Powered by Techcity

Chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất và hiệu quả – Bài cuối: Phát triển kinh tế số và thúc đẩy đổi mới sáng tạo


>> Bài 1: Bắt kịp xu thế

>> Bài 2: Xây dựng chính quyền số

Đồng bộ giải pháp thúc đẩy kinh tế số

Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác thu hút đầu tư, thu hút các doanh nghiệp công nghệ số, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử và sản xuất thông minh. Tuyên Quang đã sớm ký kết thỏa thuận hợp tác với các tập đoàn lớn như: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Công nghiệp – Viễn Thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn FPT. Qua đó, giúp tạo thuận lợi để các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh phát triển các nền tảng phục vụ chuyển đổi số tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế số.

Các đơn vị viễn thông đã triển khai hỗ trợ các giải pháp chăm sóc và quản trị khách hàng cho các doanh nghiệp; hỗ trợ các giải pháp bán hàng thông minh cho các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn tỉnh… nhằm thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.

Sàn Thương mại điện tử tỉnh Tuyên Quang hiện có 977 doanh nghiệp đăng ký tham gia với 2.493 sản phẩm về nông, lâm, thủy sản, dịch vụ du lịch,… phục vụ khách hàng trên toàn quốc. Toàn tỉnh có 229 sản phẩm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh được giới thiệu trên Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.

Agribank chi nhánh Tuyên Quang giới thiệu các tiện ích của ngân hàng số, tạo thuận lợi cho khách hàng khi thực hiện các giao dịch.

Thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh triển khai các dịch vụ ngân hàng số, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng, dịch vụ thanh toán hiện đại, tiện lợi, đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán. Trên địa bàn tỉnh có 9 ngân hàng với 70 địa điểm giao dịch; hệ thống máy giao dịch và thiết bị chấp nhận thanh toán gồm có 1 ngân hàng số, 94 máy giao dịch tự động ATM/CDM, trên 64.500 QR Pay, QR code, Viet QR đang hoạt động… 

Cùng với đó, toàn tỉnh đã phát triển được hơn 277.000 tài khoản Mobile Money, ví điện tử (do VNPT, Viettel và MobiFone triển khai cung cấp dịch vụ) đang hoạt động để khách hàng có thể thanh toán các giao dịch trực tuyến dễ dàng, thuận tiện. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt khoảng 85%;… tạo nền tảng quan trọng thúc đẩy thanh toán số, kinh tế số phát triển.

VNPT Tuyên Quang là đơn vị tiên phong chuyển đổi số và cung cấp hạ tầng số hóa cho doanh nghiệp. Ông Nguyễn Trung Hiếu, Giám đốc VNPT Tuyên Quang cho biết, đơn vị đã chuẩn bị tốt về hạ tầng số, thực hiện vận hành số và đưa công tác chỉ đạo điều hành lên môi trường số. Đồng thời, đưa khách hàng lên môi trường số và phối hợp, đồng hành triển khai được rất nhiều các sản phẩm, giải pháp phục vụ cho quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp như: hóa đơn điện tử, chữ ký số, hợp đồng điện tử… cho trên 7.000 tổ chức, doanh nghiệp, từng bước góp phần xây dựng nền kinh tế số trên địa bàn tỉnh. 

Khơi dậy đổi mới sáng tạo

Nhằm bắt kịp với xu thế toàn cầu hóa, ứng dụng công nghệ số, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã và đang nỗ lực thay đổi công nghệ, đưa khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Đồng thời, ứng dụng các nền tảng mạng xã hội đẩy mạnh tư vấn, giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm… đáp ứng nhu cầu thực tiễn và sức cạnh tranh của thị trường. 

Theo anh Nguyễn Vũ Linh, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh, Giám đốc Công ty TNHH Chính Hòa (TP Tuyên Quang): Công ty TNHH Chính Hòa đã chủ động chuyển đổi số mạnh mẽ từ quản lý nhân sự, quản lý phương tiện, sử dụng hệ thống hóa đơn điện tử, chữ ký số. Đặc biệt, công ty đã thành lập đội ngũ nhân sự phụ trách quảng bá hình ảnh, sản phẩm, tìm kiếm, chăm sóc, tư vấn, giao dịch với đối tác, khách hàng trên môi trường số. Đến nay, lượng khách hàng giao dịch trên môi trường số chiếm 40% tổng doanh thu và đang có xu hướng tăng dần qua các năm. 

Đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh tiên phong sử dụng ứng dụng số thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần thúc đẩy kinh tế số phát triển.

