiếm, Trung đoàn CSCĐ Thủ đô trục vớt được 2 thi thể là nạn nhân trong vụ lũ quét tại thôn Làng Nủ. Hành quân trở về, Thượng tá Tinh vẫn đau đáu một nỗi buồn, sự day dứt, khi dưới lớp bùn đất kia vẫn còn những thi thể của đồng bào chưa được tìm thấy.

Theo Đại tá Nguyễn Văn Hùng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn CSCĐ Thủ Đô, trong đợt bão Yagi và hoàn lưu do bão gây ra, Trung đoàn đã cử 300 cán bộ chiến sĩ đi Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Nam, Hưng Yên… để tăng cường, phối hợp với lực lượng địa phương xử lý hậu quả của bão.

Chuyện mò xác đáy bùn tại Làng Nủ của người lính CSCĐ - 21

Tại Lào Cai, Trung đoàn huy động 200 chiến sĩ, chia làm 2 mũi. Một mũi tiến vào thôn Làng Nủ, mũi còn lại đi huyện Bắc Hà. Tại huyện Bắc Hà, 100 chiến sĩ CSCĐ tiếp tục chia làm 2 tổ.

Trong đó, một tổ có 20 chiến sĩ do Thiếu tá Đặng Công Khôi (Phó tiểu đoàn trưởng) dẫn đầu, đi tìm kiếm, cứu nạn 4 nạn nhân mất tích tại vụ sạt lở nhà điều hành thủy điện Đông Nam Á. Tổ thứ 2 đi vào thôn Nậm Tông, nơi có 18 người mất tích dưới lớp đất đá.

Sau 15 ngày, 200 chiến sĩ CSCĐ tại Lào Cai đã tìm kiếm thành công tổng 20 thi thể các nạn nhân để bàn giao cho địa phương và gia đình, để lo hậu sự.

Bên cạnh công tác tìm kiếm cứu nạn, các chiến sĩ Trung đoàn E22 còn giúp đỡ người dân dọn dẹp nhà cửa, khắc phục hậu quả sau bão; tặng nhiều suất quà cho người dân xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà.

Qua đó, 2 tập thể và 47 cá nhân của Trung đoàn E22 đã được UBND tỉnh Lào Cai, UBND quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), Công an tỉnh Lào Cai… tặng bằng khen, giấy khen.

Chuyện mò xác đáy bùn tại Làng Nủ của người lính CSCĐ - 23

Nội dung: Hải Nam

Thiết kế: Tuấn Huy

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/chuyen-mo-xac-day-bun-tai-lang-nu-cua-nguoi-linh-cscd-20241004194141432.htm

Cùng chủ đề

Đà Nẵng công khai sao kê hơn 22 tỷ đồng ủng hộ miền Bắc

Ngày 22/9, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng công khai thông tin, tính đến chiều 20/9, đơn vị đã nhận được hơn 22,8 tỷ đồng từ sự đóng góp của hơn 3.300 cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Ban vận động cứu trợ thành phố, Ban Thường trực Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng đã phân bổ 22 tỷ đồng để ủng hộ đồng bào...

Binh nhì Trung đoàn 98 bật khóc khi phải rời Làng Nủ

TPO – Trong khi cùng đồng đội giúp bà con thôn Làng Nủ kiếm tìm người thân sau trận lũ kinh hoàng, Binh nhì Thào Mí Lình – chiến sĩ Trung đoàn 98 thuộc Sư đoàn Bộ binh 316 bị đinh nhọn cắm sâu vào lòng bàn chân. Khi được chuyển đi bệnh viện, Thào Mí Lình đã khóc vì không ở lại được để giúp đồng bào. Dưới chân núi Con Voi, từ bao đời nay, bà con người dân...

TP Hồ Chí Minh tiếp tục chuyển 60 tấn hàng cứu trợ các tỉnh miền Bắc

Trong những ngày này, người dân TP Hồ Chí Minh cũng như mọi miền cả nước đang chung sức, đồng lòng hướng về đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng do thiên tai. Sáng 18/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Thành phố đã chuyển khoảng 60 tấn hàng hóa từ Ga Sóng Thần, Bình Dương đến các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang và  Bắc Kạn để cứu trợ cho...

Tình dân tộc, nghĩa đồng bào trong bão lũ

Nhường cơm sẻ áo Ngay sau khi cơn bão số 3 (bão Yagi) và hoàn lưu của bão tàn phá khủng khiếp miền Bắc nước ta, nhân dân tỉnh Đắk Lắk từ thành thị đến nông thôn và vùng biên giới, từ cụ già đến các em nhỏ… đã có những hành động thiết thực nhất hướng về bà con vùng bị ảnh hưởng của thiên tai. Các hoạt động như: Rang lạc, gói bánh tét, tổ chức đêm nhạc...

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị miễn giảm học phí, hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão số 3

Thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt các tỉnh phía Bắc đã chịu thiệt hại nặng nề về tài sản, tính mạng bởi cơn bão số 3 gây ra, trong đó có học sinh, sinh viên và gia đình học sinh, sinh viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao tinh thần tương thân, tương ái, tính chủ động trong việc huy động nguồn lực, chung tay cùng cả nước hỗ trợ đồng...

