Powered by Techcity

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Một là, nắm chắc tình hình, xử lý đúng đắn, linh hoạt, kịp thời nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa: Tháng 9/1953, trên cơ sở nhận định chính xác mục tiêu của Kế hoạch Navarre, Bộ Chính trị đã họp bàn nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953-1954, chủ trương: “Sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng địch sơ hở nhằm phân tán binh lực của chúng”; phương châm tác chiến chung là: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”; nguyên tắc chỉ đạo chiến lược và chỉ đạo tác chiến là: “Tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta; đánh ăn chắc, đánh chắc thắng, đánh tiêu diệt…”.

Đầu tháng 12/1953, khi Navarre chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với ta, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng đã đánh giá đúng tình hình địch, ta và quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Với Chiến dịch Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị: Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng, chỉ được đánh khi nắm chắc thắng lợi. Nếu không chắc thắng, không đánh.

Ban đầu, ở Điện Biên Phủ, địch lâm thời phòng ngự, ta đề ra phương châm tác chiến “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Đến đầu năm 1954, nhận thấy địch đã tăng cường binh lực và củng cố vững chắc hệ thống công sự trận địa phòng thủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh; trong khi đó, sự chuẩn bị của ta chưa hoàn tất, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Đảng ủy Mặt trận quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Đây là quyết định thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, sáng tạo, linh hoạt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trực tiếp góp phần làm nên thắng lợi của chiến dịch lịch sử này.

Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Để bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ thành quả cách mạng; sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ nền văn hóa và uy tín, vị thế quốc tế của đất nước, chúng ta phải quán triệt, thực hiện toàn diện, đồng bộ, hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

Hai là, tăng cường xây dựng tiềm lực quốc phòng vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ đã huy động được đông đảo các tầng lớp nhân dân ủng hộ, tham gia vào sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Bước vào Chiến dịch Điện Biên Phủ, sức mạnh nội sinh, tinh thần đoàn kết, sức sáng tạo và ý chí kiên cường của nhân dân ta được khơi dậy, tập hợp, phát huy cao độ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân tích cực đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến, giải quyết được thành công vấn đề hậu cần trong một chiến dịch dài ngày, ác liệt. Nhờ đó, sức mạnh tổng hợp của dân tộc được quy tụ, góp phần quyết định làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Ngày nay, để tăng cường tiềm lực quốc phòng vững mạnh, chúng ta phải xây dựng, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, tập trung xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh; xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng.

Phát triển toàn diện khoa học quân sự, khoa học-công nghệ, khoa học-xã hội và nhân văn quân sự; xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, chuyên gia đầu ngành; ứng dụng các thành tựu khoa học-công nghệ tiên tiến, vận dụng sáng tạo, từng bước đưa ra các giải pháp cho các vấn đề về sửa chữa, cải tiến, chế tạo, sản xuất vũ khí, trang bị hiện đại và bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho các hình thái chiến tranh mới. Tập trung làm tốt công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng và toàn dân, đặc biệt coi trọng xây dựng Quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”.

Ba là, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, nòng cốt là Quân đội nhân dân Việt Nam “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”: Đến năm 1953, ta đã xây dựng được lực lượng vũ trang ba thứ quân vững mạnh về tổ chức, chính trị và tinh thần. Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, quân đội ta đã mở các cuộc tiến công chiến lược trên khắp chiến trường Đông Dương, phân tán binh lực địch, phá tan âm mưu tập trung quân cơ động của Kế hoạch Navarre, tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Điện Biên Phủ. Các đại đoàn chủ lực với sự chi viện của hỏa lực pháo binh, phòng không đã vận dụng sáng tạo những kiến thức, kinh nghiệm, từng bước tiêu diệt các ổ đề kháng của địch, góp phần quyết định trực tiếp vào thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Hiện nay, để xây dựng lực lượng vũ trang, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quân sự, quốc phòng, về định hướng xây dựng quân đội trong thời kỳ mới, trọng tâm là Nghị quyết số 05 ngày 17/1/2022 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 230 ngày 2/4/2022 của Quân ủy Trung ương về lãnh đạo thực hiện tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và những năm tiếp theo. Tập trung xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh về chính trị, tư tưởng, có chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu cao, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước, nhân dân, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Giữ vững nguyên tắc lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với lực lượng vũ trang.

Đẩy mạnh xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tích cực đổi mới nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo, bảo đảm đồng bộ, chuyên sâu, đúng quan điểm, sát thực tế; vận dụng sáng tạo tinh hoa truyền thống nghệ thuật quân sự của dân tộc với tri thức quân sự hiện đại trên thế giới. Tiếp tục tổ chức quân đội tinh, gọn, mạnh, gắn với bố trí lại lực lượng; bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, hợp lý; phù hợp đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân.

Bốn là, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh, rộng khắp: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ta đã xây dựng được thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc, rộng khắp, là cơ sở để huy động toàn dân đánh giặc, phát huy sức mạnh chiến tranh nhân dân. Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, ta đã thực hiện phối hợp tác chiến giữa các chiến trường ba nước Đông Dương, đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động tiến công, đấu tranh, phá thế kìm kẹp của địch, mở rộng vùng giải phóng, tạo điều kiện thuận lợi cho mặt trận chính Điện Biên Phủ.

Ngày nay, để củng cố, phát huy thế trận quốc phòng toàn dân trong tình hình mới, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc những quan điểm của Đảng về xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân; vận dụng bài học phát huy thế trận chiến tranh nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vào xây dựng thế trận quốc phòng trên từng địa phương, hợp thành thế trận phòng thủ đất nước vững chắc.

Năm là, mở rộng, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo thế, tạo lực bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa: Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, sự giúp đỡ của các nước, đặc biệt là Trung Quốc, Liên Xô đã góp phần giải quyết nhiều nhu cầu chiến đấu cấp thiết trên chiến trường. Đặc biệt, chúng ta đã xây dựng được khối liên minh đoàn kết chiến đấu với cách mạng Lào và cách mạng Campuchia, tạo nên sức mạnh, đánh bại thực dân Pháp xâm lược.

Trước tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải luôn nắm bắt, dự báo chính xác; chú trọng củng cố quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước trong khu vực. Trong quan hệ đối ngoại, vận dụng, thực hiện sáng tạo, hiệu quả đường lối đối ngoại mang bản sắc “cây tre Việt Nam”, giữ vững nguyên tắc chiến lược, mềm dẻo, linh hoạt về sách lược. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế; kiên định chính sách quốc phòng “bốn không”. Tích cực, chủ động tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và các hoạt động nhân đạo quốc tế.

Thời gian đã lùi xa, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn luôn là biểu tượng sáng ngời của ý chí, bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam, của sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Những bài học, kinh nghiệm rút ra từ Chiến thắng Điện Biên Phủ cần được tiếp tục nghiên cứu, phát triển và vận dụng sáng tạo, hiệu quả trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Nguồn

Cùng chủ đề

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, vượt qua những thách thức, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày Diễn văn tại Lễ kỷ niệm. (Ảnh: TTXVN) Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam! Kính thưa các bậc lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động! Thưa quý vị đại biểu, khách quý cùng toàn thể đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài! Hôm nay, trong...

Đẩy mạnh hợp tác kết nối kinh tế Việt Nam và Campuchia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Vương quốc Campuchia Neth Savoeun. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiệt liệt chào mừng và cảm ơn Phó Thủ tướng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Hoàng gia Campuchia sang Việt Nam và dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là thắng lợi chung của ba nước...

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024): Viết về chiến tranh – hướng tới hòa bình

Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ lưu giữ và phát huy những di sản này như thế nào để phục vụ cho công tác sáng tạo văn học nghệ thuật, gửi thông điệp của nhiều thế hệ đi trước cho hôm nay và mai sau. Hội thảo khoa học toàn quốc “Văn học, nghệ thuật với đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng” tháng 4-2024. Lịch sử dân tộc ta được hình thành với những...

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Một phần bức tranh toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Theo TTXVN, với tiêu đề “Quân đội Nhân dân Lào góp phần quan trọng vào Chiến thắng Điện Biên Phủ”, bài viết trên báo Pasaxon nhấn mạnh, Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là chiến thắng của nhân dân Việt Nam mà còn là chiến thắng của cả nhân dân Lào và Campuchia...

Chiến thắng Ðiện Biên Phủ: Bài học về phát huy nội lực

Từng đoàn dân công hỏa tuyến với xe đạp thồ và sức người phục vụ chiến trường Ðiện Biên Phủ. (Trích đoạn trong bức tranh panorama tái hiện Chiến thắng Ðiện Biên Phủ. (Ảnh NGUYỄN ÐĂNG) 1. Với tinh thần “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” đã kết triệu người Việt Nam như một, tạo nên sức mạnh của một dân tộc hiệp lực đồng tâm, chung...

Cùng tác giả

Triển khai thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Tuyên Quang và An Giang

Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang và Sở Công Thương tỉnh An Giang triển khai các nội dung thỏa thuận, hợp tác phát triển về lĩnh vực công thương. Tại hội nghị, Sở Công Thương 2 tỉnh đã cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về quản lý và phát triển cụm công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, công tác lập các kế hoạch, chính sách để đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo từng lĩnh vực; tạo điều kiện thuận...

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình điện

Dự án đường dây, trạm biến áp 110kV Tuyên Quang 2, tại tổ 7, phường Mỹ Lâm (TP Tuyên Quang) có quy mô gần 1ha, tổng mức đầu tư trên 70 tỷ đồng do Tổng Công ty Điện lực miền Bắc làm chủ đầu tư và giao cho Ban Quản lý dự án lưới điện trực tiếp quản lý, điều hành dự án. Quy mô dự án, gồm có nhà điều hành, 2 máy biến áp 40MVA, 50m đường...

Cụm thi đua số 3 Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổng kết công tác thi đua

Các đại biểu dự hội nghị. Năm 2024, Cụm thi đua số 3 đã tổ chức các phong trào thi đua có nhiều đổi mới. Ngoài việc tổ chức thực hiện các phong trào thi đua do ngành và địa phương phát động, nhiều đơn vị đã phát động các phong trào thi đua trong nội bộ đơn vị. Các cuộc thi đua hướng trọng tâm vào nội dung hoàn thành tốt các chỉ tiêu nghiệp vụ trong quá trình...

Sẽ có tiêu chí cho nông dân làm nông nghiệp hướng tới mục tiêu Net Zero

Trồng dâu phát thải thấp cũng có thể bán tín chỉ carbon Tại diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”, hôm nay (24/11), ông Nguyễn Quốc Huy – Giám đốc HTX nấm Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cho biết, HTX đang đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng dâu nuôi tằm tại một số tỉnh vùng núi như: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái...

ĐBQH tỉnh thảo luận dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đồng chí Ma Thị Thúy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đề nghị bổ sung một số hành vi khác bị nghiêm cấm theo tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và...

Cùng chuyên mục

Cụm thi đua số 3 Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổng kết công tác thi đua

Các đại biểu dự hội nghị. Năm 2024, Cụm thi đua số 3 đã tổ chức các phong trào thi đua có nhiều đổi mới. Ngoài việc tổ chức thực hiện các phong trào thi đua do ngành và địa phương phát động, nhiều đơn vị đã phát động các phong trào thi đua trong nội bộ đơn vị. Các cuộc thi đua hướng trọng tâm vào nội dung hoàn thành tốt các chỉ tiêu nghiệp vụ trong quá trình...

Sẽ có tiêu chí cho nông dân làm nông nghiệp hướng tới mục tiêu Net Zero

Trồng dâu phát thải thấp cũng có thể bán tín chỉ carbon Tại diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”, hôm nay (24/11), ông Nguyễn Quốc Huy – Giám đốc HTX nấm Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cho biết, HTX đang đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng dâu nuôi tằm tại một số tỉnh vùng núi như: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái...

ĐBQH tỉnh thảo luận dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đồng chí Ma Thị Thúy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đề nghị bổ sung một số hành vi khác bị nghiêm cấm theo tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và...

Tuyên Quang bảo tồn phát huy các di sản văn hóa các DTTS để thu hút du lịch

Trang bị kiến thức văn hóa cho người dân Dịp Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11) năm nay, các câu lạc bộ (CLB) sinh hoạt văn hóa dân gian và đội văn nghệ truyền thống ở các thôn, làng trên địa bàn huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) rộn ràng biểu diễn những tiết mục múa, hát giao lưu mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Tày, Mông, Dao, Cao Lan… Đây là những tiết...

Biểu dương, tôn vinh các nhà tài trợ, mô hình, tấm gương hoạt động nhân đạo tiêu biểu năm 2024

Đại biểu trao đổi tại hội nghị. Ảnh: Quốc Việt Dự hội nghị có các đồng chí: Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang, nguyên Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Bùi Thị Hòa, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Phó Trưởng ban Thường...

Đảng ủy Quân sự thành phố Tuyên Quang ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và công tác...

Dự và chỉ đạo hội nghị có Đại tá Đặng Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Đồng chí Tạ Đức Tuyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Tuyên Quang, Bí thư Đảng ủy Quân sự thành phố chủ trì hội nghị. Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự thành phố Tạ Đức Tuyên chủ trì Hội nghị. Năm 2024, Đảng ủy Quân sự...

Cân nhắc kỹ việc mở rộng thuế tiêu thụ đặc biệt với một số mặt hàng

Đồng chí Ma Thị Thúy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì thảo luận tại Tổ thảo luận số 4 gồm đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận và Tuyên Quang. Các vị đại biểu Quốc hội trong tổ thảo luận nhất trí cao với sự cần thiết sửa đổi 2 dự án Luật và góp ý vào một số nội...

Trao đổi kinh nghiệm về công tác giải quyết đơn thư và tiếp công dân trực tuyến

Chiều 21/11, đồng chí Ngô Mạnh Hùng, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Tiếp công dân tỉnh Tuyên Quang đã có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư với Đoàn công tác của Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình do đồng chí Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chánh Văn Phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Tiếp công dân tỉnh làm Trưởng đoàn, cùng...

Tập trung cao độ, quyết liệt các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch năm 2024

Ngày 21/11, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 11/2024. Thành phần họp có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; thành viên UBND tỉnh. Dự họp có lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các Ban của HĐND tỉnh; lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị liên quan; Chủ tịch UBND huyện, thành...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung tiếp xúc cử tri tại huyện Hàm Yên

Sáng 21-11, đồng chí Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri xã Bằng Cốc, huyện Hàm Yên trước kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026. Tham gia tiếp xúc cử tri có các đại biểu HĐND tỉnh, HĐND huyện Hàm Yên, HĐND xã Bằng Cốc; lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh. Cử tri đã nghe đại biểu HĐND...

Tin nổi bật

Tin mới nhất