Mô hình chợ 4.0 (còn gọi là chợ công nghệ số, chợ thanh toán không dùng tiền mặt) được triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh đến tận các vùng nông thôn đã phát huy hiệu quả tích cực. Mô hình này giúp người dân trải nghiệm và tiếp cận với các phương thức thanh toán hiện đại không dùng tiền mặt, kích thích hoạt động mua sắm, góp phần xây dựng xã hội số, kinh tế số trên địa bàn tỉnh. Các tiểu thương và khách hàng có thể thanh toán giao dịch bằng cách quét mã QR Code (mã phản ứng nhanh) hay chuyển/nạp tiền qua các ứng dụng  nhanh chóng, thuận tiện.  

Anh Tướng Văn Kiên, tiểu thương chợ Bợ, xã Bình Xa (Hàm Yên) cho hay: Anh đã có thâm niêm hơn chục năm bán hàng ở chợ. Tháng 9-2023, anh bắt đầu tham gia mô hình chợ 4.0. Anh thấy hình thức này rất tiện và đơn giản, người bán không còn phải lo tiền lẻ để trả lại cho khách. Qua điện thoại thông minh quét mã QR, số tiền cần thanh toán hiển thị chính xác từng con số. Tiểu thương không lo nhận phải tiền giả hay mất cắp khi mang nhiều tiền mặt bên người. Cuối ngày, anh nắm bắt được ngay các khoản thu chi trong ngày, không phải tính toán thủ công như trước.

Hiệu quả mang lại

Thực tế, việc triển khai các ứng dụng số trong hoạt động kinh doanh giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Hiệu suất giải quyết công việc có thể được thực hiện nhanh chóng hơn và dễ dàng hơn thông qua xử lý tự động, chia sẻ thông tin, dữ liệu trên các nền tảng điện tử, ứng dụng số. Các đơn vị viễn thông, công nghệ thông tin tích cực triển khai các ứng dụng số giúp cho quá trình chuyển đổi số cho các ngành, lĩnh vực diễn ra nhanh chóng và phổ cập ứng dụng số đó đến từng người dân biết và sử dụng, giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng cách phát triển và để “không ai bị bỏ lại phía sau”. Từ đó tạo ra các công dân số, mang lại lợi ích rõ ràng mỗi người dân và cho toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế số đóng góp vào phát triển chung của tỉnh. 

Theo số liệu công bố của Tổng Cục Thống kê, ước tính tỷ trọng tăng thêm của kinh kế số trong GRDP của tỉnh Tuyên Quang năm 2023 là 6,19% (năm 2020 là 5,48%; năm 2021 là 5,84%; năm 2022 là 6,02%). Kinh tế số ngành lĩnh vực chiếm chủ yếu, như: thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, vận tải,… Như vậy, tỷ trọng tăng thêm của kinh tế số tỉnh Tuyên Quang năm sau có tăng hơn so với năm trước. 

Những kết quả trên là do sự chỉ đạo quyết liệt, tập trung của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, khắc phục khó khăn, thách thức về chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số. Tuyên Quang đã triển khai thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện công tác chỉ đạo, điều hành, vận hành hệ thống quản lý nhà nước và xã hội, xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số, giúp các ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp và người dân triển khai hoạt động, quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng dịch vụ số đạt hiệu quả cao.

Mục tiêu của Nghị quyết số 48-NQ/TU ngày 15 – 11 – 2021 của BCH Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (khóa XVII) về Chuyển đổi số tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định: Đến năm 2025, kinh kế số chiếm 20% trong GRDP của tỉnh và đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% trong GRDP của tỉnh. Để đạt mục tiêu trên đòi hỏi, các cấp, các ngành và các địa phương tiếp tục triển khai những chương trình, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp.

Đồng thời, huy động các doanh nghiệp nhỏ và vừa tích cực tham gia nền tảng số, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số trong quản lý, quy trình sản xuất, phát triển sản phẩm từ ứng dụng công nghệ số, tạo nền tảng thúc đẩy kinh tế số phát triển. Chú trọng công tác hướng dẫn, hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế số, thương mại điện tử trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Sàn Thương mại điện tử tỉnh Tuyên Quang.

Các doanh nghiệp viễn thông đẩy mạnh hơn nữa phát triển xã hội số, phổ cập dịch vụ Internet băng thông rộng đến hộ dân và phủ sóng di động 4G/5G trên phạm vi toàn tỉnh. Các cấp, các ngành và địa phương chú trọng hơn nữa tới việc phổ cập cho người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng thanh toán số và được bảo đảm an toàn thông tin mạng… 



Nguồn: https://baotuyenquang.com.vn/chuyen-doi-so-sau-rong-toan-dien-thuc-chat-va-hieu-qua-bai-cuoi-phat-trien-kinh-te-so-va-thuc-day-doi-moi-sang-tao-201849.html

Cùng chủ đề

Gặp mặt cán bộ Quân đội đã nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn tỉnh

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Thị Nga và các đồng chí lãnh đạo tỉnh dự buổi gặp mặt. Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh...

Diễn đàn “Tiếng nói, nguyện vọng trẻ em” tỉnh Tuyên Quang lần thứ III, năm 2024

Toàn cảnh diễn đàn. Các đồng chí: Lê Thị Thanh Trà, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Việt Phương, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình phát triển thanh niên tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh tham dự diễn đàn. Diễn đàn với sự tham gia của 100 thiếu nhi tiêu biểu đến từ các huyện, thành phố đại diện cho 144.871...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Việt Phương tiếp Đoàn thiện nguyện “Từ vùng cao đến trời cao”

Đồng chí Hoàng Việt Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp Đoàn chương trình thiện nguyện “Từ vùng cao đến trời cao”. Phát biểu tại buổi làm việc ông Đinh Việt Phương, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hàng không Vietjet cho biết, ngày 30-11, tại Điện Kính thiên, Hoàng thành Thăng Long, thành phố Hà Nội, Chương trình thiện nguyện “Từ vùng cao đến trời cao" đã tổ chức đêm nhạc thiện nguyện, để vận động ủng hộ...

Uỷ ban MTTQ tỉnh Tuyên Quang thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Bắc Ninh, Hội thánh Tin lành Việt Nam và Tòa...

Đoàn công tác Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tuyên Quang thăm, tặng hoa chúc mừng Toà Giám mục Giáo phận Bắc Ninh. Tại các địa điểm đến thăm, đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Tăng Thị Dương đã gửi lời chúc mừng tốt đẹp đến các vị giám mục, linh mục, tu sĩ, bà con giáo dân và các mục sư, chức sắc, tín hữu tin lành đón một mùa Giáng sinh và năm mới 2025...

Tuyên Quang tổng kết 10 năm thực hiện Luật Tiếp công dân

Các đại biểu dự hội nghị. Những năm qua, công tác tiếp công dân của tỉnh Tuyên Quang đã có những chuyển biến  tích cực, đi vào nền nếp. Các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương  đã triển khai thực hiện nghiêm các quy định pháp luật và chỉ đạo của  tỉnh. Do đó, hiệu quả công tác tiếp công dân được nâng cao, góp phần quan trọng  vào kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố...

Cùng tác giả

Dự án hỗ trợ bò H’Mông: Tạo sinh kế cho người dân

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã xây dựng Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm bò H’Mông trên địa bàn huyện Chiêm Hóa. Thời gian thực hiện dự án trong 5 năm (2024-2028). 60 hộ dân thuộc 2 xã Xuân...

Agribank Tuyên Quang: Đảm bảo hoạt động thông suốt, an toàn dịp cuối năm

Ông Đào Quang Uy, Phó Giám đốc Agribank Tuyên Quang cho biết: Cuối năm thường là thời điểm tội phạm có chiều hướng gia tăng với nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với cả ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong các hoạt động giao dịch, Agribank Tuyên Quang yêu cầu các phòng ban, bộ phận, chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc luôn...

Đánh giá xếp loại tổ chức đảng, đảng viên: Cần thực chất, nghiêm túc

Chi bộ thôn Nhật Tân, xã Thiện Kế (Sơn Dương) họp kiểm điểm cuối năm. Việc đánh giá, xếp loại tổ chức đảng, đảng viên trên địa bàn toàn tỉnh luôn bám sát các hướng dẫn của Trung ương và Tỉnh ủy, trong đó, các tổ chức đảng chú trọng đánh giá thực chất, hiệu quả, không chạy theo bệnh thành tích. Bên cạnh đó, các cấp ủy, tổ chức đảng đã đổi mới quy trình kiểm điểm tự phê...

Đồng loạt đà tăng giá trên cả nước

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (24/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Nguyên, Phú Thọ và Vĩnh Phúc cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 24/12/2024: Đồng loạt đà tăng giá trên cả nước. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, hôm nay ghi nhận...

Một năm vượt bão thành công

Tín hiệu vui từ xuất khẩu nông sản Những ngày đầu tháng 10-2024, lô hàng gồm các sản phẩm nông sản của Tuyên Quang lần đầu tiên làm lễ xuất sang thị trường Anh. Đây là thị trường khó tính với những quy định khắt khe về kiểm dịch thực vật, quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc. Các sản phẩm của tỉnh đã nhận được phản hồi tốt về phía khách hàng...

Cùng chuyên mục

Dự án hỗ trợ bò H’Mông: Tạo sinh kế cho người dân

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã xây dựng Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm bò H’Mông trên địa bàn huyện Chiêm Hóa. Thời gian thực hiện dự án trong 5 năm (2024-2028). 60 hộ dân thuộc 2 xã Xuân...

Agribank Tuyên Quang: Đảm bảo hoạt động thông suốt, an toàn dịp cuối năm

Ông Đào Quang Uy, Phó Giám đốc Agribank Tuyên Quang cho biết: Cuối năm thường là thời điểm tội phạm có chiều hướng gia tăng với nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với cả ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong các hoạt động giao dịch, Agribank Tuyên Quang yêu cầu các phòng ban, bộ phận, chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc luôn...

Một năm vượt bão thành công

Tín hiệu vui từ xuất khẩu nông sản Những ngày đầu tháng 10-2024, lô hàng gồm các sản phẩm nông sản của Tuyên Quang lần đầu tiên làm lễ xuất sang thị trường Anh. Đây là thị trường khó tính với những quy định khắt khe về kiểm dịch thực vật, quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc. Các sản phẩm của tỉnh đã nhận được phản hồi tốt về phía khách hàng...

Sẵn sàng các phương án bảo đảm điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân dịp năm mới

Công nhân Điện lực Tuyên Quang kiểm tra vận hành hệ thống điện Trạm biến áp 110kV Gò Trẩu (TP Tuyên Quang). Nhu cầu sử dụng điện trong dịp cuối năm tăng mạnh, đặc biệt là cho các hoạt động liên quan đến sản xuất và kinh doanh, phục vụ sản xuất cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo các phòng chức năng, các điện lực trực thuộc tổ...

Khuyến công đồng hành, hỗ trợ hiệu quả hợp tác xã phát triển

Giai đoạn 2020-2024, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh đã thực hiện hỗ trợ 56 đề án khuyến công quốc gia và địa phương trên địa bàn toàn tỉnh với tổng kinh phí gần 12 tỷ đồng. Các nội dung hỗ trợ được tập trung có trọng tâm, trọng điểm như: Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ mới; hỗ trợ...

20 gian hàng tham gia Phiên chợ trưng bày, kết nối tiêu thụ sản phẩm tại Chiêm Hóa

Đại biểu cắt băng khai mạc phiên chợ. Phiên chợ có trên 20 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh có sản phẩm OCOP; sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày, giới thiệu tại phiên chợ. Phiên chợ là chuỗi hoạt động hưởng ứng phát triển thị trường trong...

Bức tranh kinh tế 2024: Vượt bão ngoạn mục – Bài cuối: Bài học đoàn kết

Bài 1: Kinh tế tăng trưởng cao nhất trong 10 năm Bài 2: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ Đoàn kết vượt bão Trận lũ lịch sử hồi trung tuần tháng 9 được đánh giá là mạnh nhất 30 năm qua. Sự tàn phá của thiên tai đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho tỉnh và tưởng chừng sẽ khó có thể gượng dậy được. Vậy mà bằng nỗ lực, tinh thần đoàn kết một lòng...

Đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp

Ứng dụng công nghệ vào phát triển doanh nghiệp Hiện toàn tỉnh có hơn 2.600 doanh nghiệp. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chú trọng thực hiện đổi mới, đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến vào một số ngành sản xuất công nghiệp mà tỉnh có lợi thế như: Chế biến chè chất lượng cao, sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu, sản xuất giấy, thép, bột đá siêu mịn; sản xuất gạch, cấu...

Nhiều hoạt động thiết thực tri ân khách hàng

Hưởng ứng Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong tháng 12-2024, Công ty Điện lực Tuyên Quang đã có nhiều hoạt động thiết thực như: Vệ sinh công nghiệp miễn phí trạm biến áp cho 30 khách hàng có trạm biến áp riêng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Triển khai chương trình nhắn tin Tri ân đến khách hàng qua tin nhắn SMS, Email…, từ ngày 15 đến ngày 22-12...

Bức tranh kinh tế 2024: Vượt bão ngoạn mục – Bài 2: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

Bài 1: Kinh tế tăng trưởng cao nhất trong 10 năm Xây dựng nền hành chính hiện đại Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ là nền tảng để xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và chuyên nghiệp. Việc tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật, quy trình làm việc, cùng với ý thức trách nhiệm cao của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức không chỉ giúp bộ máy hành chính...

Tin nổi bật

Tin mới nhất