Cùng tác giả

Sẽ có tiêu chí cho nông dân làm nông nghiệp hướng tới mục tiêu Net Zero

Trồng dâu phát thải thấp cũng có thể bán tín chỉ carbon Tại diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”, hôm nay (24/11), ông Nguyễn Quốc Huy – Giám đốc HTX nấm Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cho biết, HTX đang đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng dâu nuôi tằm tại một số tỉnh vùng núi như: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái...

ĐBQH tỉnh thảo luận dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đồng chí Ma Thị Thúy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đề nghị bổ sung một số hành vi khác bị nghiêm cấm theo tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và...

Tuyên Quang bảo tồn phát huy các di sản văn hóa các DTTS để thu hút du lịch

Trang bị kiến thức văn hóa cho người dân Dịp Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11) năm nay, các câu lạc bộ (CLB) sinh hoạt văn hóa dân gian và đội văn nghệ truyền thống ở các thôn, làng trên địa bàn huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) rộn ràng biểu diễn những tiết mục múa, hát giao lưu mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Tày, Mông, Dao, Cao Lan… Đây là những tiết...

Chủ động triển khai đồng bộ có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản

Các địa phương, chủ cơ sở chăn nuôi cần chủ động tổ chức, thực hiện có hiệu quả các biện pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ sản nhằm ngăn chặn, khống chế không để dịch bệnh phát sinh, lây lan trên địa bàn, góp phần đảm bảo sản xuất chăn nuôi phát triển ổn...

Kết nối cung – cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tỉnh Tuyên Quang năm 2024

Đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị. Hội nghị nhằm đẩy mạnh các hoạt động tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh Tuyên Quang trên kênh phân phối truyền thống, xuất khẩu cũng như thúc đẩy thương mại điện tử. Sở Công Thương tổ chức hội nghị kết nối cung...

Cùng chuyên mục

Sẽ có tiêu chí cho nông dân làm nông nghiệp hướng tới mục tiêu Net Zero

Trồng dâu phát thải thấp cũng có thể bán tín chỉ carbon Tại diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”, hôm nay (24/11), ông Nguyễn Quốc Huy – Giám đốc HTX nấm Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cho biết, HTX đang đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng dâu nuôi tằm tại một số tỉnh vùng núi như: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái...

ĐBQH tỉnh thảo luận dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đồng chí Ma Thị Thúy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đề nghị bổ sung một số hành vi khác bị nghiêm cấm theo tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và...

Tuyên Quang bảo tồn phát huy các di sản văn hóa các DTTS để thu hút du lịch

Trang bị kiến thức văn hóa cho người dân Dịp Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11) năm nay, các câu lạc bộ (CLB) sinh hoạt văn hóa dân gian và đội văn nghệ truyền thống ở các thôn, làng trên địa bàn huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) rộn ràng biểu diễn những tiết mục múa, hát giao lưu mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Tày, Mông, Dao, Cao Lan… Đây là những tiết...

Biểu dương, tôn vinh các nhà tài trợ, mô hình, tấm gương hoạt động nhân đạo tiêu biểu năm 2024

Đại biểu trao đổi tại hội nghị. Ảnh: Quốc Việt Dự hội nghị có các đồng chí: Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang, nguyên Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Bùi Thị Hòa, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Phó Trưởng ban Thường...

Đảng ủy Quân sự thành phố Tuyên Quang ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và công tác...

Dự và chỉ đạo hội nghị có Đại tá Đặng Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Đồng chí Tạ Đức Tuyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Tuyên Quang, Bí thư Đảng ủy Quân sự thành phố chủ trì hội nghị. Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự thành phố Tạ Đức Tuyên chủ trì Hội nghị. Năm 2024, Đảng ủy Quân sự...

Cân nhắc kỹ việc mở rộng thuế tiêu thụ đặc biệt với một số mặt hàng

Đồng chí Ma Thị Thúy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì thảo luận tại Tổ thảo luận số 4 gồm đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận và Tuyên Quang. Các vị đại biểu Quốc hội trong tổ thảo luận nhất trí cao với sự cần thiết sửa đổi 2 dự án Luật và góp ý vào một số nội...

Trao đổi kinh nghiệm về công tác giải quyết đơn thư và tiếp công dân trực tuyến

Chiều 21/11, đồng chí Ngô Mạnh Hùng, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Tiếp công dân tỉnh Tuyên Quang đã có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư với Đoàn công tác của Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình do đồng chí Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chánh Văn Phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Tiếp công dân tỉnh làm Trưởng đoàn, cùng...

Tập trung cao độ, quyết liệt các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch năm 2024

Ngày 21/11, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 11/2024. Thành phần họp có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; thành viên UBND tỉnh. Dự họp có lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các Ban của HĐND tỉnh; lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị liên quan; Chủ tịch UBND huyện, thành...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung tiếp xúc cử tri tại huyện Hàm Yên

Sáng 21-11, đồng chí Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri xã Bằng Cốc, huyện Hàm Yên trước kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026. Tham gia tiếp xúc cử tri có các đại biểu HĐND tỉnh, HĐND huyện Hàm Yên, HĐND xã Bằng Cốc; lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh. Cử tri đã nghe đại biểu HĐND...

ĐBQH Ma Thị Thúy: Cần tạo đồng thuận cao trong nhân dân với dự án đường sắt tốc độ cao

Chiều 20-11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, đại biểu Ma Thị Thúy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh tham gia thảo luận tại về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đại biểu Ma Thị Thúy tham gia phát biểu ý kiến thảo luận. Đại biểu Ma Thị Thúy nhấn mạnh dự án này là niềm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất